PDA

View Full Version : Trường chuyên Long An mời CHS về tư vấn hướng nghiệp


duonghoanghiep
27-02-2013, 03:31 AM
Trường chuyên Long An do thầy Tuyến và cô Nghi có lời mời CHS về tổ chức buổi giao lưu hướng nghiệp cho học sinh lớp 12. Thời gian có thể chọn 1 trong 2 ngày sau:

Sáng chủ nhật 1 tháng 3 năm 2013
hoặc chiều thứ bảy 9 tháng 3 năm 2013.

Hiện tại đã có một số anh em đăng ký tham gia:

1. Phước K94
2. Thượng K98
3. Lê Xuân Huy K2001

Anh chị em nào tham gia thì liên hệ với Huy K2001 để tổ họp mặt, soạn thảo nội dung trình bày và liên lạc với nhà trường để tổ chức buổi giao lưu hướng nghiệp đạt kết quả tốt.

thuongdv
01-03-2013, 07:12 AM
Nhờ A Hoàng Hiệp, em Lê Xuân Huy K2001 cung cấp số điện thoại để Anh em liên lạc nhau và lên chương trình, Anh Bs Tuấn Hiệp và Bs Thắng lên tiếng xem năm nay có về trường để tư vấn ngành y được k?

Nhân dịp gửi bài trả lời, em cũng nhờ A Lộc liên hệ BGH Trường Lê Quý Đôn xem năm nay Trường sẽ sắp xếp ngày nào?

ĐT của em-Thượng K97: 0933 379 838 / 0123 7879 123

Cuối cùng em gửi lời cám ơn Anh Hoàng Hiệp đã thông tin.

Thân ái!

magicboy
01-03-2013, 11:06 AM
Đi Đức rồi, không về đđược

thuongdv
01-03-2013, 11:34 AM
Cập nhật tình hình:

* BTC đã làm việc với Cô Nghi-Bí thư Đoàn TN Trường CLA (Cô Nghi cũng là CHS LQĐ-K99) và đã thống nhất 1 số nội dung:
- Thời gian tổ chức: 13 giờ 30 ngày thứ bảy, 09/03/2013
- Địa điểm: Hội Trường - Trường CLA
- Số lượng Hs tham dự: > 100 em học sinh của 5 Lớp 12

* BTC trân trọng kính mời ACE CHS sắp xếp thời gian, công việc để cùng BTC có buổi giao lưu hướng nghiệp cho các em. Xin cám ơn.

* Hiện nay, đã có một số ACE nhận lời tham gia giao lưu hướng nghiệp:
- Anh Hoàng Hiệp - Chịu trách nhiệm chính về chương trình
- Anh Phước K94- Lĩnh vực CNTT
- Anh Bs Tuấn Hiệp - Lĩnh vực Y dược
- Thượng K97 - Lĩnh vực tài chính ngân hàng
(Bạn Truyền K97, Bs Thắng đi công tác: k tham dự được)

* Công việc:
- Anh Hoàng Hiệp đang chuẩn bị 1 bài viết tổng quát về chương trình hướng nghiệp.
- ACE khác đang chuẩn bị nội dung lĩnh vực của mình

......sẽ cập nhật sau...

myhanh
02-03-2013, 02:07 PM
Đề tài MH tham gia năm nay là "Vui buồn của nghiệp IT".

duonghoanghiep
04-03-2013, 01:21 PM
Đã mời được hai mỹ nữ: BS. Tô Lan Phương K2000 và cô giáo Vân Anh K2005.

Nhiều anh em được mời e ngại vì mình chưa phải là "chuyên gia" trong một lĩnh vực nào đó. Thật ra nội dung chính là "ngày hội giao lưu hướng nghiệp" vì vậy chia sẻ kinh nghiệm với các em cũng là điều đáng quý. Anh chị em đừng ngần ngại tham dự và chia sẻ. Từ nay đến cuối tuần mong có nhiều anh chị em đăng ký tham gia.

Năm nay bạn Thượng K97 sẽ giữa vai trò tổ chức, điều phối ngày hội giao lưu hướng nghiệp.

duonghoanghiep
04-03-2013, 02:11 PM
Mời được thêm ba người nữa:

- Bạn Thanh K2003 ngành kiến trúc.
- Bạn Nguyên Uy K93 ngành kinh tế.
- Bạn Bửu Cường K94 đang xem xét sẽ tham gia tư vấn sau khi dự đám cưới buổi trưa.

Mong có nhiều anh chị em tham dự.

thuongdv
04-03-2013, 02:54 PM
Anh Liêm K94 cũng đã nhận lời tham gia, cám ơn Anh Liêm!

duonghoanghiep
04-03-2013, 03:23 PM
Thêm một đại ca tham gia chương trình:

Anh Ngô Đăng Hà An K92, giảng viên đại học FPT.

Cảm ơn anh An.

myhanh
09-03-2013, 02:02 PM
https://lh4.googleusercontent.com/-6VLMDgOWlRs/UTrmsfdciBI/AAAAAAAAAXY/ARrswwlD9hI/w759-h767-p-o-k/DSC04842.JPG

Đúng 14:00 buổi tư vấn bắt đầu diễn ra.
Phần mở đầu do bạn Liêm K94 phụ trách là phần giao lưu với năm lớp 12 và phần tự giới thiệu.
Thành phần tham dự:
Phía nhà trường có Thầy Tuyến (P.HT), cô Vân (GV dạy Văn), cô Nghi (BT Đoàn) và một số thầy cô khác.
Phía HCSH khoảng 10 CHS gồm các khoá 90,92,93,94,2000, 2003, 2005:

Hoàng Hiệp (K1993)
Myhanh (K1994)
Ngọc Ẩn (K2000)
Tranh (K2003)
Thanh Liêm (K1994)
Vĩnh Lộc (K1990)
Minh Thanh (K2003)
Thanh Thuận (K2005)

Tiếp theo là phần trình bày của anh Hoàng Hiệp:
Nội dung trình bày của đoàn

Lựa chọn ngành nghề. (http://www.lqdlongan.com/forum/showpost.php?p=97275&postcount=11)
Số liệu tuyển sinh 2013.
Đại học có phải là cánh cửa duy nhất hay không?
Nhà tuyển dụng cần gì.

Phần trình bày về Nhà tuyển dụng cần gì do Tranh trình bày.
Tiếp theo Ẩn trình bày về Nghề PR (Public Relation), một trong những ngành hot nhất hiện nay.
Anh Tuấn Hiệp trình bày về kỹ năng chọn nghề nghiệp.
Myhanh trình bày về vui buồn cho nhân viên IT.
Phần trả lời câu hỏi.

myhanh
09-03-2013, 02:20 PM
Lựa chọn ngành nghề
Trình bày: Anh Dương Hoàng Hiệp
Tiêu chí chọn nghề:

Đam mê điều gì?
Năng lực bản thân.
Tính cách cá nhân.
Ngoại cảnh: Kinh tế gia đình, nhu cầu của xã hội.

Tránh:
Chọn nghề nghiệp theo áp lực gia đình hay sự rủ rê của bạn bè, theo phong trào.
Nhầm lẫn:

Cái mình thích và cái mình giỏi.
Sở thích nghề nghiệp: Thích nhất thời.
Tâm lý trọng thầy hơn trọng thợ của xã hội.
Vẻ bề ngoài rất hấp dẫn.
Đánh giá sai về năng lực bản thân.

duonghoanghiep
09-03-2013, 10:39 PM
Chiều nay cô Nghi nhắn tin:

"Thay mặt học sinh của trường em gửi lời cảm ơn đến anh và các anh chị khác đã dành thời gian về chia sẻ thông tin hướng nghiệp. Sau buổi tư vấn hôm nay em nghĩ là học sinh đã có thêm nhiều điều bổ ích cho việc lựa chọn nghề nghiệp. Em chúc các anh chị lời chúc sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống. Mong sẽ nhận được sự hỗ trợ của các anh chị trong thời gian sau này.."

