PDA

View Full Version : Gợi ý: giải đề thi tốt nghiệp PTTH 2007


Vinh Loc 90A
31-05-2007, 11:36 AM
Môn văn: http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2007/05/3B9F69A6/ (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2007/05/3B9F69A6/)

http://www.nld.com.vn/files/3979/LY%20NLD1.pdf


Thứ tư, 30/5/2007, 23:08 GMT+7http://vnexpress.net/Images/ic-print.gif (http://www.lqd-longan.com/forum/)http://vnexpress.net/Images/ic-email.gif (http://www.lqd-longan.com/forum/)Gợi ý lời giải môn Văn
VnExpress xin giới thiệu gợi ý lời giải môn Văn tốt nghiệp THPT năm 2007.
Đề 1Câu 1 (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui Aragông?a. Cuộc đời: Lui Aragông (1897-1982) sinh tại Paris, thuở nhỏ sống với mẹ và bà ngoại mà ông luôn lầm tưởng là chị nuôi và mẹ nuôi.
- Ông nhập ngũ năm 1917 khi đang học Đại học Y khoa. Đại chiến I kết thúc, ông giải ngũ với tâm trạng chán chường, mệt mỏi.
- Năm 1939, Đại chiến II bùng nổ, ông tham gia để bảo vệ Tổ quốc.
- Hai cuộc chiến tranh để lại những day dứt trong tâm trạng và cả những trang viết của ông.
- Ông may mắn gặp được lý tưởng Cộng sản, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và từ đó cống hiến hết mình cho lý tưởng và văn học.
- Ông gặp Enxa - một phụ nữ gốc Do thái. Enxa trở thành người bạn đời, người đồng chí, nguồn cảm hứng cho thi ca của ông.
- Aragông được đánh giá là một trong những cánh chim đại bàng của văn học thế kỉ XX.
- Aragông được trao giải thưởng Hòa bình quốc tế Lênin năm ông 60 tuổi.
b. Sự nghiệp văn học: Aragông có một sự nghiệp sáng tác phong phú với hai thể loại: Thơ và tiểu thuyết.
* Thơ: Nát lòng (1941); Đôi mắt Enxa (1942), Anh chàng say đắm Enxa (1963)
* Tiểu thuyết: Những khu phố đẹp(1936), Những hành khách trên xe (1943), Tuần lễ Thánh(1958).
Trong những sáng tác của ông, tình yêu và lý tưởng luôn hòa quyện để tạo nên sức hấp dẫn độc đáo.
Câu 2 (3 điểm): Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.a. Anh Tràng xấu xí, thô kệch, nghèo hèn dân xóm ngụ cư, trong một ngày đói thảm thiết của năm 1945 đã "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống trớ trêu nhưng giản dị gần với sự thật đời thường. Tình huống trong Vợ nhặt được coi là giàu ý nghĩa, có tác dụng làm nổi bật giá trị tư tưởng tác phẩm. Tình huống này được khai thác triệt để làm nổi rõ dụng ý nghệ thuật mà vẫn tự nhiên không gượng ép.
- Cuộc "rước dâu" (Tràng dẫn vợ về nhà) diễu qua trước mắt cả làng. Sự kết hợp của họ đã đem lại sinh khí cho cái làng đầy tử khí này.
- Đêm tân hôn có tiếng cười rúc rích của đôi vợ chồng trẻ át đi tiếng khóc hờ của những nhà có người chết. Ngọn đèn dầu thắp sáng vừa ấm cúng vừa rạng rỡ xua đi cái lạnh lẽo và tăm tối ngoài trời.
- Ngôi nhà sạch sẽ, ang nước đầy ắp, tiếng chổi quét sân của người vợ mới... đem lại bao nhiêu hi vọng cho ngần ấy người.
b/ Tình huống truyện đã góp phần không nhỏ cho tư tưởng nhân đạo tỏa sáng. Cuộc hôn nhân của Tràng là sự thách thức quyết liệt, là khát vọng sống còn và khát vọng kiếm tìm hạnh phúc của những con người nhỏ bé. Điều này có ý nghĩa lớn lao trong bối cảnh sự tê liệt, tuyệt vọng và bức bối của hàng triệu người Việt Nam lúc bấy giờ.
Tình huống truyện cũng tạo cơ hội cho những con người tầm thường khốn khổ, tưởng như vì đói khát mà mất hết nhân cách, bỗng nhiên được phát hiện những phẩm giá đáng trọng. Họ sẵn sàng sẻ chia, yêu thương trân trọng nhau ngay bên bờ cái chết. Họ dìu nhau qua đói khát, chết chóc để hướng về một ngày mai tươi sáng. Tình yêu và sự sống đã thôi thúc họ đi tới tự cứu lấy mình.
Câu 3 (5 điểm): Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Văn học 12- tập một, tr.154-155, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005)
1. Mở bài:
Việt Bắc là bài thơ lục bát gồm 150 câu, được Tố Hữu hoàn thành tháng 10-1954, vào đúng dịp các cơ quan Trung ương về tiếp quản Thủ đô. Việt Bắc là khúc tâm tình của kẻ ở người đi với bao lưu luyến và ít nhiều suy tư. Việt Bắc là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách và hồn thơ Tố Hữu. Cái hay của 8 câu thơ có thể gói gọn trong 4 chữ: ý, tình, lời, nhạc.
