PDA

View Full Version : Bạn Chuẩn Bị Gì Khi VN Hội Nhập Thế Giới ?


2SacHoaTG
19-08-2006, 01:40 AM
Ông Lars Thunell: Luật chưa đi được vào cuộc sống (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=156789&ChannelID=11) <= Theo tôi tất cả chúng ta nên ý thức hiểu được Pháp Luật để có 1 cuộc chơi sòng phẳng . Theo các bạn thì sao ? Mong góp ý kiến ? Để cùng nhau thảo luận sáng tỏ ?

2SacHoaTG
22-08-2006, 02:57 AM
Gia nhập WTO: Việt Nam không được đãi ngộ về thời gian chuyển tiếp. (http://www.thanhnien.com.vn/Kinhte/2006/8/21/159631.tno) <= việc hội nhập Việt Nam vào thế giới có ảnh hưởng bạn không ?Nếu bạn không chuẩn bị kịp sẽ không còn thời cơ vàng đâu ? Và sẽ có nhiều cái chết trắng ... nếu như ngọn sóng to dập ngọn sóng nhỏ .

foureyes
22-08-2006, 09:16 AM
Chuẩn bị gì ư? Theo tôi, điều đầu tiên là ngoại ngữ. Lúc đó mà không biết ngoại ngữ thì chỉ có nước chết.
Tiếp đến là tác phong làm việc chuyên nghiệp. Theo tôi, phần lớn người Việt Nam làm việc chưa chuyên nghiệp. Ví dụ như chơi giờ dây thun. khi làm việc gì thì hứa cho có, cho qua chuyện chứ không quyết tâm thực hiện cho đúng lời hứa của mình, cho nên việc hứa hẹn rất dễ và thường không giữ lời hứa, hay giận dỗi những chuyện trẻ con, hay bắt bẻ những điều nhỏ nhặt như bắt bẻ câu chữ mà không quan tâm đến những điều quan trọng hơn cần kiểm soát thành ra bề ngoài có vẻ rất khó khăn, kiểm soát gắt gao nhưng thật ra lại sơ hở tùm lum

TruongGiang
22-08-2006, 11:07 AM
Luật sư hội nhập:
Mất khách vì không đủ khả năng... </span>

· Kém ngoại ngữ, thiếu kiến thức chuyên môn: mất khách hàng
· Văn phòng xập xệ, giao tiếp không chuyên nghiệp khó hút khách

Mất khách vì bất đồng ngôn ngữ
Mới đây, trong một lần trò chuyện với luật sư T. (Đoàn Luật sư TP.HCM) về việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho các việt kiều, người nước ngoài, vị luật sư này "thật thà" cho người viết biết đã có lần ông từ chối những hợp đồng dạng này. Ông kể, đầu năm, có một Việt kiều Mỹ nhờ ông đứng ra lo vụ phân chia tài sản thừa kế. Tuy nhiên, anh này lại nói tiếng Việt không rành nên nói mười tiếng thì hết chín tiếng anh ta dùng tiếng Mỹ. Trong suốt cuộc nói chuyện ông chỉ có thể hiểu được ý tứ của khách hàng qua người bạn Việt Nam đi cùng với anh ta (người này là người quen của ông giới thiệu vị khách hàng Việt kiều này cho ông). Vụ tranh chấp đơn giản nhưng thấy ngôn ngữ có "khoảng cách", sợ sau này không thể trao đổi được với nhau nên ông không nhận lời. Sau đó, ông đành giới thiệu vị khách hàng này sang một văn phòng khác có luật sư thạo tiếng Anh... Ông tiếc rẻ, giá như ông biết ngoại ngữ hay có sẵn phiên dịch thì đã không phải "bỏ rơi khách hàng"...
Qua tìm hiểu chúng tôi biết rất nhiều văn phòng luật sư hiện nay không dám tiếp khách hàng nước ngoài vì trong văn phòng không có ai biết tiếng Anh hoặc biết thì cũng chỉ có thể "nói bằng tay" nhiều hơn... Do vậy, công việc tập trung chủ yếu vẫn là khách hàng trong nước. Gặp khách hàng nước ngoài thì họ đành phải "sorry"... Và cũng không ít văn phòng từ khi thành lập được chín mười năm nay cũng không thấy bóng anh Tây nào vào hỏi thăm. Có luật sư nói đùa, chắc họ biết mình không biết tiếng Anh nên họ cũng không "làm phiền"...
Có một lần, có vị luật sư nhờ người viết tìm cho ông một cử nhân Luật có chuyên môn khá và nói tiếng Anh tốt, đặc biệt là nói tốt về chuyên ngành luật để có thể giúp ông trao đổi với khách hàng nước ngoài. Ông than thở, kiếm một cử nhân Luật khá chuyên môn đã khó, giờ đây phải kiếm một cử nhân Luật nói được cả tiếng Anh thì càng khó. Ông tìm hoài nhưng không ra... Việc ông nhờ, người viết cũng chưa thực hiện được vì không tìm ra ứng cử viên nào.

