PDA

View Full Version : Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'


TheDeath
16-01-2012, 08:09 PM
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/01/tien-si-toan-gia-dung-hoc-toan-thi-tot-hon/

Vốn là một người học toán - lý, cuộc đời tiến sĩ Phan Quốc Việt rẽ sang hướng khác khi ông đam mê dạy học và kinh doanh.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/11/6a/Phan_Quoc_Viet1.jpg

Ông là người sáng lập tập đoàn Tâm Việt, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng mềm. Lớp học của tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tâm Việt, tại trung tâm luôn thu hút đông đảo người đến nghe. Ông nói về cái tâm trong sáng của con người, tạo niềm tin và động lực để họ hướng về tương lai tươi sáng.

Phan Quốc Việt cho biết, thành công trong tư duy ngôn ngữ của ông hiện nay không phải do toán học. Ông phủ nhận suy nghĩ cho rằng người học toán sẽ có tư duy tốt.

"Môn học nào cũng cần tư duy", tiến sĩ Việt nói.

Theo ông, ý chí là thứ duy nhất mà ông thu được từ toán, nhưng toán không phải môn duy nhất giúp con người rèn luyện ý chí.

"Leo núi cũng có lý trí, tập nhạc hay đánh cầu lông cũng vậy. Con người muốn có ý chí đều phải rèn luyện", ông nói.

Tư duy có nhiều loại và thông minh cũng vậy, ông Việt nhận định. Để minh chứng điều này, ông phân tích, nhà phát minh lừng danh Thomas Edison chỉ học lớp 3 song đã tạo ra những sản phẩm để đời. Có người có trí thông minh thiên nhiên như Charles Darwin, lại có người thông minh logic như Albert Eistein hay Ngô Bảo Châu, thông minh nhạc điệu như Đặng Thái Sơn, Mozart.

Những năm 80, đang theo học ngành kỹ sư địa chất, tiến sĩ Việt lao vào ngành học “thời thượng” thời đó – môn Toán - và "khinh thường" các môn học khác. Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc.

Là tiến sĩ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988), nhưng ông Việt nói rằng, ông chưa bao giờ sử dụng đến cách tính tích phân, vi phân, delta, hay khai căn trong cuộc sống thực tế.

“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói.

Thời ông Việt đi học, ai cũng theo toán, học toán, ca ngợi toán. Ông cũng theo xu hướng của thời đại, miệt mài học toán để thi vào trường Lomonosov làm tiến sĩ Toán – Lý. Ông cho rằng, chọn ngành nghề sai khiến con đường đi sự nghiệp của ông như dài hơn.

Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? Đó là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.

Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, phương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”.

"Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng", ông nói.

Gần 50 tuổi ông Việt mới chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử. Ông cho rằng đây mới là những thứ mà mọi người cần trong suốt cuộc đời.

“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như 'lời chào cao hơn mẫm cô', 'mồm miệng đỡ chân tay'. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự.

Chủ tịch tập đoàn Tâm Việt không phủ nhận lợi ích từ toán lý thuyết, song ông cho rằng, xã hội hãy để những người người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng, để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội.

TheDeath
16-01-2012, 08:14 PM
Có lẽ chúng ta đã học toán quá thừa so với nhu cầu. Đành rằng học toán là luyện khả năng tư duy, nhưng tích phân, vi phân, phương trình bậc 3 bậc 4... đã là quá nhiều. Học quá nhiều, toán học có khi là đánh đố.

Sau một thời gian đi làm, chiêm nghiệm và cũng hiểu ra rằng toán học cũng chỉ nên dừng lại ở mức vừa phải. Lẽ ra học trò phải học kỹ năng mềm, học giao tiếp, học diễn thuyết trước đám đông, học nhiều hơn về nghệ thuật, về văn chương, về hội họa, âm nhạc, thể thao. Nếu không phí phạm tuổi thơ quá nhiều cho toán học một cách khổ sở như thế thì cuộc sống có lẽ sẽ tươi đẹp hơn gấp mấy lần.

Học nữa, học mãi, học toán?

HuuXuan96A
16-01-2012, 08:36 PM
Có lẽ chúng ta đã học toán quá thừa so với nhu cầu. Đành rằng học toán là luyện khả năng tư duy, nhưng tích phân, vi phân, phương trình bậc 3 bậc 4... đã là quá nhiều. Học quá nhiều, toán học có khi là đánh đố.

