PDA

View Full Version : Người yêu nay đã có chồng


myhanh
13-12-2006, 07:39 AM
Tác giả: Viễn Châu
Trình bày: Tấn Tài
http://thanhtung.com/modules/NV_Music/music/nguoiyeunydacochong.wma

92A01
13-12-2006, 09:15 AM
Mới hay tin bạn mình lấy chồng mà Mỹ Hạnh cho bà con nghe bài này liền :). Không biết trước kia ai là người yêu vậy ta? :))

Vinh Loc 90A
13-12-2006, 10:06 AM
Nếu tôi nhớ không lầm thì Tấn Tài được phong tặng là ông Hoàng đĩa nhựa (hay là Minh Cảnh?). Giọng của ông rất ngọt ngào, đặc biệt là cách nhấn nhá, nhã chữ và luyến láy cuối câu rất độc đáo. Ngoài bài các bạn đang nghe, ông còn nổi tiếng với nhiều bài vọng cổ khác như Tâm sự Mộng Cầm, Bông Ô Môi, Ông lão lái đò,... Bên cạnh đó, ông cũng nổi tiếng với cáctuồng cải lương: Bông Hồng Sa mạc, Yêu người điên,... Ông có 2 người con trai cũng rất nổi tiếng: Tấn Beo, Tấn Bo.

myhanh
13-12-2006, 11:14 AM
Nghệ sĩ Tấn Tài từ thầy giáo trở thành tài tử

http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2002/09/3B9C07BE/TanTai1.jpg


Có một giọng hát trời phú nhưng cha mẹ không cho theo nghiệp " xướng ca" , nên ông đã phải trốn nhà lên Sài Gòn để theo đuổi niềm đam mê của mình. Chỉ 3 năm sau, năm 1963, Tấn Tài đã đoạt giải Thanh Tâm và được mệnh danh là " hoàng đế đĩa nhựa" bởi số lượng ra đĩa hát kỷ lục. Dưới đây là cuộc trò chuyện với ông.

- Sau khi trốn nhà, ông làm cách nào để có được thành công sớm như vậy?

- Nhiều người tưởng rằng, con đường công danh sau đó của tôi suôn sẻ nhưng đâu phải vậy, cũng trầy trật lắm đấy! Khi đến Sài Gòn rồi, má còn lên bắt về mấy lần. Nghiệp ca của tôi cũng chẳng qua học hành mà chỉ nhờ vào giọng trời phú. Bởi vậy, tôi phải cố gắng rất nhiều để tự khẳng định mình.

- Vào cuối thập niên 60, mỗi ngày ông thu 5-6 đĩa hát và mỗi đĩa định giá là 12.000 đồng, tương đương với 1 lượng vàng lúc đó. Danh hiệu “ông hoàng đĩa nhựa” của ông có phải bắt nguồn từ đây?

- Tôi cũng không hiểu danh hiệu này có từ lúc nào. Hồi đó, bên Mỹ có ông vua nhạc rock Elvis Presley thì bên này cũng có ông hoàng đĩa nhựa chăng? Năm 1963, lương công chức của tôi là 1.800 đồng/tháng, sau khi đoạt giải tôi được trả cát-xê 1.700 đồng/đêm. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng đi hát là để thành danh và kiếm được nhiều tiền, mà chỉ đơn giản là để thỏa mãn niềm đam mê mà thôi.

- Hơn 10 năm nay không thấy ông xuất hiện trên sân khấu cải lương, trong khi các bạn đồng lứa như Bạch Tuyết, Diệp Lang vẫn diễn đều, ông làm gì trong thời gian đó?

- Tôi tập trung vào viết hồi ký, hôm nào cũng viết đến 4-5 giờ sáng, bữa nào đang vào mạch cảm xúc thì viết đến 8-9 giờ sáng hôm sau. Bên cạnh đó, tôi cũng tính làm một album sân khấu nói về cuộc đời và sự nghiệp của mình. Bây giờ già nhưng chưa xấu nên tranh thủ làm và cũng có cái để con cháu sau này coi cho biết.

- Ông nghĩ gì về lớp nghệ sĩ trẻ hôm nay?

