PDA

View Full Version : Ở đâu có tiêu cực, ở đó có đấu tranh


nobipotter
20-04-2007, 04:06 PM
Trong thời buổi "ra ngõ gặp tiêu cực", chuyền lình xình trong cơ quan chỉ bé như hạt các trong sa mạc. Cơ quan nhỏ xíu, tổng nguồn thu hàng năm không quá hai tỷ đồng, nếu có tiêu cực cũng chỉ là con số nhỏ xíu so với PMU 18! Người ta lại bảo, đấu tranh làm chi, ai lại thèm quan tâm đến chuyện vặt như thế khi xã hội này vẫn còn vô số những tiêu cực, những "con cá bự" chưa lọt lưới... Nhưng tiêu cực thì vẫn là tiêu cực. Tiêu cực trong môi trường giáo dục thì không thể chấp nhận. Vì đây là tiền đóng góp của học sinh.Thu tiền của học sinh mà sử dụng không đúng mục đích là có lỗi với học sinh, có lỗi với bà con, những người đang chắc chiu từng đồng nuôi con ăn học. Nhận tiền học phí đồng nghĩa với việc cung cấp một dịch vụ giảng dạy sòng phẳng. Anh nhận tiền, thì anh phải có nghĩa vụ cung cấp sản phẩm có chất lượng. Vậy mà lại thả nổi chất lượng, chạy theo doanh thu!
Người ta nói: ở đâu cũng có tiêu cực. Tiêu cực xảy ra khi đặt lợi ích của cá nhân trên lợi ích của tập thể của xã hội. Tiêu cực xảy ra khi ta thỏa thiệp với tiêu cực. Có một người bạn ở nước ngoài, chị vô cùng bức xúc khi thấy cảnh hối lộ cảnh sát giao thông khi bị phạt, chị bảo làm như thế là góp phần "tha hóa xã hội".

Cũng may, vẫn còn đó nhiều tấm lòng chính trực, luôn bênh vực lẽ phải, những người đó tôi gọi là những người bạn, người đồng chí. Những người luôn có một niềm tin vào sự công bằng, bởi thế:
"Ở ĐÂU CÓ TIÊU CỰC Ở ĐÓ CÓ ĐẤU TRANH"

Vinh Loc 90A
20-04-2007, 04:33 PM
Ở đâu có tiêu cực, ở đó có đấu tranh? Chuyện dài nhiều tập!

Quan điểm này cần xem lại! Nếu như vậy thì làm gì còn đất cho tiêu cực dung thân. Và chính phủ đâu cần lập cả ban bệ để chống tham nhũng chứ? :w00t:
Tiều cực thì ngày càng tinh vi nên phải mất nhiều thời gian người ta mới biết...
Viết đến đây chợt nhớ nhà nghiên cứu TBĐ vừa mới mất đây nên không dám viết nữa. So với ông, tôi chỉ là hạt cát thôi nên các bạn cứ tự nhiên tìm sách lý luận của ông mà đọc để hiểu thêm:biggrin: .
Chỉ có điều, tức nước vỡ bờ, giọt nước làm tràn ly thì đấu tranh ở đó mới mạnh mẻ, bùng phát: tự phát.
Tất cả chỉ mới bắt đầu thôi nopi ơi! =))

nobipotter
23-04-2007, 10:59 PM
Tấm ảnh biết nói http://f3.yahoofs.com/blog/44a97212zee1295f7/9/__sr_/d9c6.jpg?mgovNLGBiYHKLUuy http://l.yimg.com/us.yimg.com/i/nt/ic/ut/bsc/srch12_1.gif (http://blog.360.yahoo.com/blog/slideshow.html?p=50&id=MIWjZ6U_fKm3w3.YwI6qlT_ulQ--)
Trong lúc hội nghi giao ban giữa Bộ GD-ĐT và các tỉnh khu vực ĐBSCL tổ chức tại Đồng Tháp đang diễn ra, thì tại một trường Trung học chuyên nghiệp của một tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, nơi bánh xe thầy bộ trưởng vừa lăn qua lại có những lớp học như thế! (ãnh chụp chiều 23/04/2007)

Lớp học gần 170 em học sinh, trong một hội trường lợp tôn, dưới cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Một cơn mưa rào thóang qua, không xua đi đựoc cái nóng mà càng làm cho không khí thêm ngột ngạt. Nhiệt kế chỉ 340C. Có em lưng áo ướt đãm mồ hôi. Những em học sinh ngồi cuối lớp, không nhìn thấy mặt giảng viên rõ, huống gì đến chữ viết trên bảng. Nhưng dòng chữ trên khẩu hiệu: "... Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất", như một sự chấm phá trào lộng trên bức tranh giáo dục.

Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất...không phải chỉ là một khẩu hiệu mà phải là một sự thay máu tòan diện của ngành giáo dục, mới có thể đi đến một nền giáo dục thực chất. Không thể duy ý chí, không thể dạy thực chất với một phòng học như thế, không thể học thực chất với số lượng đông như thế, với phương tiện thô sơ như thế.

