PDA

View Full Version : Đến bệnh viện... mắc thêm bệnh


Forever
21-12-2006, 01:45 PM
Chưa bao giờ nhiễm khuẩn bệnh viện lại được nhắc nhiều như hiện nay, bởi nó làm kéo dài thời gian điều trị, gây tốn kém, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân
http://www.nld.com.vn/img/3824/12-suckhoe.jpgĐiều trị và chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Hồi sức – Cấp cứu BV Nhân Dân 115 TPHCM Ảnh: P.Sơn


Một khảo sát mới đây của Vụ Điều trị Bộ Y tế cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện nay chiếm gần 7%, 2/3 BV không có khoa vi sinh để giám sát vi khuẩn trong nguồn nước, dụng cụ y tế và vi khuẩn trên tay nhân viên y tế, có đến 85% BV vì tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân mà sử dụng lại dụng cụ lẽ ra chỉ được sử dụng một lần.
Lỗi từ bệnh nhân
Tại BV Chợ Rẫy TPHCM, cảnh thường gặp ở đây là dù chưa đến giờ thăm bệnh nhưng những thang máy đều chật kín người. Trên tay mọi người hầu như đều có thức ăn cho bệnh nhân. Bà N.T.Yên, 60 tuổi, có chồng nằm trên Khoa Chấn thương Chỉnh hình, cho biết nhà ở tận Phú Yên, bà và hai con hằng ngày phải chia ca chăm sóc người thân. Trên tay bà Yên là những hộp cơm mang cho người bệnh và cả mẹ con bà.
Bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Trưởng Khoa Phỏng BV Chợ Rẫy, cho biết cách sinh hoạt không đúng của thân nhân bệnh nhân đã góp phần gây ra tình trạng nhiễm bẩn môi trường BV. Bên cạnh đó, thói quen “một người bệnh, cả nhà thăm nom” dẫn đến quá tải cũng khiến cho điều kiện vô trùng của BV không được bảo đảm. Một bác sĩ của một BV cấp TP cho biết tình trạng quá tải bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân nơi mình làm việc đến mức báo động đỏ. Theo anh, mỗi lần bước qua khu vực chờ khám bệnh anh đều phải đi thật nhanh và bịt mũi vì không chịu nổi mùi mồ hôi người. Trong phòng bệnh, tình trạng sinh hoạt lộn xộn của bệnh nhân và người nhà cũng góp phần gây ra NKBV. Dù được nhắc nhở rất nhiều, nhưng khi nhân viên BV quay người đi thì mọi chuyện đâu lại vào đấy!
Và lỗi từ thầy thuốc
Một nguồn lây nhiễm khác dẫn đến NKBV là tình trạng bàn tay người thầy thuốc không bảo đảm sạch sẽ. Khảo sát từ BV Chợ Rẫy trên tay 77 nhân viên y tế (18 bác sĩ, 36 điều dưỡng và 23 hộ lý) đang trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhưng chưa rửa tay trong vòng 2 giờ cho thấy hầu hết tay của nhân viên y tế đều... hiện diện vi khuẩn!
Trong khi đó, nghiên cứu mới nhất của BV Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy 3 loại NKBV thường gặp nhất là nhiễm khuẩn phổi với tỉ lệ 74,4%, nhiễm khuẩn tiết niệu 11,2% và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 5,6%. Thực tế, những bệnh nhân phải qua phẫu thuật có nguy cơ bị NKBV cao hơn 2,4 lần so với người điều trị không cần mổ. Bệnh nhân mổ cấp cứu có nguy cơ NKBV cao gấp 1,4 lần so với bệnh nhân mổ bình thường và nguy cơ này tập trung cao nhất ở những bệnh nhân phải thông tiểu, mở khí quản, đặt ống thông. Ngay cả những ca mổ được coi là sạch cũng vẫn còn 2,3% bị nhiễm khuẩn BV. Ngoài việc gây kéo dài thời gian điều trị, NKBV còn đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Vụ tử vong hồi tháng 9 của bệnh nhân T.H.B sau khi phẫu thuật nang mũi má tại một BV có tiếng ở TPHCM được giới chuyên môn hướng về nguyên nhân do NKBV.
Tuyến trên NKBV nhiều hơn tuyến dưới Theo điều tra của Bộ Y tế, tỉ lệ NKBV ở tuyến trên cao gần gấp đôi so với tuyến dưới do có nhiều bệnh nhân nặng và phải thực hiện những phẫu thuật xâm lấn thường xuyên hơn. Tỉ lệ NKBV tập trung cao nhất là ở các khoa hồi sức-cấp cứu, truyền nhiễm và nhi. Theo bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM, cả việc dùng kháng sinh chưa hợp lý và việc xử lý rác thải y tế không đúng cách cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ NKBV. Như vòng luẩn quẩn, vi khuẩn ở BV lại gây ra một số bệnh cho các bệnh nhân. Đây thường là vi khuẩn kháng thuốc nên những bệnh nhân mắc một số bệnh do NKBV khó điều trị hơn.

