PDA

View Full Version : Tình yêu theo hoá học


Ma Bư
01-01-1970, 07:00 AM
Đề tài nghiên cứu cấp Quốc tế: Tình yêu
Giáo viên hướng dẫn: Rômêô -Juyliet.
I. Định nghĩa -Danh pháp:
1. Định nghĩa: Khác với quan niệm của vật lý tình yêu là kết quả của hai trái tim dao động đồng pha, hay văn học cho rằng tình yêu là sự hoà hợp của hai tâm hồn, hoá học trải qua hàng triệu năm nghiên cứu, đã đúc kết ra định nghĩa Tình yêu: Đó là kết quả của quá trình hai phần tử tích điện trái dấu - hai con người - đã cùng điều chế được một một hợp chất hoá học đặc biệt có tên gọi nôm na là "ngải" hay "bùa yêu". Hợp chất hoá học này khiến hai người xích lại gần nhau và từ đó nảy sinh ra tình yêu.
2. Danh pháp: - Tên thông thường: Tình yêu.
- Tên quốc tế (IUPAC): Love.
II. Tính chất.
1. Tính chất vật lý. - Tồn tại ở trạng thái "khí vô định hình", rất khó nắm bắt nhưng dễ nhận ra bằng "máy" siêu trường sinh học linh cảm.
- Bản thân không có màu sắc nhưng làm xuất hiện màu hồng trên má hai phân tử mang Love khi bất chợt thấy nhau (tốc độ và màu giống như khi nhỏ phenon phtalêin vào dung dịch kiềm).
- Không mang điện nhưng có tác dụng quang điện làm phát sáng ... rực cặp mắt các phần tử mang Love (dòng quang điện nàycó năng lượng tương đương phản ứng nhiệt hạch).
- Không độc hại, có tác dụng đến hệ tuần hoàn khiến lượng hồng cầu tăng lên rõ rệt, có tác động tới hệ cơ, đặc biệt là cơ miệng làm ... tự dưng cười một mình.
- Love bản thân không có vị nhưng thường bị gán cho vị chua (dôn dốt, gắt), cay (xè), mặn (chát), ngọt ngào, đắng cay ...
2. Trạng thái tự nhiên: Love thường hay gặp dưới dạng muối kép Hạnh phúc: 9 Love, 3 Tôn trọng, 3 Vị tha, 3 Thuỷ chung hay muối Bất hạnh: 5 love, 5 ghen (mù quáng) muối này cũng còn ở dạng khác: 9 Love, 7 Tráo trở, 2 Nhẹ dạ.

Ma Bư
01-01-1970, 07:00 AM
Mối dang dở
Kịch bản: Butin
Chuyển phim: Polyetilen
Quay phim: Etylaxetat
Dàn dựng: Andehit formic
Đạo diễn: Hecxan
Họa sĩ: Anilin
Các diễn viên: Butylen, Propylen

Tóm tắt
Tại thành phố Cacbuahidro đang sinh sống nhộn nhịp có một gia đình sinh được 4 người con, đó là : Metan, Etan, Propan, Butan thuộc dòng họ Parafin. Bố mẹ mất sớm để lại tài sản cho 4 người con, nhưng 3 ông anh chiếm hết rồi cùng nhau tằng tịu với mấy cô em dòng họ Halogen. Chẳng bao lâu, gia đình gặp vận hạn nên chúng trở thành những đứa ăn xin Cơ kim hoặc những phần tử “độc hại” cho xã hội.
Riêng Butan chăm chỉ ngày hai buổi vào mỏ dầu làm việc nuôi thân. Butan có tính tình hiền lành, chăm chỉ làm ăn, mặt mũi khôi ngô đã khiến cho Etylen, con gái Etylic sinh viên năm thứ tư trường đại học Polyetylen để ý. Dần dần hai người trở thành bạn thân, sau những giờ làm việc mệt mỏi họ lại sánh vai đi trong công viên Hidrocacbon để tâm tình đôi lứa.
Hạnh phúc hai người tưởng như êm ấm, nào ngờ tên chủ mỏ Cracking - tên tư bản độc ác và giầu có - vì muốn chiếm đoạt Etylen mà nhẫn tâm “bẻ gẫy” hạnh phúc của họ. Hắn liền giở chuyện đuổi Butan ra khỏi mỏ và từ đó Butan phải đổi tên thành Butadien. Với cái tên ấy, số phận đưa đẩy chàng đến thành phố Ankadien làm việc ở đồn điền cao su của ông Buna.
Còn Etylen trước sau cũng không kết duyên cùng tên chủ mỏ Cracking dù hắn có sai tay chân là oxi đến đốt nhà và hãm hại cả gia đình cô. Etylen sống trong cảnh nghèo đói cùng cực, nàng phải bỏ học, làm đủ việc để kiếm sống vẫn luôn một lòng nghĩ về Butan. Ngày tháng trôi đi, cuộc sống của Etylen tưởng chừng phẳng lặng như dòng sông PE, nào ngờ tên chủ mỏ Đồng - chì (clorua) xuất hiện. Lần này nàng không chịu đựng được nữa, nàng bỏ đi theo hắn với cái tên Etanal để tránh con mắt ghét bỏ của người đời. Tính tình hiền dịu, sắc đẹp và lòng chung thủy của Etylen không còn nữa, nàng thậm chí còn trở thành mụ chủ mỏ Axetic độc ác chanh chua.
Còn Butan, sau những ngày lang thang trên đường đời vô định, nghe tin người yêu phụ bạc, chàng hứa với lòng minh sẽ không bao giờ yêu nữa. Chàng đã xử sự đúng lòng mình, dòng họ Parafin trước mắt chàng là con đường dài vô tận. Butan đang đi và chàng đi mãi không trở về…