Đúng như Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nói: "Việc giải quyết bệnh thành tích phải làm trong nhiều năm và ngành giáo dục phải có cái nhìn đúng thực tế". Chúng ta cần rất nhiều thời gian và công sức để xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, sách giáo khoa, hệ thống lượng giá, đội ngũ giáo viên... trước khi đạt đến kết quả: "Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất".

myhanh
24-04-2007, 08:28 AM
Theo em nghĩ bức ảnh và câu khẩu hiệu "Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất..." không có gì là trái ngược nhau đâu anh à. Chúng ta chỉ nên phê bình và đấu tranh khi chúng ta đứng trên lập trường của người bị phê bình, bị đấu tranh xem xét nếu như mình như họ thì mình sẽ làm gì? Mình có làm gì tốt hơn họ không?
Trường lớp chưa tốt là một thực tế nó cũng ảnh hưởng đến kết quả giảng day và học tập của thầy và trò nhưng không phải gì cớ đó mà chúng ta cho phép mình chạy theo thành tích, gian lận trong thi cử ...
Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất...không phải chỉ là một khẩu hiệu mà phải là một sự thay máu tòan diện của ngành giáo dục, mới có thể đi đến một nền giáo dục thực chất. Không thể duy ý chí, không thể dạy thực chất với một phòng học như thế, không thể học thực chất với số lượng đông như thế, với phương tiện thô sơ như thế
Đoạn này giống chính trị gia hơn bác sỹ rùi. Thay máu toàn diện? Tại sao? Liệu cái mới có tốt hơn cái hiện tại không? Thay bằng cách nào? Chi phí (thời gian, tiền bạc, nhân lực ) ra sao? Nền giáo dục thực chất là nền giáo dục như thế nào? Giống như Sing, như Nga, như Mỹ, như Trung, như Hàn hay ra sao? Liệu phương pháp "thay máu" toàn diện có khả thi hay là duy ý chí trong thời buổi hiện nay? Khi điều kiện học tốt hơn ( học phí tăng lên rất nhiều) liệu mọi người dân điều có khả năng đưa con em mình đến trường như hiện nay? Steve Job (chủ tịch Apple) nghỉ học vì không có tiền đóng học phí?
Còn nhiều điều trăn trở và suy nghĩ lắm anh à. Cái gì muốn thay đổi phải có đến "độ" của nó. Điều kiện xã hội phải cho phép. Hiện nay xã hội ta quá coi trọng vào bằng cấp. Sinh viên ỷ y chỉ chăm chăm làm sao lấy cái bằng mà thôi không lo đến bồi dưỡng năng lực thực tiến của bản thân. Theo một thống kê gần đây thì chỉ có 34% sinh viên là lên lớp đầy đủ. Không biết có bao nhiêu sinh viên thực hiện được "1 giờ lên lớp thì có ba giờ tự học ở nhà" như các thầy cô dặn dò.

nobipotter
24-04-2007, 02:32 PM
myhanh không nhìn thấy sự mâu thuẫn trong bức ảnh cũng là chuyện bình thường. Bởi vì hình ảnh đó quen thuộc đến nỗi có thể thấy ở bất cứ giảng đường nào. Những lớp học nóngbức, chứa hàng trăm học sinh, giảng viên thao thao bất tuyệt, học sinh ngủ hoặc làm việc riêng, hoặc nói chuyện. Chỉ có những lớp học tích cực, với bàn ghế thích hợp, phương tiện giảng dạy đầy đủ, không khí thuận lợi cho học tập... mới là ...bất thường.

Trường lớp chưa tốt là một thực tế nó cũng ảnh hưởng đến kết quả giảng day và học tập của thầy và trò nhưng không phải gì cớ đó mà chúng ta cho phép mình chạy theo thành tích, gian lận trong thi cử ..


Tôi không nói là vì trường lớp chưa tốt mà cho phép chạy theo thành tích, gian lận trong thi cử...:68:

Tôi chỉ nói ta nên nhìn thẳng vào sự thật, không thể duy ý chí... khi đòi hỏi "dạy thực chất", bởi vì myhanh hiểu nhầm cái mà chúng ta thấy đang diễn ra ( bỏ ra hết cả những tiêu cực) vẫn không thể gọi là dạy thực chất được... nên tôi nói không thể dạy thực chất với một lớp học đông như thế, với điều kiện như thế và các em cũng vậy, không thể học "thực chất" với một môi trường học tập như thế, với cách giảng dạy như thế... Học sinh (học chúng ta đã từng), đòi hỏi chế độ học tập cao hơn, điều kiện học tập tốt hơn...
Không thể trách học sinh không đến lớp được, sao không tự hỏi, thầy giáo đã không làm cho học sinh ham thích đến lớp, học tập không là niềm vui mà chỉ còn là gánh nặng.

Tôi tâm đắc quan điểm của Einstein:
“Tôi nghĩ người ta có thể làm mất đi tính háu ăn của một con thú ăn thịt sống nếu cứ bắt nó phải ăn dưới roi vọt, ngay cả khi nó không đói, đặc biệt khi người ta tự chọn cho nó những thức ăn dưới áp lực đó”.

myhanh nghĩ:
Khi điều kiện học tốt hơn ( học phí tăng lên rất nhiều) liệu mọi người dân điều có khả năng đưa con em mình đến trường như hiện nay? Steve Job (chủ tịch Apple) nghỉ học vì không có tiền đóng học phí?

Tại sao không nghĩ, với chi phí như hiện nay, chúng ta có thể nâng chất lượng cao hơn? Chúng ta đã sử dụng hiệu quả kinh phí của nhà nước hay chưa? Đó chính là điểm myhanh cần nhìn ra trong bức hình trên. Dĩ nhiên, chúng ta cần tốn rất nhiều tiền của và thời gian để bắt kịp các nước khác... Đương nhiên! nhưng chúng ta phải làm điều đó, trước khi đòi hỏi dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất (xin nghĩ chữ "Thực chất" với ý nghĩ sâu hơn là không gian dối!)

myhanh
24-04-2007, 02:51 PM
Em xin tóm tắt lại ý anh như câu anh phát biểu bên dưới:
Tại sao không nghĩ, với chi phí như hiện nay, chúng ta có thể nâng chất lượng cao hơn? Chúng ta đã sử dụng hiệu quả kinh phí của nhà nước hay chưa? Đó chính là điểm myhanh cần nhìn ra trong bức hình trên
Như vậy thì cũng chưa có ý nghĩa gì? Ai nhìn vào cũng nhận ra điều đó nhưng thay vì chúng ta than phiền về điều này chúng ta nên nói về "làm cách nào để nâng cao chất lượng?" hay "làm cách nào sử dụng hiệu quả kinh phí nhà nước?" hay "làm cách nào chống tiêu cực trong sử dụng kinh phí nhà nước ..." thì hay hơn nhiều. Tức là em muốn nói thay vì chúng ta than phiền thì chúng ta nên đóng góp theo cách của mình để làm thay đổi thực tế. Những lần Bộ trưởng giao lưu trực tuyến anh có đóng góp gì không?
Mà nói cho vui thôi chứ anh em mình tranh luận cho cái diễn đàn thêm xôm tụ để bà con ghé qua cho vui vui chứ cũng chẳng làm gì đâu khi nào anh lên làm Bộ Trưởng Bộ y tế thay cho bà Trần Trung Chiến hay em lên thay ông Nguyễn Tấn Dũng thì mọi chuyện có thể khác đi chút chút. Hì hì

Vinh Loc 90A
24-04-2007, 03:04 PM
Tôi chưa xem được tấm ảnh không hồn mà nopi cho rằng nó biết nói. Nhưng tôi có thể đoán được qua ý của nopi. Vấn đề nopi muốn nói ở đây là cơ sở vật chất chưa tốt ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nếu vậy thì nopi đề nghị nhà trường bằng nguồn kinh phí nào đó (vận động, góp vốn, hay của nhà nước) để tạo ra ngôi trường tiện nghi hơn! Chỉ đơn giản vậy thôi!:-P

Nói đến đây, tôi chợt nhớ hồi xưa cô dạy môn Kinh tế kỹ thuật có hỏi sinh viên: trường các bạn đang học có phải là một mô hình kinh doanh không? Tất nhiên là chúng tôi trả lời: có. Chúng tôi phải đóng tiền để trả lương cho thầy cô, đóng tiền để xây dựng trường lớp,... Các bạn biết cô giáo trả lời sao không? Tấc nhiền là các bạn biết rồi phải không? :biggrin:

DeMen
24-04-2007, 03:12 PM
Ảnh đây ạ:

http://files.myopera.com/phanlelet/albums/248632/IMG5H4VUEP6WE.jpg

myhanh
24-04-2007, 03:15 PM
Uh! Ý anh Lộc rất hay đấy. Em hỏi rất nhiều người họ bảo nhà nước có giúp gì cho họ đâu vì họ đóng học phí để đi học cơ mà. Hì hì nhưng họ đâu có biết rằng học phí của họ đóng đâu có đủ trả lương cho thầy cô giáo đứng lớp vậy thì tiền đâu xây trường lớp, sắm trang thiết bị cho họ học, thí nghiệm, sách trong thư viện cho họ đọc, ...

Vinh Loc 90A
24-04-2007, 03:16 PM
Ảnh đây ạ:

http://files.myopera.com/phanlelet/albums/248632/IMG5H4VUEP6WE.jpg

Nhìn tấm ảnh này nhớ lại "tui" của gần 15 năm về trước. cái ngày chân ướt chân ráo bước lên Sài Gòn.

nhk
26-04-2007, 12:00 AM
Anh hiểu được phần nào cảm nhận của Nobipotter về hình ảnh lớp học và dòng chữ "... Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất"

Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất...không phải chỉ là một khẩu hiệu mà phải là một sự thay máu tòan diện của ngành giáo dục, mới có thể đi đến một nền giáo dục thực chất. Không thể duy ý chí, không thể dạy thực chất với một phòng học như thế, không thể học thực chất với số lượng đông như thế, với phương tiện thô sơ như thế.

Anh còn nhớ có một thầy đã nói: "Người Nhật dạy trẻ con rằng đất nước Nhật của họ thiên nhiên khoáng sản không ưu đãi nên các em phải sử dụng đầu óc của mình để xây dựng quốc gia." Và có quan điểm nói rằng, có nên chăng Việt Nam chúng ta dạy và nói với các em tiểu học "Đất nước ta rừng vàng biển bạc." ?!

Vinh Loc 90A
04-05-2007, 11:13 AM
Theo tôi làm gì cũng phải có tổ chức, đấu tranh cũng vậy. Bởi có trường hợp người ta bộc phát tức thời, bị kích động rồi .. đấu tranh. Tới khi nguội lạnh thì..ôi thôi sao cũng được. Tới chừng đó chỉ tội cho anh hô hào. Đánh rắn phải dập đầu. Anh hô hào chết là cái chắc nếu ...không có bảo bối!
Đây cũng là nguyên nhân mà các cuộc đình công của nước ta đều không đúng luật. Làm theo luật thì nó mất tính thời sự. Người ta đang bàn cải nhau sửa đổi luật đình công.
Còn nopi nếu cần thì vận động mọi người ngừng việc để thử lửa xem sao. Tìm cái luật nào quy định về môi trường làm việc không đảm bảo để từ chối đứng lớp. Thử tí lửa đi mà!

nobipotter
05-05-2007, 01:46 PM
Hu hu! Không dám! Các em học sinh không có tội... Em bị đuổi ai sẽ dạy các em...

Vinh Loc 90A
07-05-2007, 10:02 AM
Muốn đấu tranh tiêu cực mà chẳng dám làm gì thì ... ngồi thừ ra đó mà than thở, than khóc, than thân trách phận,...:embarrassed:
Có nhiều cách để đấu tranh nhưng phải biết tập hợp sức mạnh tập thể. Có thể "dùng cách nào đó" để các em học sinh, phụ huynh các em lên tiếng. Đây là sức mạnh hơn cả tiếng nói của các giáo viên. :biggrin:
Tôi chỉ nói giáo viên ngừng việc chứ đâu phải là bỏ dạy? :biggrin:

Vinh Loc 90A
21-05-2007, 05:35 PM
Không biết chuyện cơ quan của nopi đã kết thúc chưa nhỉ? Chắc là chưa? Nhưng phải dừng lại vì không có ai để tiếp tục !

Vinh Loc 90A
03-01-2008, 08:30 AM
Kết quả của cuộc đấu tranh này là ...

Long An
Trường Trung học Y tế thu ngoài sổ sách hơn 780 triệu đồng (http://www.nld.com.vn/tintuc/phap-luat/211463.asp)
02-01-2008 01:46:18 GMT +7
(NLĐ) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Long An vừa có kết luận về các sai phạm ở Trường Trung học Y tế Long An

Theo TTXVN, Trường Trung học Y tế Long An đã thu ngoài sổ sách tổng số tiền hơn 780 triệu đồng. Bên cạnh đó, trường cùng trung tâm y tế các huyện đã quyết toán khống gần 200 triệu đồng. Vụ việc này bị phát hiện nhờ đơn thư tố cáo của giáo viên trong trường.

Ngày 1-1, thông tin từ Chi bộ Trường Trung học Y tế cho biết có 5 cán bộ, trong đó có hiệu trưởng Phạm Văn Đấu và phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Rở bị thi hành kỷ luật Đảng từ hình thức khiển trách đến cách chức. Các cán bộ sai phạm đang bị xem xét kỷ luật về mặt chính quyền.
B.T.D

Chúc mừng Nopi nhé! Ít ra cũng phải vậy chứ. Tiếp theo sẽ là ai? :)

Vinh Loc 90A
03-01-2008, 09:33 AM
Nữa nè... Đọc xong mấy bài báo này, nhiều người sướng lắm đa! :)

Kỷ luật 5 cán bộ Trường Trung học Y tế Long An (http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/211560.asp)
03-01-2008 00:48:03 GMT +7
(NLĐ) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Long An ngày 2-1 đã công bố các quyết định kỷ luật về Đảng đối với 5 cán bộ đảng viên Trường Trung học Y tế Long An. Theo đó, hiệu trưởng - bí thư chi bộ Phạm Văn Đấu bị kỷ luật hình thức cách chức chi ủy viên. Bốn cán bộ khác (2 hiệu phó, trưởng phòng đào tạo, kế toán trưởng) bị các hình thức kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo.Trong thời gian dài, Trường Trung học Y tế Long An đã thu ngoài sổ sách trên 780 triệu đồng; gần 200 triệu đồng khác bị nhà trường cùng trung tâm y tế các huyện quyết toán khống. Vụ việc được phát hiện nhờ đơn thư tố cáo của giáo viên trong trường.
T.H.N

Vinh Loc 90A
08-01-2008, 03:51 PM
Bài này còn đã hơn nữa... Thức ra, chuyện này không cần biết ai đã tố cáo. Bởi lẽ đó là điều tất yếu. Không anh A này làm thì vài năm, mươi năm nữa sẽ có chị C kia làm. Nhưng đấu tranh chống tiều cực thì gian khổ lắm. Có những lúc tưởng chừng ngã quỵ xuống, buông xuôi tất cả. Có lúc tuyệt vọng vì mất niềm tin. Cuối cùng thì chân lý phải thuộc về ta chứ. Chúc mừng tập thể trường THYT đã có "Thánh đế soi thấu".:)


Long An:
Những chuyện phản giáo dục dưới một mái trường
Lao Động (http://www.laodong.com.vn/Home/sknb/2008/1/72167.laodong) số 6 Ngày 08/01/2008 Cập nhật: 8:33 AM, 08/01/2008




(LĐ) - Một ngày cuối năm 2007, các cơ quan chức năng đã công bố quyết định kỷ luật nặng đối với hiệu trưởng, hiệu phó và các trưởng phòng Trường Trung học Y tế Long An (THYTLA) khi phải đặt bút ký quyết định kỷ luật các thầy, cô giáo, những người có trách nhiệm đã đắn đo gần nửa năm trời.
Nhưng không còn cách nào khác, bởi những việc làm của họ rất xa lạ với môi trường giáo dục...
Khi HS là đối tượng bị "xẻ thịt"

Cách đây hơn nửa năm, đơn thư (vừa nặc danh, vừa hữu danh) của giáo viên và HS Trường THYTLA cứ dồn dập gửi đến các cơ quan chức năng. Một đoàn kiểm tra cấp tỉnh đã vào cuộc, sự thật khá bất ngờ...

Ngày 3.8.2006, Ban giám hiệu (BGH) và Chi uỷ nhà trường đã họp và ra một số quy định "lịch sử", không dựa trên bất cứ văn bản hướng dẫn hay quy định nào của cấp trên. Trong đó có việc HS buộc phải mua sổ học tập của nhà trường với giá 20 ngàn đồng/cuốn. Với cuốn sổ ấy, HS có thể mua ở hiệu sách với giá chỉ hơn 1 ngàn đồng.

Đến kỳ thi, thay vì thí sinh được phát không mấy tờ giấy thi (vì họ đã đóng học phí từng năm học), hiệu trưởng cũng buộc HS đóng 20 ngàn đồng/người. Rồi bản sao bằng tốt nghiệp (loại người ta photo với giá vài trăm đồng), thì nhà trường cũng tính với giá 10 ngàn đồng (3 bản)...

Thật lạ lùng khi mỗi HS phải nộp 280 ngàn đồng để nhà trường mua... máy photocopy. Nhà trường tổ chức "thi thử", nhưng chẳng khác gì bán đề thi cho HS, khi mỗi em phải nộp 50 ngàn đồng và đề thi thật (diễn ra sau đó 12 ngày) giống đề thi thử đến gần 90%.