Sau một thời gian đi làm, chiêm nghiệm và cũng hiểu ra rằng toán học cũng chỉ nên dừng lại ở mức vừa phải. Lẽ ra học trò phải học kỹ năng mềm, học giao tiếp, học diễn thuyết trước đám đông, học nhiều hơn về nghệ thuật, về văn chương, về hội họa, âm nhạc, thể thao. Nếu không phí phạm tuổi thơ quá nhiều cho toán học một cách khổ sở như thế thì cuộc sống có lẽ sẽ tươi đẹp hơn gấp mấy lần.

Học nữa, học mãi, học toán?

Mình ủng hộ điều bác TheDeath nói.
Tuy nhiên cũng nhắc lại chữ ký của bác 1 phát "Không thể thay đổi được ngày hôm qua". Vì ngày xưa mình nằm trong đội Toán của trường & mình không hối hận vì những ngày tháng đó :D
Chỉ hy vọng nhận thức của xã hội ngày một thay đổi, không bị những chiêu mị ... làm cho lạc lối. (Tự nhiên mình nhớ cái ông Ngô gì đó, được cho không cái nhà mấy tỉ quá :)) )

TheDeath
16-01-2012, 08:48 PM
Người giỏi làm toán: rất lãng phí!
http://vnn.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/543335/

Ông Nguyễn Trung Hà từng đoạt giải 3 học sinh giỏi toán quốc tế tại Rumani. Tuy nhiên ổng cũng cho rằng: "những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao".

Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi.

Đa phần những vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy rằng nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những người theo đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được.

Vì không có ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó là giải quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân chúng, xã hội, thực ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô theo.

...Toán hoàn toàn không có ứng dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên cứu lên cao, Toán càng ít tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự phát triển nội tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi nhanh hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này.

TheDeath
16-01-2012, 08:53 PM
Nếu có một ước muốn về hệ số điểm cho các môn học thì TheDeath sẽ cho điểm như sau:

Môn học _________ hệ số
Toán ____________ 1
Lý ______________ 1
Hóa _____________ 1
Anh văn _________ 2
Văn _____________ 2
Thể thao _________ 2
Diễn thuyết _______ 3

truc2n3t71
16-01-2012, 09:02 PM
VIBOOT.COM Mạng rao vặt hàng đầu việt nam (http://viboot.com)
- Đăng tin bất động sản miễn phí (http://viboot.com/bat-dong-san/)
- Đăng tin rao vặt miễn phí (http://viboot.com/dang-tin-rao-vat.html)
với đa dạng lĩnh vực nghành nghề và tất cả tình thành phố việt nam
tin rao của bạn sẽ được triệu người xem

HuuXuan96A
16-01-2012, 10:33 PM
Nếu có một ước muốn về hệ số điểm cho các môn học thì TheDeath sẽ cho điểm như sau:

Môn học _________ hệ số
Toán ____________ 1
Lý ______________ 1
Hóa _____________ 1
Anh văn _________ 2
Văn _____________ 2
Thể thao _________ 2
Diễn thuyết _______ 3
Về hệ số các môn thì mình không có ý kiến. Tuy nhiên theo mình thì môn "Diễn thuyết" gộp với môn Văn được rồi :D

PS: Diễn đàn mình bi giờ là hồ farm cho các Forum Feeder :)

myhanh
16-01-2012, 10:57 PM
Người học toán bình thường => giải quyết được vấn đề.
Người học toán giỏi => giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn, lời giải đẹp hơn.
Toán học giống như cái móng của ngôi nhà cuộc sống còn văn chương là các thứ xi măng, cát đá và vôi vữa, sơn vậy.
Không ai nhìn thấy cái nhà móng có chắc không chỉ nhìn thấy màu sơn, xi măng vôi vữa. Cái móng bình thường thì cũng thành ngôi nhà.

magicboy
17-01-2012, 05:45 AM
Cái Thăng cha Phan Quốc Việt này có Lân lên người đương thời nè. Nói chuyên nhãm bà cố.
Ngày xưa ổng vì tham danh vọng mới đâm đâu học toán chứ đâu phải vì yêu khoa học, Thanh ra bây giờ khi tìm được cách làm giàu khác ông tiệc vì bỏ thời gian nhiều cho toán, điều đo dể hiệu mà.
Cả thế giới nghiên cứu toán học vì nó giúp khoa học, và ngay cả y khoa đưa ra nhưng thuật toán hợp lý ưng dung trong công việc gọi La toán học ứng dụng. Chỉ La ở nước ta, nên sản xuất quá thô sơ chăng cân ứng dung toán nhiều nên có lẽ giáo duc toán Đa " đi tắt đon đâu" quá xa thực tế mà thôi.