2. Thân bài:
a, Nét chung của Việt Bắc là nghĩa tình gắn bó thủy chung, là lòng biết ơn mảnh đất và những con người đã 15 năm nuôi dưỡng, chở che cho những người chiến sỹ Cách mạng. Hình ảnh Việt Bắc vừa cụ thể, vừa đặc trưng, hiện ra thật xúc động:
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Những câu thơ vừa dân dã vừa cổ điển, cô đúc, vừa dìu dặt, da diết vừa thân thương, ràng buộc... Cái chung và cái riêng không còn ranh giới.
Nỗi nhớ được nhắc tới rất nhiều, nó có trong cả người ở lẫn người đi, trong lời đáp và trong câu hỏi, nỗi nhớ cồn cào, da diết, nằm sâu trong tiềm thức bởi chưa xa đã nhớ.
b, Lời thơ (hay ngôn ngữ thơ) của Việt Bắc là thứ ngôn ngữ mang hơi thở ca dao, của những lời giao duyên, đối đáp giữa trai và gái.
Ta - mình là hai nhưng đôi khi cũng chỉ là một. Sự chuyển hóa của 2 ngôi khiến người đọc hiểu “mình” cũng là “ta” và ngược lại. Cuộc tâm tình giữa 2 người đôi khi biến thành cuộc tự tình. Tâm trạng phân ly, nỗi băn khoăn giữa cái đã qua và cái sắp tới giữa phần “đi” và phần “ở” trong mỗi con người được nhà thơ khai thác rất tài tình qua từ “mình”. Mình là bản thân, là ta, nhưng cũng có thể là người khác, một người thân thiết ví như bạn đời chẳng hạn.
Vậy đây là lời nhắn nhủ của người ở lại hay niềm trăn trở của kẻ ra đi? Có lẽ cả hai và vì thế ý thơ không chỉ là phân ly, lưu luyến mà còn có cả những dự cảm về tương lai: sự hy sinh, mất mát, những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến, của cha anh, liệu có còn ý nghĩa với những thế hệ sau? Nhà thơ nhạy cảm và sâu sắc biết bao.
Trong 8 câu thơ có 2 từ "về, đi" được lặp lại, có gì đặc biệt trong 2 từ này? "Về, đi" đều chỉ một hướng: về xuôi, về Hà Nội, nhưng cách dùng nó thật là tinh tế. Mình đi- nơi này là gốc, là quê hương, Việt Bắc đã quê hương của ta rồi. Mình về- nơi ấy- Hà Nội- mới thật sự là chỗ của ta, là cội nguồn của ta. Sự lẫn lộn trong lý trí, tình cảm: nơi ấy, nơi này đều thân thuộc, đều có một phần đời của ta.
c. Cái làm nên chất thơ của Việt Bắc và của đoạn này chính là nhạc. Chính nhạc điệu làm cho câu lục bát ngân nga, trầm bổng réo rắt, thấm sâu vào tâm tư. Ở đoạn này câu 8 nào cũng cân xứng, có 2 vế đối nhau mà vừa nhấn mạnh ý vừa làm cho câu thơ nhịp nhàng, dìu dặt như lời ru vậy.
Mưa nguồn suối lũ/ những mây cùng mù
Hắt hiu lau xám/ đậm đà lòng son.
Vế 1 nhờ vế 2 mà nổi bật. Những vế đối này khác với ca dao nhưng lại rất gần với lục bát của Nguyễn Du.
3. Kết bài:
Với Tố Hữu, lý tưởng gần gũi, hòa quyện với tình yêu (nhân dân -đất nước -quê hương), tự lúc nào đã biến thành tình nghĩa và Việt Bắc đã trở thành khúc ca ân tình thủy chung của con người Việt Nam trong một thời điểm đáng nhớ.
Đề 2Câu 1 (2 điểm):
Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kỳ
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
(Trích Thư gửi mẹ - Êxênin, Văn học 12 - tập hai tr.55, NXB Giáo dục, 2004).
Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào?Có thể hiểu 2 câu thơ này của Ê-xê-nin như sau:
a. Mẹ là người cứu giúp con trong hoạn nạn khổ đau. Mẹ đem lại niềm vui, niềm tin cho con. Mẹ là nguồn ánh sáng soi đường chỉ lối đem lại nguồn sống cho con.
b. Từ cách biểu hiện ý nghĩa trực tiếp như trên về 2 câu thơ có thể suy ra những cách hiểu khác, sâu và xa hơn.
- Mẹ vừa là người sinh ra mình, vừa có thể hiểu đó là nguồn cội, quê hương gia đình - Tổ quốc. Tác giả đặt toàn bộ niềm tin yêu vào mẹ.
- Cách lặp lại từ "chỉ” 2 lần vừa khẳng định (mẹ) vừa phủ định (niềm tin tôn giáo - Chúa trời hay có thể hiểu những gì xa vời không có thật) nhất là khi đọc 2 câu trên 2 câu thơ này:
Cũng đừng dạy con nguyện cầu vô ích.
Với cái cũ xưa, không quay lại làm chi
Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Câu 2 (3 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.a. Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành (bút danh của Nguyên Ngọc) viết năm 1965 khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam. Dụng ý của tác giả là biểu dương cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại của các dân tộc Tây Nguyên.
