PDA

View Full Version : Thị trường cổ phiếu ????? Sàn giao dịch chứng khoán??


fantomas_la
24-11-2006, 08:47 AM
Xin chào mọi người, trước giờ nghe những khái niệm trên rất nhiều nhưng mà hông có hiểu lắm. Mong anh chị có thể giúp em hiẻu rõ thêm về những thứ trên hông ? ..... :63:

foureyes
27-11-2006, 10:30 AM
em vào đây xem đi

http://www.ssc.gov.vn/ssc/Detail.aspx?tabid=590&ItemID=1224

phanphuong
15-12-2006, 02:26 PM
Dễ lắm!
Đăng ký tài khoản ở công ty chứng khoán. Nộp tiền vào và ... mua cổ phiếu.
Tự nhiên biết liền hà! :biggrin:
Nói vậy thôi chứ mình cũng hông có tiền mua cổ phiếu nữa. Học "chay" thôi. Chán chết được! :boss:


PS:
Thông tin có thể tìm ở các công ty CK:
www.ssi.com.vn
www.acbs.com.vn
www.vcbs.com.vn
www.bvsc.com.vn
Ngoài ra còn có:
http://www.ssc.gov.vn Ủy Ban Chứng Khoán
http://www.vse.org.vn Trung Tâm giao dịch chứng khoán TPHCM
www.vietstock.com Diễn đàn chứng khoán

fantomas_la
20-12-2006, 08:58 AM
Bứa trước được anh myhanh chỉ giáo vài chiêu, nên cũng hiểu sơ sơ rùi.... hihi thanks mấy chị nha, và cả anh myhanh nữa.

Forever
20-12-2006, 11:42 PM
Xin chào mọi người, trước giờ nghe những khái niệm trên rất nhiều nhưng mà hông có hiểu lắm. Mong anh chị có thể giúp em hiẻu rõ thêm về những thứ trên hông ? ..... :63:

duonghoanghiep
27-12-2006, 11:18 PM
Để tiện theo dõi, xin copy lại một số nội dung hướng dẫn ở một số trang web chứng khoán.

Sàn HCM khớp lệnh định kỳ. Có nghĩa là lệnh vào hệ thống thì sẽ được khớp vào cuối mỗi phiên, sau một khoảng thời gian nhất định.

Phiên 1: Từ 8h20 đến 8h40. Sau đó nghỉ giải lao đi ăn sáng.
Phiên 2: Từ 9h10 đến 9h30. Sau đó nghỉ giải lao đi uống cà fê, bàn chuyện thời sự.
Phiên 3: Từ 10h đến 10h30. Sau đó nghỉ giao dịch, về đi chợ thổi cơm.

10h30 đến 11h là giờ giao dịch thoả thuận giành cho các Đại Gia mua bán với khối lượng lớn. Nhà đầu tư nhỏ thì không cần quan tâm đến thời điểm này mà về nghỉ ngơi sớm.

Vì 1 ngày giao dịch 3 phiên với 3 lần khớp lệnh khác nhau nên chỉ số giá chứng khoán có thể khác nhau. Phiên 1 có thể tăng mạnh, phiên 2 giảm, phiên 3 lại tăng nhẹ. Để biết xu hướng tăng giảm thế nào bạn phải theo dõi cả 3 phiên hoặc đến công ty chứng khoán xin kết quả khớp lệnh của của phiên 1, phiên 2 và phiên 3.

Không có quy định nào cấm bạn thay đổi lệnh mua bán. Ví dụ trong phiên 1 bạn đặt mua cổ phiếu với giá thấp mà không khớp được thì bạn có thể yêu cầu sửa lại giá mua cao hơn. Bạn phải thực hiện yêu cầu sửa lệnh trong giờ giải lao, trước khi vào phiên giao dịch. Tuy nhiên, đối với chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch HCM thì hiện nay các công ty chứng khoán có vẻ như là hạn chế cho nhà đầu tư sửa lệnh (trừ khi bạn là khách hàng lâu năm hoặc lệnh của bạn có khối lượng rất lớn) bởi vì muốn sửa được lệnh thì nhân viên viên trong sàn giao dịch lại phải sửa khi bắt đầu vào phiên vì lúc này hệ thống mới cho phép hoạt động. Trong khi thời gian giao dịch mỗi phiên diễn ra rất ngắn, nếu có nhiều lệnh phải sửa thì sẽ ảnh hưởng đến việc nhập lệnh mới vào hệ thống.

Còn riêng đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn HN thì bạn có thể thay đổi lệnh đặt mua bán một cách thoải mái nếu lệnh của bạn chưa khớp vì thời gian giao dịch trên sàn HN diễn ra khá dài (2 tiếng liên tục) và hệ thống giao dịch trong sàn HN có khả năng thay đổi lệnh một cách nhành chóng và thuận tiện ngay tức thì. Đây cũng là một trong những ưu điểm của hệ thống khớp lệnh liên tục trong sàn HN mà Trung Tâm GDCK HCM cũng sẽ áp dụng vào cuối năm nay.



http://www.sanotc.com/Upload/Tin_tuc/bang_gia_ck_2.jpg

duonghoanghiep
27-12-2006, 11:20 PM
(tiếp tục)


Cách thể hiện trên bảng điện tử:
- Trên bảng điện tử thì chỉ có 3 mức giá chào mua tốt nhất và chào bán tốt nhất được hiện lên.

- Trong cột giá mua thì giá mua tốt nhất (giá mua cao nhất đang chờ khớp lệnh tại thời điểm đó) được ưu tiên xếp lên đầu, tiếp theo là các mức giá giảm dần.

- Bên cạnh giá mua thì có khối lượng mua tương ứng với mức giá đó. Ví dụ: Cổ phiếu AGF dư mua ở mức giá 73.000 đ có khối lượng là 73 lô cổ phiếu (730 cổ phiếu), tiếp đến ở mức giá 72.500 đ có khối lượng cổ phiếu chào mua là 500 cổ phiếu....

- Trong cột giá bán thì giá bán tốt nhất ( giá bán thấp nhất đang chờ khớp lệnh tại thời điểm đó) được ưu tiên xếp lên đầu, tiếp theo là các mức giá bán tăng dần.

- Bên cạnh giá bán thì có khối lượng bán tương ứng với mức giá đó. Cố phiếu AGF dư bán ở mức giá 74.000 đ có khối lượng là 9.900 cổ phiếu, tiếp đến mức giá 74.500 có khối lượng chào bán là 5.670 cổ phiếu.

Thuyết minh:

- Kết quả giao dịch phiên 1 ngày 15/06/2006, phiên giao dịch thứ 1312.

- Chỉ số Vnindex đạt 539,08 điểm, giảm 1,88 điểm so với phiên giao dịch ngày hôm trước.

- Khối lượng cố phiếu được giao dịch (được khớp lệnh) là 127.940 cổ phiếu (không kể chứng chỉ quỹ VFMVF1), tổng giá trị giao dịch là 5.984.000 (năm tỉ chín trăm tám mươi bốn triệu đồng).

- Trong bảng trên có 3 cổ phiếu tăng giá là AGF, BBC và BT6. Có 1 loại cổ phiếu xuống giá là BPC. Còn cổ phiếu BTC vẫn đứng giá.

- AGF và BT6 tăng 0,5 điểm (tăng 500 đ / 1 cổ phiếu), BBC tăng 0,2 điểm ( tăng 200 đ / 1 cổ phiếu).

- BPC giảm 0,5 điểm (giảm 500 đ / 1 cổ phiếu)…..

- Giá khớp của cổ phiếu AGF là 74 nghìn / 1 cổ phiếu nhưng khối lượng khớp chỉ có 180 lô (1.800 cổ phiếu), vẫn còn dư bán 9.900 cổ phiếu ở mức giá 74. Giá mua cao nhất còn lại chỉ dừng ở mức 73 nghìn / 1 cổ phiếu.


(nguồn hnpda)
Đây là bảng giá giao dịch cổ phiếu dạng ngang của Công ty Chứng khoán BSC. Nếu như bảng dọc thể hiển 3 mức giá mua và bán tốt nhất theo từng hàng thì ở bảng ngang , 3 mức giá mua và bán tốt nhất được thể hiện theo theo từng cột. Mức giá mua tốt nhất (giá mua 1) và mức giá bán tốt nhất (giá bán 1) được đầy vào bên trong, xếp cạnh nhau, tiếp theo là các mức giá mua thấp hơn và bán cao hơn.

http://www.sanotc.com/Upload/Tin_tuc/bang_gia_ck_5.jpg

Nhìn vào bảng này ta có thể dễ dàng theo dõi tình hình CUNG - CẦU thị trường. Ví dụ dưới đây là kết quả giao dịch của ngày 10/05/2006, khi người bán đổ xô ra bán cổ phiếu ở mức giá sàn, trong khi lượng cầu có hạn (gần như không còn dư mua) đã khiến cho CUNG lớn hơn CẦU và kết quả là đã làm cho giá các loại cổ phiếu của phiên giao dịch ngày hôm đó sụt giảm, chỉ số VNindex giảm 25,58 điểm.

http://www.sanotc.com/Upload/Tin_tuc/bang_gia_ck_6.jpg


---------
Bảng Giao Dịch Báo Giá của sàn giao dịch Hà Nội
(Khớp lệnh liên tục)

http://www.sanotc.com/Upload/Tin_tuc/bang_gia_ck_7.jpg

Nếu các bạn đã làm quen với bảng giá theo dạng bảng ngang ở bài trước thì việc theo dõi bảng giao dịch của Hà Nội không có gì là khó lắm. Bởi vì băng này thể hiện gần như đầy đủ tất các thông tin và trình bày bằng tiếng Việt một cách khoa học, dễ nhìn và dễ theo dõi. Vì vậy, mình chỉ xin lưu ý với các bạn một số điểm sau:

1. Cách thể hiện:

- Giá Mua tốt nhất và Giá Bán tốt nhất được đẩy gần vào nhau, chạy dần vào giữa bảng. Giá Mua 1 là giá mua tốt nhất (giá chào mua cao nhất tại thời điểm bạn đang theo dõi). Giá Bán 1 là giá bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhấp tại thời điểm bạn đang theo dõi. Tiếp đến mới là các mức giá 2 và 3. Tương ứng với mức giá mua 1 có khối lượng mua 1, giống như vậy với các mức giá 2 và 3.