- Các bạn trẻ bây giờ tôi thấy sao mà đặt tên tùm lum, diễn thì uốn qua vặn lại, giọng ca cứ nhại lẫn nhau. Họ quên rằng muốn nổi tiếng thì phải có cái đặc trưng. Phải làm sao như nghệ sĩ Minh Phụng, Minh Vương, Mỹ Châu... nghe tiếng là biết chứ không cần thấy mặt.

- Theo ông thì yếu tố nào làm cho cải lương hiện nay không còn thu hút khán giả như trước?

- Hiện nay, các vở diễn không có nội dung mới, không súc tích nên không có khách. Tôi mong có một ông tỷ phú hay một ai đó rót tiền làm một sân khấu quy mô. Lúc đó, soạn giả phải viết mới chứ không xào đi, nấu lại, nghệ sĩ phải được mời đúng chỗ. Có như vậy, mời đóng một vai lính quèn, tôi cũng nhận lời.

(Theo Thanh Niên)

myhanh
13-12-2006, 11:20 AM
Nghệ sĩ Tấn Tài: Nguyện làm người hát rong http://cailuong.org.vn/diendan/templates/Elektro/images/lang_english/icon_quote.gif (http://cailuong.org.vn/diendan/posting.php?mode=quote&p=5072&sid=686f25e9b32b17436c7dbd495cd2de52)

Tính tình mềm mỏng nhưng hay tếu hay cười, phong thái tự tin và lãng tử, trong nghề nghiệp luôn lấy chữ tín làm đầu, là đồng hương An Giang với soạn giả tài hoa Hoa Phượng, Tấn Tài nhờ có giọng ca ngọt, mùi, độc đáo mà chàng nghệ sĩ lẽ ra đã trở thành anh giáo làng cách đây gần 50 năm ấy được mệnh danh là “Hoàng đế đĩa nhựa” ở thập niên 1960.

Bỏ nghề gõ đầu trẻ, lén gia đình xa quê theo ánh đèn màu đầy ma lực của sân khấu, nghệ sĩ Tấn Tài vào nghề hát khá muộn khi đã xấp xỉ đôi mươi. Nhưng thành công đến với anh rất sớm. Nhờ giọng ca trời phú, năng khiếu, sự sáng dạ và nỗ lực bản thân nên chỉ vài ba năm theo nghề, Tấn Tài đã đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963 cùng với nghệ sĩ ưu tú Lệ Thủy. Nổi danh là “Hoàng đế đĩa nhựa” với mức cát xê kỷ lục, anh còn nổi danh với những vai kép chánh trong các vở cải lương thể loại màu sắc, hương xa.
Giọng ca Tấn Tài có sức bền bỉ rất lâu.Tấn Tài nổi tiếng qua các bài vọng cổ “Nghẹn ngào” với nghệ sĩ ưu tú Lệ Thủy, “Hàn Mặc Tử” với Bích Phượng, trích đoạn “An Lộc Sơn”, “Bóng hồng sa mạc”, “Vị đắng lá sầu đâu”... Sau ngày giải phóng anh vẫn tiếp tục góp mặt cùng các đồng nghiệp trên sân khấu cách mạng. Giờ đây, anh vẫn liên tục xuất hiện trong các vở diễn, chương trình ca nhạc, "Vầng trăng cổ nhạc" ở HTV và các Đài Truyền hình bạn.
Bật mí : Ngoài niềm vui còn được gắn bó với sàn diễn đến tận bây giờ, niềm vui lớn nhất với Tấn Tài là cả gia đình anh đều là nghệ sĩ. Người vợ đầu của anh là nghệ sĩ Như Ngọc nổi danh tài sắc một thời, các con anh là nghệ sĩ hài Tấn Beo, Tấn Bo được khán giả rất ái mộ.