Không rành chuyên môn...
Cũng mất khách như luật sư T., luật sư PP. ở tỉnh Bình Phước đành phải từ chối khác hàng vì không rành luật chuyên ngành. Cách đây hơn một tháng, văn phòng luật sư này tiếp khách hàng là giám đốc một doanh nghiệp nước ngoài. Ông này đề nghị văn phòng tư vấn cho ông về các vấn đề liên quan đến thuế. Theo ông giám đốc, văn phòng phải tư vấn về việc nộp thuế, quyết toán thuế... làm sao cho doanh nghiệp có lợi nhất. Luật sư P. cho biết, những vấn đề liên quan đến thuế thì văn phòng ông thiếu hẳn chuyên gia. Bản thân ông chỉ chuyên làm về hình sự nên không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng... Luật sư P. “ngậm ngùi”: mất đi một hợp đồng dài hơi và mất đi một cơ hội làm ăn với đối tác nước ngoài...
Luật sư Nguyễn Đình (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương) nêu lên một thực trạng đáng buồn, hầu hết các khách hàng là doanh nghiệp lớn (cả trong nước và nước ngoài) ít khi ký hợp đồng tư vấn luật với văn phòng luật sư ở tỉnh. Các doanh nghiệp có nhu cầu đều đổ về TP. HCM để thuê luật sư. Một điều dể hiểu là nơi đây có nhiều luật sư giỏi, am hiểu luật chuyên ngành hơn luật sư ở tỉnh.
Điều này cũng được một luật sư có tiếng ở TP.HCM nhìn nhận. Theo hiểu biết của ông, những khách hàng nước ngoài muốn tư vấn về luật chuyên ngành như hàng hải, ngân hàng, thuế... chỉ có thể đến với vài ba văn phòng ở TP.HCM. Bởi ngoài các văn phòng này ra, những văn phòng còn lại chưa đủ sức làm vì thiếu chuyên gia luật chuyên ngành...
Theo Bộ Tư Pháp, các luật sư hiện nay chủ yếu hành nghề trong hai lĩnh vực dân sự và hình sự. Các lĩnh vực khác như hành chính, lao động, kinh tế... tỷ lệ luật sư tham gia rất thấp. Theo số liệu thống kê của 49/62 Đoàn Luật sư thì từ năm 2001 đến 2005, các luật sư tham gia gần 50 ngàn vụ về hình sự, dân sự. Trong đó chỉ có trên 800 vụ về kinh tế, trên 300 vụ về lao động, trên 500 vụ về hành chính. Một cán bộ Bộ Tư pháp nhận xét, mặc dù tính chuyên môn hóa của luật sư có nâng lên, song đa số các luật sư vẫn chưa thực sự hành nghề theo hướng chuyên sâu. Phần lớn vẫn làm theo vụ việc mà khách hàng yêu cầu. Cách làm này có thể khiến luật sư có việc làm nhưng lại không có điều kiện cho họ rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh vực nhất định. Từ đó dẫn đến sự dàn trãi và chất lượng hành nghề không cao.

<span style=\'color:red\'>Làm ăn kiểu... “nông dân”</span>
Mới đây, ông Lê Hồng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư Pháp) cũng đã cho rằng, khi hội nhập các luật sư ta phải có cách làm việc chuyên nghiệp. Ông ví, cách làm việc ấy giống như cấp bậc của khách sạn một sao, hai sao, ba sao... Càng nhiều sao thì tính chuyên nghiệp càng cao, càng thu hút được khách hàng nhất là khách hàng nước ngoài. Tính chuyên nghiệp thể hiện ở chổ bài trí văn phòng, cách đón tiếp, giao tiếp kháng hàng, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu...
Đòi hỏi của ông Sơn không phải là không có lý. Bởi thực tế hiện nay, không thiếu văn phòng luật sư không có máy tính, máy fax, bàn nghế tạm bợ... Có lần, người viết đến Văn phòng luật sư N. ở quận 12 (TP.HCM). Nói là văn phòng nhưng đó chỉ là một góc của một kiốt trong đó đủ thứ “hằm bà lằn”: một tủ bày bán hồ sơ tìm việc làm, kế bên có tủ bán thuốc lá. Bộ bàn tiếp khách trong văn phòng thì chỉ có hai cái ghế gỗ, một chiếc ghế nhựa. Nhìn xa văn phòng không khách gì một hàng tạp hóa...
Một luật sư cho biết, các văn phòng luật sư ở tỉnh thiếu thốn đã đành nhưng để trang bị hiện đại như máy tính kết nối Internet, máy fax, photocopy, tủ sách... thì nhiều văn phòng luật ở TP.HCM cũng chưa thể. Có luật sư thuê được một chổ mặt tiền nho nhỏ là mừng rồi chứ đòi hỏi cao hơn thì... để sau hãy tính! Vị luật sư này cũng thừa nhận, đừng nói cách làm của các văn phòng luật sư ở tỉnh chưa chuyên nghiệp, nhiều văn phòng ở TP.HCM cũng làm ăn theo kiểu chụp giật đấy chứ! Với cách làm việc này, thì các luật sư chỉ có cách “gà què ăn quẩn cối xay” chứ không thể “ra biển được”.