- Khi có các lệnh Mua và Bán thỏa mãn điều kiện thì mức giá khớp lệnh cùng với khối lượng cổ phiếu được thực hiện sẽ thể hiện trong cột Giao Dịch ở giữa bảng. Vì dụ, cổ phiếu của Bao Bì Xi Măng Bút Sơn - BBS - vừa khớp được 500 cổ phiếu với giá 15.400 đ / 1 cổ phiếu.

- Trong cột Giao Dịch có thể hiện mức giá khớp lệnh chênh lệch (tăng hay giảm) so với lệnh vừa được thực hiện ngay trước đó, không phải là giá chênh lệch so với giá tham chiếu. Cũng trong ví dụ trên thì cổ phiếu BBS vừa khớp ở mức giá 15.400 đ / 1 cổ phiếu, giảm 0,4 điểm (400 đ / 1 cổ phiếu) so với lệnh vừa thực hiện trước đó là 15.800 đ / 1 cổ phiếu.

2. Phương thức khớp lệnh: Khớp lệnh liên tục (sàn HCM là khớp lệnh định kỳ).

- Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống. Tức là, nếu thoả mãn về giá thì các lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất. Mức giá thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. Vì vậy xảy ra hiện tượng có người khớp được giá cao, người khớp được giá thấp. Trong khi theo phương thức khớp lệnh định kỳ của sàn HCM thì dù bạn đặt lệnh như thế nào nhưng nếu thỏa mãn điều kiện khớp lệnh thì khi kết thúc phiên khớp lệnh, các nhà đầu từ đều khớp lệnh chung ở một mức giá cuối cùng (mức giá có khối lượng khớp nhiều nhất).

- Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.

- Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp ứng được toàn bộ khối lượng). Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới.

3. Đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch HN đòi hỏi người chơi phải theo dõi liên tục để đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời.

- Như đã nói ở trên, các cổ phiếu niêm yết trên sàn HN được thực hiện phương thức khớp liên tục. Lệnh nhập vào hệ thống là khớp ngay nếu thỏa mãn điều kiện mà không cần phải chờ xem kết quả vào cuối phiên. Vì vậy xảy ra hiện tượng có người khớp được giá cao, người khớp được giá thấp. Chỉ cần một quyết định cuối cùng trong 1 thời điểm giao dịch, bạn có thể được lãi cả triệu đồng hoặc mất đi cả chục triệu đồng. Trong khi theo phương thức khớp lệnh định kỳ của sàn HCM thì dù bạn đặt lệnh như thế nào nhưng nếu thỏa mãn điều kiện khớp lệnh thì khi kết thúc phiên khớp lệnh, các nhà đầu từ đều khớp lệnh chung ở một mức giá cuối cùng (mức giá có khối lượng khớp nhiều nhất).

- Đây là phương pháp khớp lệnh tiên tiến, linh hoạt, tránh được hiện tượng tắc nghẽn khi lệnh đổ vào ồ ạt. Kích thích được khả năng đấu trí và sự nhạy cảm của các nhà đầu tư. Đặc biệt là một số thủ thuật che giá như trên bảng điện tử khớp lệnh định kì của sàn giao dịch HCM đều bị vô hiệu hóa vì khi lệnh trên sàn HN đã thỏa mãn điều kiện khớp là được đẩy ra bên ngoài khu vực thể hiện khối lượng khớp lệnh ngay. Các mức giá còn lại trên bảng điện tử là các mức giá đang chờ được khớp.

- Khi giao dịch cổ phiếu niêm yết trên sàn HN, nhà đầu tư được quyền yêu cầu sửa lại mức giá đặt lệnh trước đó một cách thoải mãi. Ví dụ, bạn đang đặt bán cổ phiếu PPC giá 27 nhưng bạn nhận thấy lệnh của bạn không thể khớp được, trong khi lệnh chào mua trên sàn chỉ chấp nhận mua PPC ở mức giá 26.7 thôi. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu nhân viên nhận lệnh sửa lại mức giá đặt bán cho bạn xuống thành 26.7 để cho khớp được với giá chào mua đang chờ sẵn trong hệ thống.

- Cũng vì đặc tính khớp lệnh liên tục của sàn HN nên nhiều khi lệnh của bạn đặt vào có thể sẽ được khớp ở nhiều mức giá khác nhau. Trong ví dụ trên bảng điện tử trên. Nếu bạn muốn mua 10.000 cổ phiếu Phả Lại thì bạn có thể đặt mua theo 2 cách là mua 8.300 PPC giá 26.7 + 1.700 giá 26.9 hoặc đặt luôn 1 lệnh mua 10.000 PPC giá 26.9. Dù bạn đặt theo cách nào thì cuối cùng bạn cũng khớp được 10.000 PPC với kết quả là 26.8 mua được 8.300 PPC và 26.9 mua được 1.700 PPC.

Cách khớp lệnh giao dịch của sàn giao dịch Hà Nội đang phát huy được những ưu điểm khi mà TTCK VN nóng lên trong thời gian vừa qua. Vì vậy, phương thức khớp lệnh liên tục này sẽ được TTGDCK HCM áp dụng vào cuối năm nay. Khi đó thị trường sẽ sôi động hơn rất nhiều. Nếu theo dõi thường xuyên và liên tục, các nhà đầu tư có thể kiếm tiền chênh lệch chỉ ngay trong một phiên giao dịch, cứ lên sàn là có tiền, cứ đặt lệnh là mất tiền (như trong phim) không cần biết thị trường lên hay xuống.

duonghoanghiep
27-12-2006, 11:25 PM
(tiếp theo)

Giá tham chiếu là cố định cho tất cả các phiên trong 1 ngày giao dịch.
- Giá tham chiếu (đối với sàn giao dịch HN): là bình quân gia quyền của các mức giá giao dịch trong phiên giao dịch của ngày giao dịch trước đó.

http://www.sanotc.com/Upload/Tin_tuc/bang_gia_ck_8.jpg

Ví dụ: Giá khớp lệnh bình quân hôm nay của cổ phiếu PPC là 28.9 thì giá tham chiếu của PPC cho phiên giao dịch ngày mai sẽ là 28.9. Tương tự giá khớp lệnh bình quân hôm nay của cổ phiếu TKU là 26.2 thì giá tham chiếu của TKU cho phiên giao dịch ngày mai là 26.2

- Trong ví dụ trên bạn hỏi tại sao đặt mua PPC 10.000 giá 26.9 không khớp giá 26.9 mà lại khớp giá thấp hơn là vì lệnh bán 26.8 đã được nhập vào hệ thốn gtừ trước đó. Theo nguyên tắc khớp lệnh liên tục thì giá khớp sẽ là giá được nhập vào hệ thống trước.

Trước khi giới thiệu qua các dạng bảng điện tử tiếp theo thì mình xin nhận xét ưu nhược điểm của các bảng điện tử trực tuyến, riêng bảng điện tử của TTGDHN để khi nào giới thiệu thì mình sẽ nhận xét. Trong phần nhận xét này, mình chưa đề cập đến tốc độ truy cập vì đây chỉ là phần kĩ thuật.

1. Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việtt Nam - BSC: Công ty này sử dụng 2 loại bảng điện tử trực tuyến là bảng dọc và bảng ngang

- Bảng dọc: Là loại bảng mà mình đã giới thiệu với các bạn ở phía trên. Ưu điểm: Dễ xem, dễ hiểu, dễ đọc và đầy đủ thông tin nhất trong số các loại bảng giá trực tuyến hiện nay. Bởi vì bảng này thể hiện được cả giá trần, giá sàn và giá mua tốt nhất được đặt cạnh giá bán tốt nhất. Nhược điểm, các thuật ngữ trong bảng không phải là tiếng Việt, tuy nhiên các thuật ngữ tiếng Anh này cũng theo chuẩn mực quốc tế nên rất đơn giản trong việc làm quen. Xem bảng giá này tại đây:http://www.bsc.com.vn/html/Price/rpt_E_CS.jsp (http://www.bsc.com.vn/html/Price/rpt_E_CS.jsp)

- Bảng ngang: Là loại bảng giống với bảng giá của các công ty chứng khoán khác hiện nay đang dùng. Ưu điểm: Sử dụng các thuật ngữ tiếng Việt, giá bán tốt nhất và giá mua tốt nhất được đặt cạnh nhau nên dễ theo dõi. Nhược điểm: Không thể hiện được giá trần và giá sàn nên khó cho việc đặt lệnh. Xem bảng giá này tại đây:http://www.bsc.com.vn:2000/LivePrice/ (http://www.bsc.com.vn:2000/LivePrice/)

Ngoài ra, BSC có bảng giá trực tuyến truy cập nhanh qua ĐT di động tại địa chỉ:http://www.bsc.com.vn/mobile/ (http://www.bsc.com.vn/mobile/)

2. Bảng giá của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt nam - VCBS: Sử dụng loại bảng ngang. Xem bảng giá này tại đây:http://www.banggiavcbs.com/ (http://www.banggiavcbs.com/)

- Ưu điểm: Sử dụng thuật ngữ Tiếng Việt, đầy đủ thông tin.
- Nhược điểm: Giá mua tốt nhất và giá bán tốt nhất không được đặt cạnh nhau nên hơi khó theo dõi.

3. Bảng giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC: Sử dụng loại bảng ngang. Xem bảng giá này tại đây:http://www.baovietsecurities.com/sol/ (http://www.baovietsecurities.com/sol/)

- Ưu điểm: Sử dụng tiếng Việt.
- Nhược điểm: Không hiện thị giá trần và giá sàn nên bất tiện cho việc ra quyết định đặt lệnh.
Ý kiến cá nhân: Tôi không tin tưởng lắm vào giá thể hiện trên bảng giá của BVSC vì ngay tại thời điểm tôi gửi bài này đã thấy giá khớp lệnh của phiên ngày hôm trước toàn là đi xuống, không giống với kết quả trên bảng của BSC và VCBS.

4. Bảng giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SSI: Sử dụng loại bảng ngang. Xem bảng giá này tại đây:http://www.ssi.com.vn/Realtime/ (http://www.ssi.com.vn/Realtime/)

- Ưu điểm: Không có gì để nói.
- Nhược điểm: Chỉ sử dụng thuật ngữ tiếng Anh, không có gì là dễ hiểu cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, không xác định mức giá trần và giá sàn. Màu sắc lòe loẹt, phông chữ khônng được nét , không chuyên nghiệp, khó theo dõi.

