PDA

View Full Version : Việt Nam và thương mại điện tử trong nước


nhk
22-01-2007, 11:21 PM
Giới quan sát kinh tế có nhận định chung: sau khi gia nhập WTO và để theo kịp thế giới thì Việt Nam sẽ phải phát triển dịch vụ mua bán trên internet, còn được gọi là thương mại điện tử. Tuy nhiên, có quá nhiều trở ngại ngăn trở chuyển động này, từ nhận thức người dân cho đến hệ thống chi trả trên mạng.

Theo con số thống kê hồi gần đây, lượng mua bán trên mạng lưới internet toàn cầu chiếm tỷ trọng 7.5% tổng doanh số thương mại và đây là con số rất lớn mà nhiều nước đang chú ý tới để lập kế hoạch phát triển kinh doanh trên mạng.
Mua bán qua Internet rõ ràng tiện lợi, nhanh chóng, không tốn kém thời gian cho người mua và người bán nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí bao gồm nhân viên bán hàng, kho bãi và nhất là thuận lợi vận chuyển cho tất cả mọi vị trí địa dư trên thế giới.

Các nước phát triển đã từ lâu hoàn thiện và tăng tốc việc mua bán trên Internet và phương tiện này đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế.

Sau một thập niên hội nhập, ngày nay số Website của Trung Quốc trên hệ thống mạng toàn cầu tăng trưởng lên gấp trăm lần và số thu nhập từ mạng cũng tăng với cấp số nhân.
Hiện tại hạ tầng cở sở về IT của Việt Nam khác Trung Quốc rất xa về hệ thống kỹ thuật IT.
Trung Quốc tỏ ra có viễn kiến khi tận dụng nguồn nhân lực của mình để tập trung vào việc sản xuất gia công những dụng cụ điện tử cho Tây phương và từ đó ý thức người dân nhận biết về hiệu quả của nền công nghệ thông tin cao hơn, đặc biệt trên lãnh vực Internet.

Chưa sẵn sàng

Từ nhiều năm nay, Việt Nam xem internet như một chỗ giải trí hoặc học hỏi thêm kiến thức của thế giới vì lượng thông tin khổng lồ từ phương tiện này.

Doanh nhân Việt chưa khởi động việc mua bán và trao đổi thông tin trên mạng vì nhiều lý do, trong đó lý do tri thức internet đứng hàng đầu và việc thực hành chuyện mua bán trên mạng xem ra còn quá mới mẻ.

Để thành lập một trang mua bán trên mạng người có nhu cầu phải qua nhiều công đọan và thường thì phải nhờ tư vấn và thiết kế của một công ty nào đó có chuyên môn về vấn đề này. Theo tìm hiểu từ công ty Internet hàng đầu của VN là FTP, một trang web bán hàng qua mạng được FTP làm tốn khoảng từ 10 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng tùy vào mức độ phức tạp, an toàn và yêu cầu khắt khe của khách hàng. Vây thì người bán có một trang Web của riêng mình và giờ đây là vấn đề tài chính. Làm cách nào để lấy tiền người mua sau khi họ đặt hàng.

Sự trở ngại chính cho một doanh nghiệp muốn mở cửa hàng mua bán trên mạng tại Việt Nam hiện nay là vấn đề thanh toán. Trở ngại này không thể khắc phục vì có liên quan đến những tập đoàn tài chính nước ngoài và những công ty tín dụng. Vì Việt Nam hiện nay chưa có hệ thống luật chặt chẽ và cũng như việc theo dõi thực thi hiệu quả nên các tập đoàn kinh tế lớn như các công ty nhận tiền trực tuyến PayPal không cho phép người kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam rút tiền ra.
Việt Nam không thể thoát ra chiếc vòng kim cô này nếu tình trạng ****er tại Việt Nam vẫn còn được xã hội xem là những trò trẻ con đùa bỡn. Cùng với ****er, một vấn nạn khác không kém quan trọng là vấn đề uy tín của bên bán.
Hiện chưa có những văn bản pháp luật nào có biện pháp chế tài đối với những sản phẩm quảng cáo đi quá chất lượng thực có. Mua hàng trên Internet là giao khoán cho người bán nhưng tại các nước tiên tiến, việc này hoàn toàn bình thường khi những cơ sở kinh doanh luôn lấy chữ tín làm tiêu chí đầu tiên. Ngoài ra những cơ quan tình báo chiến lược luôn tiếp tay kịp thời để truy lùng ****ers trên mạng càng tăng thêm tin tưởng cho người mua ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Muốn làm được những điều này Việt Nam cần có quyết tâm lớn trên hai phương diện: Ngăn ngừa ****er một cách hiệu quả và một nền văn hóa tín dụng cần được theo đuổi.
================================