b. Rừng xà nu- cây xà nu 1 loại cây quen thuộc của Tây Nguyên được sử dụng xuyên suốt tác phẩm vừa có ý nghĩa hiện thực vừa tượng trưng.
* Đó là loài cây khỏe, giàu sức sống, ham ánh nắng và khí trời, giống như người Xôman yêu tự do, bất khuất luôn vươn lên giành sự sống.
* Cây xà nu có sức chịu đựng ghê gớm không thế lực nào hủy diệt được. Cũng như dân làng Xôman, thế hệ này nối tiếp thế hệ trước, người này ngã xuống, người kia lại đứng lên. Cây xà nu phát triển thành rừng, che chở cho làng, ngăn bước quân thù, cũng như người làng Xôman đoàn kết nhau quyết tâm giữ gìn buôn làng.
* Rừng xà nu, cây xà nu có mặt trong tác phẩm như một chứng nhân lịch sử, một biểu tượng nghệ thuật kì vĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Câu 3 (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.1. Mở bài:
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có phong cách độc đáo và ảnh hưởng sâu rộng đối với văn nghệ sĩ Việt Nam. Ông thường đi nhiều, viết nhiều. Tùy bút sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế của ông lên Tây Bắc. Người lái đò sông Đà tôn vinh vẻ đẹp thuần hậu, chất phác nhưng kiên cường dũng cảm và rất đỗi tài hoa của con người lao động giữa đời thường.
2. Thân bài:
a, Người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp chất phác, khỏe khoắn, thuần hậu của người lao động.
- Ông lái đò đã 70 tuổi nhưng khỏe mạnh, rẳn rỏi "tay ông lêu nghêu như cái sào, giọng ào ào như tiếng nước, nhỡn giới vòi vọi, cái đầu quắc thước, thân hình gọn quánh như chất sừng, đôi cánh tay trẻ tráng..." Đó là con người được tôi luyện trong nắng gió sương sa.
- Bản tính ông cần cù chịu khó làm nghề hơn 10 năm, thuộc sông như thuộc lòng bàn tay, ông say mê nghề nghiệp, "chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng”.
b. Người lái đò sông Đà thực sự là người chiến sĩ trên mặt trận sông nước.
- Chiến trường ở đây không tiếng súng, không có kẻ thù cụ thể, chỉ có sóng, gió, đá ngầm nhưng đó là một kẻ thù đáng sợ.
- Ông lái tỏ rõ là một chiến sĩ lão luyện đầy kinh nghiệm, kiểu kẻ thù. "Trên dòng sông Đà, ông xuôi ngược hơn một trăm lần... nhớ tỉ mỉ như đinh đóng vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở”. "Sông Đà như một thiên anh hùng ca mà ông thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng!"
- Ông lái còn là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm. Sức nước mạnh mẽ của sông Đà ngầm chứa trong nó bao nguy hiểm cho con người "cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Thuyền bè không cẩn thận, bị nó hút xuống mất tăm". Thạch trận hiểm trở: đá ở đây từ ngàn năm mai phục lòng sông, có thuyền nào qua là nhổm dậy vồ lấy thuyền, đánh cho tan xác.
- Ông lái điều khiển con thuyền vượt qua thạch trận với nhiều cửa sinh cửa tử. Ông chiến đấu hàng trăm trận với nó, không chút sợ hãi, "cứ như không", ngoài lòng dũng cảm, người chiến sĩ vượt thác còn cần phải mưu trí, biết dùng "binh pháp".
c. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân còn là người nghệ sĩ tài hoa.
- Dòng sông Đà hung dữ luôn tạo ra những bất ngờ cho con người, mỗi lần vượt sông là một lần sáng tạo để đối phó với mối nguy hiểm mới. Ông lái phải chuyện cho "tay lái ra hoa" (chữ của Nguyễn Tuân).
- Cuộc vượt thác trở thành cuộc biểu diễn nghệ thuật hoàn hảo, chính xác đẹp mắt trong từng cử chỉ, động tác.
- Ông lái đò biểu diễn cuộc vượt "thạch trận" bằng phong thái tự tin bình tĩnh, "ngày nào cũng giành lấy cái sống từ những cái thác nên không còn gì là hồi hộp đáng nhớ", xong một cái là "sóng nước xèo xèo tan trong trí nhớ".
d. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là con người vô danh, chẳng ai biết đến, nhưng ông thực sự đáng tôn vinh, vì có những phẩm chất của con người chân chính. Có chút gì giống nhau giữa nhân vật của Nguyễn Tuân với ông già đánh cá trong "Ông già và biển cả" của Hêminguây.
3. Kết bài:
Vẻ đẹp của con người lao động, con người vô danh được coi là khám phá của Nguyễn Tuân khi viết về cuộc sống mới, con người mới. Cảm hứng vô tận của văn chương chính là con người và cuộc đời đang hiện hữu quanh ta.
Hoàng Anh (nguyên giáo viên THPT Việt Đức)