Hiện nay, 2 bảng giá giao dịch được theo dõi và truy cập nhiều nhất là bảng giá của BSC và VCBS. Các báo điện tử cũng lấy bảng giá của 2 công ty này cho trang của mình. Mỗi người có một cách xem và đánh giá khác nhau về mỗi bảng giá của các công ty chứng khoán. Sự đánh giá còn phụ thuộc vào việc bạn đang quen theo dõi bảng nào. Với riêng cá nhân mình thì mình thường xuyên theo dõi bảng giao dịch của BSC vì bảng giá của BSC có 1 ưu điểm nổi bật mà các bảng giá của công ty khác không có. Đó là trong khi bạn đang theo dõi bảng giá thì bạn có thể nhấn chuột vào bất ký loại chứng khoán nào trên bảng giao dịch là bạn có thể xem được đầy đủ thông tin về loại chứng khoán đó từ quá khứ đến hiện tại.
Nguồn: sàn giao dịch chứng khoán OTC

Tr.Giang
29-12-2006, 08:49 AM
Dễ hiểu quá. Có còn ai thắc mắc gì nữa không thì để sư huynh Hiệp pót bài lên tiếp?

duonghoanghiep
29-01-2007, 11:30 PM
Thị trường chứng khoán
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=177953Các nhà đầu tư tại sàn chứng khoán Sài Gòn. Ảnh: Thanh Đạm
Lúc nóng, lúc lạnh, lúc trồi, lúc sụt, lúc gây thất vọng ê chề, lúc tràn trề hy vọng… Đó là bức tranh đa màu của thị trường chứng khoán (TTCK) ở khắp nơi trên thế giới. Chỉ có một điều chung: Việc tồn tại TTCK là tất yếu, là bộ phận hữu cơ của mọi nền kinh tế.
Chỉ riêng trong năm 2006 đã có 120 công ty niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM và Hà Nội. Nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường tăng gấp năm lần so với năm trước. Đến hết năm 2006, TTCK Việt Nam đã đạt 17% GDP, nghĩa là đã vượt mục tiêu từ 10 – 15% Chính phủ đặt ra cho năm 2010. Đây là diễn biến đầy bất ngờ của TTCK với sự tăng trưởng ngoài dự tính của không chỉ các nhà quản lý, mà của cả các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán là gì?
Lần giở lại lịch sử, khái niệm “chứng khoán” ngôn ngữ gốc la-tinh là “bursa”, nghĩa là “ví đựng tiền”. Thời “tiền sử” của chứng khoán khởi đầu tại một số thành phố của Italy từ thế kỷ 12, tiếp đó lan sang Bỉ. Tuy nhiên mãi đến năm 1631, với việc hình thành TTCK Amsterdam (Hà Lan), trao đổi chứng khoán mới lan rộng ra khắp Tây Âu.
Cùng với sự ra đời của các phương tiện giao dịch hiện đại hơn, hàng hóa của thị trường cũng phong phú hơn, bao gồm các chứng chỉ có giá, cổ phiếu, hối phiếu và trái phiếu. Ở TTCK Amsterdam người ta đã tạo lập được cơ cấu phức tạp và đã hợp nhất cả TTCK, thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Trong khi đó, ở Mỹ, Anh thị trường vốn được tách ra khỏi thị trường hàng hoá.
Cuộc cách mạng kỹ thuật trong thế kỷ 19 đã mở ra những tiềm năng mới cho phát triển kinh tế và thúc đẩy sự gia tăng đột biến của TTCK và trong những năm 1920, TTCK bắt đầu sôi động ở Mỹ.
Tuy nhiên do thiếu sự quản lý nhà nước, do phát hành CK bừa bãi và nạn đầu cơ đã dẫn đến sự đổ vỡ của TTCK New York. Đó cũng là nguyên nhân làm bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933.
Tại châu Á, TTCK đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên, TTCK ở Trung Quốc bị thủ tiêu vào năm 1952 và được mở lại 35 năm sau đó. Tương tự, ở Nga, TTCK được phát triển mạnh mẽ từ thời vua Peter Đệ nhất, bị đóng cửa năm 1917, sau đó được phục hồi khi Lênin thực hiện chính sách kinh tế mới, rồi lại bị giải thể vào đầu năm 1930 với lý do “những phần tử phi XHCN” và được thành lập lại vào năm 1988.
Chức năng của TTCK
Chức năng quan trọng nhất của TTCK là huy động vốn. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng, tín dụng không thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn. Trong khi đó, TTCK ở nhiều nước lo được khoảng 50% nhu cầu vốn cho toàn xã hội.
Chức năng thứ hai là điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua hoạt động phân phối và phân phối lại các nguồn vốn đầu tư. Toàn bộ quá trình này được thể hiện thông qua chỉ số chứng khoán trên thị trường tài chính, bởi chỉ số này phản ánh động thái và là hàn thử biểu để đo “nóng” – “lạnh” của nền kinh tế thị trường.
Chức năng thứ ba của TTCK là thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới nói chung. Từ những năm 1970, sự phát triển của TTCK ở những nước có nền kinh tế phát triển nhất đã thúc đẩy sự ra đời các trung tâm tài chính chi phối thị trường tài chính toàn cầu như New York, Tokyo và London.
Lưu thông chứng khoán đang từng bước trở thành một kênh thống nhất trên toàn bộ hành tinh. Một chức năng cực kỳ quan trọng của TTCK đối với các nền kinh tế chuyển đổi là việc thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Có thể nói, chứng khoán và TTCK là sản phẩm trực tiếp và tất yếu của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Chứng khoán là hình thái biểu hiện cao nhất của giá trị, còn TTCK là biểu tượng của sự phát triển các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất trong các nền kinh tế thị trường. TTCK là bộ phận tất yếu của thị trường tài chính và là bộ phận quan trọng nhất của thị trường vốn.
TTCK lúc đầu xuất hiện tự phát, nhưng từ khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền nhà nước, TTCK đã phát triển tự giác dưới sự điều khiển của nhà nước
TTCK trong các nền kinh tế chuyển đổi
Mặc dù TTCK là sản phẩm hợp quy luật của sự phát triển kinh tế hàng hóa, đồng thời đã thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, nhưng quá trình phục hồi của nó trong các nền kinh tế chuyển đổi mang một số đặc điểm cơ bản khác với TTCK ở các nước phát triển.
Thứ nhất, việc thiết lập lại TTCK ở các nước XHCN cũ đã được các Chính phủ chủ động tiến hành. Nếu như việc hình thành TTCK ở các nước khác phải trải qua một giai đoạn phát triển lâu dài của “thị trường hè phố”, thì ở các nền kinh tế chuyển đổi quá trình này diễn ra trong thời gian rất ngắn và có sự quản lý của chính phủ.
Hai là, sự hình thành TTCK liên quan trực tiếp tới quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các công ty cổ phần ở các nước Liên Xô và Đông Âu cũ được hình thành thông qua việc phát hành các chứng chỉ tư nhân hóa rồi sau đó chuyển thành cổ phiếu. Chỉ riêng ở Nga tính đến 1996 đã tạo ra được hơn 40.000 CTCP.
Thứ ba, việc thiết lập TTCK phải gắn liền với việc áp dụng kỹ thuật cao, công nghệ mới nhất.
Thứ tư, cùng với việc hình thành TTCK quốc gia phải có sự liên kết với TTCK thế giới.
Ngoài các đặc điểm trên, TTCK ở các nền kinh tế chuyển đổi còn mang lại rủi ro tương đồng. Đó là tình trạng kém thanh khoản của các cổ phiếu do các CTCP hình thành từ những DNNN kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, do trái phiếu của chính phủ có thu nhập quá cao đã kích thích đầu cơ và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng năm 1997. Nhiều kẻ hưởng lợi nhuận siêu ngạch đã nổi lên do ưu thế về kinh tế và chính trị, kể cả việc độc quyền thông tin về nội bộ doanh nghiệp và sự thiếu hiểu biết của các nhà quản lý. Đó cũng là một trong những lý do giải thích tại sao có nhiều nhà tỷ phú mới xuất hiện tại các nền kinh tế chuyển đổi.
Ở châu Á
Điểm lại 30 năm hoạt động của TTCK các nước đang phát triện châu Á, người ta cũng không khó gì để nêu ra một số đặc điểm rất đáng quan tâm. Từ Hàn Quốc đến Hồng Kông…, qua Thái Lan, nét chung nhất vẫn là các chính phủ trực tiếp chỉ đạo TTCK ngay khi vừa thành lập, trước hết là sử dụng những biện pháp kích thích phát hành CK. Những doanh nghiệp nào có đủ điều kiện mà không phát hành CK thì sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn từ ngân hàng.
Hai là thúc đẩy thị trường tiền tệ làm tiền đề cho việc lập TTCK. Ba là tìm cách thu hút vốn nước ngoài để kích thích TTCK trong nước. Bốn là cổ phần hóa DNNN. Đặc điểm thứ năm là do thiếu kinh nghiệm tổ chức – quản lý nên hầu hết các TTCK đều không kiểm soát được các hoạt động đầu cơ. Hoạt động đầu cơ đã thúc đẩy sự sụp đổ của TTCK ở Hàn Quốc năm 1962, rồi ở Hồng Kông cuối năm 1974 – vốn được gọi là “casino lớn nhất châu Á”.
Thứ sáu là TTCK ở khu vực này bất chấp thăng trầm vẫn phát triển với tốc độ cực lớn. Ngay từ năm 1985, nhiều sở giao dịch CK ở châu Á đã giữ được vị trí then chốt trên TTCK thế giới, đó là SGD Bangkok đạt vị trí thứ 7, SGD Hồng Kông thứ 16, SGD Singapore thứ 18 về dung lượng giao dịch. Có được những thành tựu trên chính là nhờ việc áp dụng kinh nghiệm của phương Tây và Nhật Bản và nhờ tốc độ tăng trưởng cao ở các nền kinh tế khu vực này
Còn TTCK Trung Quốc, vừa mang đặc điểm của một nền kinh tế chuyển đổi, lại vừa có những nét chung của một nền kinh tế đang phát triển của châu Á, vừa có cái riêng mang màu sắc Trung Quốc.
Năm 1085, TTCK đầu tiên được hình thành ở Thẩm Dương, sau đó là Thượng hải, Thẩm Quyến, Tân An… do chính quyền đại phương thiết lập mang tính thử nghiệm. Trung Quốc chọn việc phát hành trái phiếu là tiền đề cho việc tái thiết TTCK.
Mãi đến năm 1989, UBCKNN Trung Quốc mới được thành lập, là tổ chức trực thuộc chính phủ. Cuối những năm 1990 quy mô của TTCK Trung Quốc đã lên đến 42,7 tỷ USD. Việc quản lý thị trường này được thực hiện tương tự như ở Mỹ, hệ thống giao dịch chứng khoán tự động được thiết lập ngay từ năm 1990 ở Bắc Kinh.
Ngay từ đầu những năm 1980, Trung Quốc đã thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp trên các TTCK phương Tây và Nhật Bản. Sau nhiều năm phát triển bình thường, trong nửa cuối năm 2006, TTCK ở Trung Quốc bùng nổ.
Chỉ số Shanghai Composite đạt kỷ lục 2.675 điểm vào phiên giao dịch cuối cùng của năm, tăng 130%. Một trong những lý do khiến TTCK TQ bùng nổ là Chính phủ cho phép chuyển đổi những cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước (vốn không được mua bán) thành CP phổ thông và bán ra thị trường.
Về đại thể, có thể nhận thấy rằng: cái khác so với TTCK ở các nền kinh tế chuyển đổi châu Âu là ở chỗ sự hình thành và phát triển TTCK ở TQ được thực hiện một cách tuần tự, được diễn ra trên cơ sở ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô. Trong lúc châu Á chìm trong khủng hoảng tài chính (1997 – 1998) thì TTCK ở TQ vẫn phát triển khá ổn định và hiệu quả.
TTCK ở Việt Nam
Không nằm ngoài quy luật khách quan, TTCK ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển với việc thành lập UBCKNN ngày 28/11/1996. Từ tháng 3/2004, UBCKNN là một bộ phận của Bộ Tài chính. Phải mất 10 năm thăm dò, thử nghiệm, TTCK Việt Nam đã bùng nổ vào năm 2006 song hành cùng với những kỷ lục mới xuất hiện trong nền kinh tế nước nhà.
Khác biệt đầu tiên của TTCK Việt Nam năm qua so với trước là sự góp mặt đông đảo của các tổ chức tài chính nước ngoài có tiềm lực mạnh, thậm chí của các định chế tài chính xuyên quốc gia. Điểm nổi trội của TTCK năm 2006 là sự nở rộ các hình thức kinh doanh CK như các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, công ty CK.
Cùng với đó là sự xuất hiện một tầng lớp đông đảo có nhu cầu giao tiền cho các định chế chuyên nghiệp quản lý, đầu tư. Bên cạnh đó, như thường lệ là những người chơi chứng khoán theo tâm lý “phong trào”. Tuy nhiên, thị trường bây giờ không còn dễ bị thao túng bởi một số ít các nhà đầu tư như trước.
TTCK Việt Nam năm 2007 sẽ ra sao?
Sau khi luật CK và các văn bản luật khác có hiệu lực từ 1/1/2007, theo ý kiến của các chuyên gia, TTCK Việt Nam năm nay có nhiều hứa hẹn chuyển biến tích cực. Dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài sẽ rất thuận lợi vào Việt Nam chủ yếu là của các quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính với chiến lược đầu tư dài hạn.
Tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn hiện nay chỉ chiếm khoảng 1% nên khó có khả năng rút vốn ồ ạt chuyển ra nước ngoài một khi có sự cố nào đó xảy ra. Tuy nhiên, nguồn đầu tư vào CK sẽ bị tác động không nhỏ bởi quy định cấm không cho vay không có bảo đảm đối với các khoản vay nhằm đầu tư, kinh doanh CK. Trên thực tế, mấy năm qua đã có nhiều nhà đầu tư phá sản do vay tiền ngân hàng để kinh doanh chứng khoán.
Năm 2007 sẽ chứng kiến một nguồn cung lớn gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu chuyển đổi sẽ bước lên sàn giao dịch do việc Thủ tướng đã phê duyệt danh sách 53 tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sẽ thực hiện CPH trong giai đoạn 2007 – 2010.
Chắc chắn năm nay TTCK Việt Nam lại ghi nhận những kỷ lục mới khi xuất hiện cổ phiếu của các “đại gia” như bốn ngân hàng thương mại quốc doanh, các cổ phiếu bia rượu và của các công ty điện thoại di động.
Trên thị trường trái phiếu, ngoài trái phiếu chính phủ, sẽ có số lượng trái phiếu lớn của các tập đoàn phát hành như Điện lực, Dầu khí, Công nghiệp tàu thủy… Theo nhận định của các chuyên gia, tổng giá trị niêm yết cổ phiếu vào cuối năm 2007 sẽ tăng khoảng 3 lần và đến cuối năm 2008 sẽ tăng gấp 5 lần hiện nay.
TTCK Việt Nam đang tăng trưởng quá nóng cả về chất lượng hàng hoá và giá cả CK. Tuy nhiên nếu quản lý tốt, thông tin công khai, minh bạch, chất lượng cổ phiếu tốt thì TTCK sẽ tăng trưởng ổn định. Từ nay cung – cầu đều tăng trưởng tốt giúp thị trường không bị sốc mạnh.
Tuy nhiên theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, điều đáng lo ngại là ở Việt Nam cả thị trường tự do và chính thức đều có dấu hiệu cho thấy có hoạt động kinh doanh nội gián. (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=184696&ChannelID=11)
Các thông tin chính thức từ doanh nghiệp niêm yết chưa hẳn là trung thực, trong khi đó các nhà môi giới lại có những thông tin trung thực từ công ty. Theo ông, các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam gần như không chịu sự kiểm soát nào của cơ quan cấp trên. Vì thế, cách hữu hiệu là Quốc hội có cơ quan giám sát thực sự, giám sát lại các cơ quan giám sát của thị trường.
Cạnh đó, mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam còn chưa thật rõ ràng: theo mô thức ngân hàng hay hỗn hợp? Phương tiện kỹ thuật phục vụ giao dịch CK khi nào sẽ đáp ứng nổi tốc độ tăng trưởng phi mã của thị trường này? Các chuyên gia còn nhất trí, chưa bao giờ Việt Nam thiếu nhân sự tài chính – ngân hàng trầm trọng như hiện nay.
Theo Nguyễn Xuân – Thế giới & Việt Nam (Đăng lại trên báo Tuổi Trẻ 29 /1/ 2007)