Xin chuyển lời này để nói lời cảm ơn đến những người tham dự buổi giao lưu hướng nghiệp chiều nay.

Cảm ơn anh Vĩnh Lộc, anh Tuấn Hiệp dù bận rộn cũng dành chút thời gian quý báu ghé qua. Cảm ơn anh Hà An, Myhanh đã không ngại đường xa trời nắng gắt chạy xe từ Tp về Tân An. Cảm ơn Liêm K94, Ẩn K2000 đã nhận lời tham gia ngay từ đầu. Cảm ơn hai em Tranh và Thanh và hai em khóa 2005 đã tham gia chương trình cùng các anh.

Nói thật ban đầu cũng nản lòng vì số người đồng ý tham gia chương trình quá ít sau đó lại còn rơi rụng dần. Nhưng cuối cùng số lượng anh em về cũng tương đối.

Buổi giao lưu diễn ra trong không khí rất vui, các anh em nhiệt tình, các em học sinh cũng rất hào hứng nhất là phần trò chuyện của anh Tuấn Hiệp. Các em cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi.

Tiếc là thời gian hạn chế nên còn nhiều câu hỏi chưa kịp trả lời. Sẽ lần lượt đăng trên diễn đàn để anh em tiếp tục giao lưu trả lời tư vấn các em.

duonghoanghiep
09-03-2013, 11:17 PM
Vài hình ảnh.

Sân trường buổi trưa vắng lặng

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09625_zps70b9b58d.jpg

Thầy Tuyến hiệu phó đón đoàn tư vấn giao lưu hướng nghiệp CHS về trường.

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09626_zps80428e0a.jpg

Hội trường đông đủ

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09627_zps1641ff6f.jpg

duonghoanghiep
09-03-2013, 11:20 PM
http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09628_zps3a87abeb.jpg

Mở đầu là tiếc mục giao lưu của Thanh Liêm

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09630_zps8e2cb7a7.jpg

Các em trả lời câu hỏi giao lưu

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09631_zps65b6e1a8.jpg

duonghoanghiep
09-03-2013, 11:24 PM
Hội trường có khoảng 150 học sinh

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09635_zpscdbc3a58.jpg

Các CHS tích cực chuẩn bị giao lưu.

Phước K94
http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09634_zpsdfd6af33.jpg

Tranh K03
http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09633_zps4aba4bee.jpg

Phần trình bày của bạn Ẩn K2000
http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09640_zpsdc4d47d3.jpg

duonghoanghiep
09-03-2013, 11:28 PM
http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09643_zps2e640d8f.jpg

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09645_zpse8d8250b.jpg

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09646_zpsf32c2e54.jpg

duonghoanghiep
09-03-2013, 11:31 PM
http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09647_zps958a219b.jpg

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09648_zps39dc6f9d.jpg

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09651_zps233625f1.jpg

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09652_zps77d27095.jpg

http://i243.photobucket.com/albums/ff59/vietvietla/Tu%20van%20Huong%20nghiep%20chuyen%20Long%20An/DSC09653_zpsd11b7300.jpg

phanphuong
10-03-2013, 08:20 PM
Tiếc quá, bị cúm nên không tham dự được.
Thật là hấp dẫn~

duonghoanghiep
11-03-2013, 12:24 AM
Hôm rồi các em đặt ra rất nhiều câu hỏi nhưng tiếc là thời gian quá ngắn không kịp trả lời hết cho các em.

Vì vậy sẽ lần lượt đăng trên diễn đàn này những câu hỏi của các em. Anh chị em nào tham gia trả lời cho câu hỏi nào thì nhớ ghi lại số thứ tự câu hỏi. Các em còn nhỏ, có nhiều điều chưa biết nên có nhiều thắc mắc thật dễ thương. Mong anh chị em chịu khó giải thích kỹ càng và tránh làm tổn thương các em.

Sau đó chúng ta sẽ biên tập lại và gửi về cho các em.

Câu 1: Sau khi tốt nghiệp Đại học Y dược thì em có xin được việc làm trên Tp HCM được không a? Em nghe nói là ở tỉnh thì sẽ bị chuyển về tỉnh làm? Điều này có đúng không ạ?
(Trần Thị Thu Hiền lớp 12H)

Câu 2: Em nghe nói Gây mê hồi sức rất cực khi đi làm và chỉ phù hợp với con trai (nhất là khi có gia đình thì nữ không lo nỗi) có đúng không? Mức lương, khả năng kiếm việc làm?

Câu 3: Khi tốt nghiệp ngành xây dựng ra thì vấn đề việc làm và thu nhập như thế nào? Quan hệ giao tiếp của ngành như thế nào để làm việc tốt?

duonghoanghiep
11-03-2013, 12:24 AM
Hôm rồi các em đặt ra rất nhiều câu hỏi nhưng tiếc là thời gian quá ngắn không kịp trả lời hết cho các em.

Vì vậy sẽ lần lượt đăng trên diễn đàn này những câu hỏi của các em. Anh chị em nào tham gia trả lời cho câu hỏi nào thì nhớ ghi lại số thứ tự câu hỏi. Các em còn nhỏ, có nhiều điều chưa biết nên có nhiều thắc mắc thật dễ thương. Mong anh chị em chịu khó giải thích kỹ càng và tránh làm tổn thương các em.

Sau đó chúng ta sẽ biên tập lại và gửi về cho các em.

Câu 1: Sau khi tốt nghiệp Đại học Y dược thì em có xin được việc làm trên Tp HCM được không a? Em nghe nói là ở tỉnh thì sẽ bị chuyển về tỉnh làm? Điều này có đúng không ạ?


Câu 2: Em nghe nói Gây mê hồi sức rất cực khi đi làm và chỉ phù hợp với con trai (nhất là khi có gia đình thì nữ không lo nỗi) có đúng không? Mức lương, khả năng kiếm việc làm?

Câu 3: Khi tốt nghiệp ngành xây dựng ra thì vấn đề việc làm và thu nhập như thế nào? Quan hệ giao tiếp của ngành như thế nào để làm việc tốt?

duonghoanghiep
11-03-2013, 12:31 AM
Hôm rồi về trường các em đặt ra rất nhiều câu hỏi nhưng thì thời gian quá ngắn nên không thể trả lời hết cho các em được nên anh em quyết định đưa lên diễn đàn để anh chị em vào cùng giải đáp chia sẻ cùng các em. Anh chị em nào tham gia giải đáp thì nhớ ghi số thứ tự câu hỏi.

Vì các em còn nhỏ có nhiều điều chưa tỏ tường nên có nhiều câu hỏi rất dễ thương. Anh chị em vui lòng chịu khó giải thích rõ ràng và tránh làm các em bị tổn thương.

Câu 1: Khi tốt nghiệp ngành xây dựng ra thì vấn đề việc làm và thu nhập như thế nào? Quan hệ giao tiếp của ngành như thế nào để làm việc tốt?

Câu 2: Em nghe nói gây mê hồi sức rất cực khi đi làm và chỉ phù hợp với con trai (nhất là khi có gia đình thì nữ không lo nỗi) có đúng không? Mức lương, khả năng kiếm việc làm?

Câu 3: Sau khi tốt nghiệp đại học Y dược thì em có xin được việc làm trên Tp HCM được không ạ? Em nghe nói là ở tỉnh thì sẽ bị chuyển về tỉnh làm? Điều đó có đúng không ạ?

duonghoanghiep
11-03-2013, 12:40 AM
Câu 4: Em xin đặt câu hỏi về ngành Công nghệ thông tin chuyên ngành Hệ thống thông tin khoa học máy tính đồ họa và kỹ thuật máy tính về nhu cầu nguồn nhân lực sau này, các kỹ năng cần thiết của ngành, điều kiện làm việc, những thuận lợi và khó khăn mà em có thể gặp phải khi theo học và khi đi làm?
(Trần Thị Thu Hiền lớp 12H)

Câu 5: Dạ cho con hỏi ngành hóa học của khoa học tự nhiên say này tốt nghiệp ra sẽ làm ở những nghề nào ạ? (lớp 12 Lý)

Câu 6: Cho em hỏi

Ngành kỹ thuật hiện nay cần nguồn nhân lực như thế nào? Em nghe nói Việt Nam hiện nay ngành nào cũng cần quen biết mới dễ dàng tìm việc, anh suy nghĩ như thế nào?