Cuộc sông này đơn giản mà, Vui khi được làm điêu Minh thích và hạnh phục khi làm đđược điêu Minh thích

TheDeath
17-01-2012, 07:41 AM
Người học toán bình thường => giải quyết được vấn đề.
Người học toán giỏi => giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn, lời giải đẹp hơn.
Toán học giống như cái móng của ngôi nhà cuộc sống còn văn chương là các thứ xi măng, cát đá và vôi vữa, sơn vậy.
Không ai nhìn thấy cái nhà móng có chắc không chỉ nhìn thấy màu sơn, xi măng vôi vữa. Cái móng bình thường thì cũng thành ngôi nhà.

Khổi nỗi cái móng chỉ cần sắt phi 16 hoặc 18 là đủ, nhưng chúng ta đang xây cái móng tới sắt phi 30. Quá thừa so với nhu cầu, cái móng rất chắc như quá lãng phí! Nếu dùng móng vừa đúng theo thiết kế để dành tiền mua sơn đẹp, xi măng tốt, cửa xịn, gạch hiện đại thì có phải hơn kg? Bác nào xây nhà sẽ hiểu được ý mình thế nào!

tranhoangson
17-01-2012, 08:06 AM
Trên thế giới chưa nước nào bỏ qua ngành Toán cả. Các nước có nền khoa học kỹ thuật vượt trội đều là những quốc gia có ngành Toán phát triển mạnh.
Tớ là tớ thấy các bác tự sướng nhiều hơn đấy.:sad_smile:

TheDeath
17-01-2012, 08:42 AM
Phát biểu như đại biểu quốc hội Trần Tiến Cảnh: "những nước IQ cao đều làm tàu cao tốc". Nếu cũng a dua theo những nước IQ cao thì tàu cao tốc đầy ra và con cháu đổ nợ cũng là thường thôi!

Toán dĩ nhiên là nên học nhưng cũng nên ở mức tầm vừa thôi, đủ để ứng dụng là được rồi, mấy cái cao siêu quá thì nên để cho ai chuyên sâu thì tiếp tục!

phanphuong
17-01-2012, 09:05 AM
Mình chưa từng được tiếp cận chương trình toán lý hóa của các nước phát triển, nhưng "nghe nói" nhẹ nhàng lắm. Ngành khoa học của họ hơn mình gấp ngàn lần, thế mà cho con cháu họ học "nhẹ nhàng" thì cũng có lý do.
Mình không thể thay đổi lại nền giáo dục mà xã hội đã áp đặt cho bản thân, nhưng có thể rút kinh nghiệm bằng cách dạy dỗ con cháu sau này. Đa phần những người giàu có đã nhận ra đều đó và cho con họ đi du học, học trường quốc tế. Vừa tránh những thứ giáo điều chỉ có lợi cho chính phủ cầm quyền, vừa tạo cho con cái họ cơ hội hấp thụ nhiều nhất những thứ có lợi cho cuộc sống.
Trường hợp bác tiến sĩ trên phát hiểu theo hướng cá nhân, nghĩa là không đại diện cho một lớp người, nhưng vô tình....trúng. Bác nói thế là do bác "thất thời" bên sự nghiệp toán, và thắng lợi ở mặt trận kinh doanh. Nhiều vị tiến sĩ toán thành đạt, nhưng chắc ít người quan tâm hơn bác này.
Còn bàn về sự cần thiết của toán học thì mọi người đã rõ. Không có nó thì con người chỉ có nước cầm cung tên săn thú để kiếm ăn. :D
Dù thế nào đi nữa, bác tiến sĩ toán sẽ làm thức tỉnh một số bạn học sinh chuyên ngành khoa học có dịp nhìn lại mình.

phanphuong
17-01-2012, 10:00 AM
Nếu có một ước muốn về hệ số điểm cho các môn học thì TheDeath sẽ cho điểm như sau:

Môn học _________ hệ số
Toán ____________ 1
Lý ______________ 1
Hóa _____________ 1
Anh văn _________ 2
Văn _____________ 2
Thể thao _________ 2
Diễn thuyết _______ 3
pp rất tán đồng quan điểm này. Nói diễn thuyết thì hơi có vẻ cao siêu, chỉ đơn giản là giao tiếp, thuyết trình. Giao tiếp tay đôi, tay ba...và thuyết trình trước đám đông.
Xem phim Mỹ (thông cảm, pp bị ảnh hưởng nặng điện ảnh Mỹ), thấy các môn học, từ trẻ con cho đến người già đều có mục thuyết trình. Một học sinh đứng lên nói, cả lớp lắng nghe, kể cả giáo viên, kết thúc ai đều vỗ tay. Xem đó, đứa trẻ nó sẽ hứng thú thế nào, mê học là bao nhiêu! Mẹ bà, còn ở VN, con nít cũng lên "thuyết trình", nhưng đó gọi là trả bài, mỗi lần như là đưa ra pháp trường hành quyết. Bây giờ già đầu, nghĩ lại còn sợ, đêm đêm ngủ còn gặp ác mộng!
Thế nên, ta sở hữu một thế hệ (đa số) khi nói trước đáp đông là ấp úng, lúng ta lúng túng, cứ ê ê a a như con nít tập nói. Nói ra thấy buồn, cả một vài bác lãnh đạo bên chính trị cũng vậy.
Những người may mắn, có năng khiếu sẽ dễ dàng sở hữu khả năng diễn thuyết mà không cần qua đào tạo. Họ rõ ràng có lợi thế trong cuộc sống.
Quan sát một đứa trẻ ở miền Bắc, một đứa ở miền Nam, sẽ thấy rõ sự khác nhau trong ăn nói. Đó là do giáo dục hết đó thôi.
Trở lại các môn học, pp thấy nghệ thuật cũng rất quan trọng. Ba nhóm Khoa Học, Thể Thao, và Nghệ Thuật phải ngang nhau. Trong đó Khoa Học gồm tất cả các môn Toán Lý Sinh Sử.... Khoa học để kiếm tiền, Thể Thao để khỏe mạnh, Nghệ Thuật để thưởng thức. :lightbulb:

HuuXuan96A
17-01-2012, 10:19 AM
Để mọi người tránh đi vào công kích cá nhân. Mình xin nói rõ hơn là bác TheDeath không đề nghị BỎ môn Toán, chỉ đơn giản là đặt "trọng số" ở bậc "Phổ Thông" một cách phù hợp hơn mà thôi.
Hiển nhiên các bác nào định hướng vào làm "nghiên cứu" khoa học, sẽ thấy ứng dụng của môn Toán rất nhiều. Nhưng liệu có cần phổ cập "nghiên cứu sinh" luôn, y như phổ cập "Đại Học" không :D
Ngoài ra, những ứng dụng của các "nghiên cứu khoa học" vào thực tiễn để nâng trình độ kĩ thuật của đất nước thế nào ? :D

Lai Quoc Dat
17-01-2012, 02:01 PM
Hình như các bác đang tranh cãi nhầm giữa hai phạm trù toán:
- Toán ứng dụng: Cái này được xem như là 1 loại công cụ.
- Toán hàn lâm: Cái này của dân thuần nghiên cứu khoa học!

Từ toán hàn lâm ra toán ứng dụng phải mất 1 thời gian rất dài (ko chỉ ngành toán mà hầu hết các ngành khoa học đều thế)! Nó giống như chúng ta đang dùng phần mềm Excel chẳng hạn, thì giải thuật của viết đều dựa trên toán cả. Bác The Death phân tích chứng khoán, dùng mấy cái mô hình thống kê có trong các phần mềm, thì chẳng cần phải quan tâm cơ sở của nó là gì. Nhưng để làm ra nó, là cả 1 nền tảng khoa học thống kê trong đó.

Còn trở lại cái vụ nhân vật trong bài báo, ông ấy nói đúng ở góc độ ứng dụng. Không chỉ bác này, mình còn biết nhiều bác từ dân ngành toán ra làm kinh tế rất tốt! Nhưng ko được phủ nhận những nền tảng của ngành toán học.

Còn học gì quan trọng cho cuộc sống này, xin trả lời, trước hết bạn phải biết bạn đam mê cái gì! Với bác the Death thì thứ tự ưu tiên là thế như nhỡ có 1 ai đó đam mê...hát cải lương như bác Độc, bác Phan Phương (đam mê tức là xem nó như cai nghiệp), thích chụp hình như bác Tuekhung thì trọng số nó sẽ khác, mức độ yêu cầu cũng sẽ khác!

@bác pp: Điểm yếu của giáo dục VN, đó chính là nó chạy theo nền tảng giá trị của xã hội chứ ko phải để cải thiện những giá trị đó! Ví dụ: giáo dục Việt Nam hay Phương Đông đó là loại giáo dục truyền thụ trong đó người thầy được tôn trọng tuyệt đối (cãi thầy núi đè) thì cái kiểu gọi lên trả bài (cái thầy đã dạy) là tất yếu. Tính đến giờ, giáo dục Việt Nam cứ mãi trong cái vòng lẩn quẩn là vì nó ko thoát ra khỏi những giá trị do xã hội VN (4000 năm Văn Hiến lận mà) kiểm soát! Tụi Mỹ nó để cái tên trước họ, còn mình lại để cái họ trước tên, đó chính là cái cần suy ngẫm!

