PDA

View Full Version : LONG AN: SỰ KIỆN, VẤN ÐỀ...


TruongGiang
05-07-2006, 09:56 AM
Hiện tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa... của tỉnh ta ra sao? Có lẽ tôi sẽ cố gắng tập hợp, cập nhật các bài vở trên báo chí có liên quan lên diễn đàn này để chúng ta cùng theo dõi...
Nhưng dẫu biết rằng ta rất yêu mến quê hương nhưng "TỐT KHOE VÀ XẤU CŨNG KHOE"...

TruongGiang
05-07-2006, 09:59 AM
Long An thu hút 800 triệu USD vốn FDI

Trong 5 tháng đầu năm 2006, Long An đã thu hút thêm được 7 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký gần 17 triệu USD. Ngoài ra, còn có 20,5 triệu USD vốn bổ sung thêm của 5 dự án. Với kết quả này, tính đến nay, Long An có 108 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 800 triệu USD (đã thực hiện được 300 triệu USD), đứng thứ 9 trong cả nước về thu hút FDI. Các dự án FDI hoạt động có hiệu quả đã góp phần quan trọng giúp Long An duy trì được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ở mức 25-30%/năm và tăng giá trị xuất khẩu ở mức 22-26%/năm trong những năm gần đây.
(Vinanet)

TruongGiang
05-07-2006, 10:03 AM
Sự kiện lạ ở Long An:
Bị cáo trộm đề cương hỏi cung (?)

. Bị cáo có ba tờ giấy nộp cho toà và cho rằng đây là các tài liệu mà điều tra viên đã viết để hướng dẫn bị cáo khai theo...
·Điều tra viên, cơ quan công an cho rằng bị cáo đã ăn trộm đề cương hỏi cung

Theo bản án sơ thẩm ngày 21-1-2006 của TAND Thị xã Tân An (Long An), La Thị Kim Chi tham gia chơi hụi do Trương Thị Mai Hoa làm chủ. Càng chơi, Chi càng không có khả trả nên Hoa đã cho Chi mượn tiền để đóng hụi và buôn bán. Tuy nhiên, khi số tiền vay nợ lên quá cao thì Chi không trả được và bỏ trốn. Hoa tố cáo vụ việc ra cơ quan công an. Cuối năm 2004, Chi bị bắt...

Ba tờ giấy mớm cung (?)
Tại toà sơ thẩm, bị cáo Chi đã cho rằng, trong quá trình điều tra, bị cáo thừa nhận số tiền nợ chính là số tiền nợ hụi chứ không phải số tiền nợ vay. Tuy nhiên, điều tra viên đã ép bị cáo khai đó là số tiền vay nợ. Sợ bị cáo khai không khớp với lời khai của bị hại, điều tra viên cũng đã ghi cho bị cáo một tờ giấy có nội dung:
"Tổng số tiền vay là mấy lần. Thành tiền, địa điểm... Từng lần: lần 1, bao lần->địa điểm-> vay. Mục đích vay để làm gì? Thời hạn bao lâu trả? Lãi suất bao nhiêu %... Đã lấy lãi.
Lần đầu 1: vay 100 triệu- nói vay để làm gì?
(Địa điểm lấy tiền) thời hạn vay. Tiền vay: 347 triệu. Vay 9 lần: 347 triệu... đúng. Ngày tháng vay từng lần..."
và ép bị cáo phải khai theo nội dung đó. Sau khi bị cáo khai xong về số lần vay, số tiền vay cộng với lãi suất, chính điều tra viên đã lấy máy tính ra tính và ghi tổng số tiền vào một tờ giấy khác...
Bị cáo lý giải, điều tra viên đã nói rằng ghi theo điều tra viên thì sẽ chuyển vụ việc qua dân sự. Nghe lời, bị cáo đã làm theo...