Ma Bư
01-01-1970, 07:00 AM
Bí ẩn về phản ứng hoá học trong tình yêu


Giống như một điều kỳ diệu. Bốn mắt nhìn nhau. Cảm xúc khuấy động. Và hai tâm hồn ẩn sâu bên trong kết nối. Bạn có thể cảm nhận một thứ hoá chất trỗi dậy trong tim và lan toả tới mọi ngõ ngách của cơ thể.

Bạn còn nhớ phòng thí nghiệm hoá học hồi đi học? Mọi người cùng thực hiện một thí nghiệm giống nhau. Công thức gồm 2 gram này cộng với 1,5 gram khác. Bạn đưa lên lửa đun và trong chính xác 7 giây, tia lửa loé lên. Phản ứng hoá học đã xảy ra và điều này hoàn toàn được biết trước.

Hoá học trong tình yêu thì không liên quan gì đến khoa học

Hãy vứt những ống nghiệm kia đi. Các công thức và thí nghiệm không bao giờ được áp dụng với con người. Bạn có thể ghép người này với một người khác mà vẫn chẳng có ngọn lửa nào bùng lên cả. Bạn có thể làm đi làm lại hàng trăm lần mà không có phản ứng. Và rồi... bùm! Hoá học tình yêu bất ngờ làm thổi bùng ngọn lửa đam mê và mọi thứ trên thế giới đều trở nên đẹp đẽ. Tình yêu không phải là thứ không đáng để suy nghĩ.

Dave đã gặp hàng trăm người đàn ông trong vòng một năm qua và tại muôn vàn địa điểm. Hầu hết đều rất tử tế. Nhưng phản ứng hoá học thì vẫn chưa thấy đâu. Cùng năm đó, John đã đi uống cafe 14 lần và ăn trưa 32 lần. Anh cũng gửi e-mail và nói chuyện với hơn 50 cô gái, nhưng hoá chất vẫn chưa lên tới điểm sôi với bất cứ ai.

Rồi sau khi gặp trên mạng, Dave và John đã hẹn nhau đi uống nước vào một buổi tối. Họ lập tức bị hút lấy nhau như nam châm. Và khi nói chuyện, cười đùa, các tia lửa bắt đầu toả sáng thế giới của họ. Chẳng mấy chốc họ nhìn vào mắt nhau và cảm nhận thấy hoá chất trong tâm hồn.

Cái thứ bí ẩn, điên rồ nào được gọi là hoá chất vậy?

Bạn đã nghe thấy câu này nhiều lần: "Anh ấy rất tử tế, nhưng tôi chả thấy có phản ứng nào trong tim cả". Đó là từ thường dùng trong chuyện hẹn hò ngày nay. Nhưng khi nhìn vào những khía cạnh khác nhau, phản ứng hoá học trong tình yêu không còn là một điều bí ẩn.

Nó bắt đầu bằng sự hấp dẫn bạn cảm nhận trong 5 phút gặp đầu tiên, rồi một loại hoá chất thực sự tuôn chảy, bắt nguồn từ sự kết hợp của các yếu tố khác nhau, dẫn đến gắn kết 2 tâm hồn.

Tiến sĩ John Gray đã viết trong cuốn sách của mình Mars and Venus on a Date: "Có 4 lĩnh vực hoá học cơ bản giữa những người hẹn hò: Thể chất, cảm xúc, tinh thần và tâm hồn. Hoá học thể chất tạo nên ham muốn. Hoá học cảm xúc tạo nên sự yêu mến. Hoá học tinh thần tạo nên sự hứng thú. Và hoá học tâm hồn tạo nên tình yêu. Một người tâm đầu ý hợp là kết hợp cả 4 yếu tố này".

"Tôi tin rằng hoá học trong tình yêu còn nhiều hơn cả sự hấp dẫn thể chất. Nó là một thái độ, một đam mê với cuộc đời. Nó là sự kết hợp của cả trí tuệ, tình dục và sự gắn kết tình cảm với một người khác", Bob, một anh chàng độc thân nói.

