PDA

View Full Version : CÂu ChuyỆn ToÁn HỌc & VĂn ChƯƠNg! MỘt BÀi ToÁn HÓc BÚa !


alpha
04-01-2014, 06:39 PM
CÂU CHUYỆN TOÁN HỌC & VĂN CHƯƠNG! MỘT BÀI TOÁN HÓC BÚA !
Đã từ lâu rồi, như có một lời đồn, giới chuyên Toán và giới chuyên Văn trong nhà trường THPT như là không hợp nhau. Học sinh chuyên Toán thường dị ứng có thể gọi là không xem trọng hoặc thần tượng thầy cô những môn xã hội mà tiêu biểu thường là những người dạy là thầy cô hoặc người học là học sinh môn chuyên Văn.
Tạp Chí Văn học và Tuổi trẻ số 11(295) 20 tháng 11 năm 2013 nhân ngày nhà giáo Việt nam có một bài viết hóa giải lời đồn đại kiểu này. Giúp cho hai giới chuyên Toán và chuyên Văn lại gần và hiểu nhau hơn. Hóa ra sự thật không đến nỗi nào. Ở nhiều trường hai giớii toán học và văn chương vẫn có chỗ ngồi gần nhau hơn thậm chí là như 2 mà 1 : trong Toán có Văn và trong Văn có Toán vậy.
Xin mời các bạn xem bài viết sau đây sẽ cảm nhận rõ hơn tình tiết ly kỳ của TOÁN HỌC & VĂN CHƯƠNG! MỘT BÀI TOÁN HÓC BÚA :

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT “CHUYỆN VUI TUỔI HỌC TRÒ”
CÔ GIÁO DẠY VĂN
* Nguyễn Quỳnh Hoa
THPT Phan Thúc Trực – Yên Thành – Nghệ An