<span style=\'color:blue\'>Tre già, măng chưa mọc?
Theo Bộ Tư Pháp, đến nay, cả nước có gần bốn ngàn luật sư và luật sư tập sự. Tuy nhiên, số lượng này lại phân bố không đồng đều. Tập trung chủ yếu là ở Hà Nội (trên một ngàn luật sư), TP.HCM (trên một ngàn 1.200 luật sư). Ở các tỉnh thì vài chục, vài trăm. Thậm chí như ở Điện Biên, Lai Châu không đủ ba luật sư để thành lập Đoàn.
Việc phân bố không đều ảnh hưởng đến đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của người dân. Nhất là ở vùng sâu, vùng xa, người dân không có luật sư để được trợ giúp...
Về chất lượng luật sư, Bộ cũng cho rằng, chất lượng luật sư vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Trong số hơn hai ngàn luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề thì phần lớn chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề. Về điều này một thẩm phán TAND TP.HCM cho biết, trong một phiên tòa về kinh tế mà ông là chủ tọa mới đây, luật sư M đại diện cho một công ty đã có một số sai lầm ngớ ngẩn như phát âm sai tên công ty (vì tên nước ngoài), nói sai về lĩnh vực kinh doanh của công ty (có lẽ nghiên cứu chưa kỹ)... khiến chủ tọa phải nhắc nhở, thân chủ cũng tỏ ra khó chịu...
Bộ cũng cho biết, việc luật sư kém về kỹ năng là do trước đây không có cơ sở đào tạo. Hiện nay việc đào tạo luật sư cũng chỉ mới bắt đầu.
Theo luật sư Đình, việc đào tạo ra một luật sư giỏi chuyên môn, có trình dộ ngoại ngữ... không phải ngày một ngày hai. Thực tế hiện nay, lớp luật sư “già” đang chiếm số đông. Đào tạo họ để đáp ứng các yêu cầu về ngoại ngữ, nắm vững luật chuyên ngành dường như vượt ra ngoài tầm tay. Còn lớp trẻ thì hiện chỉ mới bắt đầu. Việc chờ đợi lớp này thay thế đàn anh, đáp ứng được nhu cầu hội nhập có lẽ chỉ khoảng vào mười năm nữa...

HienTrang94C
22-08-2006, 07:33 PM
Originally posted by 2SacHoaTG@Aug 21 2006, 10:57 AM
Gia nhập WTO: Việt Nam không được đãi ngộ về thời gian chuyển tiếp. (http://www.thanhnien.com.vn/Kinhte/2006/8/21/159631.tno) <= việc hội nhập Việt Nam vào thế giới có ảnh hưởng bạn không ?Nếu bạn không chuẩn bị kịp sẽ không còn thời cơ vàng đâu ? Và sẽ có nhiều cái chết trắng ... nếu như ngọn sóng to dập ngọn sóng nhỏ .
10101


Chuyện sóng to dập sóng nhỏ hay cá lớn nuốt cá bé là quy luật của thương trường rồi .Trong bất kỳ một cuộc chơi nào thì nội lực của mỗi cá nhân người chơi là điều quan trọng nhất , nội lưc thể hiện ở sự hiểu biết thấu đáo về khả năng của bản thân , sự phân tích chính xác điểm mạnh điểm yếu của đối tác và sự nhạy bén trong việc xác định thời cơ . Ngoài ra việc hiểu biết và tôn trọng luật chơi sẽ giúp chúng ta chủ động trong mọi việc , tránh những sự phân tán tư tưởng . Nếu bạn có dịp quan sát những tay chơi poker chuyện nghiệp bạn sẽ thấy nó giống hệt như quy luật của thị trường , đó là cuộc chơi không dành cho những người thiếu bình tĩnh ...

kienvang
22-08-2006, 08:11 PM
Khi VN gia nhập WTO , nhiều người nói rằng sẽ thuận lợi hơn nhưng thực chất sẽ khó khăn hơn rất nhiều , nói như vậy ko có nghĩa là ta đứng ngoài cuộc .

Khi gia nhập thì 1 loạt cơn sóng ồ ạt của các tập đoàn bán lẽ như WallMart .. có kinh nghiệm thương trường cũng như công nghệ , giá cả , sẽ cạnh tranh gay gắt với những "hợp tác xã" Co-Op , 2 chị em nhà Maxi - City ở trong nước .

Biết trước được điều này , Co-op nhanh chóng xây dựng cho mình cơ sở vật chất hùng mạnh ( như ta thấy ngày nay ) nhằm đánh phủ đầu và chiếm thị phần trước .

Nhưng ngừoi mà tiên đoán trước được điều này có lẽ là ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng Giám Đốc Cà Phê Trung Nguyên , nay đã phát triển Chuỗi cửa hàng G7 . phân phối hàng hoá bán lẽ , hứa hẹn vươn lên là tập đoàn bán lẽ khổng lồ ở VN .

Tôi còn nhớ một câu chuyện như sau của ông :

Có SV nói với ông rằng : nếu tôi bằng tuổi ông thì tôi sẽ giàu hơn ông . Ông Vũ trả lời : ông rất vui mừng khi có những câu hỏi như vậy Nhưng các bạn hãy thách thức với chính những kẻ bên ngoài hùng mạnh khác ,đừng thách thức tôi .

Ông Vũ khởi nghiệp bằng chính số tiền cầm đồ từ chiếc xe Dream của một người bạn thân , khi đó vào khoảng ba mươi mấy triệu .