Điều tra viên, cơ quan công an: bị cáo trộm...
Sau khi thụ lý vụ án, Toà sơ thẩm cũng nhận được khiếu nại về việc điều tra viên có hành vi mớm cung, dẫn cung. Toà đã trả hồ sơ để VKS xác minh, làm rõ...
Sau đó, điều tra viên đã có bản báo cáo với Viện cho rằng khoảng tháng 10-2004 ông có làm việc với bị can Chi. Trước khi làm việc ông đã viết trong tờ giấy một số vấn đề với mục đích là để đặt câu hỏi làm việc. Trong lúc làm việc thì đến giờ rước con học thêm nên ông mang hồ sơ đi cất. Lúc đó, ông có để sót tờ giấy trên bàn. Trong khoảng 10, 15 phút sau khi rước con xong ông lại tiếp tục xét hỏi bị can. "Khi làm việc xong, Chi lấy tờ giấy của tôi lúc nào tôi không hay biết..."
Sau báo cáo của điều tra viên, Công an tỉnh Long an cũng có văn bản gửi Viện cho rằng điều tra viên đã làm việc khách quan, không bức cung, mớm cung. "Riêng tờ giấy nháp mà điều tra viên ghi mà bị can đã lấy trộm và tố cáo không có ý nghĩa gì đối với quá trình điều tra vụ án và kết luận vụ án. Điều tra viên trình bày đây là tờ giấy nháp để chuẩn bị cho việc đặt câu hỏi trong quá trình làm việc tiếp theo trên cơ sở bị can đã khai nhận"...
Tại toà sơ thẩm, đại diện VKS khẳng định việc cho rằng điều tra viên mớm cung, dẫn cung là không có cơ sở. Gọi là mớm cung sao lời khai của bị hại và bị cáo không khớp nhau về phần lãi suất. Hơn nữa qua những lần lấy cung khác bị cáo vẫn thừa nhận là mình có vay tiền...

Nói bị cáo trộm là xúc phạm!
Trong cả phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, luật sư của bị cáo đã phản ứng khá gay gắt với những nhận định bị cáo lấy trộm các tờ giấy ghi câu hỏi hỏi cung. Theo luật sư, cơ quan chức năng không thể kết luận bị cáo lấy trộm mà không có căn cứ nào. Bị cáo lấy trộm ở đâu, thời gian nào, mục đích gì... chưa được một ai làm rõ, chưa được ai làm cụ thể vấn đề. Vậy mà chỉ theo lời báo cáo của điều tra viên cơ quan chức năng đã vội kết luận. Luật sư cho rằng, cơ quan chức năng nói bị cáo ăn cắp tài liệu là quá chủ quan, xúc phạm nặng nề đối với bị cáo. Mặt khác nói rằng bị cáo ăn trộm sao cơ quan chức năng không đề nghị xử lý bị cáo về hành vi này. Bởi việc ăn trộm tài liệu của cơ quan điều tra là một lỗi nặng. Mặt khác việc điều tra viên để mất tài liệu thì cũng chưa có biện pháp xử lý đối với điều tra viên. Luật sư đã đề nghị toà phải làm rõ những vấn đề này...