duonghoanghiep
29-01-2007, 11:32 PM
Nhập môn thị trường chứng khoán: Học để “chơi”
>> Có thể thu hút nhiều tỉ USD từ thị trường chứng khoán (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=184695&ChannelID=11)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=177954Một giờ học lớp phân tích và đầu tư chứng khoán tại TT đào tạo và tư vấn ngân hàng-chứng khoán (ĐH Kinh Tế TP.HCM). Ảnh: Như Hùng
Đây đó những “đại gia” giàu có thừa tiền, chỗ kia một số kẻ ít tiền nuôi chí làm giàu. Góc này, có kẻ đang say sưa ôm đống cổ phiếu tăng giá, góc kia có người đang rầu rĩ vì mất tiền.
Có kẻ hả hê vì vừa thoát được nắm cổ phiếu mất giá, nhưng cũng lại có người đang nóng lòng thập thò ngoài cửa.
Có cần học chơi chứng khoán (CK) không nhỉ? Có người đọc hết nửa “bồ sách” CK mà vẫn mua gì lỗ nấy như thường. Gọi là “chơi” nên ắt có may rủi. Nhưng may mắn cộng thêm sự hiểu biết sẽ may mắn hơn, vì vậy, có học vẫn hơn.
Chứng khoán là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu CK với chủ thể phát hành CK.
Thị trường CK là nơi diễn ra hoạt động mua bán CK theo quan hệ cung cầu. Việc mua bán tiến hành ở thị trường sơ cấp, khi CK lần đầu ra mắt các nhà đầu tư. Thị trường sơ cấp là nơi giao dịch các CK đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Tại đây, những người có vốn nhàn rỗi có thể yên tâm đầu tư vào CK, vì khi cần tiền là họ có thể dễ dàng bán lại
Thị trường thứ cấp bao gồm hai bộ phận là thị trường Sở giao dịch và thị trường phi tập trung (OTC – Over The Counter). Sở giao dịch CK là một trong những thị trường chủ yếu thực hiện các hoạt động buôn bán CK, tại đây các lệnh mua và bán được khớp lệnh để hình thành giá giao dịch. Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các Công ty CK phân tán trên khắp đất nước và được kết nối với nhau thông qua mạng điện tử.
Hành trang lên sàn
Chuẩn bị một ít vốn, một chút hiểu biết về CK, cộng thêm lòng kiên nhẫn và khả năng chấp nhận rủi ro, thế là đủ để bạn lên sàn. Biết chọn cổ phiếu nào? Nếu không nhờ tư vấn, bạn cần phải có thời gian theo dõi thường xuyên diễn biến của các cổ phiếu và biến động của thị trường vĩ mô.
Bản cáo bạch cung cấp các thông tin về doanh nghiệp niêm yết tình trạng tài chính… là một phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của cổ phiếu. Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty. Nên bắt đầu bằng một số câu hỏi như: việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển hay không? Tương lai của nó thế nào?...
Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, là thông tin thể hiện giá CK bình quân hiện tại so với kỳ gốc đã chọn. Giá bình quân thời kỳ gốc thường được lấy là 100 hoặc 1.000. Để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, bạn cần nghiên cứu kỹ Bản cáo bạch và theo dõi sát sao các chỉ số giá cổ phiếu trong ngày.
Quy trình giao dịch CK niêm yết trên TTGDCK bao gồm 5 bước:
- Bước 1: mở tài khoản và đặt lệnh giao dịch tại một công ty CK.
- Bước 2: công ty chuyển lệnh giao dịch vào hệ thống của TTGDCK.
- Bước 3: TTGDCK thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty CK.
- Bước 4: công ty CK thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
- Bước 5: nhà đầu tư nhận được CK (nếu là người mua) trên tài khoản của mình tại công ty CK.
Mua CK như thế nào?
Nhà đầu tư có thể mua CK thông qua đấu giá trên sàn sơ cấp hoặc CK đã niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK).
Ở sàn sơ cấp, trước hết nhà đầu tư phải tìm hiểu thông tin về đợt đấu giá và đến làm thủ tục đăng ký đặt cọc ngay tại TTGDCK hoặc các đại lý của trung tâm. Nhà đầu tư sẽ nhận được phiếu tham dự đấu giá và tiến hành đấu giá theo thời gian quy định. Tại đây, CK có thể của một tổ chức chưa niêm yết trên TTGDCK nên việc mua đi bán lại thường không dễ dàng.
CK đã niêm yết là CK có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký và mua bán tại TTGDCK. Các công ty phát hành thường đã có kết quả kinh doanh hiệu quả nhiều năm, tình hình tài chính đã được kiểm soát và thông tin về doanh nghiệp được công bố công khai.
Làm sao có thể tối đa hóa lợi nhuận?
Không có công thức nào bảo đảm một sự thành công mỹ mãn trên thị trường này. Nhìn chung, thành công sẽ đến với những người nắm được kỹ thuật phân tích các chỉ số tài chính và có khả năng phán đoán sự đi lên của các công ty cũng như xu hướng phát triển của thị trường. Vì rằng đầu tư cổ phiếu là đầu tư vào tương lai, mà các chỉ số tài chính của công ty lại chỉ cho biết về kết quả trong quá khứ, nên yếu tố tổng hợp và phán đoán là rất quan trọng. Đấy là chưa kể đến sự tác động của hàng loạt yếu tố khác, như tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong nước và quốc tế…
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=177955Bảng giao dịch trực tuyến tại sàn công ty Cổ phần chứng khoán SG. Ảnh: Thanh ĐạmGiải mã bằng giao dịch trực tuyến
- Màu xanh báo hiệu sự thay đổi tăng giá, màu đỏ thể hiện sự thay đổi giảm giá, màu vàng là sự đúng giá.
- Cột mã CK: bao gồm tên viết tắt của CK được đăng ký và niêm yết tại TTGDCK.
- Cột giá tham chiếu: là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.
- Cột giá trần: là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán CK.
- Cột giá mở cửa: là mức giá thực hiện đầu tiên trong ngày giao dịch.
- Cột giá đóng cửa: là mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch.
- Cột giá khớp lệnh: là mức giá tại đó khối lượng CK được giao dịch nhiều nhất.
- Cột khối lượng khớp lệnh: là khối lượng CK được thực hiện tại mức giá khớp lệnh.
- Cột chênh lệch (+/-): là thay đổi của mức giá hiện tại so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch.