Môn Lý: http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2007/05/3B9F69A4/ (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2007/05/3B9F69A4/)

Thứ tư, 30/5/2007, 20:31 GMT+7http://vnexpress.net/Images/ic-print.gif (http://www.lqd-longan.com/forum/)http://vnexpress.net/Images/ic-email.gif (http://www.lqd-longan.com/forum/)Gợi ý lời giải môn Vật lý
VnExpress xin giới thiệu gợi ý lời giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý của Thạc sĩ Nguyễn Bá Bình, giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội - khối phổ thông chuyên.
Chương trình không phân ban (Đề thi (http://vnexpress.net/FileStore/Store/Xa-hoi/Khong_Phan_ban.zip))
01. C02. D03. B04. C05. A06. D07. B08. A09. B10. D11. C12. D13. C14. A15. B16. A17. C18. A19. B20. D21. C22. B23. D24. D25. D26. B27. C28. B29. D30. A31. A32. A33. C34. A35. C36. D37. B38. D39. B40. CChương trình phân ban (Đề thi (http://vnexpress.net/FileStore/Store/Xa-hoi/Phan_ban.zip))
01. B02. C03. A04. D05. C06. C07. C08. D09. A10. C11. D12. A13. B14. D15. B16. A17. B18. D19. A20. D21. A22. A23. A24. A25. C26. A27. B28. A29. C30. D31. A32. CPhần dành riêng cho thí sinh ban KHTN:
33. B34. C35. D36. C37. D38. C39. C40. BPhần dành riêng cho thí sinh ban KHXH &NV:

41. D42. D43. A44. D45. B46. B47. B48. BP.V

Vinh Loc 90A
14-06-2007, 10:47 AM
Hình như có kết quả thi tốt nghiệp rồi thì phải? Bạn nào ở trường cho một ít thông tin đi! Cảm ơn!