2SacHoaTG
23-08-2006, 01:28 AM
Cam kết đa phương của VN về WTO (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=157376&ChannelID=11)
* Cam kết tiếp theo VN phải thực hiện là bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu nông sản. Theo ông Sơn, đây chính là cam kết WTO +, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền nông nghiệp trong nước trong thời gian tới. Với các hình thức trợ cấp công nghiệp bị cấm và áp dụng đối với các dự án đã được cấp phép, VN cũng buộc phải cắt giảm trong khoảng 3-5 năm. Sự cắt giảm này cũng áp dụng đối với những ưu đãi cho các dự án đang đầu tư trong các khu công nghiệp và khu chế xuất.

Bình luận về việc những cam kết gia nhập WTO có “quá sức” đối với VN, nhất là nông dân, ông Michael A. Samuels - cựu đại sứ Mỹ tại WTO - cho rằng: “Đó là giá phải trả đối với những nước gia nhập muộn như VN”.
Tuy nhiên, theo ông Samuels, VN vẫn có thể áp dụng những biện pháp hỗ trợ khác mà luật của WTO không cấm để hỗ trợ nông dân, trong đó đặc biệt các chính sách về khuyến nông, đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp...

foureyes
23-08-2006, 08:53 AM
Tuy phải cam kết nhiều thứ,nghe có vẻ bất lợi cho VN khi gia nhập WTO nhưng VN có thể chống trả lại sự tấn công ồ ạt bằng các biện pháp khác. Trung Quốc là một ví dụ. Có người nói, Mỹ đã nhầm khi cho Trung Quốc gia nhập WTO. Trung Quốc đã mở cửa, chấp thuận nhiều điều khoản nhưng họ lại lập ra một số quy định khác để bảo hộ. Ví dụ như họ đã quy định những điều khoản rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các loại xe hơi nhập khẩu vào TQ phải đổi thành tiếng Hoa hết vì họ lí luận là TQ không biết tiếng Anh, thử tưởng tượng xe Toyota hoặc Mercedes mà dịch ra tiếng TQ thì ai mà mua xe đó nữa hả trời.
Ngoài ra, việc các tập đoàn nước ngoài vào cũng không phải đáng lo ngại lắm. Chẳng hạn như Wall Mart tuy là tập đoàn lớn nhưng cũng đã thất bại ở nhiều nước như Hàn Quốc, Đức...Chính vì thế, chưa chắc Coop-mart sẽ bị WM qua mặt. Mô hình của CM rất phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam, điều mà WM hoặc các tập đoàn bán lẻ nước ngoài phải mất thời gian cũng như chi phí để hiểu được.
Cho nên, không cần phải hoảng hốt, nhưng phải cảnh giác và trang bị thật kỹ để tự bảo vệ mình

HienTrang94C
24-08-2006, 01:07 AM
Đúng như bạn nói Walmart là tập đoàn bán lẻ có tốc độ phát triển và thị phần rất lớn ở Mỹ , nhưng cũng chưa chắc mô hình đó phù hơp với những nước khác , nhất là những nước ở châu Á , nơi mà tâm lý tiêu dùng và thói quen mua sắn của khách hàng có nhiều sự khác biệt . Các Cty trong nước cần nghiên cứu kỹ hai yếu tố này để có chiến lược phù hợp . Mình thấy Cty Trung Nguyên đã có sản phẩm bán ở đây rồi , cũng không biết thị phần thế nào có cạnh tranh lại coffee của Columbia hay Brazil không ? cũng có nhiều hàng quần áo may sẵn ,áo lạnh và giày thể thao made in VN . Bữa trước mình mua đươc cây lau nhà hiệu swiffer made in Vietnam , thấy vui ...

TruongGiang
24-08-2006, 10:57 AM
Luật sư trong tiến trình hội nhập:
Doanh nghiệp thờ ơ với luật sư...</span>
. Luật chưa qui định rõ ràng, cụ thể nên gây khó luật sư
. Doanh nghiệp không nhờ luật sư nên bất lợi khi có tranh chấp
. Đoàn bỏ rơi luật sư...

