PDA

View Full Version : PR-Ngành quan hệ công chúng và truyền thông ( đào tạo)


lyphardmelody_sm
06-11-2006, 10:58 PM
em đang học lớp 12C và dự định trong tương lai của em là sẽ trở thành 1 pro PRer , vậy anh chị cựu hs nào của trường mình có kinh nghiệm đi trước xin share cho em thêm information nha, thanks 2 much !!!:biggrin:

myhanh
07-11-2006, 07:22 AM
Mình chỉ biết cái nghề này hiện nay làm chơi mà ăn thiệt đấy. Cố gắng lên nha trao dồi kỹ năng giao tiếp, ăn nói và ngoại ngữ phải cừ nữa. Chúc em thực hiện được ước mơ của mình.

foureyes
07-11-2006, 07:42 AM
oh, my favorite job! Ngày xưa, lúc còn đang là sinh viên, 4eyes có đọc một bài báo về nghề PR và mê nghề này luôn từ đó. Lúc đó, nghề này còn rất mới mẻ và xa lạ đối với VN. Tuy đến bây giờ chưa có cơ hội làm nghề này nhưng cũng hiểu hơn về nó nhờ phối hợp làm việc với phòng PR của công ty.

PR là công việc nhằm quảng bá hình ảnh của một tổ chức đến với công chúng. PR khác với Marketing. Marketing là những hoạt động có mục đích cuối cùng là hỗ trợ bán hàng, tăng doanh số. PR là hoạt động nhằm mục đích làm cho quảng bá thương hiệu, làm cho thương hiệu được mọi người nhớ đến và yêu mến.

Công việc của PR chủ yếu gồm các phần chính: thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện và giải quyết khủng hoảng. Hiện nay, hầu hết ở Việt Nam, công việc PR là thông cáo báo chí và tổ chức sự kiện, còn giải quyết khủng hoảng thì rất ít. Sắp tới đây, khi VN đã gia nhập WTO, cạnh tranh gây gắt hơn thì công việc giải quyết khủng hoảng sẽ nhiều hơn.
4eyes thích nhất là công việc giải quyết khủng hoảng vì nó đòi hỏi sự nhạy bén, biết xác định đúng thời điểm và khả năng phối hợp của một tập thể. Không biết mọi người có còn nhớ cách đây mấy năm, một công ty sữa bột dành cho trẻ em bị điêu đứng vì thông tin trong sữa có thành phần độc hại cho trẻ em. Thật ra, sự việc này là do họ in nhầm trên bao bì và đã bị đối thủ tận dụng. Không ai dám mua loại sữa đó cho con nữa, doanh số tuột chóng mặt, sức ép từ báo chí và dư luận rất lớn. Lúc đó, động thái của công ty này là không làm gì cả. Bên trong, họ tổ chức khẩn cấp một ban giải quyết khủng hoảng gồm những cán bộ chủ chốt của công ty nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất. Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, để cho mọi đả kích đã qua, họ mới từ tốn giải thích lý do là do bao bì in ấn nhầm. Họ còn tổ chức thêm nhiều hoạt động tài trợ hay gì đó, nói chung là để lấy lại cảm tình của người tiêu dùng. Cuối cùng, tai qua nạn khỏi, họ trở lại vị trí dẫn đầu trên thị trường.

Còn nhiều thông tin khác nữa, mai mốt post tiếp nghen.

fantomas_la
07-11-2006, 07:51 AM
Em học về kỹ thuật nên mấy cái vụ này không được rõ lắm. Nhưng nghe 4eyes nói thì nghề này rất là hay đó. Nó đòi hỏi người theo nghề này phải rất là linh hoạt và nhạy bén, xử lý tình huống nhanh.
@lyphardmelody_sm: em cố gắng nhiều nha, chúc em thành công

myhanh
07-11-2006, 05:27 PM
Nghề P.R - có phải cánh cửa hẹp?
Phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao, đại diện báo chí cho các tổ chức, người cung cấp thông tin của công ty, những người làm công việc quan hệ đối ngoại… họ được gọi chung là P.R ( Public Relations). Cùng với sự phát triển kinh tế, ngành PR đang ngày càng phát triển, mở ra một nghề nghiệp mới được trọng dụng.
Mới, hẳn có nhiều điều hấp dẫn, thế nên hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang hướng đến mục tiêu: trở thành một P.R chuyên nghiệp!
http://www.vnn.vn/dataimages/original/images498297_pr030305.jpg