Theo Trúc Lê – Thế giới & Việt Nam

duonghoanghiep
29-01-2007, 11:33 PM
Chiến thuật “phân tán rủi ro”
Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, nhà đầu tư cá nhân phải rất thận trọng khi quyết định mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trước khi mua cổ phiếu nhà đầu tư cần thu thập đầy đủ thông tin của tổ chức đó, xem xét khả năng tài chính, tình trạng nợ đọng, lợi nhuận chia hàng năm bao nhiêu.
Và điều quan trọng nhất là nhà đầu tư phải định được giá trị của thương hiệu của tổ chức phát hành cổ phiếu. Giai đoạn tiếp theo là có bao nhiêu tiền và đầu tư vào cổ phiếu nào, ngành nào.
Hơn nữa, khi đầu tư vào thị trường chứng khoán là phải hướng đến đầu tư dài hạn (từ ba năm trở lên). Nếu các nhà đầu tư mà tính đến việc đầu tư ngắn hạn (khoảng năm, bảy tháng) để kỳ vọng vào việc thu được lợi nhuận cao thì rất nguy hiểm. Bởi lẽ mức lợi nhuận kịch trần một ngày của tất cả các mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM chỉ ở mức 5%/cổ phiếu. Trong khi đó, nhà đầu tư rất khó mà tiên đoán được giá cổ phiếu ngày hôm nay sẽ tăng, giảm bao nhiêu và tăng, giảm bao nhiêu ngày.
Mặt khác, nếu các nhà đầu tư hướng đến lợi nhuận có được từ việc chia cổ tức thì số tiền kiếm được sẽ thấp hơn là gửi tiết kiệm ngân hàng do các tổ chức niêm yết chỉ chia cổ tức trên mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi mua, nhà đầu tư phải mua với giá cao gấp nhiều lần mệnh giá, chẳng hạn như cổ phiếu FPT có giá 600.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 60 lần mệnh giá.
Để tránh rủi ro đầu tư theo kiểu phong trào (tập trung tiền vào một “rọ chứng khoán”, khi bể thì trắng tay), các nhà đầu tư cần phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực như đầu tư một khoản tiền vào trái phiếu Chính phủ, vì trái phiếu Chính phủ có mức độ an toàn cao. Một phần gửi vào ngân hàng để khi cần tiền có thể rút ra chi tiêu… Phần tiền dư ra cuối cùng mới nghĩ đến việc mua chứng khoán.
Theo Pháp luật TP.HCM

duonghoanghiep
29-01-2007, 11:37 PM
P/E bao nhiêu là vừa?
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=176951Chỉ số P/E không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu nào đó - Ảnh: Việt Tuấn - Thời báo kinh tế VNVào những ngày cuối năm 2006, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nhận xét: “Chỉ số P/E bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là 38,18 lần. So sánh với mức trung bình của các thị trường khác, P/E chỉ dao động từ 10-17 lần”.
Sau tuyên bố này, giá cổ phiếu giảm mạnh. Vậy chỉ số P/E là gì, bao nhiêu là vừa?
P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Thông thường người ta dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính. Ví dụ P/E của Vinamilk đầu tuần trước là 33,41; của FPT là 62,82, của REE là 27,43...
Ý nghĩa đầu tiên của chỉ số này là biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng thu được từ cổ phiếu đó. Một P/E 30 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 30 đồng để nhận được 1 đồng từ cổ phiếu này. Tuy nhiên, P/E thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu hơn là kết quả làm ăn đã qua.
Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành; nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. Công ty có chỉ số P/E cao chắc chắn phải có lợi nhuận tương lai cao như kỳ vọng, nếu không thị trường sẽ tự điều chỉnh, giá cổ phiếu giảm cho đúng với thực tế.
Một ví dụ điển hình là Microsoft. Cách đây nhiều năm, khi Microsoft trên đường vươn lên ngôi bá chủ thị trường với những sản phẩm độc quyền, thị phần tăng vọt thì P/E của nó lên đến 100. Nay, khi Microsoft đã trở thành công ty hàng đầu, mức tăng trưởng khó lòng duy trì như xưa thì P/E giảm dần - tháng 6-2002 còn 43 và đến đầu tuần trước xuống còn 23,69.
Trong khi đó P/E của Google vẫn còn cao, đến 61,87. Chú ý, ở thị trường các nước, người ta phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quí trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quí tiếp theo (gọi là forward P/E) - trong trường hợp của Google, trailing P/E cao vậy chứ forward P/E giảm còn 35,33 mà thôi.
Vì thế, thật khó nói P/E của một công ty là cao hay thấp, nếu không tính đến hai yếu tố:
- Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao);
- Chỉ số của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa).
Ví dụ, P/E của các hãng hàng không hiện nay là 0 vì đa phần đang lỗ; của ngành xây dựng dân dụng chỉ là 5,7; của ngành sản xuất đồng là 8,7 nhưng của ngành sản xuất bạc lên đến 107,6 và của ngành dịch vụ nghiên cứu cao chót vót tận 687,1 (số liệu ở thị trường Mỹ).
Chỉ số P/E vì thế không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu nào đó. P/E thấp có thể vì công ty này sắp gặp khó khăn, cổ phiếu không ai mua; công ty có thể chế biến sổ sách để giảm P/E bằng cách nâng thu nhập của cổ phiếu; lạm phát cao cũng làm giảm chỉ số này.
P/E chỉ nên dùng để tham khảo, sau khi đối chiếu với các công ty cùng ngành nghề và theo dõi xu hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong một thời gian dài.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

sweetheart
30-01-2007, 07:34 AM
"Ông xã" mình thức khuya chăm post bài quá nhỉ...:1:
Chơi chứng khoán hiện nay đang là mốt, người người nhà nhà tranh nhau chơi chứng khoán dù đôi khi họ chẳng biết nhiều thông tin về công ty mà họ mua cổ phiếu. Mặc khác, hiện nay do lượng người tham gia mua cổ phiếu tăng nhanh nên dẫn đến tình trạng giá ảo và thông tin không trung thực...Chẳng hạn có tin rằng mua cổ phiếu of chỗ mình làm sẽ được chia...% lợi tức khiến nhiều người gọi điện đến chỗ mình để nhờ mua hộ, nhưng thực tế thì lại không có vậy, và thông tin này cũng đã góp phần đẩy giá CP of bên mình nhích lên trên sàn...
Bữa nào mình cũng phải tranh thủ học bài về chứng khoán mới được..Bây giờ ai nói gì về CP mình cũng điếc luôn..Cái tóp này hữu dụng quá rồi.:8:

An Nhiên
05-02-2007, 03:19 PM
E đã được đi thực tế công ty SSI 1 lần vì bị bắt đi:biggrin: :sure: ...từ chổ chã bít gì về chứng khoán, sau 1 hồi loanh quoanh ngó ngó cái bảng điện tử mà cứ hoa cả mắt ...các thuật ngữ mới đầu chã hĩu gì ....cách đặt lệnh, giá khớp lệnh, tỷ số dao động giá ,....tùm lum hết....Loay hoay 1 hùi dưới sự hướng dẫn của mí bác,mí anh, mí sư phụ chơi chứng khoán ở đó , đầu óc mình cũng đc thắp sáng hẵn ra :"> :biggrin: hihi TTCKVN đang trên đà phát triển và có rất nhiều triển vọng, vào mỗi sàn giao dịch ở TP đều thấy không khí chật kín người, ai ai cũng chen chúc nhau; từ 1 bác lớn tuổi, đến 1 chú trung niên, 1 anh chàng thanh niên, 1 dì đèo cả cháu nhỏ theo :31: ....
CKhoa'n VN đang phát triển 1 bước vượt bậc;chỉ số VNIndex liên tục tăng trong những tháng đầu năm 2007

duonghoanghiep
04-03-2007, 11:30 PM
Nhận đọc bài ở Báo Thanh Niên thấy vui vui nên giới thiệu cùng mọi người. Bài viết phần nào phản ánh thị trường CK hiện nay.