Luật chưa đầy đủ...
Mới đây, ông Nguyễn Văn Thảo, Vụ Trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), trong một hội nghị về nghề luật sư, có ý kiến là phải có hướng dẫn cụ thể về khái niệm “khách hàng” của luật sư.
Theo ông Thảo, Luật Luật sư (sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2007) qui định luật sư sẽ được cấp giấy chứng nhận bào chữa... khi xuất trình được thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng, giấy giới thiệu của văn phòng... Ông Thảo cho biết, trong luật chỉ đề cập đến khái niệm “khách hàng”. Đây là một khái niệm rộng. Theo đó ai cũng có thể là “khách hàng” của luật sư. Như vậy, nếu hiểu theo Luật này thì người nhà, người đại diện của bị can, bị cáo... có quyền yêu cầu luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị can bị cáo khi bị can, bị cáo không thể nhờ luật sư được.
Nhưng theo qui định của luật tố tụng hình sự thì “khách hàng” của luật sư lại chỉ có thể bó hẹp ở bị can, bị cáo. Nếu luật sư muốn được cấp giấy chứng nhận bào chữa thì chỉ có thể được cấp khi chính bị can, bị cáo yêu cầu đích danh luật sư bào chữa cho mình.
Thảo nhận xét, việc này hẳn sẽ phải có sự hướng dẫn, giải thích rõ ràng để tránh sự xung đột giữa các qui định pháp luật. Trong trường hợp nào thì bị can bị cáo nhờ luật sư, trường hợp nào thì người nhà mời... để nếu không thì luật sư viện dẫn điều này, cơ quan chức năng lại viện dẫn điều khác...
Đây là một trong rất nhiều những thiếu sót, chưa hướng dẫn kịp thời của luật khiến cho hoạt động luật sư bị hạn chế. Nhìn nhận dưới góc độ luật sư phải hội nhập, một cán bộ Bộ Tư Pháp cho biết, khi luật còn thiếu sót, chưa hoàn thiện, chưa được qui định rõ ràng thì việc luật sư hỗ trợ (tư vấn, bào chữa) cho thân chủ của mình sẽ bị ảnh hưởng, hoạt động của luật sư còn... “rối”!
Cũng như mới đây, Bộ Tư pháp cũng đã soạn thảo nghị định hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến luật sư như “thù lao luật sư, đào tạo nghề luật sư”... Tuy nhiên những điều khoản trong nghị định vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi, đặc biệt là về thù lao. Vấn đề hiện vẫn chưa ngã ngũ...
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng vụ Bổ Trợ tư Pháp (bộ Tư Pháp) cho biết, theo điều tra, khảo sát của Bộ, thì ở nhiều địa phương luật sư còn gặp khó khăn, trở ngại khi tham gia từ giai đoạn điều tra... Trong nhiều trường hợp, ý kiến của luật sư không được HĐXX xem xét, đánh giá. Vị trí vai trò của luật sư ở phiên tòa chưa được tôn trọng... Nguyên nhân, là do ở ta chưa hình thành một cơ chế pháp lý đủ mạnh để đảm bảo cho luật sư được tham gia các giai đoạn tố tụng một cách thực chất, đảm bảo phương tiện, biện pháp thực tế để luật sư thực hiện hiệu quả quyền, nghĩa vụ của mình. Cụ thể, mặc dù theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003, quyền của luật sư được mở rộng rất nhiều như tham gia từ giai đoạn điều tra, được cùng điều tra viên vào hỏi cung bị can... Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật này, đặc biệt là hướng dẫn chi tiết việc tham gia tố tụng của luật sư vẫn chưa ban hành kịp thời...
Không dừng lại ở lĩnh vục tố tụng, luật sư, rộng hơn, để hội nhập, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế...

Doanh nghiệp thờ ơ với luật sư...
Một “bí mật” được các luật sư bật mí là các doanh nghiệp (DN) trong nước không có thói quen nhờ luật sư tư vấn cho các hoạt động của họ. Theo Bộ Tư Pháp, thực tế ở Việt Nam hiện nay, số lượng DN tìm đến nhà tư vấn luật còn ít. Chỉ có khoảng 25% DN trong nước tìm đến văn phòng luật để được tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan. Chi phí cho tư vấn luật chưa được các doanh nghiệp dự trù vào kinh phí hoạt động. Thêm nữa là các DN không có thói quen thuê luật sư cho công việc của mình, đặc biệt là trong những ký kết thương mại có yếu tố nước ngoài...
Theo luật sư Nguyễn Công Định (DC Lawyers), những bài học kinh nghiệm cụ thể trong vụ kiện của huấn luyện viên Letard với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), chống phá giá cá ba sa, tôm, da giày và mới đây nhất là vụ thua kiện của Vietnam Airlines đã nêu ra những sai lầm của DN Việt Nam khi không rõ luật dẫn đến thua kiện.
Thậm chí, như vụ Vietnam Airlines khi xảy ra tranh chấp, đơn vị này cũng không nhờ đến luật sư mà lại coi thường, bỏ qua khâu tố tụng, khi bị kiện thì không tham dự phiên tòa, không gửi phản biện cáo trạng đến tòa để bảo vệ quyền lợi của mình, dẫn đến thua thiệt...
Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng (Văn phòng Luật sư Tư vấn Độc Lập) cũng nhìn nhận, doanh nghiệp trong nước nếu có dùng đến luật sư cũng chỉ khi nào có xảy ra tranh chấp mà thôi... Tuy nhiên, theo các luật sư, việc doanh nghiệp nhờ như vậy trong nhiều trường hợp là quá trễ, luật sư có nhảy vào cũng không giúp gì được nhiều.
Tại một hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, vì không có khách hàng nên trình độ nghiệp vụ của luật sư bị mai một. Theo các ý kiến, “văn ôn, võ luyện”; ở đây, luật sư không được va chạm nhiều với thực tế nên ít đầu tư vào chuyên môn. Các luật sư cũng cần phải có thu nhập để “nuôi vợ, nuôi con” nên họ tập trung vào những vụ việc có nhiều khách hàng... hơn là ngồi chờ doanh nghiệp đoái hoài đến để chuyên sâu nghiệp vụ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Thế nên, khi hội nhập, một mảng lớn liên quan đến pháp luật chuyên ngành, pháp luật quốc tế bị bỏ hổng...
Một khía cạnh khác là DN xem luật sư như nhân viên. Sau khi ký hợp đồng tư vấn với một doanh nghiệp được sáu tháng, luật sư BQN phải “say goodbye” với doanh nghiệp này vì tư duy xem luật sư... nhân viên của mình. Luật sư BQ cho biết, theo hợp đồng tư vấn dài hơi, ông có nhiệm vu tư vấn các vấn đề liên quan đến luật mà doanh nghiệp không biết hướng giải quyết. Sau vài “ca” tư vấn như soạn thảo hợp đồng xuất khẩu, giải quyết tranh chấp lao động... trôi chảy thì không thấy doanh nghiệp hỏi han chi nữa. Khi ông nhắc doanh nghiệp thanh toán chi phí, phía doanh nghiệp cho nêu thắc mắc: luật sư không đến doanh nghiệp, không tự tìm việc vì họ đã trả lương hàng tháng... xem như là người của doanh nghiệp rồi. Luật sư BQ. “than trời”: với tư duy như thế, tôi phải chấm dứt hợp đồng vì họ nghĩ luật sư là nhân viên của họ. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại khác, họ xem luât sư là người “gỡ rối” từng vấn đề cụ thể chứ không buộc luât sư phải bao quát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Ông nói: dẫu sao đây cũng là tín hiệu tốt vì họ có ý thức nhờ luật sư trong các hoạt động của mình.