Cơ hội tìm việc làm của sinh viên xuất sắc và sinh viên bình thường thế nào?

Vào đại học những yếu tố nào sẽ tạo cho mình có được lòng tin của nhà tuyển dụng, trở thành một sinh viên xuất sắc cần yếu tố nào?

duonghoanghiep
11-03-2013, 12:47 AM
Câu 7: Em xin hỏi một số thông tin về ngành Điện tử viễn thông Đầu ra của ngành? Học xong có dễ xin việc hay không? Ngành điện tử viễn thông sau khi học, sau này khi ra trừong làm nghề gì? Có nhiều cơ hội xin việc làm hay không? (Trương Đôn Tín lớp 12T)

Câu 8: Em muốn thi vào đại học luật Tp.HCM (Đại học quốc gia tp) thì sau 4 năm nữa cơ hội việc làm của em như thế nào? Ngành luật có được xã hội cần nhiều không? Muốn làm ngành luật thì cần có những tố chất gì? Có phù hợp với nữ không?

Câu 9: Em biết ngành kinh tế đang dư thừa nhưng nếu em vẫn muốn thi vào kinh tế thì em nên chọn ngành nào có cơ hội xin việc làm cao hơn sau 4 năm đại học?

duonghoanghiep
11-03-2013, 12:54 AM
Câu 10: Quản lý công nghiệp có thể làm nghề gì?

Câu 11: Cơ hội việc làm của ngành công nghệ thông tin? cần những kỹ năng nào? Mức lương?

Câu 12: Cho em hỏi học ngành công nghệ thực phẩm hay hóa thực phẩm, sau này ra trường làm việc gì a? Em học trên mạng chỉ ghi chung chung là kỹ sư mà không biết cụ thể là gì ạ?

Câu 15: Có phải chọn học ở các trường đại học nổi tiếng thì sau này mới dễ xin việc hơn không?

Câu 16: Em muốn thi vào khối ngành kinh tế, nhưng lo vì vấn đề việc làm (nhu cầu xã hội) sau vài năm nữa khi tốt nghiệp nên em có thể nhờ các anh chị cho em lời khuyên?

Câu 17: Anh chị nghĩ sao về việc thi vào ngành công an? em nghe nói lương ngành này không cao.

duonghoanghiep
11-03-2013, 01:04 AM
Câu 18: Anh chị cho em hỏi học xong khoa dược ở Đại học thì cơ hội xin việc làm có nhiều không và em có thể xin việc ở đâu?

Câu 19: Em vẫn chưa xác định rõ nghề của mình trong tương lai. Em thích các ngành nghệ thuật (vẽ, viết văn) nhưng lại học phân ban khoa học tự nhiên nên đương nhiên ba mẹ em không cho theo các ngành "nghệ sĩ". Như vậy có ngành nào vừa mang tính "tự nhiên" vừa mang tính "nghệ sĩ" không ạ?

Câu 20: Theo em, ngành PR tổ chức sự kiện hiện nay không nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành (nếu có thì ở các trường dân lập). em muốn hỏi để theo ngành làm PR tổ chức sự kiện nên thi vào ngành nào để có thể theo đúng nghề mình đã chọn, có đủ các kỹ năng cần thiết cho ngành? Em cũng nghe nói con gái làm những ngành này phải đi sớm về khuya, cực, kho lo chồng con được. Anh chị nghĩ như thế nào về điều đó?

duonghoanghiep
11-03-2013, 01:20 AM
Câu 21: Em định thi vào ngành Đông phương học của trường ĐHKHXH&NV. Anh chị cho em hỏi nếu học ngành này thì sau này em sẽ làm được nghề gì? Việc làm cụ thể trong các ngành nghề đó? Và học ngành này thì sau khi ra trường có dễ tìm việc làm không?

Trả lời: Xin chia sẻ vói các em đôi nét về ngành Đông phương học.

Ngành Đông phương học đào tạo những kiến thức cơ bản tương đối rộng về khoa học nhân văn các nước phương Đông. Sinh viên có thể nắm bắt được tình hình lịch sử, hiện tại của một nước hay một khu vực và mối quan hệ với VN. Có các chuyên ngành như: Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Đông Nam Á học, Ấn Độ học, Trung cận Đông học, Úc học, Thái học…

Người học sử dụng được ngoại ngữ chuyên ngành (ngoài tiếng Anh học ở giai đoạn đầu) và kỹ năng cần thiết trong giao tiếp nên có thể xem đây là khoa đào tạo tiếng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan văn hóa , giáo dục, du lịch, các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, hoặc làm trong các cơ quan ngoại giao, quan hệ quốc tế, các văn phòng đại diện hoặc hoạt động trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Nơi đào tạo: ĐH KHXH&NV (Hà Nội, TP.HCM), ĐH Lạc Hồng.
Ngành này cơ hội việc làm cũng đa dạng. Vấn đề là bạn phải giỏi, nhất là nghề ngôn ngữ của ngành mình học. Cũng có nhiều bạn có cơ hội nhận học bổng đi học tại các nước Hàn, Nhật, Trung Quốc, Thái.. khi học ở ngành này và sau khi trở về làm việc cho các công ty của các nước đó khi họ mở văn phòng hoặc thành lập công ty ở Việt Nam. Có một xu hướng sinh viên học ngành này sau khi đi làm tranh thủ học thêm một ngành văn bằng 2 để bổ sung thêm kiến thức, nhất là về kinh tế. Đó là một sự kết hợp rất tốt. Vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành Đông phương học thì cũng có thể là một lựa chọn

myhanh
11-03-2013, 07:08 AM
Câu 21: Em định thi vào ngành Đông phương học của trường ĐHKHXH&NV. Anh chị cho em hỏi nếu học ngành này thì sau này em sẽ làm được nghề gì? Việc làm cụ thể trong các ngành nghề đó? Và học ngành này thì sau khi ra trường có dễ tìm việc làm không?

Trả lời: Xin chia sẻ vói các em đôi nét về ngành Đông phương học.

Ngành Đông phương học đào tạo những kiến thức cơ bản tương đối rộng về khoa học nhân văn các nước phương Đông. Sinh viên có thể nắm bắt được tình hình lịch sử, hiện tại của một nước hay một khu vực và mối quan hệ với VN. Có các chuyên ngành như: Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Đông Nam Á học, Ấn Độ học, Trung cận Đông học, Úc học, Thái học…

Người học sử dụng được ngoại ngữ chuyên ngành (ngoài tiếng Anh học ở giai đoạn đầu) và kỹ năng cần thiết trong giao tiếp nên có thể xem đây là khoa đào tạo tiếng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan văn hóa , giáo dục, du lịch, các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, hoặc làm trong các cơ quan ngoại giao, quan hệ quốc tế, các văn phòng đại diện hoặc hoạt động trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Nơi đào tạo: ĐH KHXH&NV (Hà Nội, TP.HCM), ĐH Lạc Hồng.
Ngành này cơ hội việc làm cũng đa dạng. Vấn đề là bạn phải giỏi, nhất là nghề ngôn ngữ của ngành mình học. Cũng có nhiều bạn có cơ hội nhận học bổng đi học tại các nước Hàn, Nhật, Trung Quốc, Thái.. khi học ở ngành này và sau khi trở về làm việc cho các công ty của các nước đó khi họ mở văn phòng hoặc thành lập công ty ở Việt Nam. Có một xu hướng sinh viên học ngành này sau khi đi làm tranh thủ học thêm một ngành văn bằng 2 để bổ sung thêm kiến thức, nhất là về kinh tế. Đó là một sự kết hợp rất tốt. Vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành Đông phương học thì cũng có thể là một lựa chọn
Có thể làm du lịch, thông dịch viên nữa. Các ngành này hiện nay cũng rất phát triển.
Nếu bạn học về Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Đài Loan thì bạn có thể hướng về thông dịch, du học, du lịch
Nếu bạn học về Thái Lan, Campuchia, Lào thì bạn có thể hướng đến dụ lịch. Một lần đi du lịch Campuchia mình rất ngưỡng mộ về cô hướng dẫn viên về trình độ chuyên môn.