Người "mù" chơi chứng khoán

Phóng sự của Thiếu Giahttp://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/ngocthanh/403/P3/Nguoimu.jpg
Minh hoạ: DAD

Khi mà ranh giới giữa đầu tư - đầu cơ còn hết sức mơ hồ, với không ít người, việc bỏ tiền chơi chứng khoán cũng giống như một người... mù, lộc cộc chống gậy dò đường, ai dắt đi đâu thì đi đó. Thắng thì mong có tiền chợ. Thua thì tặc lưỡi coi như mua kinh nghiệm. Kỳ lạ là hầu hết đều... chưa thua. Mò mẫm lên sàn
Khỏi phải nói dân chơi chứng khoán đợi chờ ngày thứ hai (26.2) vừa rồi như thế nào. Sau khoảng mười ngày đóng cửa nghỉ Tết, hai sàn chứng khoán tại TP.HCM và Hà Nội mở cửa trở lại trong sự hân hoan tột cùng của các nhà đầu tư. Xếp hàng, chen lấn, xô đẩy, ngồi bệt xuống sàn... Các tư thế hỉ nộ ái ố của người chơi đã thật sự "làm nóng" sàn chứng khoán.
Ở Hà Nội, tôi có cô em bỏ cả ăn Tết để nghiền ngẫm thông tin, chỉ số chứng khoán qua mấy tờ báo và mạng internet. Sáng thứ hai, bảy giờ sáng cô đã gọi điện vào: "Em lên sàn đây, đi xếp hàng, có "con" (cổ phiếu) nào ngon chỉ hộ đi!". Cái cách mà cô em này đến với thị trường chứng khoán rất đơn giản: Nghe người ta đồn, đọc báo thấy dân chơi chứng khoán lời bạc tỉ, ăn tết to, thế là dồn tiền (100 triệu đồng) để... học chơi. Thắng thì có tiền chợ, thua thì coi như mua kinh nghiệm. Để có mặt ở sàn chứng khoán hôm đó, cô phải nói dối sếp (công ty này cấm nhân viên chơi chứng khoán trong giờ làm việc) là đi thăm bố chồng bị bệnh nặng ở tỉnh N.Đ. Thật hết nói!
Sàn ACB TP.HCM sáng đó thì "lưu truyền" câu chuyện dở khóc dở cười của một "nhà đầu tư" thuộc thế hệ... 4X. Đến sớm xếp hàng, cuối cùng ông cũng chen được một chỗ và phải ngồi bệt xuống đất để đặt lệnh. Đây chắc chắn là lần đầu tiên ông lên sàn. Và chắc là cũng tham khảo, nghe tư vấn nhiều nên ông đặt mua cổ phiếu của ngân hàng S. - cổ phiếu thuộc dạng blue - chip (dạng top). Tất cả đều rất "sành điệu" cho đến khi viết lệnh. Thay vì phải biết và viết mã cổ phiếu lên giấy, ông viết nguyên tên ngân hàng này ra không sót một chữ nào để đặt mua. Dân "pro" (chuyên nghiệp) ồ lên cười nhưng chẳng ai giúp bởi bản thân họ cũng phải dán mắt lên theo dõi, đặt lệnh. Mãi rồi, có người biết chơi mới chỉ cho ông cách viết mã, đặt lệnh. Chỉ vài phút sau, chuyện này loang ra dãy quán cà phê ở bên ngoài sàn. Gần như ai ngồi đó cũng biết. Người mới chơi thì nghe để học hỏi. Dân chơi nhiều chỉ nhếch mép cười, trong bụng mừng thầm vì có thêm một "con gà" tập tễnh học lên sàn.
Theo H., một người chơi chứng khoán lâu năm, thì sơ sót này hầu hết người mù mờ, mới chơi đều gặp. Khi lên sàn giao dịch, họ đều mắc phải hai lỗi cơ bản khi đặt lệnh. Đó là viết sai mã và viết trượt "bước giá". Nhiều người "mù" mắc phải lỗi thứ hai mà cũng không hiểu tại sao lệnh của mình đã viết từng xấp như thế mà vẫn bị trả về. Theo quy định, ở các sàn tại TP.HCM, các cổ phiếu dưới 50.000 đồng có "bước giá" là dưới 100 đồng. Ví dụ, mua loại cổ phiếu này mà đặt lệnh 49.900 đồng, 49.800 đồng thì đúng. Nhưng nếu đặt lệnh là 49.950 đồng hay 48.850 đồng là sai. Tương tự, với loại từ 50.000 - 100.000 đồng/cổ phiếu thì "bước giá" sẽ là 500 đồng/cổ phiếu. Viết lệnh đặt mua (hoặc bán) là 51.000 đồng hay 51.500 đồng là đúng. Nếu viết lệnh là 51.400 đồng lại là sai. Tại Hà Nội, "bước giá" các loại cổ phiếu đều là 100 đồng/cổ phiếu nên sơ sót này ít thấy hơn.
Chuyện từ bàn nhậu
Tết vừa qua, T. đi chơi ở huyện H. Đi cùng xe chỉ có đúng một người không chơi chứng khoán. Suốt chặng đường, anh này bị "cô lập" bởi những câu chuyện nóng bỏng về cổ phiếu, cổ phần. Đến lúc tụ lại bàn nhậu, bàn có mười người thì đã bảy chơi chứng khoán ở dạng "pro". Ba người còn lại không chơi nhưng cũng thuộc dạng giàu có. Ăn đám giỗ nhưng toàn nói chuyện... chứng khoán. Đến mức, T. kể: "Ba người này không muốn nghe. Nhưng không nghe không được bởi chẳng có chuyện gì khác".
Một trong ba người này làm giám đốc một công ty sản xuất hàng hóa. Doanh nghiệp của ông nuôi 300 công nhân, cả năm làm việc trầy vi tróc vảy lời được chừng 3 tỉ đồng. Nghe mấy anh bạn cùng bàn buôn chứng khoán lời vài tỉ như chơi, ông không khỏi sốt ruột, bứt rứt: "Đừng nói nữa, nghe xong chuyện mấy ông tôi chẳng còn bụng dạ đâu mà làm ăn". Một ông khác cùng bàn thở dài: "Nghe chuyện mấy ông tôi muốn bỏ nghề. Hổng nghe nữa!".
Đã đành bàn nhậu này toàn dân làm ăn ở Sài Gòn, nói chuyện chứng khoán tiền tỉ là bình thường, dỏng tai sang bàn bên, T. nghe xong mà thấy... hết hồn. Ở đó, rặt dân miệt H., thế mà họ cũng bàn chuyện... chứng khoán. Nghe thủng câu chuyện T. càng nể phục hơn: Hai người em của ông bạn T. người huyện H. nhưng chơi chứng khoán "pro". Một trong hai người làm ở công ty có cổ phiếu blue - chip trên sàn kể ông bảo vệ công ty này giờ cũng trở thành tỉ phú: "Ông này thuộc dạng... bắt buộc phải chơi cổ phiếu. Bởi ổng là người công ty, công ty phát hành cổ phiếu, ông ấy đương nhiên được mua và trở thành tỉ phú!".
Chưa hết, ở miệt H., vợ anh bạn tối ngày bán hàng tiêu dùng ngoài chợ, ấy thế mà chuyện cổ phiếu cổ phần, "chấm" này "chấm" nọ thuộc lòng như cháo chảy. Chị cũng chơi cổ phiếu. Đến mức ông bố ở nhà, nghe mấy đứa con xui cũng gom tiền, dồn cho bọn trẻ đầu tư giùm. Và chưa thấy ai thua.
Nói chuyện đầu tư chứng khoán, T. than thở vì bài học đầu đời của mình: Hồi đó tập tễnh lên sàn làm quen với hy vọng sẽ tích lũy kinh nghiệm trước khi VN gia nhập WTO. T. được một ông bạn hướng dẫn, bày vẽ cách chơi. Khi tương đối thạo rồi ổng mới "ngỏ ý" rằng mình đang sở hữu một số lượng cổ phiếu, muốn bán lại cho T. với giá rẻ (3.8) so với thị trường (4.2). Thấy ngon ăn, T. mua. Sáu tháng sau, giá cổ phiếu đó xuống còn... 1.6. Tự dưng bạn bè hồi đó hay thấy T. cười (không phải bị điên). Hắn chấp nhận "chịu đòn" bởi khi đó hắn đã xác định là đầu tư chứ không phải đầu cơ. Giá cả chắc chắn sẽ tốt hơn còn bản thân hắn đã lãnh được rất nhiều kinh nghiệm. Cho đến 3 năm sau, cổ phiếu đó mới tăng giá trở lại thành 6. Hắn thở phào và tự nhủ, về sau đã đầu tư thì không bao giờ sợ cơn nóng lạnh của thị trường.
***
Một nhà phân tích, đầu tư tài chính nước ngoài đã từng nhận định về thị trường chứng khoán VN: Chỉ cần bỏ tiền ra mua khoảng 5 loại cổ phiếu blue - chip, cứ để đó vài năm quay lại sẽ thấy một cục tiền to! Có nhiều điều đáng suy nghĩ từ lời nói này: Có thể đó là sự lạc quan về một thị trường nhiều hứa hẹn. Cũng có thể đó là một cái nhún vai về thị trường còn non trẻ, giá cả sốt rẻ theo tâm lý. Chừng mực nào đó, câu nói đã phản ánh đúng biểu đồ tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2006.
Một tay chơi dạng "pro" thì nhìn thị trường chứng khoán với thái độ rất "thị trường": Thị trường giờ đang "loãng giá" (giá trị cổ phiếu bị "ảo" nhiều hơn thật). Người chơi đang mua sự rủi ro rồi chuyền tay nhau để kiếm lời. Giá cả cứ thế mà tăng. Cho đến một ngày nào đó, "thằng mua cuối cùng sẽ chết" - tay này nhún vai tỏ vẻ không quan tâm "thằng đó" sẽ là ai. Miễn là cho đến giờ tay này vẫn đang... lời.
Từ 200 triệu đồng, hắn mua được xe hơi. Rồi mê chứng khoán quá, hắn lại bán xe hơi để đầu tư vào chứng khoán tiếp. Mê đến mức, trước khi chơi hắn lập hẳn kế hoạch kinh doanh để đầu tư vô ba khoản: Một khoản cho kinh doanh. Một khoản cho bất động sản. Khoản còn lại mới dành cho chứng khoán. Thế mà bây giờ, nhẩm tính lại hai khoản kia của hắn đã ném lên sàn hết rồi. Khoảng 5 tỉ đồng tiền "giấy" (sổ chứng khoán) đang nằm ở đó. Bán được mới có tiền thật, còn không cũng chỉ là mớ giấy lộn, một năm lĩnh cổ tức đủ tiền đi chợ. Tay này thừa nhận mình không dám khuyên nhủ ai, cũng không dám tiên đoán bất cứ điều gì về chứng khoán. Hắn chỉ tính rằng, có lẽ mình phải nhìn nhận lại "kế hoạch kinh doanh" một chút. Có lẽ hắn sẽ cân bằng lại đồng vốn đầu tư một cách an toàn và thực dụng hơn. Có thể hắn sẽ dành tiền đầu tư vào một lĩnh vực không phải chứng khoán, mức sinh lời ít hơn nhưng an toàn hơn, khỏi phải mất ăn mất ngủ như cái Tết vừa rồi.
T.G

Nguồn: Báo Thanh Niên 5 tháng 3 năm 2007

nobipotter
06-03-2007, 10:05 AM
Hàng loạt cảnh báo của các chuyên gia chứng khoán về nguy cơ sụp đổ của TTCK VN trong nhiều tháng nay...