Thế là tôi trở thành học sinh THPT. Hôm biết tin tôi đỗ với số điểm cao, mẹ tôi vui lắm làm ngay một bữa cơm thịnh soạn mời cả ông bà nội ngoại. Mẹ bảo là để “khao” ông bà.
Tôi được tuyển thẳng vào lớp chọn A1 của trường. Bọn thằng Bách, thằng Hùng “lém” gặp tôi cứ nắc nỏm: “Đằng ấy sướng thật”. Chả là bọn chúng còn phải trải qua một kỳ thi tuyển lớp chọn cam go nữa, phải đánh chọi với những bảy đối thủ cũng ngang tài ngang sức như mình.
Là lớp chọn nên chúng tôi được học với những thầy cô kì cựu của trường. Thầy Hiển dạy lí nổi tiếng nghiêm khắc. Thầy An dạy toán cao, gầy còn môn hóa là thầy Khoan bao giờ cũng nhẹ nhàng nhưng đừng tưởng bở mà lơ là học hành với thầy. Thế nào thầy cũng biết và “trị” đến nơi, đến chốn, đến khi chừa được thói lười học mới thôi.
Lớp A, cũng đồng nghĩa là chúng tôi chỉ chú trọng các môn thuộc khối tự nhiên. Còn văn, sử, địa… ư? Thì thầy cô nào dạy mà chả thế. Các thần dân của vương quốc toán-lí-hóa vốn thường chẳng mấy khi tâm phục, khẩu phục, sùng bái giáo viên dạy văn.
Thế mà chúng tôi đã hoàn toàn được “tẩy rửa đầu óc” thay đổi hẳn lối suy nghĩ cực đoan đó bởi cô giáo dạy văn của chúng tôi.
Giờ văn đầu tiên của năm học.
Dù không quan tâm đặc biêt nhưng đứa nào cũng chờ đợi xem giáo viên dạy văn lớp mình như thế nào, có “hắc “ lắm không. Cái Thanh “bụt” thì thầm ra ve hiểu biết : “Tao nghe nói giáo viên dạy môn xã hội hay dị ứng với lớp A lắm nhé”. Bon thằng Huy, thằng Tài cũng đồng tình như vậy.
Lớp trưởng Hà dõng dạc hô “Cả lớp, đứng dậy chào cô giáo”.
Những tưởng dạy lớp A vốn rất lười học văn phải là một thầy giáo có thâm niên mới trụ nổi. Đằng này bước vào lớp là một cô giáo trẻ măng, mảnh mai, lại xinh nữa. Hẳn là cô mới ra trường chưa lâu.
Một làn song nhẹ lan khắp cả lớp. Tiếng thài thào khe khẽ, tiếng suỵt suỵt, có đứa giật giật tóc xem thử thực hay là mơ đây. Cái An nháy mắt với lớp trưởng Hà :”Cô giáo trẻ thế này chắc chẳng có mấy hột kiến thức mày nhỉ”. Bị thằng Hà cho một cốc vào trán, nó la oai oái khiến nhiều đứa giật cả mình.
Cô giáo nhoẻn cười, tự giưới thiệu:
- Chào các em! Cô là Linh, Nguyễn Khánh Linh. Rất vui được làm quen với các em. Hi vọng rằng. . .
Ôi chao! Giọng cô nghe thaaj sướng tai, trầm, ấm. Chúng tôi ngồi im re.
Cô nói tiếp:
- Theo phân phối chương trình hôm nay chúng ta học bài. . .Các em đã soạn bài chưa?
Không có cánh tay nào giơ lên.
Thoáng nét buồn lướt qua khuôn mặt thanh tú, cô Khánh Linh nhẹ nhàng nhắc nhở chúng tôi rồi đi ngay vào bài học. Bài văn học sử về văn học dân gian vốn khô khan nhưng chúng tôi thực sự bị lôi cuốn bởi vốn kiến thức phong phú, sinh động, cách dẫn dắt khéo léo của cô. Đặc biệt cô Khánh Linh nhớ rất nhiều tích chèo, ca dao, truyện cổ tích. . .Mà đứa nào chẳng thích nghe chuyện cổ tích. Chúng tôi nhanh chóng nắm được vấn dề, khi được khảo bài đứa nào cũng giơ tay xin nói.
Giờ giải lao, chúng tôi tụm lại, cãi nhau một trận kịch liệt. Chung qui cũng bởi vấn đề cái Hằng”sếu” đưa ra. “Cô Khánh Linh dạy văn hay thật đó, nhưng chắc cô không học được các môn tự nhiên mới theo học các môn xã hội để trở thành giáo viên dạy văn”. Mà dân lớp A chỉ chọn thần tượng cho mình là giáo viên giỏi tự nhiên thôi.
Cả lớp chia thành hai phe: phe ủng hộ cô Khánh Linh có thằng Hải, thằng Bách, cái Bình. . .còn phe kia có cái Hằng “sếu”, cái An, tôi. . .
Cãi nhau mãi, cuối cùng cái Vân bí thư đề xuất một lối thoát. Chúng tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của nó. Nhưng để đảm bảo bí mật không đứa nào được lộ ra với bọn lớp khác.
Thứ bảy, sinh hoạt lớp, thằng Hà xin phép thầy Hiển chủ nhiệm tổ chức một buổi ngoại khóa văn học. Thoạt đầu thầy Hiển cũng ngạc nhiên lắm nhưng sau thầy cũng động ý. Tất nhiên là thầy Hiển sao biết được kế hoạch của chúng tôi. Cô Khánh Linh cũng vui vẻ nhận lời. Thế là xong, bước đầu của kế hoặc được thực hiện suôn sẻ.
Sáng hôm đó, chúng tôi đến trường thật sớm, mục đích là để họp kín, bàn bạc lần cuối.
- Đúng 7 giờ cô Khánh Linh xuất hiện.
Chúng tôi đưa ra một loạt câu hỏi. Nào là: “Hình tượng nghệ thuật là gì?”. Nào là: “Nên học văn như thế nào để đạt được kết quả cao?”v.v…
Sau khi giải đáp rành rẽ các câu hỏi của chúng tôi, cô Khánh Linh tươi cười hỏi:
- Các em còn thắc mắc gì nữa không?
Thằng Hùng “mập” giơ tay xin nói:
- Em thưa cô, chúng em đang cãi nhau to ạ!
- Sao vậy?- Cô Khánh Linh tròn mắt ngạc nhiên.
- Thưa cô bọn thằng Bích cho rằng những ai học dốt tự nhiên mới theo học khối C ạ.
Trời ơi! Thằng Hùng dung là đói ngôn từ hết sức. Tại sao hắn tìm được từ nào uyển chuyển hơn chứ? Phen này chắc cô Khánh Linh bực mình lắm đây!
Nhưng thật ngoài sức tưởng tượng của tôi, cô Khánh Linh vui vẻ như không, sau một cái nhíu mày
- Vậy ư! Vì vậy nên các em muốn cô chứng minh chứ gì ?
Được lời như cởi tấm lòng, lớp trưởng Hà nhanh nhảu”
- Vâng ạ!
- Bằng cách nào các em
- Dạ cô giúp chúng em một số bài toán a.
Thằng Hà thật xúng đáng là lớp trưởng. Trừ cái tật lắp bắp mỗi khi xúc động đến “cao trào” còn không thì hắn đối đáp trôi chảy đâu ra đấy.
- Ừ, các em bắt đầu đi.
Tại sao nhỉ? Tai sao cô không mảy may lung túng. Tôi băn khoăn. Hay là cô cũng “siêu toán”? Hay là cô có bí quyết gì để “bắt thóp” lại chúng tôi.
Nhưng không sao! Để xem. Dân khối A vốn lắm mưu nhiều kế. Xem thử cô Khánh Linh có vượt qua được cửa ai này không?
Đầu tiên là cái Dung còi, nó ra ngay một bài toán dân gian:
“Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một tram chân chẵn
Hỏi mấy gà, nấy chó?”
Chà cái Dung láu thật! Cả lớp hóa thành phỗng đá, giương mắt chờ đợi.
Tích tắc! Tích tắc! Thoáng cái cô đã lập xong phương trình. Lại thoáng cái phương trình đã được giải xong. Đáp án hiện ra trên bảng: số gà 22 con, số chó 14 con.
Chúng tôi ồ lên. Cái Dung xịu hẳn, ấp úng : Thưa cô, đúng rồi ạ!
Thằng Tùng, từng được giải nhất môn Toán lớp 9 toàn tỉnh khoái chí e hèm một cái rồi đọc một thôi một hồi một đề toán khá dài. Đọc xong hắn còn nhếch miệng gật gù với cái Vân bí thư ra chiều đắc ý lắm.
Phen này cô Khánh Linh “chết lụt” mất thôi. Tôi lại thấp thỏm. Thằng Hưng ngồi bên tôi thì thào:“Cô xin cầu viện đi! Tao biết bài này có vẻ rắc rối đây, bọn khối A còn mệt nữa là”. Cô Khánh Linh gõ gõ ngón tay vào trán, nhíu mày:”Có vẻ khó nhỉ?” Thằng Tùng láu táu:”Cô để em giải cho ạ”. Cô Khánh Linh lại nhoẻn cười. Thôi rồi, thằng Tùng chắc chẳng ăn thua gì rồi.
Rất nhanh, bài toán đã được giải xong. Thằng tùng xem đáp số, mặt đỏ dừ: “Vâng, em xin chịu thua ạ”.
- Thưa cô, đến lượt em! - Lớp trưởng Hà nói to.
- Mời em.
Thằng Hà đưa ra một bài khảo sát, một bài hình rất phức tạp. Cửa ải này mới thật hiểm trở đây. Tự dưng tôi thấy lo cho cô Khánh Linh. Không hiểu sao tôi lại thầm mong phần thua sẽ thuộc về thằng Hà.
Cô Khánh Linh giải bài khảo sát hàm số trước. Nhiều đứa xuýt xoa:”Cô vẽ đồ thị đẹp thật”. Bài khảo sát hàm số được giải xong. Đến bài hình, cô Khánh Linh có cách giải rất hay khác với dụng ý của thằng Hà. Hắn gãi đầu, gãi tay:“ Cách gải này hay thật, thế mà mình không nghĩ ra”.
- Còn ai nữa không nhỉ ?
- Thưa cô không ạ.
Cái Thảo được phân công làm trọng tài, lấy thước gõ vào bàn ba cái, dõng dạc hô to:
- 1-0. Phần thắng thuộc về cô Khánh Linh. Bây giờ đến lượt cô ra đề.
Cái An lẫm bẫm:”Lạy trời cô ra đề dễ thôi, không thì nguy mất”.
- Cô muốn các em giải giúp cô bài toán này nhé: "Sói phát hiện Thỏ chạy cách nó 10m bèn chạy theo để bắt. Bước chạy của Sói dài hơn của Thỏ, quảng đường nó chạy với 5 bước bằng quảng đường Thỏ chạy 9 bước. Nhưng Thỏ chạy nhanh hơn,
thời gian để Sói chạy được 2 bước thì Thỏ chạy được 3 bước. Vậy hỏi rằng Sói có đuổi kịp Thỏ không ? Nếu muốn đuổi kịp Thỏ thì Sói phải chạy một quảng đường là bao nhiêu mét ?"
Một phần ba lớp khe khẽ. . .lắc đầu. Một phần ba thở dài. Một phần ba còn lại nhíu trán, nhăn mày. Không khí lặng phắc. Chỉ nghe tiếng bút sột soạt trên giấy. Bỗng lớp trưởng Hà lên tiếng chỉ định: “Cậu Chính giải bài này nhé”.
Tôi giật nảy người. Tôi ư? Bài này. . .khó quá. Bọn thằng Hà đã tin tưởng, gửi gắm danh dự cảu cả lớp vào tôi, nếu thoái thác thì. . .Tôi đành chậm rãi bước lên bảng. Giá như con đường từ chỗ tôi ngồi lên đến bãng dài độ một cây số nhỉ, tôi ước ao.
Loay hoay một hồi lâu, cuối cùng tôi cũng giải xong được bài toán. Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Thằng Hà bật đứng dậy, hô váng:
- Ha! Ha! Ha! Xong rồi. Hòa rồi! Hòa rồi!
Bọn con gái xúm lại, tranh nhau lau mồ hôi cho tôi bằng. . .những mảnh giấy nháp. Cái Thảo từ từ gõ xuống bàn: Cạch! Cạch! Cạch!. Tôi xin tuyên bố, tỉ số 1-1. Hòa!
Không khí lớp tưng bừng. Mặt đứa nào cũng giãn nở diện tích hết cỡ khi được cô Khánh Linh khen:”Các em cừ thật, không hổ danh là “dân” khối A”. Rồi cô thân mật:“Các em đừng suy nghĩ cực đoan rằng chẳng cần học văn, rằng chỉ những ai không học nổi các môn tự nhiên mới học văn. Các môn học đều rất bổ ích với chúng ta. Cô từng biết có rất nhiều người học văn nhưng cũng rất giỏi toán và ngược lại. Chẳng hạn như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đấy thôi, một sinh viên Khoa Toán nhưng rất giỏi Văn. Các em hãy tìm đọc cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi để thấy anh Thạc đã học văn như thế nào. Cô tin rằng nếu yêu thích môn văn các em sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị”.
Bí thư Vân thay mặt cả lớp hứa:
- Thưa cô, chúng em hứa sẽ cố gắng học văn một cách chăm chỉ, mong cô giúp chúng em nhiều hơn. Cám ơn cô đã giải mối nghi ngờ cho chúng em! Ai chà! Ai móm lời cho mà cái Vân lưu loát, chững chạc ra phết.
Sau buổi ngoại khóa có một không hai đó, lớp tôi học văn tiến bộ hẳn. Bữa nó, thằng Hà bỗng nảy ra sáng kiến:”Ghi lại câu chuyện trên để bạn bè gần xa, những ai còn hiểu sai về dân khối C như chúng tôi cùng rút kinh nghiệm”. Nhưng vấn đề đặt ra: Ai sẽ là người chắp bút? Cái Vân có thêm một “tối kiến” chết người, đó là chọn tôi. Chả là nghe lời khuyên của cô Khánh Linh, một số dứa võ vẽ tập làm thơ. Tôi cũng làm một bài thơ tặng mẹ, được cô Khánh Linh khen hay, có tứ lạ. Thế là tôi trở thành đích ngắm của chúng nó. Tôi thề sẽ giận cái Vân dài dài.
Cũng theo lời đề nghị của lớp trưởng, chúng tôi nhất trí gửi truyện ngắn này tới Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, hi vọng rằng câu chuyện sẽ lọt vào con mắt xanh của ban biên tập (Ấy, điển tích “con mắt xanh” là do cô Khánh Linh kể lại cho chúng tôi hay đấy!). Tiền nhuận bút sẽ được dùng để tổ chức một buổi liên hoan thật xôm và tất nhiên không thể thiếu sự có mặt của cô Khánh Linh và thầy giáo chủ nhiệm, thằng Hà dự tính nhứ thế.
Riêng tôi, gửi truyện đi rồi, tôi hồi hộp thấp thỏm gấp 44 lần những kẻ “tiểu yêu” trong lớp cộng lại. Chỉ vì tôi là tác giả mà lị. Vả lại tôi đã tự hứa rằng nếu truyện được đăng, tôi sẽ không giận cái Vân nữa. Nếu mà phải giận nó suốt cả năm học thì. . .khổ cho tôi lắm.

Trong câu chuyện, có một bài toán được nhắc đến trong giới toán học từ nhiều năm qua, một bài toán như là bao câu chuyện truyền thuyết giữa Sói và Thỏ từ ngàn xưa.
Đây là một bài toán thuộc dạng hóc búa mà nhiều người nhất là giới sinh viên học sinh đã bao nhiêu lần thử tìm lời giải nhưng gần như chỉ là lời than : “ hại não quá !”. Tác giả câu chuyện trên cũng quá khôn khéo ca ngợi nhân vật giải bài toán trên đây, nói nhiều mà không tiết lộ bất kỳ thông tin gì về đáp án.

Và lời giải bài toán muôn đời như vẫn còn là một huyền thoại. Huyền thoại thì như là “BIG FOOT” mà “BIG FOOT” (NGƯỜI TUYẾT) thì chỉ nghe đồn chứ có mấy ai thấy được !