Hiền Phương ( Theo Bản tin HTV)

myhanh
13-12-2006, 11:21 AM
Nghệ sĩ Tấn Tài: Cánh chim không mõi
http://www.cailuongvietnam.com/modules/News/pic/1097195817_tantai.gif (javascript:;)
Nhớ lại những chặng đường đã qua, nghệ sĩ Tấn Tài không quên quãng đời trai trẻ, khi anh còn là một thầy giáo làng. Thời đó, sau khi giả từ trường học Long Xuyên về lại quê nhà ở Núi Sập, Châu Đốc, An Giang, anh nhận đứng lớp tiểu học hàng ngày để hoàn thành ý nguyện của gia đình: Nối nghiệp nhà giáo.
Thế những, thời đó tại địa phương có hai nhạc sĩ Hai Tỉnh và Út Thôi, nổi tiếng là dân đờn ca tài tử thiện nghệ. Tài nghệ của hai ông thầy này đã cuốn hút “giáo Tài”. Anh lân la làm quen, rồi học ca, học đờn. Đến năm 1959, đoàn cải lương Bướm vàng về hát tại Núi Sập, anh được thầy cho lên sân khấu ca bài vọng cổ Sầu Vương Biên Ải và Viếng Mộ Chinh Phu. Đó là đêm đầu tiên anh được đứng trên sân khấu. Thấy anh có làng hơi lạ, luyến láy chân phương và kéo dài chử Xề khi xuống câu vọng cổ, ông bầu Tha mời anh theo đoàn. Từ đó anh khăn gối theo đoàn lên Long Xuyên, rồi Cần Thơ. Ba má anh hay tin con trai bỏ dạy học theo gánh hát, đã ba bốn bận lôi về. Rồi anh lại trốn ra đi.

Sau này, anh theo đoàn Tân Hương Hoa được giao đóng vai chính, thế vai kép Hoàng Sương trong vở Hắc Y Nữ Hiệp. Rồi được bầu Năm Thành mời về gánh Song Kiều. Đến năm 1962 mới về đoàn Thủ Đô của bầu Ba Đản với vị trí một kép chánh. Tại đây anh được NSND Ba Vân dạy nghề, và chỉ một năm sau (năm 1963) anh đoạt giải Thanh Tâm với vai Điệp Nhứt Lang (vở Cát Dung Phương Tử) cùng đợt với Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Kim Loan, Trương Ánh Loan.

Sau khi đoạt giả, anh được nâng giá trị hợp đồng công tra lên đến 150 ngàn đồng/năm. Báo chí Sài Gòn thời đó ca ngợi Tấn Tài là kép lãng mạn, vì anh diễn rất hay vai Hoàng Hoa Lữ (vở Khói Sóng Tiêu Tương) cùng với Bạch Tuyết, đã thể hiện hấp dẫn sự tình tứ giữa một kiếm khách giang hồ với nàng tiểu thư đài các. Anh còn được các hãng dĩa mời thu âm, nổi danh với các bài: Nữ sinh Đồng Khánh, Nữ sinh Gia Long, Ai ra xứ Huế, Dưới rặng Ô Môi, Kiều Phong A Tỷ, Áo em màu tím hoa cà...và báo chí Sài Gòn một thời gọi anh là “hoàng đế dĩa nhựa”.
http://cailuongvietnam.com/images/content/giadinhtantai.gif
Tấn Beo, Tấn Bo, Tấn Lộc Tấn Lợi - Hậu duệ của NS Tấn Tài
Trong chương trình những cánh chim không mõi do HTV thực hiện, Tấn Tài đã tái diễn các vai: Điệp Nhứt Lang (vở Cát Dung Yên Tử), Quang Sơn (Chiều đông gió lạng về), A Ly Khang (Bóng Hồng Sa Mạc), hai bài cổ nhạc: Nghẹn ngào, Chuyện tình Hàn Mặc Tử. Đặc biệt, với tiểu phẩm “Cuộc thi hát gia đình”, sẽ do anh và hai con trai Tấn Beo, Tấn Bo cùng với các cháu nội biểu diễn. Ngoài ra, còn có các NS: Hùng Minh, Lệ Thuỷ, Thanh Ngân, Bích Phượng,...

myhanh
13-12-2006, 04:27 PM
@92A01:Bài này em tặng cho chính em và nhiều người nữa trong forum này.

