PDA

View Full Version : Ông già khuyến học


myhanh
23-04-2007, 02:32 PM
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Loi-song/2007/04/3B9F5503/ongkhuyenhoc.jpg

Khi là Chủ tịch UBND huyện Đức Hòa (Long An), người dân biết đến ông Lâm Thanh Thảo vì có công đầu trong việc mở mang công nghiệp cho huyện. Nhưng ông Thảo thời ấy không nổi tiếng bằng ông Thảo Chủ tịch Hội khuyến học bây giờ.

Ông không nói nhiều về mình, mà thích kể về đóng góp của những người nặng nợ với vùng đất Đức Hòa. Ông kể về cô Hai Đước năm nay đã 88 tuổi, sống ở Bình Chánh, nhưng năm nào cũng về thăm Đức Hòa. Từ xây trường mẫu giáo, xây nhà ở cho giáo viên, đến việc làm đường cho tụi nhỏ đi học, không việc gì cô Hai từ nan.

Những người đến với Hội khuyến học Đức Hòa thường làm luôn công tác vận động tuyên truyền, nên số lượng hội viên của ông Út Thảo ngày càng tăng. Nhiều người đang định cư ở nước ngoài cũng tự nguyện làm hội viên.

Cho dù cách xa về địa lý nhưng tất cả những người đến với hội đều cùng chung một tấm lòng. Xuất phát từ ông, Đức Hòa đã có “Học bổng thày Trần Văn Tấn”. Thày Tấn là người khi còn sống đã hết lòng vì học sinh, khi mất, gia đình lại tiếp tục thực hiện tâm nguyện là dùng phần lớn sản nghiệp thày để khuyến học…

Tổng kết nhiệm kỳ 2000-2006, tổng thu tiền mặt của Hội khuyến học Đức Hòa lên gần 2 tỷ đồng. Các cuộc vận động xây dựng trường lớp, đường sá, cơ sở vật chất…, quy ra tiền gấp 10 lần (hơn 20 tỷ đồng), gần bằng ngân sách đầu tư cho giáo dục của huyện.

Niềm vui, nỗi buồn

Nhiều người tin tưởng vào cái tâm của ông chủ tịch hội nên tham gia vào ban chấp hành hoặc làm một hội viên thường xuyên đóng góp. Có lần, gần tới ngày khai giảng, trên đường đi vận động, ông Út Thảo gặp một người thường xuyên góp tiền cho hội tên là Châu “bồ câu” (vì anh Châu này chuyên nuôi bồ câu).

Không đợi ông nói dứt lời, anh Châu vét sạch số tiền đang có được 17 tờ mệnh giá 500.000 đưa hết cho ông, sau đó vét luôn 2 tờ 100 USD dành để “phòng thân” đưa luôn “Bác Út”. Anh còn không quên dặn dò “chiều nay con có nhà, nếu cần bác kêu người lên lấy thêm”.

Không chỉ vận động cho Quỹ khuyến học, ông còn tổ chức bếp ăn từ thiện, rồi xây nhà tình nghĩa, tình thương. Ông tâm sự, mỗi đóng góp dù lớn hay nhỏ đều đáng được trân trọng. Có những bác xe ôm, chị bán hàng rong góp từng tờ bạc lẻ, chị bán vé số góp những tờ vé số với hy vọng “nếu trúng thì sẽ có nhiều người được giúp hơn”.

Nhưng không phải lúc nào ông cũng gặp được niềm vui. Nhiều chỗ “giàu sụ” vẫn không muốn đóng góp. Nhưng nhiệm vụ của người đi vận động là phải thuyết phục, không được có tâm lý được chăng hay chớ.

Có lần, một ông giám đốc ngân hàng chỉ góp 300 nghìn mà giọng trịch thượng, nói những điều xúc phạm rất khó nghe, nhưng ông vẫn tươi cười vì nghĩ rằng số tiền này đối với ông không là gì, nhưng các em học sinh lại rất cần. Chuyện này không hiếm, nhưng bằng cái tâm của mình, ông dần dần làm họ hiểu ra và thương ông hơn.

Mong cho chân cứng, đá mềm

Ông năm nay 65 tuổi, bị cao huyết áp đã lâu, nhưng khi băng đường đất đến với các em học sinh nghèo thì cứ phăm phăm bước. Đến nhà một em học sinh lớp 5, căn nhà bé xíu lợp lá dừa nước đã thủng lỗ chỗ, ông cứ xuýt xoa. Cô học trò đã theo cha mẹ đi… khiêng giàn giáo xây dựng. Vậy là ông đi sang nhà khác, lát sau mới quay lại để gặp cho bằng được.

Ông như mềm lòng trước hoàn cảnh một anh bộ đội xuất ngũ, có đứa con trai đầu bị bệnh hiểm nghèo, đất đai tài sản bán sạch để chạy thuốc nhưng đứa nhỏ cũng chết. Rồi nhà cháy, vợ bỏ đi, để lại cho anh một nách hai đứa con nhỏ dại. Không đất đai, anh làm “thợ đụng” để nuôi con.

Trên đường đi, bất chợt ông thốt lên, như tự hứa với chính mình: “Tôi phải ráng vận động xây cho anh bộ đội này cái nhà tình nghĩa, còn anh kia là cái nhà tình thương. Khổ gì mà khổ quá…”. Rồi ông đưa tay lên xoa khối u ở vai trái.

Lâu nay, học trò Đức Hòa đã quen với hai cái bướu to trên đầu ông (có đứa còn nghịch ngợm gọi là “Ông Út… Tiểu Long nhân”). Nay vai ông lại tiếp tục nổi bướu. Hỏi ông chừng nào đi phẫu thuật, ông cười khà, “bướu độc thì Út Thảo chết lâu rồi. Để lo xong mấy cái vụ xã hội đã rồi tính”…
Nguồn: Báo Dân Trí (http://www.dantri.com)

Vinh Loc 90A
23-04-2007, 04:38 PM
Đức Hòa có những người như thế này hèn chi dân Đức Hòa học giỏi dễ sợ luôn. Hồi xưa ở Thủ Thừa cũng có lới bồi dưỡng gì đó, lớp điểm. Các bạn học sinh giỏi ở các xã được tập trung về trường thị trấn học. Được bồi dưỡng để đem chuông đi "đấm" với mây huỵen khác trong các kỳ thi học sinh giỏi.
Bây giờ phong trào đó không còn nữa vì ngân sách không có.