PDA

View Full Version : Con gái chị Hằng


myhanh
15-11-2006, 07:10 AM
Tuồng này do Minh Cảnh, Mỹ Châu, Bảo Trang, .. trình bày
Phần 1:
http://minhcanh-mychau.com/audio/cgch1.mp3
Phần 2:
http://minhcanh-mychau.com/audio/cgch2.mp3
Phần 3:
http://minhcanh-mychau.com/audio/cgch3.mp3
Phần 4:
http://minhcanh-mychau.com/audio/cgch4.mp3

Vinh Loc 90A
22-11-2006, 12:31 PM
Đây là vở mà nhiều thế hệ nghệ sỹ nổi tiếng đã thể hiện. Từ NS Thanh Nga, Út Bạch Lan, Mỹ Châu,... nhưng tôi thích nhất là NSƯT Mỹ Châu thể hiện cùng Với các nghệ sỹ Minh Cảnh, Bảo Trang, ... mà các bạn đang nghe. Các bạn có biết NS Mỹ Châu quê ở đâu không nhỉ? Ở Thủ Thừa, tỉnh Long An đấy!

myhanh
22-11-2006, 01:11 PM
Uh đúng rồi đó. NS Mỹ Châu quê Thủ Thừa Long An. Mỹ Châu đạt giải Thanh Tâm năm 1965. Hiện nay Mỹ Châu sống ở Mỹ.

Vinh Loc 90A
19-12-2006, 04:13 PM
Tôi xin giời thiệu thêm về NSƯT Mỹ Châu

Nghệ sĩ Mỹ Châu: Vào nghề từ năm 11 tuổi
Người phát hiện ra tài năng của Mỹ Châu chính là mẹ chị.

Chị kể: Thuở bé tôi đi học ở trưởng Thủ Thừa, Long An, tôi thường tham gia ban văn nghệ nhà trường vì có khiếu ca nhạc, đóng kịch, rồi tôi học ca vọng cổ với nhạc sĩ Anh Vân. Mẹ tôi rất mê xem hát cải lương, nên trong lúc tôi chỉ hát vọng cổ cho vui thì bà âm thầm theo dõi giọng ca của tôi và muốn hướng tôi trở thành nghệ sĩ.
Trong một buổi biểu diễn trên sân khấu văn nghệ nhà trường, giọng ca của tôi lọt vào tai ông bầu Cang của đoàn cải lương Tiếng Chuông. Ông liền tìm gặp mẹ tôi để xin cho tôi theo đoàn hát. Năm đó tôi mới 11 tuổi, đang chuẩn bị vào lớp đệ nhất (lớp 6). Vì đúng ngay lòng mong muốn của bà, nên mẹ tôi ưng thuận ngay. Tôi còn nhớ hôm đó đang ngồi làm toán với các bạn trong lớp thì mẹ tôi vào. Bà xin phép cô giáo cho tôi ra về khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Bao năm qua rồi tôi vẫn không quên cái ngày mẹ tôi quyết tâm chọn nghiệp cầm ca cho con gái. Hai mẹ con rời trường học, một tay nắm lấy tay tôi, một tay mẹ ôm bọc hành trang, quần áo, đi thẳng tới đoàn hát. Từ đó, tôi bắt đầu cuộc đời cầm ca, trôi nổi theo các đoàn hát, nhưng luôn có mẹ bên cạnh. Con bỏ học, mẹ bỏ cả làm ăn, quyết chí theo tổ nghiệp cải lương, dường như linh tính của mẹ đã thấy trước sự thành công của tôi trên đường nghệ thuật.

17 TUỔI ĐOẠT HUY CHƯƠNG VÀNG GIẢI THANH TÂM

Tuy còn bé nhưng có giọng ca hay nên Mỹ Châu được đoàn Tiếng Chuông cho đóng vai đào con để khai thác giọng ca hấp dẫn khán giả. Một năm sau cũng nhờ giọng ca, Mỹ Châu được đưa về đoàn của cặp nghệ sĩ Út Bạch Lan-Thành Được.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan rèn luyện, Mỹ Châu tiến bộ rất nhanh từ giọng ca đến nét diễn, năm 1965, khi Mỹ Châu mới 15 tuổi, sắc vóng sáng sân khấu thì đã là đích ngắm của các đoàn cải lương Kim Chung, Thủ Đô. Đóng vai nữ chính Thuỳ Dương trong vở "Hai Lần Thu Hẹn", Mỹ Châu đã nổi tiếng ở đoàn Thủ Đô, và được mời về đoàn Kim Chung để tiếp tục hấp dẫn khán giả qua các vở "Trinh Nữ Lầu Xanh" (vai Mai Thảo), "Gió Giao Mùa" (vai Hoa Lệ Tuyền), "Kiếm Sĩ Dơi" (vai Bảo Trân)... đã có giọng ca hay, Mỹ Châu còn được nghệ sĩ Minh Cảnh luyện thêm nét diễn, cô càng nổi bật khi gặp bạn diễn rất ăn ý là nghệ sĩ Minh Phụng. Hai người từng thu hút rất đông khán giả qua các vở "Băng Tuyền Nữ Chúa", "Gió Giao Mùa", "Bình Rượu Nhiệm Mầu".