Phan Phuong
23-11-2008, 04:12 PM
NGƯỜI YÊU NAY ĐÃ CÓ CHỒNG
Soạn Giả: Viễn Châu
Trình bày: Tấn Tài


LỐI
Em có chồng rồi, em có đôi
Còn tôi cánh nhạn lẫn phương trời
Chúng mình đã lỡ câu chung thủy
Một buổi tao phùng lệ đắng môi.

VỌNG CỔ

1……Đừng khóc nữa em ơi cho đất trời thêm ủ dột có thương nhau mai mốt cũng……chia lìa. Nhắc nhở làm chi câu má tựa vai kề, tuổi thanh xuân đã âm thầm trốn chạy, để lại bây giờ một vết tích già nua, mắt em sầu vì lệ ướt bờ mi, môi anh khô bởi nắng gió sông hồ, thôi thế là đành tàn một giấc mơ bởi chuyện ngàn xưa bây giờ là dĩ vãng.

2…….Em là thiếu phụ nửa chừng xuân thắm, tôi là kẻ lang thang với cuộc sống phiêu bồng, trời đất khiến xui không nên vợ nên chồng, tình đôi mươi tưởng đâu bền vững lắm ai có ngờ sóng gió ngập tràng giang,quay mặt đi mà khóe mắt rưng rưng, trời sa lệ hay mắt tôi đổ lệ, buổi mới gặp nhau đã lo thầm định số thế mà bây giờ duyên nợ cũng lìa tan.

THƠ

Rồi một chiều thu nắng đã tàn
Tôi còn ngồi đội chuyến đò ngang
Em ơi hay ngã đành chia cách
mộng cũ bây giờ chịu vỡ tan.

VỌNG CỔ

4……..Tôi với em là hoa trôi bèo giạt là đôi chim tản mác giữa……sa mù. Yêu chẳng ra yêu mà thù chẳng ra thù, thôi chẳng qua là duyên số cả nước mắt nào mà khóc chuyện ngàn sau, nếu ngày nào mình có gặp nhau hãy cuối mặt quay lưng đừng nhắc nhở, tôi không sợ đời tôi tan vỡ chỉ sợ người yêu duyên nợ khó lâu bền.

5…….Trời tháng tám mưa ngâu sùi sụt tôi khóc tình duyên em khóc biệt ly sầu, hai kẻ mày xanh trót lỡ mối duyên đầu, đôi mắt lệ nhìn nhau như khẽ nói: hai chúng mình nào có tọi gì đâu, trắng mấy đêm rồi mà đôi mắt thâm sâu, tình vay mượn thôi dẹp đi lời chung thủy, tôi phó mặc cho thuyền trôi sóng vỗ, bởi nhiều phong ba đâu sợ lắm phong trần.

6……..Thôi hết rồi tiếng ái tiếng ân, còn chi nửa mà tình mà nghĩa, đời xuôi ngược ngăn chia hai lối rẽ cuộc tao phùng hết mộng vẫn còn mơ, trên bến sầu lau lách trơ vơ, gió lướt thước như buông lời nhắn nhủ, người yêu ơi đây là dòng tâm sự của một chàng trai đã nặng số ba đào, đàn chiều nay nghèn nghẹn khúc ly tao, ai oán lắm một chuyện buồn tan vỡ
Tặng em mấy tiếng tơ lòng
dù chẳng vợ chồng cũng là nợ ba sinh

Phan Phuong
23-11-2008, 04:21 PM
ông Tấn Tài có cách xuống vọng cổ dễ làm khán giả rờn rợn gay óc (nghe thấm thía quá), ví dụ như ở chữ xuống vọng cổ ủ dột có thương nhau mai mốt cũng……chia lìa.
chữ CÓ luyến láy một cách tài tình, gợi cảm, chẳng ai có thể bắt chước được.
pp cũng vừa karaoke bài bày, thấy cũng....được được... chắc cũng một chín một mười với bác svyn =))

myhanh
27-02-2011, 11:17 PM
Sáng tác: Viễn Châu
Trình bày: Tấn Tài.
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=L-GvNbp8HY
Hôm nay biết tin vui nên nghe cái bài này thấy vui mới lạ chứ!
Tặng em mấy tiếng tơ lòng
dù chẳng vợ chồng cũng là nợ ba sinh!