Làm P.R: không phải dễ
Bắt đầu “khởi nghiệp” hơn 2 năm, Đào Thị Dung - một nhà báo trẻ, tư tin, năng động - trở thành một P.R khá thành công. Hiện công tác tại Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ TP.HCM, Dung quan niệm: “P.R không đơn thuần chỉ là các mối quan hệ mà còn đòi hỏi khả năng viết lách, cân nhắc những chiến lược và cả cái đầu nhạy bén như một nhà kinh tế. Hay nói đúng hơn, P.R chính là người phát ngôn cho tổ chức của mình”.
Là một trong những P.R rất trẻ của công ty Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa, Thuỳ Nga (22 tuổi) được xem là người “học nghề” mau mắn nhất. Nga tâm sự: “Thú thật, ban đầu tôi cũng không biết P.R là như thế nào nhưng trong quá trình làm việc, tôi đã cố gắng tìm đọc thêm sách vở cũng như được sự giúp đỡ của đàn anh nên dần làm quen được với công việc”. Sở hữu một ngoại hình khá xinh đẹp nhưng Thuỳ Nga cho rằng, đó chỉ là 20% của sự thành công vì để trở thành một P.R giỏi cần phải có kiến thức về mọi mặt.
Huỳnh Ngọc Diệp (công ty Dofilm) cho biết: “Để chuẩn bị cho kế hoạch ra mắt CLB xe đạp Bảo vệ thực vật Sài Gòn – Dofilm, có nhiều khi Diệp trở về nhà đã quá 11h đêm. Đó là chưa kể những chuyến công tác dài ngày ở tỉnh”.
T.Dung bộc bạch: “P.R không giống những nghề khác, vì ngoài công việc, P.R còn phải duy trì các mối quan hệ cá nhân như uống cà phê, thăm hỏi, trò chuyện... Cho nên trở về nhà muộn và hy sinh thời gian cá nhân, gia đình để hoàn thành tốt công việc là điều hết sức bình thường. Hơn nữa, đối với bạn bè đồng nghiệp và khách hàng, người P.R lúc nào cũng phải biết giữ nụ cười và vẻ mặt tươi tắn”.
Mọi kiến thức luôn luôn là không đủ
Nghề P.R đòi hỏi những kỹ năng: nắm bắt, cập nhật, thẩm định và phân tích thông tin hàng ngày qua các phương tiện truyền thông, tham gia các sự kiện và hoạt động cộng đồng, viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo và quản lý những thông tin.… Đó chỉ là một phần trong những việc mà Hồng Yến (P.R của Masso Groups) thường phải trải qua và tích luỹ từng ngày.
Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ mới là điều kiện cần mà chưa đủ. Ngọc Châu, 23 tuổi, vừa được tuyển vào làm P.R cho một công ty về thực phẩm. Sau 2 tháng khởi động, cô được giao 10.000USD để thực hiện một chương trình PR trên báo chí. Lần đầu tiên được sở hữu (tạm thời) số tiền lớn như vậy nhưng cô không thấy thoải mái chút nào mà ngược lại, phải chịu rất nhiều áp lực. Châu lên kế hoạch phân bổ: chi phí đặt trang, chi phí viết bài, chi phí thiết kế, chi phí phát sinh… và triển khai với hàng loạt các đầu mối. Một dự án trung bình diễn ra trong khoảng 1- 2 tháng. Châu đã trưởng thành và có thêm rất nhiều kinh nghiệm sau mỗi dự án. Điểm đặc biệt là không có dự án nào giống dự án nào, vì vậy kiến thức luôn luôn là không đủ và người làm P.R bắt buộc phải sáng tạo không ngừng.
Có thể nói, người làm P.R càng hiểu biết nhiều lĩnh vực, được trang bị càng nhiều kỹ năng, có quan hệ rộng rãi thì cơ hội phát triển nghề nghiệp càng cao và cũng dễ dàng tìm kiếm và thực hiện ý tưởng- vốn được xem là điểm tiên quyết trong hiệu quả công việc. Đặc biệt, trong môi trường quảng cáo ở Việt Nam hiện nay, P.R đôi khi còn kiêm luôn một phần việc của media, copywriter, event…
Mọi con đường đều có thể dẫn đến nghề P.R?
Kinh doanh ngày nay cần tính chuyên nghiệp cao nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư đến lĩnh vực P.R . Bởi nếu P.R giỏi, doanh nghiệp sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Ở Việt Nam, chưa có trường đào tạo chính quy về P.R mà chỉ là những khoá học ngắn hạn do Marcom hoặc Khoa Thương mại du lịch trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức. Nói như Đình Nguyên, đang học một khóa đào tạo P.R ở ĐH Kinh tế, thì: “Với tốc độ phát triển và sự đòi hỏi nâng cao nghề nghiệp P.R như hiện nay, có lẽ bấy nhiêu là chưa đủ cho những P.R trẻ của Việt Nam. Bởi vì còn rất nhiều những bạn trẻ yêu thích P.R chưa tìm thấy định hướng cho tương lai của mình”. Nhưng có lẽ, điều “đáng sợ” nhất cho các bạn trẻ làm P.R chính là sức sáng tạo. “Làm thế nào để luôn sáng tạo mới là thử thách và khó khăn nhất” – T.Dung khẳng định.
Công việc P.R sử dụng nhiều kỹ năng viết, nên không phải ngẫu nhiên mà đa số các P.R người viết có dịp tiếp xúc hầu hết đều đã tốt nghiệp chuyên ngành về ngữ văn - báo chí. Tuy nhiên, cơ hội trở thành P.R không chỉ dành cho sinh viên báo chí mà cả các ngành khác như kinh tế, ngoại thương, ngoại ngữ… Điều quan trọng là phải biết bạn là ai, bạn cần gì để từ đó bổ sung kiến thức. Và trên hết, là sự đam mê với nghề nghiệp. Thu nhập của P.R cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn, trung bình từ 3 – 5 triệu, cao cấp thì 1.000 USD là chuyện thường. Bù lại, bạn phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực và phải có ý thức phấn đấu, làm mới mình liên tục.
P.R không hẳn là cánh cửa hẹp cho những bạn trẻ thật sự yêu nghề, dám hy sinh, dám chấp nhận và không ngừng sáng tạo. Nếu như bạn đang muốn trở thành một P.R chuyên nghiệp, hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng sáng tạo, óc tổ chức, khả năng giao tiếp... ngay từ bây giờ. Nào! Cánh cửa P.R đang chờ đón bạn, thử một lần mở ra xem sao?
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

