PDA

View Full Version : CÁC ĐIỂM THAM QUAN - DU LỊCH


raykid2
04-07-2006, 03:58 PM
Thả hồn trên những bãi tắm vịnh Vân Phong </span>
00:20:00, 23/06/2006
THANH NIÊN ONLINE



<span style=\'color:blue\'>Vịnh Vân Phong rộng 80.000 ha, là vịnh biển đẹp nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa, quanh năm nước xanh trong, còn lưu giữ được vẻ thơ mộng nguyên sơ của thiên nhiên. Phía bắc Vân Phong giáp vịnh Vũng Rô phẳng lặng như tấm gương xanh, phía nam giáp bán đảo Hòn Hèo với đỉnh cao mây phủ chập chờn, phía đông giáp biển Đông xanh ngắt chân trời và phía tây giáp các xã duyên hải cận sơn của hai huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh. Vịnh rộng mênh mông với chiều dài bờ vịnh ôm hình cung hơn 50 km - tính từ bờ cát trắng biển Đại Lãnh gần vịnh Vũng Rô đến tận bãi bờ đầm Nha Phu kề cạnh vùng biển Nha Trang. Vịnh Vân Phong xanh trong, từ bao đời đã tạo nên nhiều bãi tắm sạch đẹp (ảnh) với bờ cát trắng rộng thẳng tắp.

Bạn có thể đến khu du lịch Dốc Lết, một bên là biển với muôn ngàn con sóng gợn nhẹ, một bên là những cồn cát trắng mịn tỏa bóng dừa và phi lao. Nơi này thuộc xã Ninh Hải, gần cảng Hòn Khói xuất khẩu muối trắng của huyện Ninh Hòa, một vùng nghỉ dưỡng có bãi tắm thật lý tưởng. Từ thành phố Nha Trang đến đây chỉ mất 1 tiếng đồng hồ đường xe ô tô. Không xa Dốc Lết là bao, có thể đi đường biển 15-20 phút bằng ca-nô hoặc đường bộ 40-45 phút bằng ô tô, bạn sẽ đến khu du lịch Đầm Môn, một vùng bán đảo cát trắng nước ngọt đầy bóng dừa xanh bên bờ vịnh Vân Phong.

Bước chân khám phá đến Đầm Môn chập chùng những đồi cát trắng phau, bạn có thể tắm tại bãi Cát Thắm nhìn ra đảo Học Trò nổi xa xa trên vịnh biển hoặc trông qua núi Đại Lãnh xanh mờ nằm giữa chân đèo Cả và đèo Cổ Mã. Bán đảo Đầm Môn còn có những bãi tắm nằm lặng thầm kín đáo giữa những tảng đá núi in dáng hình kỳ lạ. Không nơi nào nghỉ dưỡng, vui chơi trong môi trường sinh thái biển yên lành, bổ ích như nơi đây. Từ nơi này, đi dọc theo bãi Dài hơn 10 km là đến chân đèo Cổ Mã gập ghềnh đá biển, bạn sẽ thấy ngay một dải cát trắng phơi mình bên hàng phi lao xanh. Biển ở đây nước xanh trong quanh năm.

Du lịch đến các bãi biển cát trắng mịn nước trong xanh bên bờ vịnh Vân Phong, từ Dốc Lết đến Đầm Môn rồi Đại Lãnh, bước chân khám phá với tâm hồn lãng mạn của bạn, bằng phương tiện sẵn có chỉ mất một ngày; sáng tắm biển Dốc Lết, trưa tắm biển Đầm Môn, chiều tắm biển Đại Lãnh và tối trở về lại Nha Trang. Nếu bạn muốn ở lại qua đêm bên bờ vịnh hữu tình, những nơi này đều có khách sạn đầy đủ tiện nghi dành cho những ai lưu luyến biển Vân Phong hữu tình.

Bài, ảnh: Nguyễn Hoàng Thu

raykid2
04-07-2006, 04:02 PM
Thác Datanla - Đà Lạt có máng trượt 22:42:04, 18/05/2006
THANH NIÊN ONLINE


Từ 25.5.2006, Công ty du lịch Lâm Đồng sẽ đưa vào khai thác hệ thống máng trượt tại khu du lịch thác Datanla - Đà Lạt. Hệ thống này được thiết kế theo đường xuống thác, gồm 2 tuyến có hành lang bảo vệ và lưới an toàn: tuyến trượt (tuyến xuống) và tuyến kéo (tuyến lên).