myhanh
11-03-2013, 07:21 AM
Câu 17: Anh chị nghĩ sao về việc thi vào ngành công an? em nghe nói lương ngành này không cao.
Ngành công an là một công chức Nhà nước. Nếu em đã có điều kiện cần về lý lịch bản thân và bạn yêu thích nó thì bạn nên thi. Tuy nhiên bạn cũng nên biết rõ về cơ chế tuyển sinh của nghề này. Đây là nghề đặc thù trên mỗi năm phần lớn chỉ tiêu dành cho những người trong ngành (những người đã là công an mà chưa học đại học) còn lại phần ít là dành cho người ngoài ngành. Do đó bạn có thể thi 24 điểm vẫn không đậu vì chỉ tiêu rất ít.
Điều bạn băn khoăn hiện nay là lương hơi thấp. Khi chọn một nghề có nhiều yếu tố trong đó có lương chứ không phải chỉ riêng lương. Nếu như bạn muốn làm giàu sao bạn không học kinh tế làm doanh nhân.
Còn nếu bạn yêu nghề công an vì bạn muốn phục vụ cho xã hội, gìn giữ sự bình yên cho cuộc sống, ... và chấp nhận mức lương hơi thấp một chút thì đây là ngành bạn mơ ước rồi.
Ngoài ra công an thì lại chia thành nhiều ngành nhỏ như cảnh sát điều tra, cảnh sát hình sự, cảnh sát quản lý trật tự xã hội (đội 1), cảnh sát công nghệ cao, ... Tuỳ theo khả năng, niềm đam mê bạn chọn cho phù hợp.

myhanh
11-03-2013, 07:26 AM
Câu 19: Em vẫn chưa xác định rõ nghề của mình trong tương lai. Em thích các ngành nghệ thuật (vẽ, viết văn) nhưng lại học phân ban khoa học tự nhiên nên đương nhiên ba mẹ em không cho theo các ngành "nghệ sĩ". Như vậy có ngành nào vừa mang tính "tự nhiên" vừa mang tính "nghệ sĩ" không ạ?
Rất nhiều nghề khoa học tự nhiên nhưng rất nghệ sĩ đó em à. Ví dụ em thích vẽ thì học kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp, đồ hoạ vi tính, ...
Nếu em thích viết văn thì em cứ học KHTN sau đó làm báo, viết tạp chí chuyên ngành, ...
Một vài gợi ý cùng em.

myhanh
11-03-2013, 08:26 AM
Đề tài MH tham gia năm nay là "Vui buồn của nghiệp IT".
Nội dung của slides:
http://www.slideshare.net/nfolami/pnguyen-it2013

myhanh
11-03-2013, 09:31 AM
Câu 4: Em xin đặt câu hỏi về ngành Công nghệ thông tin chuyên ngành Hệ thống thông tin khoa học máy tính đồ họa và kỹ thuật máy tính về nhu cầu nguồn nhân lực sau này, các kỹ năng cần thiết của ngành, điều kiện làm việc, những thuận lợi và khó khăn mà em có thể gặp phải khi theo học và khi đi làm?
(Trần Thị Thu Hiền lớp 12H)

Hiện nay ngành CNTT rất khát nhân lực (rất thiếu những người làm việc được) nhưng sinh viên ra trường thì thất nghiệp hay làm trái nghề nhiều cái này là do sự khác biệt giữa cái cần và cái có.
Bạn suy ngẫm về câu chuyện tôi kể bữa tư vấn và rút ra bài học cho bản thân. Học đại học chỉ trang bị tư duy và kiến thức nền tảng (giống Lệnh Hồ Xung mười mấy năm ở Hoa Sơn) và khi đi làm thì đòi hỏi các chiêu thức chuyên sâu của Phong Thanh Dương.
Do đó, khi học thì kiến thức đại học phải tốt (kiến thức không đồng nghĩa với điểm số) và biết tìm kiếm(lên kế hoạch và thực hiện nó) Phong Thanh Dương và biết mình phải học thêm chiêu thức gì (tùy bạn thích chuyên ngành hẹp nào, sở trường của bạn là gì, ...)
Một trong những thứ không thể thiếu là Ngoại ngữ ...
Bạn cần gì?
Bạn xem slide mình trình bày năm ngoái ở THPT Lê Quí Đôn nha
http://folami.nghelong.com/2012/02/it-careers.html
Thuận lợi và khó khăn gì?
Xem slide mình trình bày ở buổi tư vấn:
http://www.slideshare.net/nfolami/pnguyen-it2013
Đó là khi đi làm. Khi đi học:

Tài liệu hầu hết là Tiếng Anh nên nếu bạn không giỏi Anh Văn là một khó khăn.
Bạn cần 1 máy tính để tự học (kết nối Intenet)
Kiến thức rất rộng nên cần thời gian nghiên cứu ở nhà nhiều 1 giờ lên lớp 3 giờ ở nhà.
Phải biết làm việc nhóm (có một nhóm học tập).

Khi đi làm không ai quan tâm bạn có bằng cấp gì mà quan tâm bạn làm được gì. Do đó nên học thật, thi thật đừng bao giờ chạy theo điểm số.
Chúc bạn may mắn.
P.S: Tên bạn là nữ. Nếu phải chọn lựa giữa các ngành nghề trong IT để phù hợp nữ thì các nghề như QC (kiểm thử phần mềm), QA(nhân viên đảm bảo chất lượng), graphic designer (thiết kế icon, background, ...). Tuy nhiên nếu bạn thích thì không có việc phân biệt nam nữ trong các ngành IT

92A01
11-03-2013, 11:26 PM
Câu 5: Dạ cho con hỏi ngành hóa học của khoa học tự nhiên say này tốt nghiệp ra sẽ làm ở những nghề nào ạ? (lớp 12 Lý)



Ngành hoá của trường KHTN thuộc ngành nghiên cứu nên khi tốt nghiệp có thể làm ở viện nghiên cứu, đi dạy. Ngoài ra, bạn có thể xin vào làm ở các cty hoá chất, cty thực phẩm, trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh thực thẩm. Ngành hoá cũng có thể học chuyển đổi sang ngành dược.

92A01
11-03-2013, 11:48 PM
Câu 11: Cơ hội việc làm của ngành công nghệ thông tin? cần những kỹ năng nào? Mức lương?