Ngoài giọng ca hấp dẫn, thời gian ấy gương mặt, vóc dáng và diễn xuất của Mỹ Châu trẻ trung, sôi động, được dân chúng đặt danh hiệu: "Lolita"- một nhân vật hấp dẫn trong bộ phim cùng tên của Pháp, do Brigitte Bardot đóng. Đến năm 1967, khi Mỹ Châu 17 tuổi đã đoạt HCV giải Thanh Tâm, một giải nghệ thuật giá trị mà người được trao HCV đầu tiên là nghệ sĩ Thanh Nga. Vinh quang trong nghề đã đến rất sớm với Mỹ Châu giữa cái tuổi trẻ trung đầy tài năng sung mãn.

ĐƯỢC VINH DỰ ĐẶT TÊN CHO MỘT "DÂY" ĐÀN CỔ NHẠC

Thành công rực sáng nhất của Mỹ Châu trong đời nghệ thật chính là giọng ca. Chị có chất giọng nữ trầm (alto), cải lương gọi là giọng thổ, âm điệu buồn. Các nhạc sĩ nhận xét rằng giọng ca của Mỹ Châu rất lạ, mới nghe thấy khàn đục chất thổ, nghe kỹ lại thấy trong ấm chất kim. Chị có giọng ca thích hợp với vai sầu thương, nội tâm đầy trắc ẩn.

Và Mỹ Châu đã vinh dự được đặt tên cho một dây đàn cổ nhạc. Đó là do sự phân tích của các nhạc sĩ. Trong đàn cổ nhạc của cải lương có 7 dây chính (game). Những dây kia đều có tên như "Hồ Nam", "Xê Nữ"... còn dây thứ 7 các nhạc sĩ cải lương kêu là dây "Mỹ Châu" tương đương với Gam đô trưởng+thứ.

Suốt nhiều năm các hãng đĩa hát đua nhau mời Mỹ Châu thu âm, số lượng sản xuất nhiều mà tiêu thụ cũng rất nhanh, bởi giọng ca của chị được khán giả khắp nơi ái mộ nồng nhiệt. Nhạc sĩ Bảy Bá (cũng là soạn giả Viễn Châu) còn sáng tác thể loại "tân cổ giao duyên" cho Mỹ Châu ca, vì ông biết Mỹ Châu có khả năng ca tân nhạc tốt. Mỹ Châu còn nhớ bài tân cổ giao duyên đầu tiên chị thu vào đĩa hát là tác phẩm của Viễn Châu kết hợp với bản nhạc "Duyên Kiếp" của Lam Phương được các hãng đĩa hát Asia, Việt Hải, Tân Thanh, Continental liên tục mời thu, cuối cùng vào thời điểm căng nhất, cô sáu Liên đã ký hợp đồng độc quyền để giữ giọng ca Mỹ Châu cho hãng đĩa "Việt Nam", một cơ sở sản xuất nổi tiếng thời ấy. Cho đến nay qua những bài vọng cổ và tân cổ giao duyên do Sài Gòn Audio và các hãng khác sản xuất vẫn được đông người ái mộ.

Trên sân khấu nhà hát Trần Hữu Trang hôm nay, nghệ sĩ Mỹ Châu rực rỡ với nét diễn hấp dẫn trong vai nữ hoàng Võ Tắc Thiên, cùng với nghệ sĩ Linh Châu và các tài năng trẻ Thoại Mỹ, Vũ Luân. Chị còn là người dàn dựng và ca diễn nhiều vở cải lương video, cải lương truyền hình để luôn gặp gỡ khán giả ái mộ.

Cuộc sống riêng tư hạnh phúc với nghệ sĩ Đức Minh đã giúp nghệ sĩ Mỹ Châu theo đuổi con đường nghệ thuật thoải mái, giọng ca trầm buồn và sâu lắng của chị vẫn đang cuốn hút khán giả khắp nơi.

PHI SƠN
(Báo Thế giới Nghệ sĩ, số 2-2003). Bài viết do thành viên Conon gởi



http://www.cailuongvietnam.com/modules.php?name=News&file=article&sid=38 (http://www.cailuongvietnam.com/modules.php?name=News&file=article&sid=38)