Máng trượt có 48 xe trượt đôi (1 hoặc 2 người ngồi). Từ điểm xuất phát, máng trượt đi theo nhiều vòng quanh co tùy theo địa hình làm cho du khách có thể đạt đến tốc độ 40 km/giờ xuyên qua rừng già nguyên sinh. Mỗi xe đều có hệ thống thắng tay để du khách chủ động điều chỉnh tốc độ trượt. Có hệ thống máng trượt, du khách đến Datanla không chỉ tham quan thắng cảnh đẹp mà còn tham gia trò chơi thú vị, mạo hiểm. (Tin, ảnh: Lê Hân)

raykid2
15-07-2006, 06:12 PM
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ


Nhà hát Thành phố

Tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi - trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh có kiến trúc cổ kính, uy nghi với 1 tầng trệt, hai tầng lầu, 1800 ghế, không khí thoáng, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại. Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa Balê, dân tộc, Ôpêra cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Tại đây có thể tổ chức những buổi mít tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các hội thảo chuyên đề...



Hội trường Thống Nhất

Mặt chính nằm tại số Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một cửa tại 106 Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM.
Trước kia, trên nền đất này là một tòa biệt thự đó là dinh Nôrôđôm, dinh của toàn quyền Đông Dương Sài Gòn, xây dựng năm 1873.
Năm 1954, tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm đã chọn nơi này làm dinh Tổng thống. Cuối năm 1962, dinh dược xây dựng lại và lấy tên là dinh Độc Lập. Sau giải phóng, dinh Độc lập là nơi làm việc của Ủy ban Quân quản thành phố và sau được đổi tên thành Hội Trường Thống Nhất.
Với khuôn viên rộng, lối kiến trúc hiện đại cùng với tính lịch sử của mình, hội trường Thống Nhất đã đặc biệt hấp dẫn khách tham quan, đặc biệt là hệ thống đường hầm, phòng thông tin liên lạc và phòng tham mưu tác chiến ở dưới tầng hầm.
Hội trường mở cửa từ 7h30 đến 11h30 sáng và 13h đến 17h chiều trừ những ngày hội họp hoặc khánh tiết.



Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố
Được xây dựng vào đầu năm 1900-1908 ngay đầu đường Nguễn Huệ theo đồ án của kiến trúc sư Gardès và được trang trí bởi nhà thầu nghệ thuật Bonnet. Tòa nhà thực sự nổi bật và lộng lẫy nhờ cách trang trí độc đáo của mình.




Nhà thờ Đức Bà

Là nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố, do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây dựng. xây dựng và hoàn tất vào năm 1880. Đây là một công trình đẹp theo kiểu kiến trúc Rôma chính thống. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim.
Hàng ngày, nhà thờ có nhiều giờ lễ khác nhau, Đặc biệt, ngày Chủ nhật vào lúc 9giờ 30, có lễ dành cho người nước ngoài.



Chợ Bến Thành

Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, chợ Bến Thành đã rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam và khách quốc tế. Năm 1975, chợ Bến Thành được nâng cấp lên từ một ngôi chợ nhỏ trước khi Pháp xâm lược Việt Nam và năm 1985 được sửa chữa lại hoàn toàn, riêng dáng vẻ phía trước và tháp đồng hồ thì vẫn được giữ lại như xưa.
Chợ Bến Thành là một khu trung tâm buôn bán không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam. Hàng hóa trong chợ rất phong phú, dường như có đủ mặt các sản vật trong nước và hàng công nghệ hiện đại trên thế giới.



Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn
Nằm ở số 2 Công Xã Paris, được xây dựng năm 1886 – 1891.Đây là công trình kiến trúc có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á. Mặt tiền có những ô hình chữ nhật, ghi tên những nhà phát minh ra ngành điện và điện tín,. Chiếc đồng hồ lớn trên cửa chính có tuổi thọ bằng tuổi thọ cuả toà nhà.
Ngày nay, xung quanh toà nhà chính còn có nhiều công trình kiến trúc dùng để lắp đặt máy móc, thiết bị bưu điện truyền tin hiện đại. Trong tòa nhà chính có 35 quâỳ phục vụ khách hàng với nhiều dịch vụ khác nhau.
Bưu điện mở cửa hàng ngày từ 6 giờ đến 22 giờ.


Chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc ở số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. HCM.
Chùa được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971 theo kiểu chữ “Công”, hai lớp mái chồng diêm mang nét cổ kính theo truyền thống Á đông. Đây là ngôi chùa phật giáo đạo thừa lớn nhất thành phố.



Chùa Giác Lâm

Địa chỉ 118 Lạc Long Quân, Q.Tân Bình, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất thành phố, được xây dựng vào năm 1744. Chùa còn có tên là Cẩm Sơn hoặc Cẩm Điện. phong cảnh nơi này đẹp như tranh với những vườn hoa và những cây cao. Nhiều người đến đây để sáng tác và ngâm thơ. Chùa đã được trùng tu nhiều lần: vào năm 1804 và 1909. Trên cổng có 3 chữ Giác Lâm Tự viết bằng chữ hán. Chùa còn được goị là đình Giác Lâm vì có nhiều am với những người trụ trì thuộc dòng họ Lâm Tế, con cháu của những người truyền và phát triển đạo phật ở Trung Quốc.
Kiến trúc của chuà mang đậm nét văn hóa phương Đông, nghiêm trang, nhẹ nhàng, mỹ thuật. đặc biệt tượng phật Địa tạng của chùa đẹp có tiếng. chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.