myhanh
07-11-2006, 05:31 PM
Một diễn đàn rất thú vị về nghề PR đây
http://www.youngpr.net/
Nhìn qua các chủ đề là thấy hấp dẫn ghê:
Tố chất của một PR practitioner (http://www.youngpr.net/forums/showthread.php?tid=174)
Lương cho vị trí nhân viên PR- bao nhiêu là hợp lý (http://www.youngpr.net/forums/showthread.php?tid=464)
Mối quan hệ giữa PR và nhà báo (http://www.youngpr.net/forums/showthread.php?tid=171)
Kinh nghiệm thành công của một PR (http://www.youngpr.net/forums/showthread.php?tid=277)
Ngành PR đã được đào tạo chính quy bậc ĐH (http://www.youngpr.net/forums/showthread.php?tid=11)
Tổ chức sự kiện: Nghề của những ý tưởng (http://www.youngpr.net/forums/showthread.php?tid=87)
Và nhiều điều hấp dẫn khác đang chờ bạn tham gia đấy

lyphardmelody_sm
17-11-2006, 08:42 PM
Ui , em cảm ơn mấy anh chị nhìu nha!!!
Thật ra từ năm lớp 9 em đã ấp ủ ước mơ được trở thành 1 pro PR rùi , jờ lại có thêm được nhìu thôngtin , thích wé , em sẽ cố gắng hết sức mình , hiện em đã đậu hsg cấp tỉnh môn Anh ở vòng 1 rùi , tháng sau sẽ thi tiếp vòng 2 , ak ko biết sắp xếp thời gian sao đây để take cái TOEFl exam nữa , hehe
phải cố hết sức thui , năm nayem quyết tâm đậu ĐH mà :)

Gem
05-08-2008, 08:59 PM
Năm nay trường Đại Học Văn Lang ( trường của Gem ) có tuyển thêm ngành Quan hệ công chúng & Truyền thông, nên các em nào muốn học thì nộp đơn xét tuyển Đại Học nha, ngành này đang hot lắm đó, còn chất lượng giáo dục tại trường thì Gem khỏi nói rồi.