Thiếu sự quan tâm của Đoàn...
Luật sư hoạt động độc lập nhưng phải tham gia vào một Đoàn luật sư để sinh hoạt nghiệp vụ, bồi dưỡng đạo đức... Tuy nhiên, theo Bộ Tư Pháp, hiện nay hoạt động quản lý, điều hành của nhiều Ban Chủ nhiệm còn kém hiệu quả khiến cho không ít luật sư bị... bỏ rơi.
Ông Sơn nêu một thực tế là Đoàn chưa thể hiện được vai trò chủ chốt trong việc đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư. Đoàn chưa thực sự là nơi tập hợp những bức xúc khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của luật sư liên quan đến hoạt động hành nghề và đại diện cho luật sư trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
Có trường hợp, luật sư vi phạm phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng xử lý. Trong khi đó, khi được hỏi thì có Đoàn không biết thực hư ra sao... Ông Sơn cũng nhận định rằng việc quản lý hành nghề của luật sư có lúc, có nơi còn nhiều biểu hiện buông lỏng hoặc vượt quá tầm kiểm soát của Ban chủ nhiệm. Việc xử lý luật sư vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức chưa nghiêm, chưa kịp thời, vẫn còn hiện tượng nể nang, e dè, bao che...

<span style=\'color:blue\'>Không biết giải thích ra sao
Mới đây, luật sư BQN tiếp một đồng nghiệp người Đức để tư vấn một “ca” về hôn nhân gia đình. Điều mà luật sư N. không thể giải thích cho đồng nghiệp hiểu nổi là tại sao luật Việt Nam lại quy định như thế!
Luật sư người Đức mang hồ sơ của thân chủ đến hỏi luật sư N. tuyên bố mất tích, ly hôn để người vợ đi bước nữa. Vụ đó hai vợ chồng người Việt đăng ký kết hôn ở Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Tuy nhiên sau một thời gian chung sống, người chồng biệt tăm. Luật sư N. tư vấn: theo quy định của Việt Nam, người vợ phải về địa phương nơi người chồng đăng ký thường trú cuối cùng nhờ tòa án tuyên bố người chồng mất tích. Khi tòa án Việt Nam thụ lý, sẽ ủy thác tư pháp sang Đức tìm kiếm người chồng... hết hạn luật định, tòa án Việt Nam sẽ ra phán quyết rằng người chồng đã mất tích.
Đến đây, luật sư người Đức cho rằng quan hệ hôn nhân giữa hai người đương nhiên chấm dứt. Thế nhưng ông N. lưu ý rằng, luật Việt Nam không quy định như thế mà phải làm tiếp một động tác nữa là người vợ phải làm đơn xin ly hôn vắng mặt với người mất tích. Theo ông N. khi nghe đến đây, người đồng nghiệp ngạc nhiên đặt câu hỏi: khi người vợ xin tuyên bố người chồng mất tích, tòa đã ra phán quyết thì đương nhiên phải xem quan hệ hôn nhân chấm dứt, tại sao lại phải làm tiếp động tác nữa là xin ly hôn với người mất tích. Đây là quy định “thừa” vì luật Việt Nam cho phép ly hôn vắng mặt kia mà. Luật sư N. không thể giải thích cho đồng nghiệp hiểu nổi. Ông nói: quy định của nhà làm luật Việt Nam nó thế!
Tương tự, luật sư QN. phải từ chối một khách hàng nước ngoài vì người này yêu cầu ông tìm cho họ khoảng 10 bản án của tòa án Việt Nam liên quan đến một dạng tranh chấp thương mại. Ông nói, là luật sư nhưng chúng tôi chỉ có bản án liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ mà mình tham gia. Còn những vụ án không tham gia, xem như mình không liên quan, tòa sẽ không cấp. Vị khách nước ngoài cũng trố mắt: ở nước họ, án của tòa được đăng công khai trên mạng vì tòa xử công khai kia mà...