Lai Quoc Dat
17-01-2012, 02:12 PM
Nói toán Việt Nam trong chương trình phổ thông nặng hay nhẹ, cũng tùy quan điểm giáo dục mà thôi. Giáo dục Mỹ, Anh thì toán nó rất nhẹ nhàng, còn giáo dục của Pháp, Đức, Đông Âu thì toán nó nặng hơn VN nhiều. Vietnam xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo trường phái Đông Âu, rất coi trọng cở sở lý thuyết. Do đó, học toán và khoa học cơ bản (Hóa, Lý) nặng là tất nhiên.

Nói chung, hi vọng phong trào xác định triết lý giáo dục Vietnam sẽ đem lại 1 cái gì đó hay ho cho xã hội VN

HuuXuan96A
17-01-2012, 02:48 PM
Hi hi, bàn một hồi cũng vòng lại về vấn đề Giáo Dục ở VN. :D
Hiện giờ HS cấp 1 ở VN, muốn được HS giỏi phải TOÀN ĐIỂM 10, 1 điểm 9 cũng không được.
Hix hix, mình có con nhỏ, và mình cũng thấy sự BỆNH HOẠN ở trên. Nhưng 5 năm nữa, hoặc là mình phải sống chung với lũ. Hoặc cho con mình "tị nạn Giáo Dục" ...haiz...
PS: hơi lan man xíu, mấy bác thông cảm :D

TheDeath
17-01-2012, 02:57 PM
Hi hi, bàn một hồi cũng vòng lại về vấn đề Giáo Dục ở VN. :D
Hiện giờ HS cấp 1 ở VN, muốn được HS giỏi phải TOÀN ĐIỂM 10, 1 điểm 9 cũng không được.
Hix hix, mình có con nhỏ, và mình cũng thấy sự BỆNH HOẠN ở trên. Nhưng 5 năm nữa, hoặc là mình phải sống chung với lũ. Hoặc cho con mình "tị nạn Giáo Dục" ...haiz...
PS: hơi lan man xíu, mấy bác thông cảm :D
Chém gió vừa thôi pa! Một điểm 9 thì xếp loại khá à?

phanphuong
17-01-2012, 03:39 PM
Chém gió vừa thôi pa! Một điểm 9 thì xếp loại khá à?
Chuyện thật đó bác, hông có chém gió đâu.
Thằng nhỏ đi học về, mẹ lấy vở ra, thấy điểm 9, thế là chửi nó te tua tơi tả luôn, thằng nhóc khóc bù lu bù loa luôn.
Thiệt đó, hông tin thì hỏi đi! :D
---
Nếu có tiền, mình cũng cho con đi tị nạn giáo dục. Mà chắc không qua Pháp với Đức (nghe bác Đạt nói tụi nó dạy nặng quá), thôi cho nó qua Mỹ, vừa học vừa chơi! :))

MinhTien
17-01-2012, 04:07 PM
Đồng ý với bác TD:
- ở VN k hiểu chương trình Toán bậc PTTH nhìn chóng cả mặt.. thật sự là không cần phải phổ cập ở mức cao siêu như vậy... k cần thiết

HuuXuan96A
17-01-2012, 05:21 PM
Chém gió vừa thôi pa! Một điểm 9 thì xếp loại khá à?

Chuyện thật đó bác, hông có chém gió đâu.
Thằng nhỏ đi học về, mẹ lấy vở ra, thấy điểm 9, thế là chửi nó te tua tơi tả luôn, thằng nhóc khóc bù lu bù loa luôn.
Thiệt đó, hông tin thì hỏi đi! :D
---
Nếu có tiền, mình cũng cho con đi tị nạn giáo dục. Mà chắc không qua Pháp với Đức (nghe bác Đạt nói tụi nó dạy nặng quá), thôi cho nó qua Mỹ, vừa học vừa chơi! :))

Bởi vậy bác TheDeath coi vậy chứ còn "mộng mơ" lắm :tounge_smile:
(Em nói chơi thôi, bác đừng giận :D)

whale
18-01-2012, 09:16 AM
Toán, lý, thiên văn là nền tảng của khoa học ko gian.
Vài năm nữa là thằng Mỹ bay lên Mặt Trăng ở rồi đó, mấy bác lo mà ngồi đó tán dóc đi. :sad_smile:
Đọc báo thấy phi thuyền của thằng Mỹ khởi hành đến nay cũng được 18 năm rồi, sắp ra khỏi hệ mặt trời rồi...........Nghe mà sướng cả tai........:thumbs_up: