PDA

View Full Version : VFF và sự kiện wan tâm


An Nhiên
01-01-1970, 07:00 AM
Không đơn thuần là việc của VFF
Thất bại tại Tiger Cup 2004 chưa kịp nguôi ngoai thì lại đến vụ cựu huấn luyện viên của bóng đá Việt Nam C. Letard kiện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) lên Toà án Trọng tài thể thao quốc tế, đòi VFF phải bồi thường do sa thải ông này trước thời hạn.
Vụ việc vỡ lở, có đủ trạng thái cảm xúc, từ cay đắng, giận dữ... khinh miệt cho tới sự cảm thông chia sẻ của người dân với các quan chức VFF. Tuy nhiên, nói như các cụ, rằng thua thì đã thua rồi, vấn đề là nói sao cho đúng để không thua nữa, còn nếu chỉ là để xỉ vả cho bõ tức thì ai chả làm được và cũng không giải quyết được việc gì ngoài nói cho... sướng miệng.

Cảm giác đầu tiên của nhiều người, dù rất cũ, là vụ việc càng bộc lộ rõ nhu cầu bức xúc về tính chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam nói chung và VFF nói riêng. Một cầu thủ chuyên nghiệp hành nghề ở Âu châu chẳng hạn, anh ta “trang bị” cho mình cả bác sỹ lẫn luật sư. Đằng này, cả một tổ chức xã hội nghề nghiệp của đất nước có đến 82 triệu dân mà không có lấy một luật sư cho ra trò thì tệ quá. Trách nhiệm ấy, dĩ nhiên không chỉ mình VFF phải hứng chịu vì kể cả ngành thể dục - thể thao (TDTT) đầy trách nhiệm cũng không thể ôm xuể và lường hết những phát sinh kiện tụng trên bước đường hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Chưa hết, bộ máy bán chuyên trách đã bộc lộ nhiều hạn chế, từ con người cho đến cơ chế điều hành. Nếu bóng đá Việt Nam muốn chuyên nghiệp hoá thì phải giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Sự hâm mộ bóng đá của người dân Viêït Nam không thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Vì quá yêu môn thể thao này, người dân Việt Nam hoá ra dễ nóng nảy, dễ lườm nguýt khi “người yêu” sơ sảy điều gì đó. Nghĩ lại thì thấy, cách nay mươi năm, vụ hoa quả, gần hơn chút là xe đạp, bật lửa ga, cá basa và con tôm, vì tôi có may mắn làm việc ở một tờ báo kinh tế nên chứng kiến các thày cãi nhà mình vất vả ra sao, khổ sở thế nào mà vẫn thua kiện, mà thua nặng hơn nhiều, chỉ vì họ chưa kịp thích ứng với hành lang pháp lý của những nơi khác. Những kiện tụng kiểu như thế, không có gì lạ và bất thường đến mức làm cho người ta phải bổ chửng, có điều ở xứ người, do có tính chuyên nghiệp cao, nên thua thiệt của ai đó lập tức có ngay địa chỉ và dư luận không dễ bị dị ứng như ở Việt Nam. Nếu nói rằng, VFF có thể lấy tiền do bán vé ra mà trả thì cũng không quá sai, vì bóng đá chuyên nghiệp phải “lấy mỡ nó rán nó”, dù người có trách nhiệm tất phải chịu chế tài xử lý phù hợp, kể cả việc đền bằng tiền túi, do chính Ban chấp hành VFF quyết định theo điều lệ và quy chế hoạt động của VFF.
ai từng có người cho rằng, đó chính là một đối trọng của VFF, thay vì là cầu nối. Trách nhiệm thiếu rạch ròi giữa ngành dọc và các liên đoàn thể thao hiện là chuyện phổ biến ở Việt Nam, vì thế hễ có chuyện là rất khó xác định trách nhiệm cá nhân. ChínAi cũng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm. “Cấp trên trực tiếp” của VFF là Ủy ban TDTT, nên ngành TDTT không thể vô can và nếu nói rằng, Ủy ban TDTT cần phải cải tiến lề lối làm việc hay nâng cao năng lực quản lý e diệu vợi quá. Vụ Thể thao thành tích ao 2 (Ủy ban TDTT) tham mưu việc quản lý các môn bóng, trong đó có bóng đá, do một cựu Phó chủ tịch VFF đảm đương và cách bố trí khá tế nhị này tự nó khiến cho hành lang pháp lý và thực thi pháp lý giữa Ủy ban TDTT và VFF rơi vào cảnh rất tế nhị, đến nỗi đã h Ủy ban TDTT sẽ phải trực tiếp xắn tay lo việc, “cấp trên” đã cử cán bộ chuyên trách của mình qua VFF thì cũng cần tách bạch mọi thứ để rút về, bãi miễn, thậm chí truy cứu trách nhiệm... tiếc rằng, những lúc như thế, dư luận chưa thấy động thái này. Cần phân biệt khái niệm trách nhiệm và khuyết điểm, người hâm mộ chỉ mong ai đó chớ lo bị khuyết điểm mà cho rằng, trách nhiệm là ở chỗ khác.
Thông thường thì những cơn sốc bao giờ cũng kéo theo hàng loạt câu hỏi về nhân sự. Đó là căn bệnh trầm kha, là chuyện buồn, chuyện cơ hội. Sự nghiệt ngã (đôi khi quá đà) của dư luận, khiến cả VFF lẫn cơ quan chủ quản có phần lúng túng. Thay vì tháo gỡ bằng cách giải mã những phần thuộc cơ chế, người ta chỉ tìm cách đổ lỗi cho nhau (để giảm trách nhiệm) hay tính chuyện tìm người thay thế mà không thấy rằng, không thay cái lớn hơn, cơ bản hơn thì đưa ai vào ngồi lên những chiếc ghế vốn đã chông chênh rồi sớm muộn cũng sẽ bị đổ. VFF mấy khoá từng chịu áp lực lớn, chỉ nhìn lại Tiger Cup vừa qua đã đủ thấy độ tin cậy của những thông tin và cả những ngòi bút, mang tiếng là đi xây chứ không đi phá, vậy mà chẳng hiếm thông tin không đạt mục tiêu, ngoài cách làm rối thêm tình hình và khiến cho những người yếu bóng vía dễ bị dị ứng.
Câu chuyện đã rõ ràng: một phán quyết tranh chấp hợp đồng xử VFF bị thua, phải đền tiền, đó là chuyện thường tình. Ngành thương mại, công nghiệp và y tế từng bị đền và đều có thêm bài học. Về phần mình, chúng tôi không coi tiền thu được từ vé bán là cái mà không ai được sử dụng vào việc khác. Còn cách đền như thế nào, đó là việc của người có trách nhiệm.
Ông Tổng thư ký VFF đã từ chức, trước tiên là sự đền bù cho người hâm mộ về mặt danh dự, rất đáng trọng. Tiếc là ông Tổng thư ký VFF đơn độc quá, dù cụm từ “văn hoá từ chức” đã bắt đầu xuất hiện. Tất nhiên là tôi không loại trừ việc sẽ có một ai đó “nhảy khỏi boong trước khi tàu đắm”. Dù có gặp nhiều chông gai, thậm chí có những bước thụt lùi, song bóng đá Việt Nam vẫn tiến lên, đó là niềm tin sắt đá của người hâm mộ.