Rồi tiền thi tốt nghiệp (115 ngàn đồng/HS); tiền học tin học, ngoại ngữ (dù các môn học này có trong chương trình chính khoá); tiền sinh hoạt đầu khoá; tiền đóng góp xây dựng quỹ khuyến học... Đáng nói hơn là hầu hết các khoản thu này đều nằm ngoài sổ sách kế toán, để lập quỹ "đen".

Mỗi chữ ký... 3 ngàn đồng

Với các khoản thu "phong phú" từ HS (mỗi năm gần 1 tỉ đồng), BGH nhà trường đã tự đặt ra cho mình và cộng sự những khoản chi khá ngộ nghĩnh. Chẳng hạn mỗi chữ ký của hiệu trưởng vào bằng tốt nghiệp được chi 3 ngàn đồng (mỗi giờ có thể ký 400 chữ ký).

Người viết chữ vào bằng cũng được 3 ngàn đồng/bằng. Ghi vào sổ - 2 ngàn đồng/bằng; bảo quản bằng - 1.500đ/bằng; đóng dấu - 500 đồng... Hiệu trưởng đã khá rộng tay trong các khoản bồi dưỡng hội đồng thi, bồi dưỡng hội đồng xét tuyển, phụ cấp cho các cán bộ dưới quyền...

Từ các khoản thu để ngoài sổ sách nói trên, việc chi tiêu nguồn tiền này càng tuỳ tiện, bất chấp các nguyên tắc tài chính tối thiểu. Rất nhiều các khoản chi mà người đứng tên trên hoá đơn và người ký duyệt chỉ là một - hiệu trưởng nhà trường. Không chỉ các đồ nhậu, tiếp khách, mà nhiều chứng từ mua sắm tài sản cũng do hiệu trưởng tự thực hiện và tự ký duyệt chi.

Nghiêm trọng hơn, BGH nhà trường không chỉ chủ trương quyết toán khống số tiền gần 30 triệu đồng, mà còn ủng hộ trung tâm y tế các huyện quyết toán khống hàng trăm triệu đồng. Các cơ quan chức năng đã xác định có hơn 1 tỉ đồng thu sai, chi sai, không hạch toán vào sổ sách.

Quá sa đà vào chuyện "quỹ đen" và điều hành các khoản thu chi không minh bạch, BGH nhà trường không thể toàn tâm, toàn ý lo cho sự nghiệp giáo dục. Không ít những nguyên tắc giáo dục bị vi phạm nghiêm trọng. Đáng kể nhất là việc tổ chức chấm phúc khảo một cách tuỳ tiện, nâng điểm HS trái nguyên tắc, gây bất bình trong nội bộ giáo viên.

Việc tổ chức thi thử với bộ đề gần như nguyên mẫu của đề thi thật sau đó ít lâu là việc làm phản giáo dục nghiêm trọng. Việc cả một tập thể lãnh đạo (hiệu trưởng, hiệu phó và các trưởng phòng) đồng lòng ủng hộ việc làm sai trái của hiệu trưởng trong một thời gian dài là điều đáng được Sở Y tế Long An (cơ quan chủ quản của Trường THYTLA) quan tâm lý giải.

Kỳ Quan

Vinh Loc 90A
26-02-2008, 09:59 AM
Một kết cục có hậu ...

TT- - TTO (http://vn.news.yahoo.com/tto/20080216/tsc-cach-chuc-ban-giam-hieu-truong-th-y-cb9871b.html)- Chiều 15-2, bác sĩ (BS) Lê Thanh Liêm, giám đốc Sở Y tế Long An, cho biết đã ký quyết định bổ nhiệm ban giám hiệu (BGH) mới của Trường Trung học Y tế tỉnh để thay thế BGH cũ có nhiều sai phạm về tài chính và mất đoàn kết nội bộ.
Theo đó, kể từ ngày 18-2, BS Lê Thị Ngoan (trưởng phòng Nghiệp vụ y) sẽ chính thức giữ chức vụ hiệu trưởng, thạc sĩ Trần Văn Hiền (phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng) và BS Huỳnh Thái Hòa (giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thủ Thừa) giữ chức vụ hiệu phó Trường TH Y tế Long An. BGH cũ gồm hiệu trưởng Phạm Văn Đấu, hai hiệu phó Nguyễn Thị Rỡ và Phạm Thị Dậu được điều về Sở Y tế kiểm điểm chờ xử lý kỷ luật.
Trước đó Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Long An đã kỷ luật BGH Trường TH Y tế sau khi phát hiện trường này để ngoài sổ sách hơn 870 triệu đồng và cùng với các Trung tâm Y tế huyện quyết toán khống gần 200 triệu đồng.
Hiệu trưởng Phạm Văn Đấu bị xử lý kỷ luật về mặt đảng hình thức cách chức chi ủy viên; hiệu phó Nguyễn Thị Rỡ bị kỷ luật hình thức cảnh cáo, còn hiệu phó Phạm Thị Dậu bị kỷ luật hình thức khiển trách.
Vụ tiêu cực tại Trường TH Y tế Long An đã được chuyển sang cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
V.TR.


Còn cán bộ đấu tranh tiêu cực thì ... đi đâu rồi? :w00t:

phanphuong
26-02-2008, 10:24 AM
Một kết cục có hậu ...
Còn cán bộ đấu tranh tiêu cực thì ... đi đâu rồi? :w00t:
Đọc cái topic này mà em cũng thấy lo lo đó huynh. Dám đề cập đến chuyện tiêu cực trên diễn đàn. Không khéo coi chừng bị bắt đó. Nguy hiểm quá. Mấy huynh cẩn thận nhen! :boss:

nobipotter
24-10-2008, 11:15 AM
Học sinh trung cấp năm cuối phải thi… đầu vào
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200843/20081022221910.aspx




22/10/2008 22:19


Theo thông báo của Ban giám hiệu (BGH) trường Trung học Y tế (THYT) Long An, 51 học sinh của 2 khóa 2006 - 2008 và 2007 - 2009 phải chuẩn bị ôn thi đầu vào cho khóa học 2008 - 2010 và nếu đạt thì đến năm... 2010 mới tốt nghiệp.
Theo giải thích của trường, 51 học sinh này có tổng điểm xét tuyển thấp hơn điểm tuyển vào trường theo danh sách xét tuyển. Như vậy, ngay từ đầu các học sinh không đủ điều kiện nhập học, trong khi nhà trường đã "lỡ nhận". Nay để sửa sai, học sinh phải thi tuyển vào hệ tại chức khóa học 2008 - 2010, trường còn hứa việc thi đầu vào sẽ không mấy khó, kết quả học tập đã qua sẽ được bảo lưu. Khi học xong chương trình chính quy hiện tại, ra trường các học sinh được cấp giấy chứng nhận tạm để đi làm, đến năm 2010 trở lại trường nhận bằng tốt nghiệp tại chức (?).
Vì sao lại có chuyện trớ trêu này? Khi chuẩn bị kết thúc khóa học 2006 - 2008, trường THYT đã không đủ phôi bằng (do Bộ GD-ĐT cấp) để cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh. Nguyên nhân là do lượng học sinh thi tốt nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ tiêu được giao cho khóa học. Trước đó, theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Giám đốc Sở GD-ĐT Long An đã thành lập đoàn kiểm tra công tác đào tạo tại trường THYT Long An. Đoàn đã phát hiện 51 trường hợp được nhận vào học nhưng thủ tục và hồ sơ tuyển sinh đều sai quy chế. Cụ thể, các em có điểm xét tuyển thấp hơn nhiều so với điểm tuyển của trường. Địa chỉ đào tạo cũng sai, thay vì phải là học sinh các xã vùng sâu, thì phần nhiều học sinh ở thị xã Tân An và các thị trấn. Lạ hơn, có nhiều học sinh ở tận tỉnh Kiên Giang có điểm xét tuyển rất thấp cũng được nhận vào học, trong khi học sinh vùng sâu ở Long An lại bị loại dù điểm cao hơn...
Lâm Vũ

nobipotter
24-10-2008, 11:17 AM
Trường Trung học Y tế Long An : 51 sinh viên sau 1-2 năm học mới thi “đầu vào”Thứ năm, 23/10/2008, 00:19 (GMT+7)
http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2008/10/169303/
(SGGP).- Một việc làm đầy khuất tất tại Trường Trung học Y tế tỉnh Long An: 51 sinh viên sau 1- 2 năm học, đột nhiên bị nhà trường bắt buộc phải “thi đầu vào” vì không đủ chuẩn quy định.
Tháng 2-2008, Ban Giám hiệu Trường Trung học Y tế tỉnh Long An (cũ) bị kỷ luật chuyển sang công tác khác, sau khi bàn giao nhiệm vụ, Ban giám hiệu mới của trường phát hiện 51 sinh viên của 4 hệ đào tạo: y sĩ đa khoa, điều dưỡng, dược trung và y sĩ y học cổ truyền đã học từ 1-2 năm học mà không đủ điều kiện “đầu vào”. Cụ thể những sinh viên trên có tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp phổ thông trung học thấp hơn điểm xét tuyển của nhà trường. Nhưng không biết vì lý do gì, Ban giám hiệu (cũ) lại “thả cửa” cho các em nhập học. Có 11 em nhập học từ năm học (2006-2007); 40 em nhập học từ năm học (2007-2008). Đa số sinh viên “lậu” này học lực dưới trung bình, là con của gia đình cha mẹ là cán bộ, công chức và “đại gia” trong tỉnh…
Sau khi sự việc xảy ra, UBND tỉnh Long An đã chấp thuận đề nghị của Sở GD-ĐT, Sở Y tế tỉnh, chuyển các sinh viên trên qua hình thức đào tạo “vừa học vừa làm” và bắt buộc các em phải thi lại đầu vào, nếu sinh viên nào không đạt điểm quy định thì phải tạm ngưng việc học. Bà Lê Thị Ngoan, Hiệu trưởng Trường Trung học Y tế Long An cho biết: Thực hiện theo chỉ đạo của trên, trước mắt trường tổ chức ôn thi đầu vào 2 môn như quy định cho các em. Dự kiến tháng 11 sẽ thi, nếu các em đạt điểm quy định mới được xét cấp tốt nghiệp, và cấp bằng cấp chuyên môn sau này.
Đây là việc làm hy hữu trong giáo dục nhằm “chữa cháy” những sai trái của Ban giám hiệu Trường Trung học Y tế tỉnh Long An trước đây. Dư luận tại Long An đang nghi ngờ về chất lượng đào tạo “thầy thuốc” của Trường Trung học Y tế Long An; và có chăng hành vi tiêu cực “chạy trường”?
N.Trường – Đ.Tuyển

nobipotter
24-10-2008, 11:18 AM
"Làm xiếc" với học sinh

Lao Động số 245 Ngày 23/10/2008 Cập nhật: 9:52 PM, 22/10/2008
http://www.baovietnam.vn/articles-images/xa-hoi/18/Lam-xiec-voi-hoc-sinh-98821-1.jpgTrường Trung học Y tế Long AnNgày 9.10, BGH Trường Trung học Y tế (THYT) Long An triệu tập 51 HS của 2 khóa học 2006 - 2008 và 2007 - 2009 đến làm việc. Các HS cứ ngỡ nhà trường mời đến để chuẩn bị cho lễ tốt nghiệp sắp đến (các HS khóa học 2006 - 2008 vừa mới thi tốt nghiệp).
Thế nhưng các HS đã ngỡ ngàng, không hiểu chuyện gì xảy ra khi nhà trường thông báo phải chuẩn bị ôn thi "đầu vào" cho khóa học 2008 - 2010 và nếu đạt thì đến năm... 2010 mới tốt nghiệp.