Thật ra, từ ngàn xưa đã xảy ra tranh cãi về bài toán kiểu này. Ai cũng thấy thực tế là Sói phải qua mặt Thỏ nhưng nhiều nhà toán học đã nói theo lý luận thì bài toán không có đáp án vì họ chứng minh được bằng thuật toán lý luận là Sói không thể qua mặt Thỏ được còn những ai phản bác thì không thể tìm ra lời giải để chứng minh điều ngược lại. Kỳ thật, với thuật toán bây giờ người ta đã tìm ra lời giải cho bài toán kiểu này : kiểu lý luận toán chứng minh kết quả không giống như thực tiễn.
Trên Internet, dùng Google cũng không tìm ra. May ra có thể tìm được ở Thread “Vui Toán. . .” ở trang Web Trường Chuyên Lê Quý Đôn Long An nhưng đề ra lâu lắm rồi mà vẫn không có lời giải (?!).
_http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?t=406

Mình là dân Long An, dù phục tài Lê Quý Đôn nhưng mình cũng không thích tính cách của nhà bác học này với nhiều Scandals lưu truyền trong sử sách ngày xưa.
Hai người thân của mình là cựu học sinh trường này thời thầy Uyển còn làm hiệu phó mà nay thầy đã “hạc nổi mây ngàn” tiêu dao tự tại không còn trên cõi đời tạm bợ này nữa rồi !
-->> Cựu học sinh Trường Chuyên Lê Quý Đôn Long An năm xưa : Nguyễn Minh Nhựt nay là Tiến Sĩ CNTT giảng dạy ở Singapore + Nguyễn Tường Lam nay là Thạc Sĩ Học Viện Hành Chính Quốc Gia đều hài lòng và đồng tình khi ngôi trường thân yêu ngày nào được đổi tên thành Trường THPT Chuyên Long An.

Mình xin chỉnh sửa đề toán này cho chính xác và hấp dẫn hơn để không ai bắt bẻ được :
#################################################
"Sói phát hiện Thỏ chạy cách nó 10m bèn chạy theo để bắt. Thỏ lúc này cách hang thỏ của nó 50m ngẩng đầu lên nhìn thẳng thấy Sói bèn quay đầu 180 độ chạy thục mạng (chạy bán sống bán chết) về hang để trốn. Bước chạy của Sói dài hơn của Thỏ, quảng đường nó chạy với 5 bước bằng quảng đường Thỏ chạy 9 bước. Bù lại Thỏ lại nhanh hơn, thời gian để Sói chạy được 2 bước thì Thỏ chạy được 3 bước. Như Vậy,
a.) Sói có bắt được Thỏ hay không ?
b.) Nếu muốn đuổi kịp Thỏ thì Sói phải chạy một quảng đường ít nhất là bao nhiêu mét ?"
(Giả sử rằng Sói và Thỏ cùng chạy trên 1 đường thẳng!)
##################################################
Mình đã tìm được lời giả cho bài toán này. Bạn nào yêu Toán sẽ thấy hấp dẫn và thấy hay vô cùng sau bao giờ nghiên cứu trong vô vọng.
Mình đã tìm được một chứng minh tuyệt vời cho đáp án bài toán này nhưng không có thời gian để viết lời giải.
Hy vọng một cao nhân hay một cao thủ nào ẩn mình, nhất là cao thủ Trường THPT Chuyên Long An, thay mình trình bày cho các bạn khỏi thất vọng nhé !
Thanks !

myhanh
04-01-2014, 07:40 PM
Nếu bạn không biết cách giải thì nói người ta giải cho. Còn biết rồi thì gởi vào đây để cho thấy mình biết chứ đừng ghi theo kiểu ta biết rồi mà ta không nói đâu thì chả ai trao đối với người không mở lòng như vậy.

alpha
04-01-2014, 10:18 PM
Nếu bạn không biết cách giải thì nói người ta giải cho. .
Cái này có trên diễn đàn ở thread "Vui Toán. . ."gì đó đã bao nhiêu năm rồi mà có thấy ai giải đâu. Thế thì cái " người ta giải cho. . ." chắc đợi tới Tết Congo. Tác giả Thread đó nói tới nói lui --> OK rồi cũng lặn tăm luôn.
Không hẳn người ta không biết cách giải mà chắc là họ không muốn hoặc vì lý do gì đó như không có thời gian như mình nên họ không giải thôi. Đó cũng là một cách để dành chỗ cho người khác.

myhanh
05-01-2014, 02:47 PM
Cái này có trên diễn đàn ở thread "Vui Toán. . ."gì đó đã bao nhiêu năm rồi mà có thấy ai giải đâu. Thế thì cái " người ta giải cho. . ." chắc đợi tới Tết Congo. Tác giả Thread đó nói tới nói lui --> OK rồi cũng lặn tăm luôn.
Không hẳn người ta không biết cách giải mà chắc là họ không muốn hoặc vì lý do gì đó như không có thời gian như mình nên họ không giải thôi. Đó cũng là một cách để dành chỗ cho người khác.
Mình thì dỡ toán tệ lắm nhưng lần đốt ngón tay để tính thì sói sẽ đuổi kịp thỏ ngay ở miệng hang. Nghĩa là sói chạy 60m, thỏ chạy 50m. Chi tiết thì hôm nào đi nhậu chung thì bàn.Hehe các cao thủ người ta lo chuyện khác còn chuyện lần đốt ngón tay thì chắc để thấp thủ như mình giải rồi.

alpha
05-01-2014, 03:29 PM
Tình hình Đúng như diễn biến đã dự đoán ở trên, myhanh đã xuất hiên.
Nếu đã đúng như thế thì chỉ còn trả lời là Hên Xui thôi ! Thanks !

alpha
16-01-2014, 05:44 AM
Diễn đàn có cho quyền edit bài viết nhưng sau một số ngày thì button "SỬA BÀI" biến mất, nay mình đã EDIT, sửa một số lỗi lại bài viết cho mọi người dễ đọc hơn

CÂU CHUYỆN TOÁN HỌC & VĂN CHƯƠNG! MỘT BÀI TOÁN HÓC BÚA !
Đã từ lâu rồi, như có một lời đồn, giới chuyên Toán và giới chuyên Văn trong nhà trường THPT như là không hợp nhau. Học sinh chuyên Toán thường dị ứng có thể gọi là không xem trọng hoặc thần tượng những đối tượng chuyên các môn xã hội mà tiêu biểu thường là thầy cô hoặc học sinh môn chuyên Văn.
Tạp Chí Văn học và Tuổi trẻ số 11(295) 20 tháng 11 năm 2013 nhân ngày nhà giáo Việt nam có một bài viết hóa giải lời đồn đại kiểu này. Giúp cho hai giới chuyên Toán và chuyên Văn lại gần và hiểu nhau hơn. Hóa ra sự thật không đến nỗi nào. Ở nhiều trường hai giớii toán học và văn chương vẫn có chỗ ngồi gần nhau hơn thậm chí là như 2 mà 1 : trong Toán có Văn và trong Văn có Toán vậy.
Xin mời các bạn xem bài viết sau đây sẽ cảm nhận rõ hơn tình tiết ly kỳ của TOÁN HỌC & VĂN CHƯƠNG! MỘT BÀI TOÁN HÓC BÚA :
BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT “CHUYỆN VUI TUỔI HỌC TRÒ”
CÔ GIÁO DẠY VĂN
* Nguyễn Quỳnh Hoa
THPT Phan Thúc Trực – Yên Thành – Nghệ An