Luật hấp dẫn tạo nên điều kỳ diệu

Trong hoá hữu cơ, sự đối lập hấp dẫn. Nhưng trong lãng mạn, sự giống nhau thu hút. Chính luật hấp dẫn tương đồng tạo nên điều kỳ diệu. Khi 2 người gặp nhau, sự tương đồng của họ trong 4 lĩnh vực (thể chất, trí tuệ, tình cảm và tâm hồn) gia tăng khả năng xảy ra phản ứng hoá học trong tim.

"Trong chúng ta luôn có một phần thèm khát sự tương đồng. Tôi cho rằng thứ hoá chất đó liên quan tới nhu cầu gắn kết một người đồng điệu với chúng ta. Khi tâm đầu ý hợp với một ai đó, chúng ta thường nói cùng ngôn ngữ. Tính cách của chúng ta ăn khớp. Chúng ta chia sẻ cùng suy nghĩ và quan điểm. Chúng ta cùng cảm thấy sự gắn kết trong tâm hồn", Tonya, một cô nàng độc thân, nói.

Mặc dù không có quy luật mạnh mẽ nào giải thích cho hoá học lãng mạn, luật hấp dẫn vẫn giúp chúng ta khám phá ra một phần bí ẩn của nó. Vì vậy, đừng bận tâm quá nhiều suy nghĩ về nó. Với luật hấp dẫn trong tay, hãy đi gặp gỡ và tìm kiếm bạn bè mới. Hưởng thụ thú vui hẹn hò và nghe theo trái tim mình. Nó có thể giúp bạn khám phá bí ẩn của hoá học lãng mạn cho bản thân.

Ma Bư
01-01-1970, 07:00 AM
3 giai đoạn hoá học của tình yêu

Mặt đỏ bừng, trống ngực đập thình thịch và tay mướt mồ hôi chỉ là một vài trong số những dấu hiệu bề ngoài cho thấy bạn đã "cảm" ai đó. Còn sâu trong cơ thể, những tín hiệu hoá học rõ ràng cũng tiết lộ bạn đã trúng tên của thần ái tình.

Khi yêu, dường như chúng ta phó mặc cho những quá trình sinh hoá của cơ thể. Một trong những nhà nghiên cứu danh tiếng nhất trong lĩnh vực này, Helen Fisher thuộc Đại học Rutgers ở New Jersey (Mỹ), nhận định chúng ta sa lưới tình theo 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn liên quan đến một loạt hoá chất khác nhau.

1- Khát khao

Lòng mong muốn mãnh liệt ở gần người đó bị chi phối bởi các hoóc môn giới tính testosterone và oestrogen. Testosterone không phải là đặc quyền của nam giới, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi tình dục ở phái đẹp. Những hoóc môn này, theo Helen Fisher, "khiến bạn huyễn hoặc về mọi thứ".

2- Lôi cuốn

Đây mới là thời kỳ gục ngã vì tình. Con người khi rơi vào trạng thái này có thể không nghĩ nổi việc gì khác. Họ thậm chí mất cả cảm giác thèm ăn và chẳng thiết tha gì ngủ, chỉ mong dành thật nhiều thời gian mơ về bóng hình mới. Trong giai đoạn lôi cuốn, một nhóm các chất truyền thần kinh được gọi là "monoamine" giữ vai trò quan trọng:

- Dopamine (cũng được kích hoạt khi người ta hút cocain và nicotin)

- Norepinephrine - còn được biết dưới tên gọi adrenalin. Khiến chúng ta toát mồ hôi và tim đập loạn xạ.

- Serotonin - một trong những hoá chất quan trọng nhất trong tình yêu và là chất có thể đã thực sự khiến chúng ta rơi vào trạng thái mất trí tạm thời.

3- Gắn bó

Đây là cảm giác xuất hiện sau thời kỳ lôi cuốn, nếu mối quan hệ yêu đương tiếp tục. Người ta không thể ở mãi mãi trong giai đoạn say men tình, nếu không thì họ không thể làm được bất cứ việc gì khác!

Gắn bó là sự tận tâm dài hơi và là mối ràng buộc các đôi uyên ương ở bên nhau khi họ đi xa hơn và có con. Đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn này là hai hoóc môn được hệ thần kinh giải phóng:

- Oxytocin: Được tuyến dưới đồi tiết ra trong thời kỳ người phụ nữ sinh con và cũng giúp tuyến vú tiết sữa, đồng thời giúp thắt chặt mối liên hệ mẹ con. Oxytocin còn được cả hai giới giải phóng trong giai đoạn cực khoái và được xem là nhân tố thúc đẩy sự gắn kết giữa hai người khi ái ân. Có giả thuyết cho rằng quan hệ tình dục càng nhiều, đôi uyên ương càng trở nên khăng khít.

- Vasopressin: Một hoá chất quan trọng khác trong giai đoạn tận tâm lâu dài.

Cũng về chủ đề này, tạp chí Y học Surfmed của Đức trước đó đã công bố các giai đoạn phát triển của tình yêu, theo cách nhìn của hóa sinh và sinh lý học, cho kết quả tương tự như của Helen Fisher.