Hiện nay ngành công nghệ thông tin đang rất cần nhân lực. Chính phủ đã xác định Công nghệ thông tin là hạ tầng của các hạ tầng. Và trong tương lai ngành này vẫn còn thiếu người. Một sinh viên CNTT có thể tìm được việc khi còn đang đi học
Kỹ năng đối với người làm trong ngành CNTT là:
- tiếng Anh (rất cần và bắt buộc phải biết nếu muốn thăng tiến) để đọc sách, giao tiếp với KH, viết mail, report, tài liệu. Nói chung trong ngành CNTT tiếng Anh là ngôn ngữ đều được dùng ở tất cả các vị trí. Hiện nay và tương lai, các cty nước ngoài sản xuất phần mềm mở chi nhánh ở Việt nam. Vì vậy nếu bạn giỏi tiếng Anh thì bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi xin việc, đi onsite ở nước ngoài.
- Các kỹ năng mềm: làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý. Các kỹ năng này bạn có thể được học ở trường hoặc ở các trung tâm chuyên đào tạo kỹ năng mềm.
Về mức lương, thì tuỳ từng cty và tuỳ vào năng lực của bạn. Mức lương của mốt sinh viên mới ra trường thấp nhất là khoảng 200 USD và cao nhất khoảng 800 USD

myhanh
12-03-2013, 11:12 PM
Hiện nay ngành công nghệ thông tin đang rất cần nhân lực. Chính phủ đã xác định Công nghệ thông tin là hạ tầng của các hạ tầng. Và trong tương lai ngành này vẫn còn thiếu người. Một sinh viên CNTT có thể tìm được việc khi còn đang đi học
Kỹ năng đối với người làm trong ngành CNTT là:
- tiếng Anh (rất cần và bắt buộc phải biết nếu muốn thăng tiến) để đọc sách, giao tiếp với KH, viết mail, report, tài liệu. Nói chung trong ngành CNTT tiếng Anh là ngôn ngữ đều được dùng ở tất cả các vị trí. Hiện nay và tương lai, các cty nước ngoài sản xuất phần mềm mở chi nhánh ở Việt nam. Vì vậy nếu bạn giỏi tiếng Anh thì bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi xin việc, đi onsite ở nước ngoài.
- Các kỹ năng mềm: làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý. Các kỹ năng này bạn có thể được học ở trường hoặc ở các trung tâm chuyên đào tạo kỹ năng mềm.
Về mức lương, thì tuỳ từng cty và tuỳ vào năng lực của bạn. Mức lương của mốt sinh viên mới ra trường thấp nhất là khoảng 200 USD và cao nhất khoảng 800 USD
Mức lương trung bình của một kỹ sư phần mềm ở VN là 800USD-1200USD.

fantomas_la
14-03-2013, 11:12 AM
Mức lương trung bình của một kỹ sư phần mềm ở VN là 800USD-1200USD.

Em thấy con số anh myhanh đưa ra hơi cao. Theo như em biết:
- SV mới ra trường tầm: 300USD-450USD tùy theo năng lực
- Kinh nghiệm 1-2 năm: 450USD-600USD
- >3 năm thì cao hơn

Đối với một số ngành hot như hiện nay Mobile (iOS, Android) thì sẽ cao hơn so với những ngành khác.

Cũng muốn tham dự tư vấn nhưng sợ mình chưa đủ trình ... nói nhăng nói cuội mấy em hoang mang thêm.

Vinh Loc 90A
14-03-2013, 01:05 PM
Em thấy con số anh myhanh đưa ra hơi cao. Theo như em biết:
- SV mới ra trường tầm: 300USD-450USD tùy theo năng lực
- Kinh nghiệm 1-2 năm: 450USD-600USD
- >3 năm thì cao hơn

Đối với một số ngành hot như hiện nay Mobile (iOS, Android) thì sẽ cao hơn so với những ngành khác.

Cũng muốn tham dự tư vấn nhưng sợ mình chưa đủ trình ... nói nhăng nói cuội mấy em hoang mang thêm.

IT bên cty anh được tới 5.000.000 -7.000.000 ... đồng/tháng. :thumbs_up:

myhanh
14-03-2013, 05:22 PM
Em thấy con số anh myhanh đưa ra hơi cao. Theo như em biết:
- SV mới ra trường tầm: 300USD-450USD tùy theo năng lực
- Kinh nghiệm 1-2 năm: 450USD-600USD
- >3 năm thì cao hơn

Đối với một số ngành hot như hiện nay Mobile (iOS, Android) thì sẽ cao hơn so với những ngành khác.

Cũng muốn tham dự tư vấn nhưng sợ mình chưa đủ trình ... nói nhăng nói cuội mấy em hoang mang thêm.
Anh đang nói trung bình đó em.Đó là số liệu khảo sát chứ không phải anh phán đâu ...
Phỏng vấn các bạn có kinh nghiệm 3y+ thì không ai chịu thấp hơn 1.100USD.
IT bên cty anh được tới 5.000.000 -7.000.000 ... đồng/tháng. :thumbs_up:
Dạ em nói kỹ sư phần mềm.
Còn Quản trị hệ thống thì có người lên đến 3.000USD nhưng có người 2chai-3chai. Cái này myhanh biết chứ không phải số liệu thống kê.

Vinh Loc 90A
15-03-2013, 07:24 AM
Thì viết phần mêm đó chứ. Mềm hay cứng gì lương cũng như nhau.

duonghoanghiep
20-03-2013, 12:13 AM
Câu 22: Cho em hỏi các anh chị chút. Em thích kinh doanh, cũng không biết tại sao, không biết phải vì nhiều tiền, đơn giản tại không thể nghĩ ra được ngành nào khác. Em biết sẽ chịu nhiều áp lực, nhưng không sợ. Đó có gọi là đam mê? các anh chị có từng nghĩ vậy không? Rồi khi áp lức với áp lực, anh chị đã làm gì?

Câu 23: Theo tình hình kinh tế hiện nay các nhóm ngành kinh tế tài chính đặc biệt là ngân hàng đang dư thừa nhân lực. Nhưng em thật sự thích làm việc trong ngành ngân hàng. Vậy em có nên kiên trì đeo đuổi công việc này có những ưu và nhược điểm gì? Em xin cảm ơn! (Phạm Nguyễn Kim Phụng 12A)

Câu 24:Cho em hỏi về ngành quản trị khách sạn du lịch khi ra trường thì vấn đề về việc làm như thế nào? Công việc ra sao? Khó khăn của ngành? Mức thu nhập? thể xin việc ở nơi nào?

Câu 25: Còn về ngành quản trị kinh doanh và quảng cáo thì những yêu cầu về nghề nghiệp như thế nào, em sẽ phải học cụ thể những gì ở giảng đường đại học và khi tốt nghiệp thì sẽ có những trở ngại gì và em còn phải có những trang bị như thế nào cho bản thân?

Câu 26: Em yêu thích tiếng Anh nhưng nghề yêu thích chưa xác định. Em dự định khối D thi KHXH & NV, ngành ngữ văn ANh, chuyên ngành dạy học nhưng hiện tại cắt chỉ tiêu. Em cũng muốn học quan hệ quốc tế nhưng sợ là thì không đậu. Em phải làm thế nào? Khối Á, em dự định thi quản trị nhà hàng khách sạn. Anh/ chị có thể tư vấn về khả năng tuyển dụng của nghề này trong tương lai không không? Em cảm ơn.

duonghoanghiep
20-03-2013, 12:39 AM
Câu 24: Cho em hỏi về ngành quản trị khách sạn du lịch khi ra trường thì vấn đề về việc làm như thế nào? Công việc ra sao? Khó khăn của ngành? Mức thu nhập? thể xin việc ở nơi nào?


Quản trị Du lịch

Sinh viên khi học ngành Quản trị Du lịch sẽ được học những kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và QTKD, những kiến thức về kinh tế du lịch, QTKD Du lịch, khách sạn, nhà hàng; các kiến thức về hướng dẫn du lịch… Theo đó công việc cụ thể của một nhà QTKD du lịch là lập kế hoạch, chỉ đạo các bộ phận lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán; khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; đảm bảo tuân thủ các quy định về khách sạn do nhà nước đề ra; thực hiện các chương trình phát triển của công ty và việc quảng bá hình ảnh khách sạn trên phương diện truyền thông báo chí.