Có sự hướng cung, mớm cung?
Cho rằng bị cáo không lấy trộm tài liệu, luật sư bào chữa cho bị cáo khẳng định các tài liệu đó đã được điều tra viên đưa cho bị cáo để bị cáo khai theo. Luật sư phân tích, ở đây không chỉ có một mà có đến ba tờ giấy có chữ của điều tra viên. Hơn nữa một điều tra viên với mười mấy năm trong nghề thì có cần phải có các tờ giấy ghi những vấn đề để hỏi một cách đơn giản như thế không? Thậm chí có tờ lại ghi dòng chữ "nói vay để làm gì?". Theo luật sư, không cần phải có trình độ cao cũng có thể hiểu được câu này ý của điều tra viên là gì. Đây là mớm cung, định hướng cho bị cáo nói, định hướng cho bị cáo khai chứ không phải là câu hỏi để định hướng điều tra. Nếu là câu hỏi định hướng điều tra thì phải là "hỏi: vay để làm gì?".
Mặt khác, trong tờ giấy thứ hai có mười sáu hàng chữ. Đều đặn một hàng chữ trên là chữ của bị cáo ghi lần nợ, số tiền nợ, lãi suất hàng tháng. Một hàng chữ dưới là do điều tra viên tính và ghi tổng số tiền nợ từng lần. Tổng cộng có đến tám hàng do điều tra viên ghi và tám hàng do bị cáo ghi. Nếu là đề cương của điều tra viên thì không thể có cùng một lúc hai nét chữ được! Cuối cùng trên một tờ giấy khác, điều tra viên đã tổng kết lại tổng số tiền lãi bị cáo phải đóng cho chủ hụi... Từ những yếu tố đó cho thấy đã có sự mớm cung, dẫn cung...
***
Mặc dù bị cáo, luật sư đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến các "tờ giấy bị trộm" nhưng rất tiếc trong cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm HĐXX vẫn chưa đề cập sâu đến vấn đề này. Tuy nhiên, trong phiên phúc thẩm ngày 29-6, TAND tỉnh Long An đã huỷ án sơ thẩm (án sơ thẩm phạt bị cáo tám năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản), trả hồ sơ điều tra lại vì hồ sơ chưa làm rõ một số tình tiết khác của vụ án. Trước đó, VKSND tỉnh cũng đã đề nghị huỷ án và làm rõ những vấn đề liên quan đến tờ giấy "đề cương hỏi cung bị trộm" này.
Hy vọng trong lần điều tra tới, vấn đề sẽ được làm rõ hơn... (PL)

TruongGiang
07-07-2006, 09:25 AM
Một thanh niên tự tử ở huyện Tân Thạnh (Long An):
Có bị nhục hình, bức cung? </span>

Gần đây dư luận ở huyện Tân Thạnh (Long An) đang bức xúc về cái chết của anh Ðinh Văn Chào. Ngày đưa thi thể anh Chào từ Bệnh viện đa khoa Long An về quê nhà an táng, có khoảng 70 người dân với hơn 30 chiếc xe gắn máy đi từ xã Tân Lập ra thị trấn Tân Thạnh xin gặp lãnh đạo công an huyện để bày tỏ nỗi bất bình. Sau khi được đích thân trưởng công an huyện tiếp, họ đã ra về. Nhưng ngày hôm sau, họ đã tổ chức cho xe đưa quan tài anh Chào ra huyện. Vì sao anh Đinh Văn
Chào phải tự tử? Vì sao người dân ấp Cây Sao lại phẫn uất trước cái chết của người láng giềng “hiền như cục bột” ấy?

