PDA

View Full Version : Đột phá tư duy?


Vinh Loc 90A
30-05-2007, 09:37 AM
Tình cờ đọc trên báo Tuổi trẻ, thấy hay hay nên chép lại cho mọi người xem.

Thứ Ba, 29/05/2007, 04:37 (GMT+7)

Cơ hội sẽ không có nhiều
TT - “Giả sử tôi muốn đến năm 2020, Long An sẽ vượt qua TP.HCM thì tôi có suy nghĩ đúng không?” - một cử tọa hỏi. “Nếu ai đó nói với bạn rằng đó là điều không thể làm được thì bộ máy suy nghĩ của người đó đã dừng lại. Những dữ liệu của quá khứ đã cùm chân anh ta rồi. Những người tích cực sẽ nói: Ừ, thì ngồi lại tính thử xem!”. Đó là câu trả lời của giáo sư Hibino Shozo, Đại học Chukyo tại hội trường UBND tỉnh Long An ngày 26-5 vừa qua.
Một buổi nói chuyện với một chủ đề lạ: “Đột phá tư duy” (Break thought thinking), do một giáo sư người Nhật làm diễn giả. Người nghe là gần 150 cán bộ chủ chốt của tỉnh Long An - gồm từ chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh, các giám đốc sở và cán bộ chủ chốt cấp huyện của 14 huyện, thị Long An.
Câu chuyện của giáo sư Shozo bắt đầu từ chuyện con ếch luộc: Người ta bỏ một con ếch vào nồi nước luộc. Nó ngồi im và khoái trá thưởng thức cảm giác nước ấm dần lên, cho tới lúc phát hiện nước sôi thì đã không còn cơ hội để nhảy thoát. Tiếp đó là những con ếch chiên. Chúng được bỏ vào chảo và nhanh chóng phát hiện cái chảo đang nóng, vội vã nhảy ra. Vài con nhảy thoát nhưng các con còn lại nhảy không kịp hoặc bị một số con khác níu chân, thế là cùng chết.
Kết thúc chuyện, giáo sư Shozo phán: “Các vị và tôi đừng có tưởng mình vô can. Chúng ta chính là những con ếch. Ở bất cứ cơ cấu nào cũng có vài con ếch luộc và vài con ếch chiên. Đó là những người không phát hiện kịp những thay đổi của môi trường xung quanh mình. Sẽ có người muốn làm những điều có ích cho tỉnh nhà, nhưng rồi cũng sẽ có vài con ếch tìm cách níu chân mình... Hãy đừng là những con ếch như vậy”.
Triết lý của vị giáo sư người Nhật thế này: Hãy chọn một cách tiếp cận mới với tương lai trong điều kiện một xã hội đã có nhiều đổi khác. Quá khứ, hiện tại và tương lai không còn nằm trên cùng một đường thẳng và con người hiện tại không thể tiến đến tương lai bằng cách phân tích quá khứ và hiện tại. Không thể để thế kỷ 20 níu kéo thế kỷ 21.
“Thế giới thay đổi từng ngày, từng tháng. Anh em thật sự có nhu cầu tiếp cận cái mới nhưng quả là cơ hội không có nhiều lắm!” - chủ tịch tỉnh Dương Quốc Xuân tâm sự.
Cơ hội sẽ không có nhiều! Nhất là những cơ hội mà cái giá tới vài ngàn USD cho việc thuê mướn một chuyên gia nước ngoài đến một tỉnh lẻ thuyết trình.
NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG

:) :) :)

foureyes
30-05-2007, 10:55 AM
tự nhiên thấy vui khi ban lãnh đạo tỉnh LA biết mời chuyên gia đến thuyết trình một vấn đề mang tính chất triết lý, tư tưởng. Điều đó chứng tỏ đã có sự thay đổi tư duy. Hy vọng việc này sẽ được phát huy, giúp LA đổi mới và phát triển như Bình Dương hay Đà Nẵng (tui rất ngưỡng mộ hai tỉnh này vì sự mạnh dạn thay đổi của lãnh đạo tỉnh)

nhk
30-05-2007, 11:44 AM
Theo tôi biết giáo sư triết học Việt Nam trong và ngoài nước có rất nhiều người giỏi. Tư duy và tầm quan sát của những giáo sư đó không kém các giáo sư ngoại quốc. Tuy nhiên, hình như người Việt giảng dạy cho người Việt hình như có cái gì đó không bằng mời và nghe giáo sư ngoại quốc thuyết trình. Đây cũng là một vấn đề trong tư duy mà cần phải thay đổi. Chúng ta - người Việt Nam - phải tập tôn trọng ý kiến của nhau và hãy nhìn nhận những quan điểm tư duy khác biệt của một số người xung quanh chúng ta qua sự suy luận khoa học. Có một xu hướng là những quan điểm tư duy mới không theo truyền thống phát xuất từ nội bộ người Việt của chúng ta thì thường bị số đông không xem trọng. Khi còn học ở Trung Học chúng ta được dạy là sự vật luôn thay đổi không ngừng. Hay triết lý, con ếch khi ngồi trong giếng thì chỉ thấy sự vật qua cái miệng giếng nhưng khi lên khỏi miệng giếng là một vòm trời bao la. Do đó chúng ta nên tập tiếp thu quan điểm và tư duy khác nhau trong nội bộ của chúng ta thay vì ép mãi tư duy của mình trong một khuôn khổ như cái giếng. Các quốc gia như Nhật Bản và Hoa Kỳ là những quốc gia đi đầu về sự canh tân và nổi bật thể hiện điều đó là số bằng sáng chế khoa học mà hai quốc gia này có được hàng năm. Các quốc gia này xem trọng những tư duy mới và những phương pháp khoa học mới. Có một điều cơ bản khác nhau là chính phủ Nhật Bản không nêu ra giới hạn những gì mà cá nhân có thể làm hay sáng tạo mà chỉ nêu ra những điều khoản cấm; trong khi Việt Nam chúng ta lại nêu ra hạng mục mà cá nhân có thể làm mà không phạm luật. Có nghĩa nếu anh làm gì không trong hạng mục chính phủ cho phép là phạm luật. Đây là cơ chế xin cho mà nhiều nhà hoạch định kinh tế tầm vĩ mô cho chính phủ phản ánh khá nhiều.

Vinh Loc 90A
30-05-2007, 11:53 AM
Chắc là tại Bụt nhà không thiêng nhk ơi! Nói gì thì nói, người Việt Nam vẫn còn tư tưởng thích xài đồ ngoại (trừ hàng TQ??? ). Mà cũng có phần đúng khi các doanh nghiệp cứ làm mất lòng tin người tiêu dùng mãi. Hết vụ bánh phở có hocmon nay thêm vụ nước tương. Còn cái vụ xuất khẩu hàng thủy hải sản sang Nhật nữa!... Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Cha làm con lãnh hậu quả?

nhk
30-05-2007, 12:13 PM
Có lẽ vấn đề Lộc nói về thói quen người tiêu dùng cũng nằm ở phần chất lượng.

Nhưng để không xao lãng đề tài Lộc nêu ra về tư duy, rất vui vì các vị lãnh đạo tỉnh nhà bắt đầu chú tâm về phát triển tư duy và nhận thức trước tương lai và phát triển kinh tế của tình. Một khởi đầu đáng mừng! Mong rằng tiếp theo là những kế hoạch nhằm nâng cao đội ngũ nhân sự trong các nghanh liên quan đến sự phát triển kinh tế, nhanh chóng thay thế các đơn từ bằng e-forms....v..v