Vị trí công việc: có thể làm người quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng; điều hành nhân sự tại các khách sạn, nhà hàng, làng ẩm thực; trưởng tiếp tân, sale; điều phối tour du lịch ở các công ty lữ hành, du lịch hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc có thể làm trong các tổ chức nghiên cứu về du lịch…


Theo kinh nghiệm thực tế thì khi ra trường sinh viên nhóm ngành này thường xin đi làm các công việc liên quan đến khách sạn và công ty du lịch.
Tùy theo năng lực, khả năng ngoại ngữ và cả sự may mắn mà sinh viên ra trường có thể làm công việc rất đa dạng từ lễ tân khách sạn, bộ phận quản lý phòng, bộ phận dịch vụ khách hàng, quản lý nhà hàng trong khách sạn hoặc các nhà hàng ăn uống bên ngoài...Tất nhiên để lên được vị trí quản lý thì bạn phải bắt đầu từ vị trí thấp kể cả việc xin vào làm phục vụ bưng bê trong các quán ăn, nhà hàng...Bạn phải chịu khó vì đây là nhóm ngành mang tính chất phục vụ. Trừ khi bạn là quản lý cấp cao, còn lại bạn phải thường xuyên đi làm theo ca và ngày lễ. Khi người ta đi chơi thì bạn phải đi làm và ngược lại...
Còn nếu làm ở công ty du lịch thì cũng tùy vào năng lực và may mắn bạn có thể làm sales tìm khách hàng cho công ty du lịch, thực hiện công tác chuẩn bị tố chức các tour du lịch trong và ngoài nước. Cũng giống như các ngành khác khi bạn là sales thì phải chịu áp lực về doanh số nhưng bù lại nếu tìm được nhiều khách thì thu nhập cũng tăng theo. Hoặc bạn cũng có thể làm hướng dẫn viên du lịch. Nhưng nghề này đòi hỏi bạn phải có sức khỏe đi đây đó liên tục, có tinh thần phục vụ vì khách hàng rất đa dạng và rất nhiều tình huống phát sinh khi dẫn đoàn đi du lịch. Ngoài ra bạn còn phải giỏi ngoại ngữ, am hiểu về văn hóa, lịch sử và phải tháo vát. Có duyên ăn nói, vui vẻ, nhiệt tình là một lợi thế lớn. Tuy vất vả là vậy nhưng nghề này có thể kiếm nhiều tiền.

Hiện nay cả nước có hàng chục nghìn khách sạn, khu nghỉ dưỡng và hàng nghìn công ty du lịch nên sinh viên ra trường có thể xin việc làm. vấn đề còn lại là năng lực của mỗi người.


Một lưu ý nếu bạn yêu thích ngành học này thì cũng là một lựa chọn tốt. Sau khi tốt nghiệp đi làm bạn có thể học thêm một văn bằng đại học thứ hai ví dụ như kinh tế, ngoại ngữ...để có thể nâng cao năng lực làm việc.

duonghoanghiep
14-04-2013, 03:13 AM
Vài bài viết về công tác đào tạo ĐH Việt Nam, chia sẻ nhân mùa tuyển sinh.

THẤT NGHIỆP NHIỀU QUÁ: “Cái chết” được báo trước!
Thứ Bảy, 13/04/2013 22:10
Đào tạo ồ ạt mà không tính đến khả năng hấp thụ của thị trường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thất nghiệp của hàng chục ngàn cử nhân. Đây là “cái chết” đã được dự báo trước từ lâu.

Thời gian qua, nước ta có xu hướng chuyển từ đại học (ĐH) tinh hoa sang ĐH đại chúng bằng cách mở ra rất nhiều trường và đào tạo số lượng cử nhân, kỹ sư đông đảo.

Nhu cầu 1, đào tạo 10
Ngay từ năm 2004, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (QH) khóa XI, tôi đã cảnh báo nguy cơ thất nghiệp này: “Về nhu cầu nhân lực, hiện cả nước có khoảng 100 KCN - KCX; thu hút được tối đa 500.000 lao động. Trong đó, chỉ cần từ 5%-7% cán bộ có trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ cao đẳng (CĐ), 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Giả sử mỗi năm thêm 10 KCN - KCX và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng khoảng từ 13.000-15.000 cán bộ mỗi năm là đủ. Thế nhưng, hằng năm, các trường ĐH, CĐ trong cả nước đã cho “ra lò” trên 200.000 người”. Tới nay, số trường ĐH, CĐ cũng như số sinh viên ra trường mỗi năm đã gấp đôi con số năm 2004.


Người lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Cũng trong bài phát biểu, tôi đã báo cáo QH: Năm 2004, tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ trên số dân toàn cầu chỉ là 100/10.000 người. Tỉ lệ này ở Trung Quốc là 125/10.000 còn ở nước ta đã là 129/10.000. Trong khi đó, ở Trung Quốc, cứ 200 người dân thì có 1 doanh nghiệp còn ở nước ta tỉ lệ ấy là 800/1. Có thể tham khảo tỉ lệ này ở một số nước phát triển: Mỹ 10/1, Singapore 4/1. Vì vậy, nước ta chưa thể áp dụng quan điểm ĐH đại chúng theo hướng tăng số lượng sinh viên, số trường ĐH và CĐ. Với thị trường lao động kém phát triển như nước ta, mỗi năm chỉ cần vài chục ngàn người tốt nghiệp ĐH, CĐ mà “cho ra lò” đến 400.000 thì việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp, làm lao động chân tay là “cái chết” đã được báo trước của kiểu đào tạo theo cảm tính, phong trào.
Cuộc chạy đua của các địa phương
Trong các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, chất lượng đào tạo chỉ là vấn đề thứ yếu. Đào tạo có chất lượng nhưng người ta không có chỗ cho mình làm thì người ta cũng chẳng tuyển. Trong chuyện này, các địa phương không nên kêu ca vì rất nhiều trường do địa phương đề xuất thành lập, nâng cấp, thậm chí còn vận động để được cấp phép. Địa phương nào giờ đây cũng muốn thành một “vương quốc” hoành tráng, có đủ bến cảng, sân bay, nhà máy xi măng, nhà máy bia, viện nghiên cứu và trường ĐH… Các địa phương cũng góp phần làm cho số lượng trường tăng lên nhiều.
Khi một trường CĐ lâu năm nâng cấp lên ĐH, điều đó có nghĩa là chúng ta mất đi một trường CĐ tốt và có thêm một trường ĐH yếu; còn khi một trường trung cấp lâu năm nâng cấp lên thành CĐ thì một trường trung cấp tốt mất đi, một trường CĐ yếu thêm vào danh sách sản xuất “hàng kém chất lượng”. Nâng cấp tất cả lên ĐH, CĐ lúc này đồng nghĩa với việc những lao động đang thiếu và cần thì ta không đào tạo mà đi đào tạo những đối tượng xã hội chưa có nhu cầu.
Loại bỏ trường kém chất lượng
Theo thống kê trước đây của Bộ GD-ĐT, mỗi năm chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm; 30% trong số này tìm được việc đúng ngành nghề. Để giải quyết tình trạng này, trước hết phải phát triển kinh tế. Kinh tế mạnh thì mới có chỗ làm việc cho mọi người. Tiếp đến, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành, địa phương phải hạn chế việc mở trường; chỉ những trường nào đầy đủ điều kiện, có tương lai phát triển mới cho thành lập. Việc tạo ra một loạt trường ĐH, CĐ bé con con như hiện nay không khác gì hàng loạt căn nhà mini 30-50 m2 trong những đô thị cũ.

Muốn chỉnh trang đô thị, phải bỏ những ngôi nhà bé tí kia đi nhưng làm điều đó rất khó vì tốn nhiều tiền đền bù. Tương tự, rồi đây đất nước phát triển, có muốn hình thành những trường ĐH lớn cũng không được vì mỗi “anh” đã chiếm một khoảnh rồi. Trường ĐH, CĐ bây giờ đủ rồi, không nên mở nữa. Trong cuộc đua tranh này, nếu trường nào thấy khó tồn tại thì nên liên kết với nhau thành những trường lớn để có đầy đủ điều kiện đào tạo. Với những trường không có khả năng trụ lại thì giải thể, đừng giải cứu bằng mọi cách. Các sinh viên phải năng động, không xin được ở khu vực Nhà nước thì xin ở khu vực tư nhân. Mình có bằng cấp thì nên tự lập, mở ra các cơ sở nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh của riêng mình, tận dụng những gì mình học được để tạo việc làm cho mình và người khác.