Bị hành hung vô cớ
Ngày 4-6, chi bộ ấp Cây Sao, thuộc Đảng bộ xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh (Long An) đã tổ chức cuộc họp chi bộ bất thường để giải quyết một sự kiện đang gây phẫn nộ người dân địa phương. Cuộc họp kết thúc sau gần ba giờ đồng hồ và đi
đến kết luận: “Vụ việc dẫn đến cái chết của anh Đinh Văn Chào, chi bộ thống nhất biểu quyết 9/10 đồng chí cho rằng cái chết của anh Đinh Văn Chào, công an huyện phải có trách nhiệm và việc xử lý của công an huyện là nguyên nhân dẫn đến việc anh Chào tự tử”. Cuộc họp có sự hiện diện của trưởng ấp Cây Sao, phó chủ tịch xã Tân Lập và một số người dân trong ấp. Qua tìm hiểu sự việc, được
biết Đinh Văn Chào là thanh niên hiền lành, chí thú làm ăn, thương vợ thương con. Anh đã hoàn thành hai năm nghĩa vụ quân sự và đang là tiểu đội trưởng quân dự bị động viên trong ấp. Chiều ngày 17-5, anh Chào và anh ruột là Đinh Văn Chiến cùng anh rể Lê Đức Chính tổ chức nhậu tại nhà mẹ ruột anh cũng tại ấp Cây Sao.
Đang nhậu anh Chào đi mua thuốc lá ở một quán gần đó. Trên đường về, anh được một nhóm người đang nhậu ven đường mời uống vài ly. Nhưng lại có lời qua tiếng lại rằng anh Chào “uống rượu ăn gian”, khi dể họ (anh Chào có nhổ nước
bọt) và một người trong bọn gạt chân làm anh té nhào. Anh Chào về nhà nhậu tiếp với các anh. Khi hết rượu, mấy anh em hỏi nhau: “Chơi tiếp nữa hôn?”, “Chơi thì chơi!”. Chính câu “Chơi thì chơi!” khi đến tai nhóm người mời anh nhậu lúc nãy đã được hiểu thành anh em anh Chào muốn “chơi” họ. Thế là họ xông vào nhà mẹ anh Chào với dao mác, gậy gộc. Anh Chiến chụp mái chèo để tự vệ. Họ bao vây
nhà mẹ anh Chào hàng chục phút, mẹ và các em anh Chào phải quỳ lạy họ, đến khi những người có trách nhiệm trong xã, ấp đến hiện trường mới giải tán được cuộc ẩu đả.

Điều tra viên bức cung
Ngay sau đó, Công an xã Tân Lập đã có giấy mời những người có liên quan đến UBND xã trình bày vụ việc. Xã đang thụ lý vụ việc thì ngày 19-5, Công an huyện Tân Thạnh đã triệu tập miệng anh Chào về huyện làm việc. Anh Chào (có vợ đi kèm) bị giữ lại công an huyện suốt ngày để điều tra. Đến 17 giờ anh được cho về trong tình trạng bị suy sụp cả tinh thần lẫn thể chất. Anh cho vợ biết công an huyện buộc anh phải nhận đã chém người bằng dao trong cuộc ẩu đả ngày 17-5. Anh không nhận vì sự thật chỉ có anh Chiến tự vệ bằng mái chèo. Khi vợ anh thấy hai bên quai hàm anh bị sưng, hỏi thì anh nói là do bị cán bộ điều tra đánh khoảng chục cái. Anh nói với vợ: “Họ nói nếu không chịu nhận có chém người, thứ Hai (22-5) họ sẽ bắt ra đánh dữ hơn. Họ hăm sẽ cho tụi côn đồ đó gặp và xử anh”. Những người láng giềng của anh Chào cùng xác nhận là khi họ đến thăm anh vào chiều tối ngày 19-5 thấy anh bị sưng hàm và đã nghe anh kể việc cán bộ điều tra dọa...
Hai ngày sau đó, anh Chào không ăn ngủ gì, suy sụp hoàn toàn. Khoảng 3 giờ sáng 22- 5, anh đã uống thuốc trừ sâu, khi gia đình phát hiện thì anh đã sùi bọt mép. Đến ngày 29- 5, dù bệnh biện đã hết lòng cứu chữa nhưng anh đã không qua
khỏi.