Những con đường vòng trong lĩnh vực thương mại điện tử?

Hiện tại các công ty Việt Nam thương mại bắt đầu ý thức vào việc đầu tư trang web. Với các công ty kinh doanh mà khách hàng chủ yếu là sống trong nước thì việc thanh toán trực tuyến không thể diễn ra mà thay vào đó cách thanh toán truyền thống vẫn phải diễn ra: trả tiền tận tay, qua Bưu điện, qua đại diện đại lý ở các tỉnh thành, qua chuyển khoản Ngân hàng. Tuy nhiên, cách tính tiền truyền thống này lấy đi ý nghĩa của kinh doanh điện tử: tiện lợi, nhanh chóng, không tốn kém thời gian cho người mua và người bán nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí bao gồm nhân viên bán hàng, kho bãi và nhất là thuận lợi cho người mua dù địa dư ở đâu.

Do đó hiện tại để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trên mạng - nhắm vào thị trường nội địa - các cơ sở kinh doanh phải phát triển hệ thống đại lý nhằm giúp việc thanh toán truyền thống hay liên kết với các doanh nghiệp khác đã có hệ thống chân rết khắp cả nước để việc thanh toán và phân phối tiện lợi.

mr.newbie
23-01-2007, 08:23 PM
Việt Nam hiện đang phát triển dần dần các hình thức thanh tóan hiện đại. Các loại thẻ tín dụng của các hãng lớn, nổi tiếng của nước ngoài đã xuất hiện khá lâu như VISA, MASTER nhưng thực sự dạng thẻ này không phù hợp với số đông người VN
- Phải ký quỹ hơn 10 triệu/ thẻ, một số tiền không nhỏ và không phải người nào cũng có một số tiền rỗi lớn như thế hoặc họ có thể lấy số tiền đó đầu tư vào công việc khác
- Như ở US thì họ căn cứ vào khả năng, job để đánh giá sau đó sẽ cấp cc cho mình. Sau đó mình được dùng thoải mái, tiền sẽ được trừ vào tiền lương, nếu xài quá một ít cũng không sao, bạn sẽ được quyền trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định, trả ko được mới có chuyện. VN chưa là được chuyện này
Các loại thẻ ATM, hay gần đây là các loại VISA Debit hay Master Electric thì cũng còn hạn chế. Các loại thẻ này được một số site bán hàng (nước ngoài) chấp nhận nhưng thực sự newbie khi sử dụng cũng cảm thấy rất phiền phức. Nhất là khi giao dịch với nước ngoài, họ có thành kiến với việc người VN dùng cc ****ed nên mỗi lần thanh toán đòi hỏi phải review tùm lum, nào là fax bản scan cc, hoặc call sang cho nó recheck :|. Ngay cả pp lúc trước hỗ trợ VN 100% luôn đó chứ, nhưng rồi lại cắt vì tệ scam ở VN, giờ mới mở lại nhưng chỉ mộ phần thui.
Còn giao dịch trực tuyến trên hệ thống web VN thì hình như khá nhất chỉ có mỗi 123mua.com.vn của công ty Vinagame, cũng không phải hình thức mua bán mới mẻ khác lạ gì, chủ yếu lợi thế của nó là game VLTK đã quá nổi tiếng và thịnh hành nên nó giao dịch bằng card game nên cũng có nhiều người tham gia.
Nói chung chuyện giao dịch trực tuyến ở VN vẫn còn sơ khai lắm, hy vọng lắm sẽ triển khai thật nhanh. Thương mại điện tử :D