Thế là tôi trở thành học sinh THPT. Hôm biết tin tôi đỗ với số điểm cao, mẹ tôi vui lắm làm ngay một bữa cơm thịnh soạn mời cả ông bà nội ngoại. Mẹ bảo là để “khao” ông bà.
Tôi được tuyển thẳng vào lớp chọn A1 của trường. Bọn thằng Bách, thằng Hùng “lém” gặp tôi cứ nắc nỏm: “Đằng ấy sướng thật”. Chả là bọn chúng còn phải trải qua một kỳ thi tuyển lớp chọn cam go nữa, phải đánh chọi với những bảy đối thủ cũng ngang tài ngang sức như mình.
Là lớp chọn nên chúng tôi được học với những thầy cô kì cựu của trường. Thầy Hiển dạy lí nổi tiếng nghiêm khắc. Thầy An dạy toán cao, gầy còn môn hóa là thầy Khoan bao giờ cũng nhẹ nhàng nhưng đừng tưởng bở mà lơ là học hành với thầy. Thế nào thầy cũng biết và “trị” đến nơi, đến chốn, đến khi chừa được thói lười học mới thôi.
Lớp A, cũng đồng nghĩa là chúng tôi chỉ chú trọng các môn thuộc khối tự nhiên. Còn văn, sử, địa… ư? Thì thầy cô nào dạy mà chả thế. Các thần dân của vương quốc toán-lí-hóa vốn thường chẳng mấy khi tâm phục, khẩu phục, sùng bái giáo viên dạy văn.
Thế mà chúng tôi đã hoàn toàn được “tẩy rửa đầu óc” thay đổi hẳn lối suy nghĩ cực đoan đó bởi cô giáo dạy văn của chúng tôi.
Giờ văn đầu tiên của năm học.
Dù không quan tâm đặc biêt nhưng đứa nào cũng chờ đợi xem giáo viên dạy văn lớp mình như thế nào, có “hắc “ lắm không. Cái Thanh “bụt” thì thầm ra ve hiểu biết : “Tao nghe nói giáo viên dạy môn xã hội hay dị ứng với lớp A lắm nhé”. Bon thằng Huy, thằng Tài cũng đồng tình như vậy.
Lớp trưởng Hà dõng dạc hô “Cả lớp, đứng dậy chào cô giáo”.
Những tưởng dạy lớp A vốn rất lười học văn phải là một thầy giáo có thâm niên mới trụ nổi. Đằng này bước vào lớp là một cô giáo trẻ măng, mảnh mai, lại xinh nữa. Hẳn là cô mới ra trường chưa lâu.
Một làn sóng nhẹ lan khắp cả lớp. Tiếng thì thào khe khẽ, tiếng suỵt suỵt, có đứa giật giật tóc xem thử thực hay là mơ đây. Cái An nháy mắt với lớp trưởng Hà :”Cô giáo trẻ thế này chắc chẳng có mấy hột kiến thức mày nhỉ”. Bị thằng Hà cho một cốc vào trán, nó la oai oái khiến nhiều đứa giật cả mình.
Cô giáo nhoẻn cười, tự giưới thiệu:
- Chào các em! Cô là Linh, Nguyễn Khánh Linh. Rất vui được làm quen với các em. Hi vọng rằng. . .
Ôi chao! Giọng cô nghe thật sướng tai, trầm, ấm. Chúng tôi ngồi im re.
Cô nói tiếp:
- Theo phân phối chương trình hôm nay chúng ta học bài. . .Các em đã soạn bài chưa?
Không có cánh tay nào giơ lên.
Thoáng nét buồn lướt qua khuôn mặt thanh tú, cô Khánh Linh nhẹ nhàng nhắc nhở chúng tôi rồi đi ngay vào bài học. Bài văn học sử về văn học dân gian vốn khô khan nhưng chúng tôi thực sự bị lôi cuốn bởi vốn kiến thức phong phú, sinh động, cách dẫn dắt khéo léo của cô. Đặc biệt cô Khánh Linh nhớ rất nhiều tích chèo, ca dao, truyện cổ tích. . .Mà đứa nào chẳng thích nghe chuyện cổ tích. Chúng tôi nhanh chóng nắm được vấn dề, khi được khảo bài đứa nào cũng giơ tay xin nói.
Giờ giải lao, chúng tôi tụm lại, cãi nhau một trận kịch liệt. Chung qui cũng bởi vấn đề cái Hằng”sếu” đưa ra. “Cô Khánh Linh dạy văn hay thật đó, nhưng chắc cô không học được các môn tự nhiên mới theo học các môn xã hội để trở thành giáo viên dạy văn”. Mà dân lớp A chỉ chọn thần tượng cho mình là giáo viên giỏi tự nhiên thôi.
Cả lớp chia thành hai phe: phe ủng hộ cô Khánh Linh có thằng Hải, thằng Bách, cái Bình. . .còn phe kia có cái Hằng “sếu”, cái An, tôi. . .
Cãi nhau mãi, cuối cùng cái Vân bí thư đề xuất một lối thoát. Chúng tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của nó. Nhưng để đảm bảo bí mật không đứa nào được lộ ra với bọn lớp khác.
Thứ bảy, sinh hoạt lớp, thằng Hà xin phép thầy Hiển chủ nhiệm tổ chức một buổi ngoại khóa văn học. Thoạt đầu thầy Hiển cũng ngạc nhiên lắm nhưng sau thầy cũng động ý. Tất nhiên là thầy Hiển sao biết được kế hoạch của chúng tôi. Cô Khánh Linh cũng vui vẻ nhận lời. Thế là xong, bước đầu của kế hoặc được thực hiện suôn sẻ.
Sáng hôm đó, chúng tôi đến trường thật sớm, mục đích là để họp kín, bàn bạc lần cuối.
- Đúng 7 giờ cô Khánh Linh xuất hiện.
Chúng tôi đưa ra một loạt câu hỏi. Nào là: “Hình tượng nghệ thuật là gì?”. Nào là: “Nên học văn như thế nào để đạt được kết quả cao?”v.v…
Sau khi giải đáp rành rẽ các câu hỏi của chúng tôi, cô Khánh Linh tươi cười hỏi:
- Các em còn thắc mắc gì nữa không?
Thằng Hùng “mập” giơ tay xin nói:
- Em thưa cô, chúng em đang cãi nhau to ạ!
- Sao vậy?- Cô Khánh Linh tròn mắt ngạc nhiên.
- Thưa cô bọn thằng Bích cho rằng những ai học dốt tự nhiên mới theo học khối C ạ.
Trời ơi! Thằng Hùng dung là đói ngôn từ hết sức. Tại sao hắn không tìm được từ nào uyển chuyển hơn chứ? Phen này chắc cô Khánh Linh bực mình lắm đây!
Nhưng thật ngoài sức tưởng tượng của tôi, cô Khánh Linh vui vẻ như không, sau một cái nhíu mày
- Vậy ư! Vì vậy nên các em muốn cô chứng minh chứ gì ?
Được lời như cởi tấm lòng, lớp trưởng Hà nhanh nhảu”
- Vâng ạ!
- Bằng cách nào các em
- Dạ cô giúp chúng em một số bài toán a.
Thằng Hà thật xúng đáng là lớp trưởng. Trừ cái tật lắp bắp mỗi khi xúc động đến “cao trào” còn không thì hắn đối đáp trôi chảy đâu ra đấy.
- Ừ, các em bắt đầu đi.
Tại sao nhỉ? Tai sao cô không mảy may lung túng. Tôi băn khoăn. Hay là cô cũng “siêu toán”? Hay là cô có bí quyết gì để “bắt thóp” lại chúng tôi.
Nhưng không sao! Để xem. Dân khối A vốn lắm mưu nhiều kế. Xem thử cô Khánh Linh có vượt qua được cửa ai này không?
Đầu tiên là cái Dung còi, nó ra ngay một bài toán dân gian:
“Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một tram chân chẵn
Hỏi mấy gà, nấy chó?”
Chà cái Dung láu thật! Cả lớp hóa thành phỗng đá, giương mắt chờ đợi.
Tích tắc! Tích tắc! Thoáng cái cô đã lập xong phương trình. Lại thoáng cái phương trình đã được giải xong. Đáp án hiện ra trên bảng: số gà 22 con, số chó 14 con.
Chúng tôi ồ lên. Cái Dung xịu hẳn, ấp úng : Thưa cô, đúng rồi ạ!
Thằng Tùng, từng được giải nhất môn Toán lớp 9 toàn tỉnh khoái chí e hèm một cái rồi đọc một thôi một hồi một đề toán khá dài. Đọc xong hắn còn nhếch miệng gật gù với cái Vân bí thư ra chiều đắc ý lắm.
Phen này cô Khánh Linh “chết lụt” mất thôi. Tôi lại thấp thỏm. Thằng Hưng ngồi bên tôi thì thào:“Cô xin cầu viện đi! Tao biết bài này có vẻ rắc rối đây, bọn khối A còn mệt nữa là”. Cô Khánh Linh gõ gõ ngón tay vào trán, nhíu mày:”Có vẻ khó nhỉ?” Thằng Tùng láu táu:”Cô để em giải cho ạ”. Cô Khánh Linh lại nhoẻn cười. Thôi rồi, thằng Tùng chắc chẳng ăn thua gì rồi.
Rất nhanh, bài toán đã được giải xong. Thằng tùng xem đáp số, mặt đỏ dừ: “Vâng, em xin chịu thua ạ”.
- Thưa cô, đến lượt em! - Lớp trưởng Hà nói to.
- Mời em.
Thằng Hà đưa ra một bài khảo sát, một bài hình rất phức tạp. Cửa ải này mới thật hiểm trở đây. Tự dưng tôi thấy lo cho cô Khánh Linh. Không hiểu sao tôi lại thầm mong phần thua sẽ thuộc về thằng Hà.
Cô Khánh Linh giải bài khảo sát hàm số trước. Nhiều đứa xuýt xoa:”Cô vẽ đồ thị đẹp thật”. Bài khảo sát hàm số được giải xong. Đến bài hình, cô Khánh Linh có cách giải rất hay khác với dụng ý của thằng Hà. Hắn gãi đầu, gãi tay:“ Cách gải này hay thật, thế mà mình không nghĩ ra”.
- Còn ai nữa không nhỉ ?
- Thưa cô không ạ.
Cái Thảo được phân công làm trọng tài, lấy thước gõ vào bàn ba cái, dõng dạc hô to:
- 1-0. Phần thắng thuộc về cô Khánh Linh. Bây giờ đến lượt cô ra đề.
Cái An lẫm bẫm:”Lạy trời cô ra đề dễ thôi, không thì nguy mất”.
- Cô muốn các em giải giúp cô bài toán này nhé: "Sói phát hiện Thỏ chạy cách nó 10m bèn chạy theo để bắt. Bước chạy của Sói dài hơn của Thỏ, quảng đường nó chạy với 5 bước bằng quảng đường Thỏ chạy 9 bước. Nhưng Thỏ chạy nhanh hơn,
thời gian để Sói chạy được 2 bước thì Thỏ chạy được 3 bước. Vậy hỏi rằng Sói có đuổi kịp Thỏ không ? Nếu muốn đuổi kịp Thỏ thì Sói phải chạy một quảng đường là bao nhiêu mét ?"
Một phần ba lớp khe khẽ. . .lắc đầu. Một phần ba thở dài. Một phần ba còn lại nhíu trán, nhăn mày. Không khí lặng phắc. Chỉ nghe tiếng bút sột soạt trên giấy. Bỗng lớp trưởng Hà lên tiếng chỉ định: “Cậu Chính giải bài này nhé”.
Tôi giật nảy người. Tôi ư? Bài này. . .khó quá. Bọn thằng Hà đã tin tưởng, gửi gắm danh dự cảu cả lớp vào tôi, nếu thoái thác thì. . .Tôi đành chậm rãi bước lên bảng. Giá như con đường từ chỗ tôi ngồi lên đến bãng dài độ một cây số nhỉ, tôi ước ao.
Loay hoay một hồi lâu, cuối cùng tôi cũng giải xong được bài toán. Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Thằng Hà bật đứng dậy, hô váng:
- Ha! Ha! Ha! Xong rồi. Hòa rồi! Hòa rồi!
Bọn con gái xúm lại, tranh nhau lau mồ hôi cho tôi bằng. . .những mảnh giấy nháp. Cái Thảo từ từ gõ xuống bàn: Cạch! Cạch! Cạch!. Tôi xin tuyên bố, tỉ số 1-1. Hòa!
Không khí lớp tưng bừng. Mặt đứa nào cũng giãn nở diện tích hết cỡ khi được cô Khánh Linh khen:”Các em cừ thật, không hổ danh là “dân” khối A”. Rồi cô thân mật:“Các em đừng suy nghĩ cực đoan rằng chẳng cần học văn, rằng chỉ những ai không học nổi các môn tự nhiên mới học văn. Các môn học đều rất bổ ích với chúng ta. Cô từng biết có rất nhiều người học văn nhưng cũng rất giỏi toán và ngược lại. Chẳng hạn như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đấy thôi, một sinh viên Khoa Toán nhưng rất giỏi Văn. Các em hãy tìm đọc cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi để thấy anh Thạc đã học văn như thế nào. Cô tin rằng nếu yêu thích môn văn các em sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị”.
Bí thư Vân thay mặt cả lớp hứa:
- Thưa cô, chúng em hứa sẽ cố gắng học văn một cách chăm chỉ, mong cô giúp chúng em nhiều hơn. Cám ơn cô đã giải mối nghi ngờ cho chúng em! Ai chà! Ai móm lời cho mà cái Vân lưu loát, chững chạc ra phết.
Sau buổi ngoại khóa có một không hai đó, lớp tôi học văn tiến bộ hẳn. Bữa nọ, thằng Hà bỗng nảy ra sáng kiến:”Ghi lại câu chuyện trên để bạn bè gần xa, những ai còn hiểu sai về dân khối C như chúng tôi cùng rút kinh nghiệm”. Nhưng vấn đề đặt ra: Ai sẽ là người chắp bút? Cái Vân có thêm một “tối kiến” chết người, đó là chọn tôi. Chả là nghe lời khuyên của cô Khánh Linh, một số dứa võ vẽ tập làm thơ. Tôi cũng làm một bài thơ tặng mẹ, được cô Khánh Linh khen hay, có tứ lạ. Thế là tôi trở thành đích ngắm của chúng nó. Tôi thề sẽ giận cái Vân dài dài.
Cũng theo lời đề nghị của lớp trưởng, chúng tôi nhất trí gửi truyện ngắn này tới Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, hi vọng rằng câu chuyện sẽ lọt vào con mắt xanh của ban biên tập (Ấy, điển tích “con mắt xanh” là do cô Khánh Linh kể lại cho chúng tôi hay đấy!). Tiền nhuận bút sẽ được dùng để tổ chức một buổi liên hoan thật xôm và tất nhiên không thể thiếu sự có mặt của cô Khánh Linh và thầy giáo chủ nhiệm, thằng Hà dự tính nhứ thế.
Riêng tôi, gửi truyện đi rồi, tôi hồi hộp thấp thỏm gấp 44 lần những kẻ “tiểu yêu” trong lớp cộng lại. Chỉ vì tôi là tác giả mà lị. Vả lại tôi đã tự hứa rằng nếu truyện được đăng, tôi sẽ không giận cái Vân nữa. Nếu mà phải giận nó suốt cả năm học thì. . .khổ cho tôi lắm.