Mặc kệ! Giáo Cp vẫn tiếp tục tăng kịch trần. Đồng vốn vẫn tiếp tục chảy vào TTCK, cung không đủ cầu nên giá vẫn cứ tăng.

Dễ thấy rằng ai chơi cũng lời... ai chơi cũng thắng... nên ai ai cũng là chuyên gia!:68:

Điều quan trọng là toàn bộ số tiền lời đó chảy ngược về thị trường CK

TTCK bong bóng thì số "tiền lời" đó vẫn là bong bóng.

Bò tiền ra mua bong bóng để kiếm lời trên bong bóng... có nghĩa là có 1 bộ phận đang lỗ nặng. (mô hình này giống như kiểu bán hàng đa cấp)

Bất kể sự kiện "ngày thứ 3 đen tối", thị trường CK VN vẫn tiếp tục tăng trưởng, một chuyên gia tài chánh "lạc quan" thị trường VN tăng trưởng không theo quy luật nên không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới...

Người Việt Nam vẫn máu me đổ tiền vào thị trường CK... và giá cứ tiếp tục tăng.

Nhưng sự thật:
1. Một bộ phận nhỏ đang kiếm lời rất lớn dựa trên: thông tin nội gián, sự hỗn độn của thị trường, sự làm giá của các công ty cổ phần, giao dịcjh bất bình đẳng ở các công ty chứng khóan, đấu thầu không công bằng, và cổ phần hóa mập mờ...

2. Chính sự chênh lệch về kiến thức, thông tin, mối quan hệ, và sự không minh bạch về thông tin và chính sách của 1 số công ty, đã dẫn đến hiện tượng: phân hóa trên thị trường chứng khóan:
- phân hóa giàu nghèo: đại gia và cò con
- phân hóa kiến thức: pro và tay mơ
- phân hóa chính trị: bất bình đẳng trong giao dịch.
- phân hóa hàng hóa: 1 số lọai cổ phiếu lên ngôi (bong bóng, làm giá) và 1 số lọai cp bị cho ra rìa ( vì tự cô lập, hoặc bị cô lập)

3. Một sự tháo chạy đang được chuẩn bị.

NGUY CƠ BONG BÓNG VỠ ĐANG THÀNH HIỆN THỰC
- sự xuất hiện của hàng lọat cổ phiếu thuộc các tập đòan lớn sẽ cp hóa trong năm 2007 sẽ làm cho nguồn cung tăng.
- kéo theo sự giảm giá của các công ty cò con đang làm gía đẩy giá chứng khóan lên tận mây xanh.
- nguồn vốn đang lưu thông trên thị trường Ck hiện tại chỉ tập trung ở các công ty cò con, đa số do các tay chơi cò con nắm giữ trong khi các đại gia có xu hướng giữ những cổ phiếu an tòan hơn... khi bong bóng vỡ cuộc tháo chạy sẽ kinh khủng hơn đẩy giá cp đến tận đáy
- sự phân hóa giàu nghèo và quyền lực trên thị trường chứng khóan ngày càng rõ nét
- khả năng huy động vốn trong nhân dân đã đến hạn không đủ sức bơm hơi cho những chiếc bong bóng đã quá to

Ngày phán xét đã sắp đến.

Vinh Loc 90A
12-03-2007, 07:52 AM
Tặng những ai đang chơi cổ phiếu kiểu này :10: !

http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/2007/3/12/184622.tno


Nguy cơ từ “cổ phiếu biên lai” Cập nhật cách đây 1 giờ 43 phút
Nguyên Hằnghttp://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/huynhthang/Nam_2007/Thu_hai/Thu_hai_071/18gjsdfhshspff.jpgNguy cơ rủi ro rất cao khi mua cổ phiếu bằng biên lai (Ảnh: T.Q.H)Mua bán “cổ phiếu biên lai” là chuyện phổ biến trên thị trường các loại cổ phiếu (CP) chưa niêm yết (OTC) hiện nay. Với quan niệm “lợi nhuận cao, rủi ro cao” và tâm lý “đã chơi thì phải chấp nhận”, rất nhiều người đang bỏ tiền tỉ đổi lấy một tờ giấy mà không hiểu hết những nguy cơ từ canh bạc này.
Cũng không ít kẻ trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, khi “ngộ” ra thì tìm mọi cách đẩy “cục nợ” này sang một kẻ có máu đỏ đen khác.
"Cổ phiếu biên lai" là gì?
Đây là dạng CP vừa mới được phát hành trong nội bộ, chưa được phép chuyển nhượng. Thực chất chỉ là tờ biên lai thu tiền do đơn vị phát hành CP phát cho nhân viên trong đơn vị. Biên lai ghi rõ số CP được mua, số tiền đã nộp và có dấu của đơn vị phát hành. Mặc dù chưa được phép chuyển nhượng song "chợ" CP biên lai lại vô cùng náo nhiệt các nhà đầu tư lớn, nhỏ, bất chấp rủi ro vô cùng lớn. Được bạn bè giới thiệu "mối" mua CP của một bệnh viện khá nổi tiếng tại TP.HCM với giá mềm bởi "nhân viên của bệnh viện cần tiền nên bán rẻ", chị Mai - một nhà đầu tư mới tham gia thị trường CP - "OK" liền mặc dù biết bệnh viện này chưa có sổ cổ đông. Hợp đồng "miệng" được thiết lập vào cuối tuần, ngân hàng không làm việc nên chị Mai phải nhờ người bạn năn nỉ người bán cho đặt cọc để "chốt giá", sang tuần sẽ làm hợp đồng và giao nốt số tiền còn lại. Nhưng đến lúc làm hợp đồng, chị Mai mới ngã ngửa bởi người bán cho chị ở "hệ F4", tức mua qua 4 người khác, biên nhận thu tiền của bệnh viện mà người này đưa ra lại không hề có dấu đỏ của bệnh viện. Không mua thì bị mất cọc, phần tin tưởng người bạn giới thiệu, chị bấm bụng chồng gần 200 triệu đồng để mang về duy nhất tờ biên lai thu tiền với vài chữ ký nghệch ngoạc cùng lời hứa: "Trong tuần này em sẽ đưa chị đến gặp người bán gốc để làm hợp đồng vì ổng đang đi Vũng Tàu chưa về". Tiền đã trao, không còn cách nào khác, chị Mai đành phải chấp nhận cái thế "nắm đằng lưỡi" mà phía đối tác đưa ra và tự an ủi "chẳng lẽ bạn mình lại giới thiệu cho mình kẻ lừa đảo". "Thấy mấy công ty khác làm ăn làng nhàng mà CP tăng gấp 5, gấp 10 lần. Bệnh viện này khá nổi tiếng mà giá mới tăng gấp đôi nên tôi cũng ham. Xong mới thấy mình dại" - chị Mai nói.
Trường hợp anh Trung còn nguy hiểm hơn. Sở hữu một cửa hàng bán vật liệu xây dựng gần khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng rất đông khách nhưng nghe bạn bè nói chơi chứng khoán "một vốn ngàn lời", anh thu gom hết số tiền hàng mua CP của một công ty thuộc lĩnh vực thủy điện. Giao gần một tỉ đồng để nhận tờ biên lai nộp tiền mua CP của người bán với hy vọng "cứ đà tăng giá này, lời hàng chục tỉ không phải là chuyện khó", anh Trung mua CP biên lai mà chưa hề được gặp người sở hữu quyền mua CP này vì phải qua người môi giới.
Mức độ rủi ro quá lớn
Ngoài CP biên lai, trên thị trường còn rất nhiều loại CP mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp nghe thấy đều lắc đầu ngao ngán. Trên website www.ttvnol.com (http://www.ttvnol.com/), thậm chí có người rao: "Bán 15 năm công tác tại Ngân hàng Ngoại thương, giá mỗi năm 65 triệu đồng"; có người còn rao bán chỉ nửa quyền mua CP mới... Nói về các giao dịch kiểu này, các chuyên gia chứng khoán ai cũng lo ngại vì mức độ rủi ro quá lớn. Giới đầu tư chứng khoán còn chưa hết bàng hoàng bởi một vụ lừa táo tợn xảy ra ở Hải Phòng giữa năm ngoái. Một nhóm đối tượng đã âm thầm làm con dấu giả và tổ chức cả một phiên chợ giới thiệu, bán CP phổ thông ra ngoài. Vụ án còn chưa kịp nguội song với mức lợi nhuận vô cùng hấp dẫn mà thị trường chứng khoán mang lại trong thời gian qua, nhiều người vẫn lao vào mà không hề biết những rủi ro thường trực. Hầu hết những người mua CP dưới dạng biên lai như trên sau khi được cảnh tỉnh đều tìm cách bán lại cho người khác. Số tiền bỏ ra ngày càng lớn tỷ lệ thuận với số người rơi vào "ma trận". Một số người đang sở hữu CP biên lai cho rằng "khi nào có sổ cổ đông, phải nộp lại biên lai thu tiền để lấy sổ". Vì vậy, nắm biên lai là nắm chắc sổ cổ đông. Nhưng trên thực tế, việc thu lại biên lai không cần thiết và rất nhiều công ty trao sổ cho nhân viên mà không cần biên lai bởi danh sách người mua CP trong công ty đã được chốt lại ngay từ lúc thu tiền. Vì vậy, không thiếu trường hợp, ra sổ rồi mà người mua không hề biết. Thậm chí, sổ được chuyển nhượng cho người khác mà người mua vẫn ôm biên lai chờ đợi. Có trường hợp phát hiện kịp thời thì phải bù thêm tiền và tốn rất nhiều công sức mới có được sổ cổ đông mà mình đã bỏ tiền mua trước đó.
Theo luật sư Lê Công Định, Trưởng văn phòng Luật DC Lawyers, những mua bán kiểu này chỉ dựa trên lòng tin. Còn khi xảy ra tranh chấp, người mua sẽ là người "thiệt đơn, thiệt kép" bởi tên trong sổ cổ đông vẫn thuộc về người bán. Nếu ra tòa, tòa cũng chỉ ghi nhận giao dịch và bên bán chỉ phải trả lại số tiền mà bên mua đã bỏ ra. Nếu giá CP lúc đó đã tăng cao thì thiệt thòi đương nhiên thuộc về bên mua.
Nguyên Hằng

nobipotter
12-03-2007, 06:53 PM
TTCKVN sẽ làm tài sản nhiều người chìm xuống vực? 8:22' 12/3/2007 http://tintuc.ethitruong.vn/Uploaded/nguyennguyen/san%20gd6.jpg
Ngày 9-3, báo điện tử "Asia Times" đã phát phóng sự nói về thị trường chứng khoán ở Việt Nam, trong đó nói rằng cơn sốt trên thị trường chứng khoán hiện nay đang đặt ra những vấn đề quan trọng về kinh tế đối với Việt Nam.