Liệu có bao che cho nhóm hành hung?
Nhóm người hành hung anh Chào hoàn toàn không xa lạ gì đối với người dân xã Tân Lập. Mấy năm qua, nhóm người tấn công gia đình anh Chào luôn là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Người dân địa phương cho biết nhóm này phần đông
còn trẻ tuổi, không có công ăn việc làm, thường xuyên gây rối, xin đểu, đánh người vô tội vạ... Có lúc chỉ trong vòng 10 ngày họ vô cớ đánh đập 5-6 trường
hợp. Ngay trước vụ hành hung anh em anh Chào, nhóm này đã gây ra hai vụ hành hung vào các ngày 7-5 và 14-5, trong đó có một vụ trấn nước một người đến phải cấp cứu trong bệnh viện. Bí thư chi bộ Phan Văn Bền cho biết trong hàng chục
cuộc họp chi bộ gần đây đều có đưa ra xem xét tình trạng côn đồ nói trên. Chi bộ ấp đã bốn lần gửi công văn lên chính quyền xã và một lần gửi công văn lên công an huyện yêu cầu can thiệp nhưng không được các cấp quan tâm giải quyết.
Ông Nguyễn Văn Sáu, đảng viên trong chi bộ, Đại úy về hưu, thẳng thắn đặt vấn đề liệu có sự bao che, “dây mơ rễ má” của công an địa phương đối với nhóm này.
Theo xác minh của chúng tôi, người thân của nhóm thanh niên này không có ai là quan chức địa phương nhưng mẹ của một người trong nhóm lại rất thân thiết với một số người có chức, quyền trong huyện. Phải chăng vì vậy mà họ đã dám thách thức, hăm dọa “lấy đầu” các thành viên trong chi ủy chi bộ ấp Cây Sao? Phát biểu trong cuộc họp, ông Đinh Văn Định, Phó Chủ tịch xã, cho biết chính quyền xã có biết tình trạng côn đồ ở ấp Cây Sao nhưng phần nhiều chỉ xử lý hành chính, chưa tới mức xử lý hình sự hoặc tập trung cải tạo. Ông Định khẳng định không có sự chi phối nào đối với chính quyền xã trong vấn đề nói trên. .

<span style=\'color:red\'>Ý kiến của các đảng viên địa phương
Ông PHAN VĂN BỀN, Bí thư chi bộ :
“Tôi có báo tình hình cho ông Toàn, Phó Công an huyện, qua điện thoại về cái chết
của Chào, công an huyện nói tôi chỉ nghe tin đồn thất thiệt gây hoang mang nhân
dân. Tôi biết ông Trương Việt Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lập, cũng đã điện
thoại báo cho lãnh đạo công an huyện, công an huyện cũng trả lời là cơ sở chỉ
nghe tin đồn thất thiệt chứ có mướn công an huyện cũng không đánh người!”.

Ông NGUYỄN VĂN SÁU, đảng viên, Đại úy về hưu:
“Công an huyện không nghe ý kiến của tổ chức cơ sở đảng và Đảng bộ xã là sai, là vi phạm Quy chế dân chủ cơ sở. Nhân dân rất bức xúc trước cái chết của Đinh Văn Chào, đề nghị các cấp sớm giải quyết làm sáng tỏ vụ việc”.

Ông TRẦN VĂN HOANH, đảng viên, Thiếu tá về hưu:
“Khi sự việc xảy ra, công an huyện không đến thăm hỏi gia đình nạn nhân mà chỉ lo đối phó sợ dân kéo kiện, cần phải xem xét lại”.

TruongGiang
12-07-2006, 09:49 AM
THỦ THỪA, LONG AN:
Kê khống số dân để tách xã

_ Tờ trình xin tách xã đã đưa “số dân dự kiến sẽ tăng” vào số thống kê thực tế. Sau ba năm tách xã, dân số vẫn thấp hơn nhiều lần.
_ Tỉnh, bộ biết nhưng vẫn “cho qua”?

Huyện Thủ Thừa có sáu xã thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Cuối năm 2001, UBND xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa đề nghị tách một phần diện tích tự nhiên của xã để thành lập xã Tân Lập mới.