TruongGiang
25-08-2006, 01:37 PM
Luật sư hội nhập:
Lo nhưng không... ngại! </span>

· Nhiều luật sư trong nước đủ sức cạnh tranh với luật sư nước ngoài
· Tranh chấp ở nước ngoài bắt buộc phải nhờ luật sư nước sở tại
· Học nghề từ các văn phòng luật sư nước ngoài…

Phải chú ý đến các chi tiết nhỏ nhặt
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, khi làm việc với đồng nghiệp, khách hàng nước ngoài họ rất chú trọng đến tiểu tiết, hình thức... Ông bảo: trong một lần tiếp thân chủ là người nước ngoài, sau khi tư vấn xong, thân chủ nói riêng với ông, luật sư nên cất chai rượu vào chổ khác vì tôi thấy chai rượu trên bàn là muốn bỏ chạy.
Ông còn cho biết khách hàng nước ngoài rất kỵ việc chê bai đồng nghiệp trong khi các luật sư Việt Nam hay mắc phải điều này vì muốn chứng tỏ mình hơn người, muốn tạo lòng tin với thân chủ... Cạnh đó, khi làm việc với người nước ngoài, luật sư Việt Nam cần chú trọng đến các tiểu tiết tưởng như rất nhỏ như không nhỏ chút nào với văn hóa nước họ: từ cách ăn, mặc, giờ giấc đến các hành vi nhỏ nhặt khác như sắp xếp hồ sơ, tài liệu, phong thái tiếp chuyện... thậm chí còn phải chú ý đến cái restroom của văn phòng nữa kia. Vượt qua các tiểu tiết này, thân chủ nước ngoài mới xem đến khả năng của mình. Trong khi các tiểu tiết quan trọng này, luật sư Việt Nam thường xuề xòa cho qua.
Sau khi ký hợp đồng tư vấn với một doanh nghiệp được sáu tháng, luật sư Nghiêm phải “say goodbye” với doanh nghiệp này vì tư duy xem luật sư nhân viên của mình. Luật sư BQ cho biết, theo hợp đồng tư vấn dài hơi, ông có nhiệm vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến luật mà doanh nghiệp không biết hướng giải quyết. Sau vài “ca” tư vấn như soạn thảo hợp đồng xuất khẩu, giải quyết tranh chấp lao động... trôi chảy thì không thấy doanh nghiệp hỏi han chi nữa. Khi ông nhắc doanh nghiệp thanh toán chi phí, phía doanh nghiệp cho nêu thắc mắc: luật sư không đến doanh nghiệp, không tự tìm việc vì họ đã trả lương hàng tháng... xem như là người của doanh nghiệp rồi. Luật sư Nghiêm “than trời”: với tư duy như thế, tôi phải chấm dứt hợp đồng vì họ nghĩ luật sư là nhân viên của họ. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại khác, họ xem luât sư là người “gỡ rối” từng vấn đề cụ thể chứ không buộc luật sư phải bao quát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Ông nói: dẫu sao đây cũng là tín hiệu tốt vì họ có ý thức nhờ luật sư trong các hoạt động của mình.

Tranh chấp ngoài nước, phải mời luật sư nước sở tại
Trong quá trình hội nhập sẽ xảy ra hai xu hướng, một là doanh nghiệp trong nước sẽ mở rộng đầu tư và thương mại ra nước ngoài. Hai là doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm ăn. Với trường hợp doanh nghiệp nước ta làm ăn ở nước ngoài và xảy ra tranh chấp tại nước đó thì nhất thiết phải nhờ luật sư tại nước sở tại. Luật sư Định phân tích, phải nhờ "thổ địa" vì không ai nắm luật, am hiểu luật pháp nước họ, am hiểu đường đi nước bước tại nước họ bằng chính con người nước đó. Luật sư nước ta có kiến thức bằng "trời biển" đi nữa thì cũng không thể cho rằng mình có thể hơn luật sư nước sở tại. Thậm chí, luật sư Việt Nam (dù được cho là giỏi) vẫn chưa ai dám xưng là đã nắm bắt được hết luật Việt Nam nói chi là nắm bắt luật nước ngoài. Mặt khác, không phải cứ là luật sư là có thể hành nghề được bất cứ nơi đâu. Muốn tham gia tố tụng ở một nước nào đó, nhìn chung anh phải được pháp luật nước đó cho phép. Chẳng hạn như luật chúng ta hiện chưa cho luật sư nước ngoài tham gia bào chữa... Ở một số nước cũng vậy. Nếu không được tham gia bào chữa thì sao anh có thể đến cơ quan công an để gặp bị can, làm sao được nghiên cứu hồ sơ... Thứ đến, nếu nhờ luật sư Việt Nam có thể tham gia tranh tụng ở nước ngoài thì chi phí có thể sẽ quá cao nếu vụ việc phải đi lại nhiều lần, thời gian kéo dài... Do vậy, việc nhờ luật sư nước sở tại khi xảy ra những tranh chấp là lựa chọn tối ưu. Điển hình là vụ ông Bửu Huy bị câu lưu tại Bỉ. Ông này đã nhờ luật sư Bỉ giúp đỡ ngay từ những bước đầu. Làm như thế là hợp lý vì có nhờ luật sư trong nứơc thì luật sư cũng không giúp gì nhiều được.