Trong câu chuyện, có một bài toán được nhắc đến trong giới toán học từ nhiều năm qua, một bài toán như là bao câu chuyện truyền thuyết giữa Sói và Thỏ từ ngàn xưa.
Đây là một bài toán thuộc dạng hóc búa mà nhiều người nhất là giới sinh viên học sinh đã bao nhiêu lần thử tìm lời giải nhưng gần như chỉ là lời than : “ hại não quá !”. Tác giả câu chuyện trên cũng quá khôn khéo ca ngợi nhân vật giải bài toán trên đây, nói nhiều mà không tiết lộ bất kỳ thông tin gì về đáp án.

Và lời giải bài toán muôn đời như vẫn còn là một huyền thoại. Huyền thoại thì như là “BIG FOOT” mà “BIG FOOT” (NGƯỜI TUYẾT) thì chỉ nghe nói thôi chứ có mấy ai thấy được trong thực tế !

Thật ra, từ ngàn xưa đã xảy ra tranh cãi về bài toán kiểu này. Ai cũng thấy thực tế là Sói phải qua mặt Thỏ nhưng nhiều nhà toán học đã nói theo lý luận thì bài toán đi vào ngõ cụt vì họ chứng minh được bằng thuật toán lý luận là Sói không thể qua mặt Thỏ được còn những ai phản bác thì không thể tìm ra lời giải để chứng minh điều ngược lại. Kỳ thật, với thuật toán bây giờ người ta đã tìm ra lời giải cho bài toán kiểu này : kiểu lý luận toán chứng minh kết quả không giống như thực tiễn.
Trên Internet, dùng Google cũng không tìm ra. May ra có thể tìm được ở Thread “Vui Toán. . .” ở trang Web Trường Chuyên Lê Quý Đôn Long An nhưng đề ra lâu lắm rồi mà vẫn không có lời giải (?!).
_http://www.lqdlongan.com/forum/showthread.php?t=406

Mình là dân Long An, dù phục tài Lê Quý Đôn nhưng mình cũng không thích tính cách của nhà bác học này với nhiều Scandals lưu truyền trong sử sách ngày xưa.

Mình có hai người thân là cựu học sinh trường này thời thầy Uyển còn làm hiệu phó mà nay thầy đã “hạc nổi mây ngàn” tiêu dao tự tại không còn trên cõi đời tạm bợ này nữa rồi !
-->>Cựu học sinh Trường Chuyên Lê Quý Đôn Long An năm xưa : Nguyễn Minh Nhựt nay là Tiến Sĩ CNTT giảng dạy ở Singapore + Nguyễn Tường Lam nay là Thạc Sĩ Học Viện Hành Chính Quốc Gia đều hài lòng và đồng tình khi ngôi trường thân yêu ngày nào được đổi tên thành Trường THPT Chuyên Long An.

Mình xin chỉnh sửa đề toán này cho chính xác và hấp dẫn hơn để không ai bắt bẻ được :
#################################################
"Sói phát hiện Thỏ cách nó 10m bèn chạy lại để bắt. Thỏ lúc này cách hang thỏ của nó 50m ngẩng đầu lên nhìn thẳng thấy Sói bèn quay đầu 180 độ chạy thục mạng (chạy bán sống bán chết) về hang để trốn. Bước chạy của Sói dài hơn của Thỏ, quảng đường nó chạy với 5 bước bằng quảng đường Thỏ chạy 9 bước. Bù lại Thỏ lại nhanh hơn, thời gian để Sói chạy được 2 bước thì Thỏ chạy được 3 bước. Như Vậy,
a.) Sói có bắt được Thỏ hay không ?
b.) Nếu muốn đuổi kịp Thỏ thì Sói phải chạy một quảng đường ít nhất là bao nhiêu mét ?"
(Giả sử rằng Sói và Thỏ cùng chạy một lượt theo một đường thẳng!)
##################################################
Với dữ kiện 50m + nhiều dữ kiện gợi ý sẵn, nhiều người cũng sẽ dễ dàng lý luận để tìm ra đáp án -->Bài toán với các dữ kiện gợi ý này dành cho các bạn trình độ hơi thấp một chút.

Đây mới chính là bài toán chính xác dành cho các cao thủ :

#################################################
"Sói phát hiện Thỏ chạy cách nó 10m bèn chạy theo để bắt. Bước chạy của Sói dài hơn của Thỏ, quảng đường nó chạy với 13 bước bằng quảng đường Thỏ chạy 45 bước. Bù lại Thỏ lại nhanh hơn, thời gian để Sói chạy được 2 bước thì Thỏ chạy được 5 bước. Như Vậy,
a.) Sói có bắt được Thỏ hay không ?
b.) Nếu muốn đuổi kịp Thỏ thì Sói phải chạy một quảng đường ít nhất là bao nhiêu mét ?"
##################################################

Mình đã tìm được lời giả cho bài toán này. Bạn nào yêu Toán sẽ thấy hấp dẫn và thấy hay vô cùng sau bao giờ nghiên cứu trong vô vọng.
Mình đã tìm được một chứng minh tuyệt vời cho đáp án bài toán này nhưng không có thời gian để viết lời giải.

Hy vọng một cao nhân hoặc một cao thủ nào ẩn mình, hay nhất là cao thủ Trường THPT Chuyên Long An, thay mình trình bày cho các bạn khỏi thất vọng nhé !
Thanks !

myhanh
16-01-2014, 07:19 AM
Từ đề bài ta tính được vận tốc thỏ R=5/6 vận tốc sói W. Trong cùng khoảng thời gian thì đoạn đường của thỏ Lr=5/6 đoạn đường của sói Lw.Khi đuổi kịp thì quãng đường của thỏ Lr (Lr <=50) kém hơn của sói Lw 10m tức là Lw-Lr=10. =>Lw=60 và Lr=50.
Mình cũng chưa nhận ra là bài toán nó hay ở chỗ nào nhờ alpha chỉ giáo.

alpha
16-01-2014, 02:03 PM
Thực tế thì bài toán Sói & Thỏ này lưu truyền trên NET từ lâu. Dùng Google thì chỉ tìm ra trong thread "Vui Toán. . ." của trang Web Trường chuyên LQD Long An.
Mới đây, tác giả bài viết trên đây đưa nguyên văn giống y bài toán trong thread "Vui toán. . ." vốn xuất hiện nhiều năm trước lâu rồi nhưng chưa có lời giải.
Nguyên gốc bài toán không có dữ kiện Thỏ cách hang thỏ của nó 50m mà nguyên gốc là :
"Sói phát hiện Thỏ chạy cách nó 10m bèn chạy theo để bắt. Bước chạy của Sói dài hơn của Thỏ, quảng đường nó chạy với 5 bước bằng quảng đường Thỏ chạy 9 bước. Nhưng Thỏ chạy nhanh hơn,
thời gian để Sói chạy được 2 bước thì Thỏ chạy được 3 bước. Vậy hỏi rằng Sói có đuổi kịp Thỏ không ? Nếu muốn đuổi kịp Thỏ thì Sói phải chạy một quảng đường là bao nhiêu mét ?"
Với bài toán nguyên gốc như trên thì (không có gợi ý Thỏ cách hang thỏ của nó 50m) myhanh có thể dễ dàng liên tưởng tìm được lý luận ra dáp án b) Nếu muốn đuổi kịp thỏ thì Sói phải chạy quảng đường bao nhiêu mét ? không ?.

