PDA

View Full Version : Một góc nhìn khác về WTO


toi&m
23-11-2006, 05:39 PM
Hôm nay tôi ngồi đọc lại chuỗi bài viết "Tại sao Long An vẫn là "con rồng nằm ngủ" "
http://www.lqd-longan.com/forum/showthread.php?t=1421

và loạt bài "Bạn chuẩn bị gì khi VN Hội Nhập Thế Giới?
http://www.lqd-longan.com/forum/showthread.php?t=1438

Một điều có thể nhận ra rằng, những thanh niên trẻ chúng ta rất khao khát Việt Nam phát triển phú cường và tất cả rất hồ hởi với vận hội mới về việc VN trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Nhưng những khát khao và niềm hy vọng sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu chúng ta không có cái nhìn thực tế và có kế hoạch cụ thể để dần nâng sự phát triển.

Thực Tế: Việt Nam là thành viến thứ 150. Điều này có nghĩa là đã có 149 quốc gia khác hiểu sự vận hành của "Kinh Tế Toàn Cầu" hơn thành viên thứ 150 như chúng ta. Vẫn hồ hởi đấy nhưng chúng ta nên nhận thức rõ ràng. VN được vào WTO có thể ví như học sinh Trung Học vừa thi đậu vào Đại Học và rất là hồ hởi. Nhưng thực tế cho thấy rằng bạn đậu Đại Học không có nghĩa là bạn sẽ là một sinh viên Đại Học xuất sắc. Bạn phải phấn đấu, phấn đấu không ngừng và phải giỏi thích ứng để là đạt được kết quả tốt. Dù sự so sánh có hơi khập khiễng nhưng tương tự như thế : VN vào WTO là một tin tốt nhưng không là đồng nghĩa với sự phú cường mà đòi hỏi sự phát triển kiên trì, vận dụng nhân tài để phát triển đất nước đưa toàn dân tộc - công nhân và nông dân - sống tốt hơn thay vì trở thành một quốc gia được các nhà tư nhìn vào là nơi có thể khai thác giá nhân công rẻ.
Theo tôi được biết khi đàm phán với Việt Nam về Tự Do Thương Mại, phái đoàn Mỹ luôn làm việc hai chiều (báo thông tin về các vòng đàm phán và yêu cầu ý kiến phản hồi) với các Hiệp Hội Doanh Thương của họ. Cho nên trong quá trình đàm phán và kết thúc đàm phán, các Hiệp Hội Doanh Thương ( Nông Sản, Công Nghiệp...) nắm rất vững về những lợi thế và những bất cập mà họ sẽ chủ động giải quyết khi làm ăn với Việt Nam. Phải nói là họ chuẩn bị trên giấy tờ và vận hành vào thực tế rất kỹ càng. Riêng Việt Nam chúng ta, có làm tốt những công tác đó hay không? Đến thời điểm này khi đàm phán đã kết thúc, các nông dân của chúng ta biết những cái lợi và khó khăn thế nào khi có sự mở cửa về thị trường nông sản.

(còn tiếp...)

victory
23-11-2006, 08:07 PM
Chuẩn bị nội lưc là điều tất yếu khi gia nhập WTO, theo mình cái cốt lõi là ' hành lang pháp lý', pháp luật phải cụ thể, phù hợp, và nhất là phải được tuyệt đối tuân theo. Hai la, luật phải được phổ biển trong nhân nhân
Chỉ cần vậy thôi, chúng ta sẽ có một 'sân chơi WTO' hoàn hảo.
Tôi có được xem documentary ve China. Một nước tương tự VN và vào WTO 2001. Công nhân xưởng dệt phải làm 17 h một ngày, đó là hệ quả của việc không biêt rõ luât, và không vận hành đúng luật, mang danh là một nước XHCN nhưng thực chất là brutal capitalisme
Vào WTO, tôi thấy VN chỉ có lợi mà thôi. Một là, đời sống tầng lớp lao động nâng cao, thất nghiệp giảm, giáo dục vì thế cũng được nâng cao,
hai là, tình trạng quan liêu bao cấp không ảnh hưởng nhiều vào nền kinh tế. Biết rằng nó làm trì trệ it nhiều đến kinh tế, sẽ không còn COCC do cạnh tranh để tồn tại, tự động đào thải những yếu kém.
Chức năng hành chính cũng như điều tiết công là chì khóa cho sự phát triển của VN hiện nay, đầu tư công như hiện đại hóa giao thông, qui hoạch đô thị,... bên cạnh đó không thể quên hệ thống an sinh xã hội, một quốc gia phát triển phải có công nghiệp chủ chốt với kỹ thuật hiện đại, hệ thống tài chính hiện đaị. Để làm được thì cần phải có những chính sách công hợp lỳ.
Nếu vai trò diều tiết của nhà nước không hiệu quả, không hợp lý, thì dù sao đi nữa 'giai cấp vô sản' vẫn có điều kiện sống tốt hơn, khi vào WTO

quangminhtasu
23-11-2006, 10:55 PM
Thật ra thì khi vào WTO Việt Nam chúng ta ko chỉ làm được một điều quan trọng là hòa nhập nền kinh tế với thế giới mà chúng ta còn chứng minh được rằng :

"Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường(theo định hướng xã hội chủ nghĩa), nước Việt Nam đã thật sự đứng lên sau một thời gian dài chiến tranh".

Những gì mà Nhà nước và chính phủ Việt Nam đã làm được cho cuộc hội nhập này là rất nhiều nhưng cũng xin nói thêm, hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam là một điều "lo lắng nhất" của mọi người. Đúng là chúng ta đã có rất nhiều đạo luật, có những đạo luật mới ra đời gần đây đã tạo được kích thích mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực đối với lĩnh vực của nó, nhưng cũng có những dự luật không phù hợp. Điều đáng nói là mỗi kỳ họp Quốc hội đều thông qua vài đạo luật. Nhưng một số trong đó có lẽ chỉ là "đồ trang sức" vì chẳng bao giờ tới được người dân.

Tôi thật sự bị sốc khi nghe được việc nội dung tờ khai hải quan được thực hiện theo đúng như luật ban hành (lúc đó luật này mới ra được gần 15 ngày) hoàn toàn không thể áp dụng được tại hải quan TPHCM. Vậy chúng ta thử hỏi, những thành viên trong hội đồng soạn Luật này của Quốc hội có đi thực tế hay không, hay đơn giản chỉ là trên lý thuyết, và thế là chúng ta lại "thay đổi bổ sung một số điều",tôi chắc điệp khúc này mọi người đã nghe trên dưới 5 lần mỗi kỳ họp Quốc hội. Điều này chỉ rõ, luật ra rất nhieu nhưng ra được bao nhiêu thì chỉ sau vài năm thậm chí 2 năm là lại được "sửa đổi bổ sung". Điều này tạo ra sự "bấp bênh" cho hệ thống luật pháp của chúng ta.

Vấn đề kinh tế là vấn đề chúng ta thấy rõ nhất khi chúng ta gia nhập WTO, nhưng thật ra, chúng ta còn có cơ hội quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới một cách dễ dàng hơn, có điều kiện giao lưu văn hóa.

Thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta không bị mai một trong thời kỳ hội nhập? Chúng ta cần phải làm gì để nền văn hóa ấy chỉ hòa nhập nhưng không hòa tan trong một môi trường tự do như thế?

Theo ý kiến chủ quan của tôi, qua một cuộc khảo sát nhỏ k(hoảng 50 người- trẻ) thì chỉ khoảng chưa tới 1% trong số họ nghe và mến mộ cải lương, và gần như 98% không biết tới hát "Ả Đào" là gì. Đây đúng là một con số đáng báo động khi chúng ta biết được hơn 90% thích nghe nhạc trẻ (loại nhạc thị trường) và nhạc nước ngoài.

Và trên tất cả là chỉ khoảng trên 5 năm nữa thôi là tất cả cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO phải được thực thi, trong thời gian 5 năm đó chúng ta cần phải làm gì để con thuyền Việt Nam vững vàng ra biển lớn? Câu hỏi này phải chờ thế hệ 8X giải quyết - lực lượng lao động chính của Việt Nam từ nay đến đó, còn mấy cụ trở về trước thì lên làm "sếp" hết rồi.

Xin nói thêm, hiện nay thời hạn 5 năm của Trung Quốc đã hết và chúng ta đã thấy những "miếng đòn" mà các đối tác vốn rất "thân thiết" với TQ khi mới gia nhập là Mỹ và EU tung ra là : chèn ép, ép buộc TQ phải mở cửa thị trường hơn nữa, phải từ bỏ "bảo hộ" một số ngành, bằng chứng là EU đã đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng giày da của TQ, còn Mỹ thì luôn hăm he kiện TQ vì bán quá giá thép....v.v..... và còn nhiều thứ nữa.

Nếu xét tương quan giữa Việt Nam và TQ thì ai cũng biết GDP VN chỉ mới vượt qua 50 tỷ $, còn TQ đã qua con số 4000 tỷ $ rồi.
Liệu với sức mạnh của Việt Nam có còn đủ chống chọi với "đối phương" khi mà "mối tình" sau 5 năm gia hạn để thực hiện các cam kết chấm dứt.

Một câu hỏi khá lớn có lẽ tới 2012 chúng ta mới biết được .

Tr.Giang
24-11-2006, 04:17 PM
Mọi việc sẽ phát triển theo qui luật của nó. Như ngày trước chúng ta chưa gia nhập WTO thì hôm nay chúng ta đã gia nhập rồi... 149 nước khác đã gia nhập trước ta, tất cả cũng đã vận hành theo quĩ đạo. Nói chung, thử thách, khó khăn vẫn có chứ không phải không. Tuy nhiên cách giải quyết những thử thách khó khăn cũng sẽ dần dần hình thành theo từng chu kỳ phát triển. Không có gì đáng phải lo đến "không biết làm gì". Hơn nữa người Việt Nam ta rất giỏi ứng biến... Chờ xem!
Ngoại trừ những thách thức, khó khăn, còn lại thì chúng ta đang đứng trước những cơ hội mới để phát triển... Chờ xem!

toi&m
25-11-2006, 06:59 AM
Về mặt pháp lý mà tôi định viết trong bài tiếp theo đã được các bạn bên trên chỉ ra. Một câu nói mà ngay từ bé, chúng ta được dạy là "Nói và làm phải song hành". Nhưng thực tế cho thấy rằng "nói và làm" trong lập pháp và hành pháp của Việt Nam có quá nhiều bất cập. Các bài viết ở trên trong mục này - viết về hành chính và luật của nước ta- đã nói được những điều thiếu sót mà tôi không muốn lập lại ở đây.
Do đó để cụ thể quá, thiết nghĩ chúng ta nên trở về với những điều căn bản - Nói và làm song hành hay Nói thật làm thật. Nên khuyến khích sự thật và thẳng thắn thay vì ca ngợi và tôn vinh những kết quả thi đua. Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân - Bộ Trưởng Giáo dục cũng đã kêu gọi phong trào nghe thật đơn giản "Chấm dứt bệnh thành tích trong giáo dục". Khi sự thẳng thắn và trung thực trong hành chính được chính phủ nghiêm chỉnh thực thi -đơn giản là các cán bộ của chính phủ thực thi đúng luật pháp - sẽ khơi dậy niềm tin của mỗi người trong xã hội về giá trị của chân thật.

toi&m
25-11-2006, 06:54 PM
Được và mất trong những cam kết vào WTO của Việt Nam:

Theo các thông tin gần đây, Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội Việt Nam đang thẩm tra về ban Cam Kết vào WTO của nước nhà. Vậy những cam kết đó sẽ ảnh hưởng chúng ta - những người dân bình thường , những người tiêu dụng như thế nào:
1. Việt Nam vẫn áp dụng một số biện pháp hạn chế nhập khẩu như chỉ đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007; đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập thuốc lá điếu và xì gà kể từ thời điểm gia nhập nhưng sẽ chỉ có 1 doanh nghiệp nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ mặt hàng này. Việt Nam cũng chỉ cam kết cho phép nhập khẩu các loại xe ôtô đã qua sử dụng không quá 5 năm.

Tuy nhiên, đứng trên "lợi ích của đa số người dân", Ủy ban Đối ngoại lại không hoàn toàn đồng tình với các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Trong dự thảo báo cáo thẩm tra, Ủy ban này nêu rõ: "Chúng tôi thấy rằng, cam kết về mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như xe tải nguyên chiếc là khá cao mà lộ trình cắt giảm thuế tương đối dài; trong khi đó mức thuế nhập khẩu phụ tùng xe tải lại thấp... Cần phải xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo hộ sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu có chất lượng tốt, giá thành hạ phục vụ lợi ích của đa số nhân dân". Báo cáo thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ rút ngắn thời gian bảo hộ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và có lợi cho người tiêu dùng.

2. Cũng theo Ủy ban Đối ngoại thì cam kết vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mở cửa thị trường dịch vụ và Chính phủ sẽ phải giải trình kỹ về vấn đề này. Chẳng hạn về viễn thông, yêu cầu đối tác nước ngoài trong liên doanh chỉ được góp vốn với tỷ lệ 49% sẽ không khuyến khích được đầu tư vào lĩnh vực này; cũng có vấn đề tương tự với ngành ngân hàng (nước ngoài chỉ được phép mua tối đa 30% cổ phần).

Bản cam kết về Viễn Thông coi bộ không có lợi cho người tiêu dùng nhưng tạo thuận lợi cho các công ty Viễn Thông trong nước. Hy vọng trong khoảng thời gian này, các công ty Viễn Thông nước ta phát triển và phục vụ tốt hơn người tiêu dùng thay vì ỷ lại thế độc quyền hiện tại để trục lợi. Có như vậy khi Việt Nam không còn ưu đãi như là thành viên mới dưới dạng nước đang phát triển, thì các công ty viễn thông sẽ đứng vững.

3.
Việc cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập WTO khiến nhiều người lo lắng nông nghiệp và nông dân sẽ chịu thiệt thòi. Và càng lo lắng khi mà sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất và chất lượng thấp. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển khẳng định: "Điều này có thể ảnh hưởng tới nông nghiệp nhưng tác động trực tiếp đến nông dân là không lớn, do đối tượng được hưởng trợ cấp xuất khẩu từ trước tới nay tuyệt đại đa số là doanh nghiệp, trợ cấp này có mang lại lợi ích trực tiếp cho nông dân hay không cũng chưa có điều kiện để khẳng định". Ngoài ra, theo Bộ trưởng Tuyển, đối với các loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm như hỗ trợ lãi suất để thu mua nông sản, hỗ trợ dưới hình thức quy định giá sàn cho nông sản... Việt Nam vẫn duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng; các loại trợ cấp mang tính khuyến nông (như hỗ trợ thủy lợi) là trợ cấp "xanh" hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp, được WTO cho phép nên có thể áp dụng không hạn chế.

Theo nhận định của Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN nhận định: "Nông dân hiện nay hầu như chưa có khái niệm gì về WTO, họ chỉ nghĩ đơn giản đó là công việc của Nhà nước. Như vậy làm sao có thể cạnh tranh khi hội nhập? Muốn cạnh tranh, trước hết phải bắt đầu từ chất lượng sản xuất, phải có sản phẩm chất lượng cao thì mới cạnh tranh được. Trong khi đó thực trạng hiện nay của VN là sản xuất manh mún, chất lượng quá kém. Ngay khi chưa gia nhập WTO, hiện nay trái cây VN đã bị lấn sân bởi trái cây ngoại rồi".

(..Vài số liệu trong bài viết này được trích từ VNExpress)

Tr.Giang
27-11-2006, 01:32 PM
Nói nhiều về WTO là một trong những biện pháp giúp chúng ta tiếp cận vấn đề. Như báo chí nêu, một trong những người bị ảnh hưởng nhiều khi chúng ta gia nhập WTO là nông dân. Nhưng họ chưa biết nhiều về nó. Thật ra, hầu hết chúng ta chưa biết nhiều về nó. Một trong những ưu tiên hàng đầu mà những nhà lãnh đạo (và cả họ nữa) kêu gọi là chúng ta hãy nhanh, rất nhanh hơn nữa tìm hiểu về nó...
Hình như ứng với câu, người thành công là người biết nhiều thông tin nhất!