Kê khống để đủ điều kiện tách xã
Theo tờ trình của UBND huyện, xã Tân Thành có diện tích gần 7.750 ha, khoảng 1.460 hộ với gần 6.100 nhân khẩu được tách, thành lập mới một xã Tân Lập. Xã này có diện tích 3.780 ha có khoảng 650 hộ với gần 2.700 người. Tờ trình nêu rõ, việc đề nghị tách một phần đất tự nhiên chia tách xã Tân Thành thành hai xã mới là phù hợp với điều kiện quản lý chung của huyện, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế chung của khu vực Đồng Tháp Mười. Tiếp đó, UBND huyện có tờ trình cho UBND tỉnh Long An và Thủ tướng Chính phủ để thành lập xã Tân Lập mới thuộc huyện Thủ Thừa. Trên cơ sở đó, ngày 15-5-2003 Chính phủ có nghị định đồng ý với việc thành lập xã Tân Lập. Qua tìm hiểu của chúng tôi, số dân thực tế ở xã ít hơn nhiều so với báo cáo. Xã này nguyên là ấp 3 của xã Tân Thành khi chưa chia tách. Lúc đó, toàn ấp này có khoảng 250 hộ dân với khoảng 1.200 người. Khi lập xã mới, Tân Lập được chia thành bốn ấp. Bên cạnh đó, khi TP.HCM và Long An có chủ trương hợp tác xây dựng khu công nghiệp xử lý rác ở xã này thì gần như số dân ở ấp 1 bị giải tỏa toàn bộ (khoảng 30 hộ).
Ông Huỳnh Văn Công, trưởng ấp 2, cho rằng xã có bốn ấp, một ấp bị giải tỏa, hai ấp còn lại chủ yếu là đất nông trường. Người dân ở hai ấp 3, 4 phần lớn từ các tỉnh miền Tây đến nhận khoán đất của nông trường. Như vậy, “dân chủ lực”, có hộ khẩu thường trú chủ yếu tập trung ở ấp 2 nhưng ấp chỉ có khoảng 125 người tính cả tạm trú).

Thống kê kiểu... đếm cua trong lỗ
Ông Lê Phát Hùm, Trưởng phòng Tổ chức-Lao động huyện Thủ Thừa, cho biết trên địa bàn xã này có hình thành khu công nghiệp xử lý rác, có trục quốc lộ nối liền TP.HCM và miền Tây... Ngoài ra, dự kiến ở đây còn có cụm dân cư và tuyến dân cư. Với những yếu tố đó, tương lai dân số chắc chắn tăng. Ông Hùm cũng thừa nhận số lượng thực tế và báo cáo trong tờ trình chênh lệch khoảng 700 đến 800 dân. “Tuy nhiên, việc “kê khống” như vậy tỉnh cũng biết vì tỉnh trực tiếp cùng với chúng tôi làm. Kể cả một vụ phó Bộ Nội vụ cũng biết bởi họ có đến để thẩm định và họ cũng chấp thuận, đồng ý với việc chia, tách vì cho rằng đây rõ ràng là điều kiện bức thiết để thành lập xã mới” - ông Hùm khẳng định.
Thế nhưng khi chúng tôi thắc mắc vậy tại sao lại không báo cáo con số thật, có phải vì như vậy sẽ không được “duyệt” thì ông Hùm lại cho rằng: “Lúc đó vì không báo con số thật nên chưa biết”.
Cũng theo ông Hùm, một đơn vị hành chính cấp xã tối thiểu phải từ 2.000 người. Ngay lúc đầu đã xác định xã thu hút dân cư từ các nơi chuyển về định cư và làm dân số ở đây sẽ tăng lên. Con số nêu trong báo cáo là số dân hiện có cộng với số dân dự kiến sẽ tăng lên. Nhưng việc hình thành khu công nghiệp xử lý rác đã làm hạn chế mức tăng dân số.
Tuy nhiên, thực tế thì khu công nghiệp xử lý rác có chủ trương xây dựng vào cuối năm 2001. Trong khi đó, mãi đến tháng 5- 2003 mới có quyết định chia, thành lập xã mới. Một điểm nữa, qua tìm hiểu của chúng tôi, sau ba năm tách xã, hiện xã còn khoảng 230 hộ với 984 nhân khẩu. Tức số dân ở đây đã không tăng “theo dự kiến” như lời ông Hùm.