Theo biên tập viên về Đông Nam Á Shown W. Crispin của báo điện tử "Asia Times", Việt Nam hiện đang thúc đẩy kế hoạch cải tổ nền kinh tế theo hướng thị trường toàn cầu hóa. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục thu hút vốn đầu tư để cạnh tranh với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác. Vừa qua, Việt Nam đã ký thỏa thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với cam kết mở rộng cánh cửa đầu tư và tài chính cho quốc tế. Tuy nhiên, việc vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam trong những ngày gần đây khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
Thứ nhất, số ngoại tệ này có thể làm mất khả năng điều tiết tiền tệ để chống lạm phát hay giảm phát. Thứ hai, tiền nước ngoài đổ vào nhằm mục đích đầu cơ sẽ khuynh đảo và chiếm lĩnh thị trường non trẻ này. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Những nhà đầu tư lớn có khả năng mua vào bán ra liên tiếp để nâng giá một số cổ phần hấp dẫn.
Chiến thuật liên tiếp mua vào rồi bán ra với giá cao hơn khiến giá cổ phiếu liên tục tăng lên, hấp dẫn những nhà đầu tư mới vào nghề chạy theo kiếm lời và họ đã thu lợi không ít cho đến màn cuối của kế hoạch "nham hiểm" này.
Những người đầu cơ cổ phiếu tiếp tục tăng lợi nhuận theo cấp số cộng trong suốt tiến trình, vì chính họ mua vào rồi lại bán ra với giá cao hơn. Cho tới khi nhận thấy giá cổ phiếu đã tăng tới mức tột đỉnh, họ sẽ nhử mồi để tung ra bán hết, trong lúc đám đông vẫn tranh nhau mua vào.
Khi đó, mức cầu giả tạo sẽ rớt xuống con số không và những người đầu cơ chuyển tiền đi lo chuyện khác, không mua vào cổ phiếu nữa. Hàng trăm ngàn cổ phần mất giá sẽ kéo theo tài sản của nhiều người chìm xuống đáy vực.Bài học này không mới, nhưng vẫn lừa được nhiều nạn nhân trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, việc hạn chế vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán cũng có nghĩa là không thực hiện những cam kết trong hiệp định gia nhập WTO.
Hiện nay nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua tới 49% trị giá vốn điều lệ của các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán và Việt Nam quyết định chưa nới rộng giới hạn đó. Giới đầu tư quốc tế cho rằng Việt Nam có thể đang lặp lại thời điểm mới mở cửa hồi thập niên 1990.
Hiện nay, hệ thống tài chính của Việt Nam chưa được cải tổ đúng mức để thích nghi với luật chơi của kinh tế thị trường toàn cầu hoá. Tuy nhiên, nếu mở cửa nửa vời, Việt Nam sẽ làm mất nhiều mối đầu tư, trong bối cảnh các nước khác đang phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút đầu tư.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán như một con ngựa bất kham, có thể đẩy hệ thống tài chính non yếu vào tình thế dễ bị suy sụp. Lượng mua bán trên thị trường ngoài luồng mà giới chuyên môn gọi là OTC nhiều gấp gần ba lần thị trường chính thức ở cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), số lượng công ty có niêm yết chính thức chỉ khoảng 200, trong khi số công ty không niêm yết là 7.000. Nhiều công ty ra đời từ các công ty quốc doanh cổ phần hoá hoặc do tư nhân sở hữu, chỉ chuyên mua bán cổ phần không chính thức. Hầu hết trái phiếu mua bán ngoài luồng chỉ được báo cho Hội đồng Quản trị HASTC theo thủ tục quy định và để thanh toán.
Thuật ngữ “không chính thức” hay “ngoài luồng” vẫn chưa đủ nói lên thực chất vấn đề. Những người môi giới không có phép, còn gọi là "cò chứng khoán", hoạt động riêng rẽ dưới sự bảo trợ của những người trung gian có phép. Đây là lực lượng chủ lực trong việc mua đi bán lại những cổ phần ngoài luồng một cách ồ ạt.
Thương vụ thường diễn ra tại các quán cà phê. Giấy tờ biên nhận và tiền thanh toán thường được sắp đặt trong vòng ít ngày sau. Người môi giới hưởng tiền hoa hồng bằng nửa phần trăm lượng giá trao đổi.
Cho tới thời điểm này, giá vẫn đang lên và thị trường còn nhiều dấu hiệu lạc quan. Tuy nhiên, đây mới thực sự là nguy cơ bởi việc thanh toán trong những thương vụ ngoài luồng không được pháp luật bảo vệ.
Tình trạng "vỡ nợ" của tư nhân cũng sẽ ảnh hưởng tới Nhà nước bởi hệ thống ngân hàng có thể đã tham gia cho vay đối với thị trường chứng khoán. Mặc dù Chính phủ Việt Nam có lệnh cấm các ngân hàng nhà nước mua bán chứng khoán hoặc cho vay với mục đích đó, song trên thực tế, những khoản vay "nóng" dưới nhiều danh nghĩa khác nhau chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Tờ "Asia Times" cho biết nhiều ngân hàng vẫn đang dồn tiền cho các khách hàng thân quen vay để mua bán chứng khoán. Vốn đang phải gánh chịu những khoản nợ khó đòi, các ngân hàng này sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản nếu thị trường chứng khoán lao xuống dốc. Trên thực tế, tình trạng "cùng nhau phá sản" đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang triển khai những nội dung trong khuôn khổ quy định của WTO, vừa phải duy trì đà tăng trưởng kinh tế, vừa giữ ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ này bao gồm cả việc cổ phần hoá hàng trăm doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải tránh được "làn sóng" khuynh đảo của nguồn vốn nước ngoài, trong khi vẫn hấp dẫn các nhà đâu tư bằng quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường để tiến vào "đại dương" đầy sóng gió, nhưng cũng dồi dào "hải sản".

( Theo TTXVN)

DeMen
21-03-2007, 07:13 AM
9g sáng nay, giao lưu trực tuyến với Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước




Làm thế nào để thắng? Làm sao để hạn chế những rủi ro? Làm sao để lên sàn và trở thành nhà đầu tư đích thực chứ không phải là đầu cơ?... Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tuổi Trẻ Online tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Thị trường chứng khoán Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững” giữa ông Vũ Bằng - Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) với bạn đọc vào 9g sáng ngày 21-3-2007.


Ông Vũ Bằng sẽ cung cấp cho các bạn đọc đã, đang, và sắp trở thành nhà đầu tư thực trạng TTCK hiện nay ở nước ta; chủ trương, chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển và quản lý TTCK; một số vấn đề cần được hiểu đúng với bản chất cũng như các nội dung cần được cập nhật thông tin khi tham gia TTCK; các giải pháp nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh của TTCK...


Độc giả có nhu cầu thông tin và trao đổi, có thể gửi những câu hỏi, thắc mắc của mình về TTCK qua website tuoitre.com.vn, cpv.org.vn, hoặc vào hộp thư dangcongsan@cpv.org.vn, kythuat@cpv.org.vn, hoặc gửi thư trực tiếp tới tòa soạn tại: Báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM hoặc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 275 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội và theo dõi trực tiếp buổi trực tuyến qua địa chỉ www.tuoitre.com.vn (http://www.tuoitre.com.vn/) và www.dangcongsan.vn (http://www.dangcongsan.vn/) trong thời gian trên.




>> Mời bạn BẤM VÀO ĐÂY (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ChannelID=99&InterviewID=235) để gửi câu hỏi (vui lòng đánh máy bằng font Unicode, có dấu)


TTO

HoaCucVang
14-04-2007, 01:16 PM
Hôm thứ 5 trường ĐH Kinh tế tpHCM tổ chức "cuộc chơi" về đầu tư chứng khoán. Bạn gửi tin nhắn bằng mã và sẽ xác nhận thông tin tài khoản tại trường trước thứ năm. Nhưng ngay trong phiên giao dịch đầu thì sàn đã...."sập", cô ca sĩ đạt giải nhất Sao Mai Điểm Hẹn phải hát liên tục 6 bài để cứu vãn tình thế nhưng sàn giao dịch bắt buộc phải đóng cửa với sự thất bại hoàn toàn. Chúng ta nghĩ gì sau sự kiện này?

Vinh Loc 90A
09-05-2007, 11:08 AM
Hôm thứ 5 trường ĐH Kinh tế tpHCM tổ chức "cuộc chơi" về đầu tư chứng khoán. Bạn gửi tin nhắn bằng mã và sẽ xác nhận thông tin tài khoản tại trường trước thứ năm. Nhưng ngay trong phiên giao dịch đầu thì sàn đã...."sập", cô ca sĩ đạt giải nhất Sao Mai Điểm Hẹn phải hát liên tục 6 bài để cứu vãn tình thế nhưng sàn giao dịch bắt buộc phải đóng cửa với sự thất bại hoàn toàn. Chúng ta nghĩ gì sau sự kiện này?

Ở Việt Nam thì bình thường thôi. Bởi cách tổ chức cẩu thả, thiếu khoa học thì tất yếu phải vậy? Chỉ tội cho ai đã lỡ nhắn tin rồi thì làm sao đòi lại tiền. Mất tiền còn bị mang tiếng...???:-P