"Thỏ cách hang thỏ của nó 50m" là mình gợi ý để nhiều người sẽ dựa vào các dữ kiện 10m, 50m sẽ dễ tìm ra đáp án.
Dù không có dữ kiện 50m thì nhiều người như myhanh dễ dàng lý luận : khi biết tốc độ Thỏ gấp 5/6 Sói thì Thỏ chạy từ 0m được 5 phần mối phần 10m=50m thì Sói chạy được 6 phần mỗi phần 10m=60m-->Bài toán quá dễ nên myhanh không thấy được cái hay của nó.
Suy cho cùng với bài toán nguyên gốc trên thì nhiều người cũng dễ dàng lý luận bình thường cũng sẽ tìm ra đáp án.
Giờ giả sử bài toán ra dữ kiện tính toán được tốc độ Thỏ gấp 6,5/9 Sói và Sói cách Thỏ 10m thì myhanh sẽ lý luận ra sao để tìm được đáp án b) Nếu muốn đuổi kịp thỏ thì Sói phải chạy quảng đường bao nhiêu mét ?

Nếu myhanh vẫn cho lý luận của mình là vẫn tìm được và trình bài rõ ràng cho ai cũng thấy thì mình sẽ chứng minh điều ngược lại và sẽ trình bày đầy đủ đáp án và cái hay của bài toán.

chinhlh
17-01-2014, 02:33 AM
Lâu lắm mới vào xem thì có mục này cũng vui vui. Bạn alpha có vẻ xem thường anh Myhanh và tự cho rằng mình giỏi. Nghe có vẻ không hay cho lắm. Nếu bạn cho rắng bài toán là hay thì phải giải thích cho mọi người thấy là nó hay thế nào. Bài toán có thể hay đối với bạn nhưng có khi đối với rất nhiều người khác thì nó chẳng hay ho gì. Anh Myhanh đã rất lịch sự khi còn đưa ra lời giải. Nếu muốn người khác trao đổi với mình thì mình nên lịch sự và khiêm tốn chúc xíu đúng không?

alpha
17-01-2014, 05:08 AM
@chinhlh (http://www.lqdlongan.com/forum/member.php?u=860): tự nhiên bạn vào nói mình xem thương myhanh trong khi thực tế mình đang trao đổi với bạn ấy rất bình thường, nếu không muốn nói là nghiêm túc đấy nhé!. Mình đang nóng lòng muốn xem có thể giải đáp được bài toán theo kiểu lý luận như nhiều bạn không ? Nếu bài toán này mà giải được theo kiểu lý luận đó thì bài toán này đâu có gì hóc búa và hay phải không nào ?
Đúng như nyhanh đã nói, nếu giải được theo kiểu lý luận đó, thì chỉ cần một tay "thấp thủ" bấm đốt ngón tay cũng giải được thì đúng là bài toán không hóc lắm !

magicboy
19-01-2014, 05:29 AM
Bài toán này chỉ đáng vứt đi. Nếu con thỏ nhảy 1 bước > 50m. Thì con sói còn chưa chạy xong bước đầu tiên thế thì bắt bằng mắt à.

magicboy
19-01-2014, 05:32 AM
Bài toàn này hay ở chổ không có cái con số 50m. Thằng ngu nào cho thêm con số 50m vào làm trò mèo làm hư cả bài toán.

alpha
19-01-2014, 04:39 PM
Bài toàn này hay ở chổ không có cái con số 50m. Thằng ngu nào cho thêm con số 50m vào làm trò mèo làm hư cả bài toán.
Quá Chuẩn !
Cái vụ 50m là gợi ý để cho những ai ở tầm trung hoặc "thấp thủ".
Cao thủ như myhanh gặp những bài kiểu này thì chỉ cần bấm đốt ngón tay là xong, đâu cần tính toán chi cho mệt.
Bài toán chí ít phải như dưới đây mới hay :
#################################################
"Sói phát hiện Thỏ chạy cách nó 10m bèn chạy theo để bắt. Bước chạy của Sói dài hơn của Thỏ, quảng đường nó chạy với 13 bước bằng quảng đường Thỏ chạy 45 bước. Bù lại Thỏ lại nhanh hơn, thời gian để Sói chạy được 2 bước thì Thỏ chạy được 5 bước. Như Vậy,
a.) Sói có bắt được Thỏ hay không ?
b.) Nếu muốn đuổi kịp Thỏ thì Sói phải chạy một quảng đường ít nhất là bao nhiêu mét ?"
##################################################

hoặc muốn khó khăn hơn thì cũng phải như thế này :

#################################################
"Sói phát hiện Thỏ chạy cách nó 100m bèn chạy theo để bắt. Bước chạy của Sói dài hơn của Thỏ, quảng đường nó chạy với 21 bước bằng quảng đường Thỏ chạy 100 bước. Bù lại Thỏ lại nhanh hơn, thời gian để Sói chạy được 7 bước thì Thỏ chạy được 10 bước. Như Vậy,
a.) Sói có bắt được Thỏ hay không ?
b.) Nếu muốn đuổi kịp Thỏ thì Sói phải chạy một quảng đường ít nhất là bao nhiêu mét ?"
##################################################

myhanh
26-01-2014, 03:40 PM
Mình chẳng để ý đến cá nhân khi thảo luận mà chỉ để ý đến vấn đế cần giải quyết. Hehe. Nói thật trong cuộc đời học sinh mình vẫn nhớ mãi hai bài toán một bài là bài kiểm tra 1 tiết ở lớp 8 về hình học. Cô giáo cho làm đến 2 tiếng và mình làm 4 đôi giấy mới ra. Bài thứ 2 trong cuốn sách luyện thi học sinh giỏi Thầy dạy toán mình cho mượn ở lớp 9. Tại sao mình nhắc đến nó ở đây vì đó là bài toán Thỏ và Sói. Tuy nhiên con Thỏ trong bài này nó chạy theo phương ngang, con sói chạy theo phương thẳng. Tuy nhiên con sói lại không biến đón đầu mà chỉ hướng đến con thỏ và quỹ đạo của nó là đường parabol. Còn giả thiết con Thỏ nhảy hơn 50m thì chắc con Ngọc Thố của Thường Nga thôi.
@chinhlh:Ko quan trọng lắm em à. Khi người khác tỏ thái độ với mình nghĩa là họ thiệt thòi vì họ đang bị cảm xúc giằng xé còn mình thì không sao cả. Họ mới đáng thương chứ ko phải mình. Hehe
Bạn alpha chắc là nóng lòng tìm ra người tri kỉ nhưng thất vọng về sự thấp thủ của anh thôi. Mình cũng đang theo dõi để thấy sự ảo dịu của bài toán.

alpha
30-01-2014, 03:48 PM
Giao thừa sắp qua, ngày Xuân rảnh rỗi mình xin trình bày đầy đủ lời giải bài toán Sói & Thỏ. Xem như đây là những thiện ý muốn trao đổi thật lòng của mình, cũng như sự tôn trọng của mình đối với các bạn đã đọc thread này, nhất là đối với myhanh. Mình không giỏi ăn nói đã làm nhiều bạn hiểu lầm, có gì xin các bạn bỏ qua cho nhé!
I.Với bài có những dữ kiện gợi ý như Thỏ cách hang thỏ của nó 50m. . .:
Đầu tiên ta tính được tốc độ chạy của Sói so với Thỏ (cách tính xem giải thuật chính ở phần sau). Sau đó dùng cách lý luận của myhanh ở trên ta sẽ tìm ra được đáp án.
a) Hên xui. Logic vấn đề là Sói tuy bắt kịp Thỏ ngay tại miêng hang nhưng ta không thể khẳng định là Sói bắt được Thỏ mà chỉ có thể nói Sói bắt được Thỏ hay không là do “hên xui” thôi. Nếu Sói nhanh tay và gặp một con Thỏ không được nhanh nhẹn cho lắm thì Sói bắt được Thỏ. Nếu Sói hơi chậm tay và gặp một con Thỏ quá nhanh nhẹn thì chỉ cần vài giây Sói chưa kịp ra tay thì Thỏ đã lẻn mất vào hang ngay.
b) Sói muốn bắt được Thỏ thì nó phải chạy một quảng đường ít nhất là 60m (theo cách tính và lý luận myhanh)
Cách trên này chỉ dành cho “thấp thủ” hoặc những tay cao thủ như myhanh nhưng không muốn “giết gà bằng dao mổ trâu” trong khi chỉ cần bấm đốt ngón tay là ra đáp án thì cần chi phải tính toán nhiều cho mệt óc.
II.Với những bài không có dữ kiện gợi ý hoặc khó khăn hơn thì nên dùng cách của cao thủ cho nhanh.
1) Đầu tiên ta phải tính được tốc độ chạy của Sói so với Thỏ :
Từ những dữ kiện đã cho, ta có :
Độ dài quảng đường của một bước Sói :
Lw1= 45/13 (bước Thỏ)
Độ dài quảng đường Thỏ bước được khi Sói bước một bước :
Lw2= 5/2 (bước Thỏ)
Từ đây ta tìm được Tốc độ của Sói so với Thỏ :
Vw/Vr = Lw1/Lw2 =(45/13) : (5/2)= 9/6,5
Đến đây là xong bước 1.
Bước 1 này nói khó cũng được mà nói dễ cũng OK vì có nhiều bạn không nghĩ ra. Cứ luôn miệng thốt "hại não quá!" mà không ngờ nó quá đơn giản như thế !
Bởi vì các bạn ấy cứ luôn nghĩ trong đầu khoảng cách 10m trong khi tốc độ chạy Sói và Thỏ không có cái gì liên quan đến mét (?!) thì làm sao tính ra chuyện Sói phải chạy bao nhiêu mét mới bắt kịp Thỏ?