Đào tạo theo nhu cầu của xã hội là một giải pháp đã được Bộ GD-ĐT đặt ra từ lâu nhưng thực hiện rất chậm. Phần vì các trường chưa năng động, phần vì các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động nói chung “chẳng tội gì” dính vào bởi trong tình thế người khôn việc khó, đơn vị sử dụng lao động cứ việc ngồi chờ sinh viên tốt nghiệp mang hồ sơ đến, ai được thì nhận, tham gia đào tạo làm gì cho mất thời gian, tiền của. Do vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhất định mới thúc đẩy các đơn vị sử dụng lao động liên kết với nhà trường.

Bộ GD-ĐT phải quản lý tốt việc thành lập và hoạt động đào tạo của các trường, tổ chức hệ thống kiểm định chất lượng và đưa công việc này vào nề nếp. Về phía các trường, phải cải thiện điều kiện đào tạo, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo để có được nhân lực chất lượng tốt hơn. Ở bậc ĐH, nhân tố quyết định là các trường vì ở bậc học này, Bộ GD-ĐT không thể “quản” chặt như phổ thông; các trường đều phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.


Chấn chỉnh khâu tuyển dụng cán bộ


Cơ quan Nhà nước tuyển dụng, sử dụng lao động theo tiêu chuẩn nào thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết rồi: Thứ nhất “hậu duệ” (con ông cháu cha), thứ hai “quan hệ”, thứ ba “tiền tệ”, cuối bảng mới là “trí tuệ”. Theo công thức này, chắc chắn không tuyển được người giỏi, cũng không kích thích được sinh viên học cho giỏi. Vì thế, vấn đề ở đây là phải làm sao chấn chỉnh được chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ.




GS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)


Nguồn: Báo Người lao động
http://nld.com.vn/20130413095928240p0c1010/that-nghiep-nhieu-qua-cai-chet-duoc-bao-truoc.htm

Reporter
06-05-2013, 12:51 AM
Câu 25: Còn về ngành quản trị kinh doanh và quảng cáo thì những yêu cầu về nghề nghiệp như thế nào, em sẽ phải học cụ thể những gì ở giảng đường đại học và khi tốt nghiệp thì sẽ có những trở ngại gì và em còn phải có những trang bị như thế nào cho bản thân?


Quản trị & quảng cáo là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Mình xin phép trả lời về quảng cáo.

Hiện giờ chưa có trường nào đào tạo về quảng cáo. Chỉ có đào tạo về marketing. Bạn lưu ý là quảng cáo chỉ là một phần của marketing.

Ngành này đang phát triển rất nhanh, công nghệ phát triển liên tục, con người thay đổi không ngừng, do đó lý thuyết marketing cũng thay đổi tương ứng. Trong khi đó, lý thuyết đang dạy tại trường thì là của rất nhiều năm xưa cũ, gần như không liên quan gì tới thực tế bên ngoài. Nên nếu theo ngành này, bạn phải chuẩn bị tinh thần tự học, từ Internet & từ các anh chị đi trước. Và để tự học được, bạn phải giỏi tiếng Anh. Tất cả những người giỏi marketing đều rất giỏi tiếng Anh.

Nên nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, hãy chuẩn bị vốn tiếng Anh thật vững. Rồi khi vào trường rồi, hãy đăng ký tham gia các câu lạc bộ marketing ở trường, tìm hiểu xem marketing có những lĩnh vực cụ thể nào, lần lượt tìm hiểu kỹ về từng lĩnh vực trên Internet, rồi từ đó bạn sẽ biết mình cần phải học tiếp những gì.

Một yếu tố quan trọng nữa của marketing là vốn sống, là khả năng lắng nghe và quan sát. Hãy trau dồi & rèn luyện những điều này từ bây giờ, nếu không theo ngành marketing thì cũng giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống.

Trong quá trình đi học, bạn nên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa (ko nhất thiết là hoạt động chuyên về marketing) để tăng cường vốn sống, tìm việc làm thêm ở các công ty trong lĩnh vực marketing, đăng ký học các khóa học về marketing ở IAM, BMG hay VietnamMarcom.

Tóm lại, có hai thứ bạn có thể chuẩn bị từ giờ nếu muốn theo ngành quảng cáo/marketing: tiếng Anh xuất sắc và vốn sống dồi dào.

Reporter
06-05-2013, 01:04 AM
Câu 20: Theo em, ngành PR tổ chức sự kiện hiện nay không nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành (nếu có thì ở các trường dân lập). em muốn hỏi để theo ngành làm PR tổ chức sự kiện nên thi vào ngành nào để có thể theo đúng nghề mình đã chọn, có đủ các kỹ năng cần thiết cho ngành? Em cũng nghe nói con gái làm những ngành này phải đi sớm về khuya, cực, kho lo chồng con được. Anh chị nghĩ như thế nào về điều đó?

Thứ nhất, PR và tổ chức sự kiện là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau của marketing. Con gái làm sự kiện thì đúng là rất cực; nhưng làm PR thì cực kỳ hợp.

Nôm na, PR là đưa thông tin bạn cần truyền tải đến người dùng thông qua các phương tiện truyền thông (tivi, báo chí, Internet, social network ...). Nghĩa là người làm PR phải hiểu rõ, đối tượng mục tiêu của mình thường xem/nghe/đọc những kênh nào, các kênh đó có đặc điểm gì, thích xem/nghe/đọc thông tin kiểu gì, thích và không thích cái gì, tin và không tin cái gì, v.v. để tiếp cận họ đúng cách và thuyết phục họ tin vào thông điệp của mình. Công việc văn phòng là chính.

Còn với tổ chức sự kiện, thì đúng như tên gọi, bạn phải thực hiện tất cả các khâu chuẩn bị trước sự kiện và thực hiện tất cả các công việc trong ngày diễn ra sự kiện, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Sự kiện thì đủ thứ thể loại, từ tiệc tùng tới đêm nhạc, từ một ngày hội đến cả tuần lễ festival, v.v. Vì phải chuẩn bị và điều hành một khối lượng lớn công việc như vậy, từ tỉ mỉ lặt vặt đến tổng quan, mà lại thường trong khoảng thời gian ngắn, nên áp lực siêu lớn và con gái thường khó mà chịu nổi.

VN chưa có trường đào tạo những ngành này đúng nghĩa của nó, vì vậy cách học tốt nhất là ... đi làm :). Hãy đăng ký vào 1 trường ĐH phù hợp nhất với năng khiếu của bạn, rồi tìm việc ở các công ty PR/tổ chức sự kiện để làm thêm, và tự trau dồi qua Internet.
Ví dụ, muốn theo nghề PR thì có thể học KHXH&NV, Kinh tế (Marketing), Ngoại thương, Quan hệ quốc tế, v.v. Học Luật cũng làm PR được (như anh Ẩn - K2000). Vì chưa có trường lớp đào tạo chuyên ngành cụ thể nên các công ty tuyển dụng căn cứ vào khả năng tư duy + vốn sống + kinh nghiệm làm việc chứ ko căn cứ vào bằng cấp.

Hy vọng giúp bạn được phần nào.

Reporter
06-05-2013, 01:30 AM
Thông tin thêm cho các bạn thích làm marketing, về những yêu cầu đối với một marketer, từ ý kiến của một nhà tuyển dụng:

Tính cách/tố chất cần có của một marketer
Nhìn nhận vấn đề sắc bén (sharp-minded)
Vốn sống tốt, hiểu biết về tâm lý con người (insightful)
Tư duy logic tốt (critical thinking)
Tư duy độc lập (good judgment)
Có khả năng sắp xếp tốt (well-organized)
Làm việc nhóm
Khả năng lãnh đạo
Làm việc tập trung vào kết quả (result-oriented)
Thích ứng tốt với thay đổi
Sáng tạo

Kỹ năng tối thiểu cần có của một marketer
Trình bày, thuyết trình (presentation),
Đàm phán, thương lượng (negotiation),
Giao tiếp (communication),
Tiếng Anh,
Quản lý thời gian (time management)

Marketer cần biết:
Kiến thức nền, cơ bản của marketing
Những cập nhật về xu hướng, sáng tạo, thực tiễn từ thế giới marketing và marketing trên thế giới

myhanh
06-05-2013, 08:38 AM
Vài bài viết về công tác đào tạo ĐH Việt Nam, chia sẻ nhân mùa tuyển sinh.