Vinh Loc 90A
21-12-2006, 01:53 PM
Đề nghị bạn Forever ghi rõ nguồn bài viết để mọi người biết tính xác thực của thông tin (có đường link thì càng tốt). Trường hợp bài viết của bạn thì bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tín mình đưa ra.
Thân mến!

Tr.Giang
21-12-2006, 02:04 PM
Bài của Forever đăng trên báo Người Lao động
http://www.nld.com.vn/tintuc/suc-khoe/174680.asp

Nếu bài viết được đăng trên các Báo của chúng ta thì chúng nên chú thích nguồn. Vì nếu chúng ta trích đăng những bài nhạy cảm, tế nhị... liên quan đến bí mật quốc gia, mối bang giao quốc tế, tình hình chính trị trong và ngoài nước... mà không ghi rõ nguồn thì chúng ta rất dễ bị các cơ quan chức năng "xử lý". Thậm chí người đăng bài, người đại diện cho trang Web chúng ta có thể bị truy cứu trách nhiệm (có thể là hành chính, hình sự...). Lúc ấy chỉ thiệt thòi cho chúng ta mà thôi.

Forever
21-12-2006, 02:09 PM
An Giang
Bà đỡ làm rớt trẻ sơ sinh
21-12-2006 00:54:29 GMT +7
http://www.nld.com.vn/img/3825/10-tin.jpgBé Chanh Bơ Rây đang nằm tại Khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
(NLĐ)- Đó là trường hợp của bé vừa lọt lòng mẹ Chanh Bơ Rây, con chị Neáng Sóc Khanh (SN 1983), ngụ ấp Bình Phước, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn (An Giang).


Theo lời người nhà kể lại, khi chị Khanh chuyển dạ, người thân đưa chị đến khoa sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Tri Tôn để sinh đứa con thứ 2. Khoảng 4 giờ 30 phút ngày 16-12, chị Khanh vượt cạn an toàn, một “cu tí” nặng 3,1 kg chào đời. Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Tri Tôn, lúc bé Chanh Bơ Rây sinh ra không bật khóc như bao đứa trẻ sơ sinh khác, sức khỏe có vẻ yếu và tím tái; nên một “bà đỡ” trong kíp trực 3 người (1 bác sĩ, 2 điều dưỡng) khi đó cầm chân bé Rây đưa ngược lên và chúc đầu bé xuống, đồng thời vỗ vào mông cho bé khóc. Do sơ suất nắm chân không chặt nên cháu bé đã bị rơi xuống nền gạch. 19 giờ 20 phút ngày 17-12, bé Rây được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang nhập viện. Kết quả chụp CT Scanner tại đây cho biết, bé Rây bị nứt sọ cả hai đỉnh phải và trái, có xuất huyết nội vùng đỉnh chẩm do mới sinh ra bị rớt. Theo nguồn tin của chúng tôi, ngày 19-12, qua “tai nạn nghề nghiệp” trên của nhân viên bệnh viện gây ra cho bé Rây, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Tri Tôn đã họp kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với kíp trực sinh ngày 16-12.
Th. Hằng
http://www.nld.com.vn/tintuc/phap-luat/174819.asp