Bài toán bây giờ đến một ngã ba rẽ về hai hướng đầy bất ngờ.
A1) Sói không bao giờ bắt kịp Thỏ vì bài toán đi vào ngõ cụt:
Từ lâu, ta thường nghe nói đến thành ngữ “gót chân A-Sin”, ám chỉ điểm yếu của một người !
Achilles, sinh ra bởi Thetis (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thetis_%28th%E1%BA%A7n_tho%E1%BA%A1i%29), nữ thần biển (http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%AF_th%E1%BA%A7n_bi%E1%BB%83n), với vua Hy Lạp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Hy_L%E1%BA%A1p) Peleus (http://vi.wikipedia.org/wiki/Peleus), có mẹ thì bất tử nhưng bố là người trần, vì thế Achilles cũng sẽ như bố, không sống mãi mãi được. Khi Achilles được sinh ra đã được tiên tri là chàng sẽ chết trong chiến trận. Để giúp sự trường tồn của con, Thetis đã dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ bằng gót chân, rồi nhúng cả người cậu vào nước sông Styx (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_Styx_%28th%E1%BA%A7n_tho%E1%BA%A1i%29), vậy cả người Achilles là mình đồng da sắt, chỉ có gân nơi gót chân là yếu vì không được nhúng nước. Peleus thấy cảnh đó tưởng vợ mình giết con bèn giật lại Achilles từ tay vợ. Trong lúc giằng co, xương ống chân của chàng bị gãy. Thetis tức giận bỏ về thủy cung và không gặp lại chồng nữa. Peleus đưa con trai cho nhân mã (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_m%C3%A3) Cheiron (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiron_%28th%E1%BA%A7n_tho%E1%BA%A 1i%29&action=edit&redlink=1) nhờ ông nuôi dưỡng. Cheiron thay xương ống chân người khổng lồ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1i_nh%C3%A2n) cho chàng để chàng trở thành người chạy nhanh nhất thế giới, thay gan (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gan) sư tử (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0_t%E1%BB%AD), tim (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tim) gấu (http://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u) cho chàng dũng cảm và không biết sợ gì.

Ai cũng thấy thực tế là Sói sẽ bắt kịp Thỏ không chóng thì chầy. Nhưng Zénon d'Elée (496/490-430/429TCN) là một Triết gia, cũng là một nhà Toán học Hy Lạp cổ đại đã lý luận Sói nhanh nhẹn như là Achilles còn Thỏ chậm chạp như là Rùa. Achilles sẽ không bao giờ bắt kịp Rùa cũng như Sói sẽ không bao giờ bắt kịp Thỏ.
Khi Sói chạy được {10}m thì Thỏ chạy thêm được {10}X{\frac{6,5}{9}} m
Khi Sói chạy thêm được {10}X{\frac{6,5}{9}} m thì Thỏ cũng chạy thêm được {10}X{\frac{6,5}{9}}X{\frac{6,5}{9}} m
Khi Sói chạy thêm được {10}X{\frac{6,5}{9}}X{\frac{6,5}{9}} m thì Thỏ cũng chạy thêm được {10}X{\frac{6,5}{9}}X{\frac{6,5}{9}}X{\frac{6,5}{9 }} m
Và cứ như thế mãi, Thỏ vẫn luôn luôn ở trước Sói, nghĩa là Sói không bao giờ bắt kịp Thỏ.

Điều này trong toán học thường được gọi là “Nghịch lý Zeno”.
Xem _http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno

Ba nghịch lý vững nhất và nổi tiếng nhất là - nghịch lý Achilles (http://vi.wikipedia.org/wiki/Achilles) và con rùa (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_R%C3%B9a), lý lẽ của sự phân đôi (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%E1%BB%B1_ph%C3%A2n_%C4%91%C3%B4i&action=edit&redlink=1) và mũi tên bay - sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.
Những lập luận này của Zeno có lẽ là những ví dụ đầu tiên của một phương pháp chứng minh thường được gọi là Reductio ad absurdum (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Reductio_ad_absurdum&action=edit&redlink=1) (phương pháp bác bỏ một luận đề bằng cách chứng minh, nếu lý giải chính xác theo từng chữ, nó sẽ dẫn đến một cách vô lý)[4] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-4) hay còn được gọi là phương pháp chứng minh đảo ngược (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%E1%BB%A9ng_minh_%C4%91%E1%BA%A3 o_ng%C6%B0%E1%BB%A3c&action=edit&redlink=1). Những nghịch lý này cũng được ghi nhận như là nguồn gốc của biện chứng pháp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng) được Socrates (http://vi.wikipedia.org/wiki/Sokrates) sử dụng.[5] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-5)
Một số nhà toán học, chẳng hạn như Carl Boyer (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Carl_Boyer&action=edit&redlink=1), cho rằng nghịch lý Zeno chỉ đơn giản là vấn đề toán học, mà vi tích phân (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi_t%C3%ADch_ph%C3%A2n) hiện đại có thể đưa ra một giải pháp toán học.[6] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-boyer-6) Tuy nhiên một số triết gia lại cho rằng nghịch lý Zeno và các biến thể của chúng (xem đèn Thomson (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C3%A8n_Thomson&action=edit&redlink=1)) còn có những vấn đề siêu hình học (http://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_h%C3%ACnh_h%E1%BB%8Dc).[7] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-KBrown-7)[8] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-FMoorcroft-8)[9] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-Papa-G-9)
Nguồn gốc của những nghịch lý có phần không rõ ràng. Diogenes Laërtius (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Diogenes_La%C3%ABrtius&action=edit&redlink=1), một nguồn thứ tư cung cấp thông tin về Zeno và những bài giảng của ông, trích dẫn từ Favorinus (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Favorinus&action=edit&redlink=1), nói rằng thầy của Zeno là Parmenides mới là người đầu tiên đưa ra nghịch lý Achilles và rùa. Tuy nhiên trong một đoạn sau đó, Laertius lại cho rằng nguồn gốc nghịch lý là của Zeno, giải thích rằng Favorinus không đồng ý về điều này.[10] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-10)
Những nghịch lý trong chuyển động
Achilles và con rùa
Trong một cuộc chạy đua, người chạy nhanh nhất không bao giờ có thể bắt kịp được kẻ chậm nhất. Kể từ khi xuất phát, người đuổi theo trước hết phải đến được điểm mà kẻ bị đuổi bắt đầu chạy. Do đó, kẻ chạy chậm hơn luôn dẫn đầu. – theo lời ghi lại của Aristotle (http://vi.wikipedia.org/wiki/Aristoteles), Vật lý (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%E1%BA%ADt_l%C3%BD_%28Aristotle%2 9&action=edit&redlink=1) VI:9, 239b15
Trong nghịch lý Achilles và rùa, Achilles chạy đua với rùa. Ví dụ Achilles chấp rùa một đoạn 100 mét. Nếu chúng ta giả sử rằng mỗi tay đua đều bắt đầu chạy với một tốc độ không đổi (Achilles chạy rất nhanh và rùa rất chậm), thì sau một thời gian hữu hạn, Achilles sẽ chạy được 100 mét, tức anh ta đã đến được điểm xuất phát của con rùa. Nhưng trong thời gian này, con rùa cũng đã chạy được một quãng đường ngắn, ví dụ 10 mét. Sau đó Achilles lại tốn một khoảng thời gian nữa để chạy đến điểm cách 10 mét ấy, mà trong thời gian đó thì con rùa lại tiến xa hơn một chút nữa, và cứ như thế mãi. Vì vậy, bất cứ khi nào Achilles đến một vị trí mà con rùa đã đến, thì con rùa lại cách đó một đoạn. Bởi vì số lượng các điểm (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m) Achilles phải đến được mà con rùa đã đi qua là vô hạn, do đó anh ta không bao giờ có thể bắt kịp được con rùa.[11] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-11)[12] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-12)
Nghịch lý phân đôi
Một chuyển động phải đến được vị trí nửa quãng đường trước khi đến được đích.– theo lời ghi lại của Aristotle (http://vi.wikipedia.org/wiki/Aristoteles), Vật lý (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%E1%BA%ADt_l%C3%BD_%28Aristotle%2 9&action=edit&redlink=1) VI:9, 239b10
Giả sử Homer muốn bắt một chiếc xe buýt đang dừng ở đó. Trước khi ông đến được vị trí chiếc xe buýt thì ông phải đến được trung điểm (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_%C4%91i%E1%BB%83m) của khoảng cách giữa ông và chiếc xe buýt. Mà trước khi ông đến được trung điểm ấy, thì ông phải đến được điểm 1/4 khoảng cách. Mà trước khi đến được điểm 1/4 ấy ông phải đến được điểm 1/8. Trước điểm 1/8 là 1/16. Và cứ thế.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/timeline/5243df3119ebc8f7c539b9686bf51869.png
http://upload.wikimedia.org/math/9/b/e/9be700e893958b7691036065ac2d18dd.png
Trình tự kết quả có thể được biểu diễn là:
http://upload.wikimedia.org/math/a/7/1/a719c3be629848f085cfed2281492650.png
Để mô tả chuyển động này cần phải thực hiện vô hạn (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4_t%E1%BA%ADn) các bước, mà Zeno xác nhận rằng điều đó là bất khả thi.
Trình tự này cũng đưa ra một vấn đề thứ 2, đó là thậm chí còn không có quãng đường đầu tiên để di chuyển, vì bất kỳ quãng đường đầu tiên (hữu hạn) khả dĩ nào thì đều có thể được chia thành một nửa, và vì thế không thể là quãng đường đầu tiên được. Do đó, sự di chuyển thậm chí không thể bắt đầu. Kết luận của nghịch lý này là sự chuyển động từ điểm này đến điểm khác cách nhau 1 khoảng cách hữu hạn không thể hoàn thành được và cũng không thể bắt đầu được, do đó, mọi chuyển động phải là một ảo giác (http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2o_gi%C3%A1c).
Lập luận này được gọi là sự phân đôi (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%E1%BB%B1_ph%C3%A2n_%C4%91%C3%B4i&action=edit&redlink=1) (Dichotomy) bởi vì nó liên tục lặp lại việc chia nhỏ một quãng đường thành hai phần. Nghịch lý này chứa một số yếu tố giống như nghịch lý Achilles và rùa, nhưng kết luận rõ ràng hơn về sự bất động. Nó còn được gọi là nghịch lý đường đua. Một số người và cả Aristotles cho rằng nghịch lý phân đôi này thật ra cũng chỉ là một phiên bản khác của Achilles và rùa.[13] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-13)
Nghịch lý mũi tên
Nếu tất cả mọi thứ đều chiếm 1 khoảng không gian (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_gian) khi nó đứng yên, và nếu khi nó chuyển động thì nó cũng chiếm một khoảng không gian như thế tại bất cứ thời điểm nào, do đó mũi tên đang bay là bất động.[14] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-14) – theo lời ghi lại của Aristotle (http://vi.wikipedia.org/wiki/Aristoteles), Vật lý (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%E1%BA%ADt_l%C3%BD_%28Aristotle%2 9&action=edit&redlink=1) VI:9, 239b5
Trong nghịch lý mũi tên, Zeno nói rõ rằng để chuyển động xảy ra, thì đối tượng phải thay đổi vị trí mà nó chiếm giữ. Ông đã đưa ra ví dụ về một mũi tên đang bay. Ông lập luận rằng trong bất kỳ một khoảnh khắc (thời điểm) nào đó thì mũi tên không di chuyển đến vùng không gian nó đang chiếm, và cũng không di chuyển đến vùng không gian mà nó không chiếm.[15] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-15) Nó không thể đang di chuyển đến nơi mà nó không chiếm, bởi vì thời gian không trôi để nó di chuyển đến đó, nó cũng không thể đang di chuyển đến nơi nó đang chiếm, bởi vì nó đã đứng đó rồi. Nói một cách khác thì tại mỗi khoảnh khắc của thời gian, không có chuyển động xảy ra. Nếu mọi vật đều bất động trong mỗi khoảnh khắc, và thời gian (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_gian) hoàn toàn là bao gồm các khoảnh khắc, thì chuyển động là không thể xảy ra.
Hai nghịch lý trên là sự phân chia không gian (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_gian), thì nghịch lý này Zeno phân chia thời gian, nhưng không phải thành các phân đoạn, mà thành các điểm.[16] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-HuggettArrow-16)
Các giải pháp được đề xuất
Theo Simplicius, khi nghe những lý lẽ của Zeno thì Diogenes thành Sinope (http://vi.wikipedia.org/wiki/Diogenes_th%C3%A0nh_Sinope) không nói gì cả, chỉ đứng dậy và bước đi nhằm chứng minh sự sai lầm của Zeno. Tuy nhiên, để giải quyết một cách trọn vẹn những nghịch lý, người ta cần phải chỉ ra được điểm sai lầm trong lý lẽ, chứ không phải chỉ kết luận rằng nó sai. Từ xưa đến nay đã có nhiều giải pháp được đề xuất, trong những giải pháp đầu tiên có một số là của Aristotle và Archimedes (http://vi.wikipedia.org/wiki/Archimedes).
Aristotle (384 TCN-322 TCN) nhận xét ​​rằng, vì khoảng cách giảm dần nên thời gian cần thiết để thực hiện di chuyển những khoảng cách đó cũng giảm dần.[17] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-17)[18] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-18) Trước năm 212 TCN (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_Nguy%C3%AAn), Archimedes đã trình bày một phương pháp để tìm ra một kết quả hữu hạn cho một tổng gồm vô hạn phần tử giảm dần. (Xem: Chuỗi hình học (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BB%97i_h%C3%ACnh_h%E1%BB%8Dc)) Những phương pháp này cho phép xây dựng các giải pháp dựa trên các điều kiện mà Zeno đặt ra, tức là lượng thời gian thực hiện ở mỗi bước giảm theo cấp số nhân (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A5p_s%E1%BB%91_nh%C3%A2n),[6] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-boyer-6)[19] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-19) và có vô số khoảng thời gian nhưng tổng thời lượng cần thiết dành cho sự di chuyển từ điểm này đến điểm kia lại là một số hữu hạn, do đó vẫn có thể thực hiện được chuyển động này.
Những nghịch lý trong thời hiện đại
Quá trình vô hạn về mặt lý thuyết vẫn còn là vấn đề rắc rối trong toán học cho đến cuối thế kỷ thứ 19. Cách giải thích epsilon-delta (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_li%C3%AAn_t%E1%BB%A5c) của Weierstrass (http://vi.wikipedia.org/wiki/Karl_Weierstrass) và Cauchy (http://vi.wikipedia.org/wiki/Augustin_Louis_Cauchy) đã trình bày một công thức nghiêm ngặt về logic và vi tích phân. Công thức này giải quyết được những vấn đề toán học liên quan đến quá trình vô hạn.[20] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-Lee-20)
Trong khi toán học có thể được sử dụng để tính toán vị trí và thời điểm mà Achilles vượt qua rùa trong nghịch lý Zeno, nhưng các triết gia như Brown và Moorcroft[7] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-KBrown-7)[8] (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch_l%C3%BD_Zeno#cite_note-FMoorcroft-8) khẳng định rằng toán học không thể giải quyết các trọng điểm trong luận cứ của Zeno, và rằng giải quyết được các vấn đề của toán học không có nghĩa là có thể giải quyết được mọi vấn đề mà nghịch lý đưa ra.

Sự thật như thế nào ?
A2) Sói sẽ bắt kịp Thỏ :
2 a)Trong thực tế, chắn chắn Achilles bắt được con Rùa cũng như Sói sẽ vượt qua Thỏ rất dễ dàng.
Toán học vi phân bây giờ lý luận rằng :
Tổng cộng các quảng đường liên tiếp mà con Thỏ chạy được là :
$${10}X{\frac{6,5}{9} + {10}X{\frac{6,5}{9}}X{\frac{6,5}{9}} + {10}X{\frac{6,5}{9}}X{\frac{6,5}{9}}X{\frac{6,5}{9 }- - -$$
Đây là một dãy cấp số nhân có n số hạng với n là vô hạng (n\to \infty)
Áp dụng công thức tính tổng một cấp số nhân có số hạng đầu là {10}X{\frac{6,5}{9}} công bội q={\frac{6,5}{9}} và có số hạng n là vô số, ta có : $$S_n=\frac{10X\frac{6,5}{9}}{1-\frac{6,5}{9}}=26$$
Sói bắt kịp Thỏ khi Thỏ chạy được 26 m, nghĩa là Sói sẽ qua mặt Thỏ khi Thỏ chạy được 26,1m.
b) Để bắt kịp Thỏ Sói phải chạy quảng đường ít nhất là 36m (=10m + 26m)

Bài sau cùng cũng dùng cách tương tự ta tính được tốc độ Sói so với Thỏ là 10/3. Tổng quảng đường Thỏ chạy đươc đến khi bị Sói bắt kịp là $$\frac{300}{7}m = 42,857142 m$$.
Sói sẽ vượt qua Thỏ khi Thỏ đã chạy 42,86 m.
Để bắt kịp Thỏ thì Sói phải chạy quảng đường ít nhất là 142,857142 m (=100m+42,857142m)

Tóm lại, bài toán này có hóc búa và hấp dẫn hay không là tùy theo cảm nhận của người đọc. Một khi đã có lời giải thì có người lại thấy nó dễ vô cùng.
Dù vậy, bài toán này đã dựa vào một triết lý sâu xa gây nhiều tranh cãi trong cuộc sống thực tế nên nói gì thì nói, nó cũng có cái hay của nó.