thông tin chi tiết các em truy cập vào website sau :

http://www.dhdlvanlang.edu.vn/tuyensinh/thamquangiangduong/thamquan.html

Gem
13-08-2008, 08:23 AM
PR – Ngành học của những người năng động

http://www.dhdlvanlang.edu.vn/News/Images/Bientap/2007/11/1518/PVhieutruong_PR%20copy.jpg TS. Nguyễn Dũng đang trò chuyện cùng các SV Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông

- Quan hệ công chúng và Truyền thông là 1 ngành học còn khá mới mẻ, đồng thời cũng là ngành “út ít” nhất trong trường chúng ta. Chính vì vậy, những băn khoăn về tương lai của mình chắc hẳn cũng không ít lần hiện ra trong họ - những SV khoá đầu của khoa. Hãy lắng nghe buổi trò chuyện giữa họ với thầy Hiệu trưởng – TS. Nguyễn Dũng, vào sáng ngày 21/10/2007 vừa qua, để cùng chia sẻ và để cùng hy vọng vào 1 thế hệ trẻ đầy nhiệt tình, năng động…
PV: Thưa thầy, lý do dẫn đến quyết định thành lập khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông là như thế nào?
TS. Nguyễn Dũng: Đó là nhu cầu xã hội. Trường ta thành lập từ năm 1995 và đã trải qua nhiều thăng trầm. Ban đầu trường đưa ra sứ mạng đào tạo là: đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Sau năm 1999, khi khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp, xét thấy nhu cầu xã hội về việc làm, nhà trường đã xác định lại sứ mạng đào tạo là cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Chính trên tiêu chí đó, khoa Quan hệ công chúng và truyền thông đã ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với ngành PR.

PV: Quan hệ công chúng và Truyền thông là một ngành mới, hơn nữa, hiện tại xã hội vẫn có tư tưởng chưa coi trọng các trường dân lập. Vậy việc đào tạo ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông, theo thầy là có quá sức với trường?
TS. Nguyễn Dũng: Quá sức thì bao giờ cũng quá sức, không riêng gì ngành Quan hệ công chúng mà ngành nào cũng vậy, bởi vì chúng ta phải luôn điều chỉnh mình và không bao giờ được hài lòng với mình. Từ năm 1999 đến nay là một quá trình tự điều chỉnh một cách quyết liệt của nhà trường để thực hiện mục tiêu đó. Còn quan điểm của xã hội về các trường dân lập, chúng ta không nên đợi đến lúc xã hội thay đổi mà chúng ta nên tự mình nỗ lực để góp phần thay đổi quan điểm xã hội. Sự chấp nhận của thị trường lao động, lượng thí sinh vào trường hàng năm là một minh chứng cho vị thế của trường.
PV: Để ra đời khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông thì trường phải “thai nghén” trong thời gian bao lâu, thưa thầy?
TS. Nguyễn Dũng: Tôi nghĩ là cũng lâu, chính xác là khi nào thì tôi không nhớ rõ, khoảng sau năm 2000 trở đi, khi kinh tế và xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, càng ngày càng gần với khu vực và thế giới. Vì thế, thế giới có cái gì thì nước ta cũng cần có cái đó, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc, đã cho thấy PR đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tất yếu cần phải có một đội ngũ những người làm PR được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản.
PV: Thưa thầy, nhiều trường đã bỏ đi hai chữ “bán công” và “dân lập”, vậy tại sao trường ta không làm như vậy?
TS. Nguyễn Dũng: Đây là một câu hỏi rất hay. Thật ra thì cũng nhiều trường đã bỏ đi chữ “dân lập”. Và từ năm 1999, khi bắt đầu phải đối mặt với sự chọn lọc của thị trường lao động, chúng ta cũng rất muốn bỏ đi hai chữ “dân lập”. Xem lại một số logo cũ của trường giai đoạn này chỉ có “Đại học Văn Lang”. Tuy nhiên, khi mổ xẻ vấn đề, chúng ta nhận ra rằng, người e ngại hai chữ “dân lập” nhất lại chính là chúng ta. Trong khi đó, hai chữ ấy không ảnh hưởng gì đến chúng ta, quan trọng là chất lượng, chỉ cần chúng ta đừng xét nét, chăm chú vào hai chữ ấy. Còn nhiều cái đáng quan tâm hơn nhiều.