Luật sư ta phải mạnh về tư vấn...
Theo nhìn nhận của luật sư Định, khi ra nước ngoài, luật sư nước ta chỉ có thể dừng lại ở việc tư vấn hoặc đại diện để trả lời trong những trường hợp các doanh nghiệp được hỏi về những vấn đề có liên quan đến pháp luật trong nước... mà doanh nghiệp khó trả lời hoặc không biết. Điều đó có nghĩa là luật sư đi theo sẽ giúp cho doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến pháp luật nước nhà là chính yếu...
Còn ở trong nước thì sao? Theo luật sư Định, với tiến trình hội nhập, luật sư ta nên tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan đến các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế. Để làm sao khi xảy ra một tranh chấp thì luật sư bíêt ngay rằng những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc là gì, phía bên kia sẽ làm gì, hướng đi của mình ra sao... để tư vấn cho doanh nghiệp. Sau đó, luật sư ta sẽ hướng dẫn, giới thiệu cho doanh nghiệp tìm đến các luật sư nước ngoài nào giỏi, có uy tín đủ sức trợ giúp cho họ về vấn đề họ đang cần hỗ trợ.
Về việc luật sư có cần phải ra nước ngoài học, đào tạo để có thể hội nhập? Luật sư Định cho bíêt, cũng cần nhưng không phải là tuyệt đối quan trọng. Ở nước ngoài anh cũng chỉ được đào tạo những điều cơ bản, kỹ năng phân tích, nghiên cứu... mà thôi. Còn lại là tự học, tự nghiên cứu. Mà nếu vậy thì cách tốt nhất là anh nên tham gia vào các công ty luật nước ngoài để được đào tạo trong công việc. Tại đây, anh sẽ được "chuyển giao công nghệ" để bíêt cách tiếp cận vấn đề, phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp. Đây là những kỹ năng cơ bản, chuyên nghiệp để có thể trở thành luật sư của thời kỳ hội nhập...
Theo luật sư Định, những luật sư hiện nay đang làm việc với đối tác nước ngoài phần lớn cũng đã có thời gian "rèn luyện" trong các văn phòng luật sư nước ngoài. Thậm chí những luật sư trong nước được coi là chuyên gia hàng đầu về hàng hải và ngân hàng như luật sư Nguyễn Mạnh Dũng, Trần Anh Đức, Trương Nhật Quang... mà bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào cũng cần đến cũng chưa từng đi du học ở các đại học luật nước ngoài.

<span style=\'color:blue\'>Vẫn ra "biển" được?
Ngoại ngữ có thể là rào cản đầu tiên khiến nhiều văn phòng luật sư mất khách. Tuy nhiên, điều này, hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Nhiều tổ chức luật sư trong nước đã có đủ "nội công" về ngoại ngữ (và cả uy tín, chất lượng...) để làm ăn với khách hàng nước ngoài. Luật sư Phạm Thị Vạn Thanh, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng nhận xét, nhiều tổ chức luật sư như YKVN, Vilaf Hồng Đức, Văn phòng luật sư tư vấn Độc Lập, DC Lawyers... đã đảm đương được công việc này. Đây là những tổ chức luật sư có thương hiệu, có trình độ để tiếp cận với các hợp đồng thương mại quốc tế, các lĩnh vực liên quan kinh tế quốc tế.
Luật sư Lê Công Định, (DC Lawyers) cho biết văn phòng ông thường xuyên làm việc với khách hàng nước ngoài. Bản thân ông cũng đã từng tham gia vào một số vụ kiện theo luật pháp nước ngoài. Điển hình như vụ kiện phá giá cá basa tại Mỹ và vụ kiện giày da tại Châu Âu. Ngoài ra, theo luật sư Định, một số văn phòng khác như Vilaf Hồng Đức, Văn phòng luật sư tư vấn Độc Lập, YKVN... đã có thể cạnh tranh mạnh với các văn phòng luật sư nước ngoài. Nhiều khách hàng nước ngoài, lẫn doanh nghiệp trong nước khi làm ăn với đối tác nước ngoài đã ưu tiên lựa chọn các văn phòng này để nhờ trợ giúp thay vì các văn phòng luật sư nước ngoài... Luật sư Định khẳng định, trong tương lai khối lượng công việc có thể tăng nhưng các tổ chức luật sư này vẫn có thể đảm đương được...
Tuy nhiên, theo luật sư Thanh thì số lượng các tổ chức luật sư như YKVN, Vilaf Hồng Đức, Văn phòng luật sư tư vấn Độc Lập, DC Lawyers... là vẫn còn quá ít để đón nhận "cơn sóng hội nhập"
Một luật sư khác nhìn nhận rằng trứơc đây, các tranh chấp thương mại xảy ra tại Việt Nam, các khách hàng nước ngoài luôn tìm đến các văn phòng luật sư nước ngoài không phải vì chúng ta chưa đủ sức làm ăn với họ. Mà chủ yếu là vì khách hàng nước ngoài chưa biết đến hoặc chưa tin tưởng vào chất lượng, uy tín của các luật sư ta. Còn hiện nay thì đã có sự cạnh tranh gay gắt...

foureyes
25-08-2006, 01:40 PM
quay trở lại câu hỏi lúc đầu đi mọi người ơi, bạn đã chuẩn bị gì khi VN gia nhập WTO