Trong sự nhốn nháo của các HS, những người có trách nhiệm đã giải thích lý do: 51 HS này có tổng điểm xét tuyển thấp hơn điểm tuyển vào trường theo danh sách xét tuyển. Như vậy, ngay từ đầu các em đã không đủ điều kiện, nhưng nhà trường đã "lỡ nhận" các em vào học. Nay để sửa sai, các em phải thi tuyển vào khóa học 2008 - 2010, mà là thi tuyển vào hệ tại chức (nay gọi là "vừa làm vừa học") dù nhà trường đã ngừng đào tạo hệ này từ lâu. Trước những cặp mắt đỏ hoe của HS, một người có trách nhiệm nói thẳng: Hoặc là các em phải nghỉ học, hoặc là phải chấp nhận thi tuyển đầu vào hệ "vừa làm vừa học" cho khóa học 2008 - 2010. Các HS như được an ủi phần nào khi nhà trường hứa: Việc thi đầu vào sẽ không mấy khó, kết quả học tập đã qua của các em sẽ được bảo lưu, khi học xong (chương trình học chính quy hiện tại) ra trường, các HS được cấp giấy chứng nhận tạm để đi làm, đến năm 2010 trở lại trường nhận bằng tốt nghiệp "tại chức". Vì sao lại có chuyện trớ trêu và phức tạp thế này?

Khi chuẩn bị kết thúc khóa học 2006 - 2008, Trường THYT đã không đủ phôi bằng (do Bộ GDĐT cấp) để cấp bằng tốt nghiệp cho HS. Nguyên nhân là do lượng HS thi tốt nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ tiêu được giao. Theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, Giám đốc Sở GDĐT Long An đã thành lập đoàn kiểm tra công tác đào tạo tại Trường THYT Long An. Đoàn phát hiện 51 trường hợp được nhận vào học, nhưng thủ tục và hồ sơ tuyển sinh đều sai quy chế. Cụ thể, các em có điểm xét tuyển thấp hơn nhiều so với điểm tuyển của trường; địa chỉ đào tạo cũng sai. Thay vì phải là HS các xã vùng sâu thì phần nhiều lại là người thị xã Tân An và các thị trấn. Kỳ lạ hơn, có nhiều HS ở tận tỉnh Kiên Giang xa xôi, có điểm xét tuyển rất thấp cũng được nhận vào học, trong khi đó các HS vùng sâu ở Long An lại bị loại dù có điểm cao hơn. Hỏi một số HS trong diện "lỡ tuyển" rằng trước đó, các em có biết mình không đủ điểm nhưng vẫn được tuyển, các HS đều có chung câu trả lời là không biết gì, mọi chuyện do cha mẹ lo hết. Vì sao lại có chuyện "lỡ nhận" vào học lạ lùng này? Có lẽ chỉ có BGH nhà trường mới là những người biết rõ nhất.

Đây chỉ là một trong nhiều sai phạm lớn của BGH Trường THYT bị phát hiện. Vào giữa năm 2007, các cơ quan chức năng đã phát hiện ở đây nhiều sai phạm liên quan tới tiền bạc như thu trái quy định, chi sai nguyên tắc, lập quỹ đen... với tổng số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Sau đó, nhiều vị lãnh đạo nhà trường đã bị kỷ luật, nặng nhất là... "cảnh cáo".

Hiệu trưởng Trường THYT Long An - bà Lê Thị Ngoan - cho biết, sáng 22.10, Vụ Giáo dục - Bộ GDĐT đã yêu cầu Trường THYT Long An báo cáo gấp tình hình liên quan tới 51 học sinh "lỡ tuyển" vào trường. Chiều 22.10, bà Ngoan đã ký báo cáo giải trình gửi về Vụ Giáo dục.

nobipotter
24-10-2008, 11:19 AM
Liên quan đến vụ "lỡ tuyển" 51 HS ở Trường Trung học Y tế Long An:
Có cả con phó chủ tịch huyện và cháu trưởng phòng...
Lao Động số 246 Ngày 24/10/2008 Cập nhật: 9:56 PM, 23/10/2008
(LĐ) - Như Lao Động đã thông tin, các cơ quan chức năng mới phát hiện có 51 HS Trường THYT Long An đang học, hoặc sắp ra trường vi phạm quy chế tuyển sinh.

Để khắc phục chuyện "lỡ tuyển", nhà trường cùng Sở GDĐT, Sở Y tế - được sự đồng ý của UBND tỉnh - đang chuẩn bị cho các em thi lại đầu vào hệ tại chức năm học 2008 - 2010.

Trong số 51 HS nói trên, có những em không có bằng tốt nghiệp THPT, không có điểm xét tuyển. Lại có những trường hợp được gửi gắm, như trong danh sách trích ngang học viên tỉnh Kiên Giang do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Bình ký, ghi rõ trường hợp này là con của đồng chí phó chủ tịch UBND huyện, trường hợp khác là cháu bác sĩ - Trưởng phòng nghiệp vụ Sở Y tế.

sauvuongynhac
24-10-2008, 11:31 AM
Nhằm nhò gì, có bằng trường cao đẳng bán công công nghệ và quản trị doanh nghiệp Tp.HCM không? Đào tạo 5 ngành nghề chưa có phép (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200843/20081023235831.aspx). Tội nghiệp cho phụ huynh và học sinh, từ rày về sau muốn học trường nào phải năn nĩ trường cho xem giấy phép đào tạo. Bậu lỡ thì ... sống chết mặc bây. :)

nobipotter
22-11-2008, 09:25 AM
Sai phạm trong tuyển sinh của Trường Trung học Y tế Long An: Buộc thôi học nếu có gian lậnThứ sáu, 24/10/2008, 00:04 (GMT+7)(SGGP). – Ngày 23-10, trao đổi với PV Báo SGGP về những sai phạm trong tuyển sinh của Trường Trung học Y tế Long An, TS Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) khẳng định không chấp thuận phương án “chữa cháy” mà trường này đề xuất và sẽ tổ chức thanh tra trường vào tuần tới. Phương án mà trường đề xuất là tổ chức ôn thi đầu vào 2 môn như quy định cho 51 sinh viên và tổ chức thi vào tháng 11, nếu đạt điểm quy định mới được xét cấp tốt nghiệp và cấp bằng cấp chuyên môn sau này.
Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Sở GD-ĐT Long An rà soát từng đối tượng dưới điểm chuẩn mà vẫn được nhập học, đặc biệt chú ý đến yếu tố hoàn cảnh gia đình. Nếu có gian lận, tiêu cực “chạy trường” sẽ bị buộc thôi học, không được công nhận kết quả. Nếu trong quá trình rà soát có những đối tượng sinh viên có hoàn cảnh gia đình nghèo, có khó khăn thực sự sẽ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo bộ để giải quyết đặc cách. “Quan điểm của bộ là sai phạm đến đâu, xử lý đến đó” – ông Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, vẫn theo ông Vinh, việc xử lý những người có trách nhiệm về sai phạm này khá khó khăn vì Ban giám hiệu Trường Trung học Y tế Long An (cũ) bị kỷ luật chuyển sang công tác khác từ tháng 2-2008.
Việt Lan
Nguồn> http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2008/10/169429/

nobipotter
22-11-2008, 09:27 AM
Thứ Tư, 19/11/2008, 07:59 (GMT+7)
Kiến nghị công nhận 50 thí sinh “ngoài luồng”
TT (Long An) - Ngày 18-11, ông Lê Thanh Liêm - giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An - cho biết đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT đã kết thúc đợt kiểm tra việc tuyển sinh tại Trường trung học Y tế Long An trong hai năm 2006 và 2007.
Đoàn thanh tra khẳng định 50 trường hợp không đủ điểm chuẩn mà trường này tuyển trong hai năm nói trên là trái quy chế. Trong số này có một số trường hợp là thí sinh do UBND tỉnh Kiên Giang gửi và một số thí sinh là con em cán bộ ở tỉnh Long An. Dù vậy, ông Liêm cho biết: “Đoàn kiểm tra chỉ kiến nghị rút kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh và... kiến nghị Bộ GD-ĐT công nhận 50 thí sinh được tuyển sinh “ngoài luồng” này, cho các em tiếp tục học và thi tốt nghiệp bình thường”.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tháng 7-2007 UBND tỉnh Kiên Giang có công văn gửi UBND tỉnh Long An “xin” thêm chỉ tiêu đào tạo trung cấp y - dược cho tám thí sinh ở tỉnh này. Dù có tới 7/8 thí sinh không đủ điểm xét tuyển nhưng tỉnh Long An vẫn chấp thuận. Đến tháng 10-2007, UBND tỉnh Kiên Giang lại gửi tiếp văn bản xin... đổi hai thí sinh. Theo đó hai thí sinh D.H. và P.C. bị loại để nhường chỗ cho N.T.X.M. (cháu của trưởng phòng nghiệp vụ y một sở) và N.T.T.N. (con phó chủ tịch một huyện).
Ngoài số thí sinh này, UBND tỉnh Long An còn chủ trương tuyển hàng chục trường hợp thi rớt hoặc không đủ điểm xét tuyển với danh nghĩa “đào tạo theo địa chỉ” và bổ sung nguồn cán bộ y tế cơ sở.
V.TR.



Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=288533&ChannelID=13

nobipotter
22-11-2008, 09:40 AM
Trước đó:

Phát hiện tiếp sai phạm tại Trung cấp y tế Long An Cập nhật lúc : 7:30 AM, 06/11/2008
Theo nguồn tin Đất Việt, đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do ông Trịnh Văn Hỷ làm trưởng đoàn, vừa phát hiện thêm nhiều sai phạm tại Trung cấp y tế Long An.
>> 51 học sinh Trung cấp Y tế Long An không được thi lại đầu vào (http://www.baodatviet.vn/Home/51-hoc-sinh-Trung-cap-Y-te-Long-An-khong-duoc-thi-lai-dau-vao/200810/19473.datviet)
>> Phải thi lại đầu vào khi… sắp tốt nghiệp (http://www.baodatviet.vn/Home/Phai-thi-lai-dau-vao-khi-sap-tot-nghiep/200810/18587.datviet)

Đoàn phát hiện, năm 2006, trường đã đào tạo “giúp” huyện Hóc Môn 112 học sinh hệ Dược sĩ trung cấp vừa học vừa làm, trong khi trường không có chức năng này. Trường cũng không có biên bản chấm phúc khảo hơn 30 học sinh thi đầu vào năm 2006. Năm đó, trường tuyển khoảng 400 học sinh.
Từ 5/11 đến ngày 15/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thanh tra về vụ việc 51 học sinh “cử tuyển” sai quy định. Trước đó, Bộ chỉ đạo trường không được tổ chức thi lại đầu vào cho số học sinh này.

Trong thời gian ông Phạm Văn Đấu làm hiệu trưởng, Trung cấp y tế Long An đã xảy ra nhiều sai phạm. Tháng 2/2008, ông Đấu bị cách chức do tham ô, chỉ đạo tuyển sinh sai nguyên tắc…

M.L


Nguồn: http://www.baodatviet.vn/Home/Phat-hien-tiep-sai-pham-tai-Trung-cap-y-te-Long-An/200811/20250.datviet