PV: Đã nhập học hơn một tháng, thầy có suy nghĩ gì về sinh viên khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông?
TS. Nguyễn Dũng: Tôi chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều nhưng tôi tin vào sự năng động của các em. Tuy không phải là tất cả nhưng có sự năng động sẽ có nhiều cái khác.
PV: Thưa thầy, ở nước ngoài, sinh viên của trường được tự quảng bá thương hiệu của trường thông qua các chiến dịch PR mà sinh viên tự xây dựng. Vậy còn trường ta?
TS. Nguyễn Dũng: Trường rất hoan nghênh sinh viên có suy nghĩ như vậy và thực ra đã có ít nhất 1 ví dụ rất hay: hoạt động tư vấn mùa thi của SV trường ta cho các bạn thí sinh các tỉnh từ Huế trở vào trong mùa tuyển sinh 2007. Tuy nhiên, để làm được việc này, sinh viên phải thực sự yêu mến, tự hào và hiểu biết về trường. Nhà trường chỉ có thể trao cho sinh viên sự hiểu biết, còn tự hào, yêu mến hay không là phụ thuộc vào các em.

PV: Vậy giáo trình của cho ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông như thế nào, thưa thầy?
TS. Nguyễn Dũng: Giáo trình thì trường đã có, tuy nhiên sinh viên không nên quá lệ thuộc vào giáo trình vì PR đòi hỏi sinh viên phải có một nền tảng kiến thức sâu rộng.

PV: Cuối cùng, xin thầy cho em hỏi về dự định phát triển tương lai của khoa?
TS. Nguyễn Dũng: Việc thành lập có sự thận trọng nhất định và cũng nhiều hy vọng. Tuy nhiên, cũng còn quá sớm để nói trước điều gì. Khó khăn có nhiều nhưng tất cả đều nằm trong giới hạn và tầm kiểm soát của chúng ta.

PV: Em xin cảm ơn thầy về buổi trò chuyện này và chúc thầy sức khỏe.

Phan Quang Huy
(K13P, Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông)

hanoi-hue-saigon
13-08-2008, 08:34 AM
Ở bên ngoài nhìn vào thì thấy thế thôi!

DeMen
13-08-2008, 08:57 AM
Đó thực sự là 1 ngành năng động và còn nhiều đất để phát triển. DM từng làm việc với dân PR và cảm nhận được sự năng động và niềm đam mê chảy rần rần trong máu của họ. Vất vả mệt mỏi, nhưng không bao giờ chán.

Gem
13-08-2008, 09:07 AM
chắc Gem phải quay lại trường học thêm ngành này quá, hehe.

hanoi-hue-saigon
13-08-2008, 12:02 PM
Chị thấy em có năng khiếu đấy! Có thời gian thì cũng học đi và kiếm dự án làm thêm! Khi đó em sẽ hiểu thực tế nó thế nào!

tuyethang
10-09-2008, 10:44 AM
PR cũng là ngành em đang theo học , bản thân tự cảm thấy đấy là một lựa chọn đúng trong thời buổi KT như bây giờ .

hanoi-hue-saigon
11-09-2008, 10:13 PM
PR đúng là một ngành nghề đang thu hút khá nhiều sự quan tâm và lựa chọn. Chị có một câu hỏi nhỏ muốn hỏi em là sao em lựa chọn học PR mà không phải là ngành nghề khác ngoài lí do "bản thân tự cảm thấy đấy là một lựa chọn đúng trong thời buổi kinh tế như bây giờ"?

magicboy
13-02-2009, 08:02 PM
hic nếu nói mình đang nắm trong tay một công ty PR thì có ai tin không nhỉ hichic đùa thôi

Jessica
14-05-2009, 09:25 PM
PR - nghề của sự năng động, sáng tạo. Nhưng cũng áp lực lắm ah nha.

HuuXuan96A
14-05-2009, 09:40 PM
Nghe nói nghề PR sung sướng lắm nha ... toàn tiếp xúc với trai đẹp gái đẹp không hà :-x (tui đoán già đoán non vậy :D )

Gem
14-05-2009, 09:46 PM
cũng hên là bác Xuân chỉ đoán thôi, chứ thật ra dính đến ...gái đẹp là cả một ...vực thẳm, xẩy chân té chết như chơi.

Gem quen nhiều nên cũng có chút kinh nghiệm.

thanhhack
29-05-2009, 01:03 AM
Hơ, mới thi kết thúc môn này hum qua. Hú hồn. Đuối như trái chuối.