THẤT NGHIỆP NHIỀU QUÁ: “Cái chết” được báo trước!
Thứ Bảy, 13/04/2013 22:10
Đào tạo ồ ạt mà không tính đến khả năng hấp thụ của thị trường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thất nghiệp của hàng chục ngàn cử nhân. Đây là “cái chết” đã được dự báo trước từ lâu.

Thời gian qua, nước ta có xu hướng chuyển từ đại học (ĐH) tinh hoa sang ĐH đại chúng bằng cách mở ra rất nhiều trường và đào tạo số lượng cử nhân, kỹ sư đông đảo.

Nhu cầu 1, đào tạo 10
Ngay từ năm 2004, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (QH) khóa XI, tôi đã cảnh báo nguy cơ thất nghiệp này: “Về nhu cầu nhân lực, hiện cả nước có khoảng 100 KCN - KCX; thu hút được tối đa 500.000 lao động. Trong đó, chỉ cần từ 5%-7% cán bộ có trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ cao đẳng (CĐ), 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Giả sử mỗi năm thêm 10 KCN - KCX và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng khoảng từ 13.000-15.000 cán bộ mỗi năm là đủ. Thế nhưng, hằng năm, các trường ĐH, CĐ trong cả nước đã cho “ra lò” trên 200.000 người”. Tới nay, số trường ĐH, CĐ cũng như số sinh viên ra trường mỗi năm đã gấp đôi con số năm 2004.


Người lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Cũng trong bài phát biểu, tôi đã báo cáo QH: Năm 2004, tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ trên số dân toàn cầu chỉ là 100/10.000 người. Tỉ lệ này ở Trung Quốc là 125/10.000 còn ở nước ta đã là 129/10.000. Trong khi đó, ở Trung Quốc, cứ 200 người dân thì có 1 doanh nghiệp còn ở nước ta tỉ lệ ấy là 800/1. Có thể tham khảo tỉ lệ này ở một số nước phát triển: Mỹ 10/1, Singapore 4/1. Vì vậy, nước ta chưa thể áp dụng quan điểm ĐH đại chúng theo hướng tăng số lượng sinh viên, số trường ĐH và CĐ. Với thị trường lao động kém phát triển như nước ta, mỗi năm chỉ cần vài chục ngàn người tốt nghiệp ĐH, CĐ mà “cho ra lò” đến 400.000 thì việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp, làm lao động chân tay là “cái chết” đã được báo trước của kiểu đào tạo theo cảm tính, phong trào.
Cuộc chạy đua của các địa phương
Trong các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, chất lượng đào tạo chỉ là vấn đề thứ yếu. Đào tạo có chất lượng nhưng người ta không có chỗ cho mình làm thì người ta cũng chẳng tuyển. Trong chuyện này, các địa phương không nên kêu ca vì rất nhiều trường do địa phương đề xuất thành lập, nâng cấp, thậm chí còn vận động để được cấp phép. Địa phương nào giờ đây cũng muốn thành một “vương quốc” hoành tráng, có đủ bến cảng, sân bay, nhà máy xi măng, nhà máy bia, viện nghiên cứu và trường ĐH… Các địa phương cũng góp phần làm cho số lượng trường tăng lên nhiều.
Khi một trường CĐ lâu năm nâng cấp lên ĐH, điều đó có nghĩa là chúng ta mất đi một trường CĐ tốt và có thêm một trường ĐH yếu; còn khi một trường trung cấp lâu năm nâng cấp lên thành CĐ thì một trường trung cấp tốt mất đi, một trường CĐ yếu thêm vào danh sách sản xuất “hàng kém chất lượng”. Nâng cấp tất cả lên ĐH, CĐ lúc này đồng nghĩa với việc những lao động đang thiếu và cần thì ta không đào tạo mà đi đào tạo những đối tượng xã hội chưa có nhu cầu.
Loại bỏ trường kém chất lượng
Theo thống kê trước đây của Bộ GD-ĐT, mỗi năm chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm; 30% trong số này tìm được việc đúng ngành nghề. Để giải quyết tình trạng này, trước hết phải phát triển kinh tế. Kinh tế mạnh thì mới có chỗ làm việc cho mọi người. Tiếp đến, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành, địa phương phải hạn chế việc mở trường; chỉ những trường nào đầy đủ điều kiện, có tương lai phát triển mới cho thành lập. Việc tạo ra một loạt trường ĐH, CĐ bé con con như hiện nay không khác gì hàng loạt căn nhà mini 30-50 m2 trong những đô thị cũ.

Muốn chỉnh trang đô thị, phải bỏ những ngôi nhà bé tí kia đi nhưng làm điều đó rất khó vì tốn nhiều tiền đền bù. Tương tự, rồi đây đất nước phát triển, có muốn hình thành những trường ĐH lớn cũng không được vì mỗi “anh” đã chiếm một khoảnh rồi. Trường ĐH, CĐ bây giờ đủ rồi, không nên mở nữa. Trong cuộc đua tranh này, nếu trường nào thấy khó tồn tại thì nên liên kết với nhau thành những trường lớn để có đầy đủ điều kiện đào tạo. Với những trường không có khả năng trụ lại thì giải thể, đừng giải cứu bằng mọi cách. Các sinh viên phải năng động, không xin được ở khu vực Nhà nước thì xin ở khu vực tư nhân. Mình có bằng cấp thì nên tự lập, mở ra các cơ sở nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh của riêng mình, tận dụng những gì mình học được để tạo việc làm cho mình và người khác.

Đào tạo theo nhu cầu của xã hội là một giải pháp đã được Bộ GD-ĐT đặt ra từ lâu nhưng thực hiện rất chậm. Phần vì các trường chưa năng động, phần vì các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động nói chung “chẳng tội gì” dính vào bởi trong tình thế người khôn việc khó, đơn vị sử dụng lao động cứ việc ngồi chờ sinh viên tốt nghiệp mang hồ sơ đến, ai được thì nhận, tham gia đào tạo làm gì cho mất thời gian, tiền của. Do vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhất định mới thúc đẩy các đơn vị sử dụng lao động liên kết với nhà trường.

Bộ GD-ĐT phải quản lý tốt việc thành lập và hoạt động đào tạo của các trường, tổ chức hệ thống kiểm định chất lượng và đưa công việc này vào nề nếp. Về phía các trường, phải cải thiện điều kiện đào tạo, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo để có được nhân lực chất lượng tốt hơn. Ở bậc ĐH, nhân tố quyết định là các trường vì ở bậc học này, Bộ GD-ĐT không thể “quản” chặt như phổ thông; các trường đều phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.


Chấn chỉnh khâu tuyển dụng cán bộ


Cơ quan Nhà nước tuyển dụng, sử dụng lao động theo tiêu chuẩn nào thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết rồi: Thứ nhất “hậu duệ” (con ông cháu cha), thứ hai “quan hệ”, thứ ba “tiền tệ”, cuối bảng mới là “trí tuệ”. Theo công thức này, chắc chắn không tuyển được người giỏi, cũng không kích thích được sinh viên học cho giỏi. Vì thế, vấn đề ở đây là phải làm sao chấn chỉnh được chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ.




GS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)


Nguồn: Báo Người lao động
http://nld.com.vn/20130413095928240p0c1010/that-nghiep-nhieu-qua-cai-chet-duoc-bao-truoc.htm
Nói thì hay nhưng giải pháp lại hành chính quan liêu ... Quản cái gì? Giải thể ai?
Nhà quản lý chỉ cần cung cấp thông tin minh bạch còn lại hãy để thị trường quyết định...