Chùa Xá Lợi.

Tọa lạc tại số 89. Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, được xây dựng vào năm 1956 do sự đóng góp của nhân dân 21 tỉnh miền Nam. Hội phật học Việt Nam tổ chức xây cất chùa để thờ Xá Lợi Phật. các chư tăng, ni và phật tử quen gọi là chùa Xá Lợi vì thế khi khánh thành chùa đã được đặt tên là chùa Xá Lợi như tên quen gọi của mọi người. điện thờ ở lầu một được bài trí đơn giản, tôn nghiêm và ở đây có đặt thờ Xá Lợi phật do ngài Narada ở Tích Lan dâng cúng cho phật giáo Việt Nam.
Chùa được chọn đặt trụ sở Giáo hội phật giáo Việt Nam


Ðịa đạo Củ Chi
Thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17 km về phía Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, là một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách, liên kết nhau thành một hệ thống chằng chịt, có nơi ăn ở, hội họp, sinh hoạt, chiến đấu. Hệ thống đường hầm bí mật này đã đào từ kháng chiến chống Pháp (1948), lúc ấy mới chỉ có khoảng 17 km. Sau năm 1960, hệ thống này tiếp tục được củng cố, phát triển thêm tới 250 km, có 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8 - 10m. Củ Chi được gọi là quê hương của “chiến tranh địa đạo”, đã được tặng danh hiệu “đất thép thành đồng.
Hiện nay, khu di tích lịch sử này đã trở thành một khu du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn du khách trong nước và nước ngoài tham quan mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều vị lãnh đạo Đảng, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam và các nước đã đến thăm và ghi cảm tưởng lưu niệm tại đây. Nơi đây đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.



Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược

Nằm trong khu di tích lịch sử Củ Chi, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, đền Bến Dược được khởi công xây dựng ngày 15-9-1993, khánh thành giai đoạn một vào ngày 19-12-1995 gồm có: cổng tham quan, , nhà văn bia, tháp 9 tầng, ngôi điện chính và hoa viên.
Tấm bia đá cao 3m, nặng 3.7 tấn đặt giữa nhà văn bia, khắc bài văn “đời đời ghi nhớ” của nhà văn Viễn Phương.
Trong ngôi điện chính, điện thờ được bài trí tôn nghiêm, chính giữa tôn trí tượng chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba mặt xung quanh là họ tên của các anh hùng liệt sĩ được khắc vào bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Tầng dưới đền là nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật, mô hình, sa bàn… với chủ đề: “Củ Chi đất thép thành đồng. Ngày 19-12 hàng năm là ngày lễ hội tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ tại đền Bến Dược.

foureyes
17-07-2006, 10:09 AM
góp phần tạo nên chất lượng diễn đàn nào :P

Đồi cát trắng- Phan Thiết

Mũi Né-Phan Thiết thì chắc nhiều người đi rồi phải không? Nhưng đồi cát trắng ở Phan Thiết thì có ai biết không? Từ Hòn Rơm Mũi Né, chạy xe vào khoảng vài Km nữa, các bạn sẽ đến Đồi cát trắng, một nơi còn chưa có sự can thiệp của dịch vụ du lịch, còn rất hoang sơ, mặc dù đường đi đã được trải nhựa. Đường đi đẹp tuyệt vời, một bên là đồi cát đỏ, một bên là biển hoang sơ, sóng xanh, bãi biển đầy đá. Dài khoảng 2-3 km, không cây cối, không hàng quán, không resort, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Tiếc mình không phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để ghi lại hình ảnh này.
Đi hết bờ biển một đoạn sẽ vào được đến đồi cát trắng. Cát trắng ngà ngà, nhiều đồi cát chạy nối đuôi nhau, dưới chân đồi là một hồ nước trong xanh, một màu xanh rất lạ, không biết diễn tả thế nào. Đứng nhìn nước ấy, đồi ấy, cảm thấy Việt Nam sao mà đẹp thế. Mình đã có dịp đi Thái Lan, đến Pattaya, một khu du lịch biển nổi tiếng của TL, trời ơi, không bằng một góc của Phan Thiết. Chỉ có điều dịch vụ của họ rất tốt nên thu hút được du khách. Hy vọng rằng, Đồi cát trắng - Mũi né - Phan thiết sẽ luôn là phong cảnh đẹp cho mọi người viếng thăm và vẫn giữ nét hoang sơ tự nhiên làm mê đắm lòng người.

raykid2
19-07-2006, 06:36 PM
nghe chị miêu tả em tưởng tượng rằng đây là một quang cảch rất đẹp, vẻ đẹp thiên nhiên thật sự. khi có dịp đi Phan Thiết, nhất định em phải đến đó mới được.

raykid2
19-07-2006, 06:42 PM
GIỚI THIỆU MỘT SỐ RESORT, KHÁCH SẠN,

NHÀ NGHỈ khi đi Phan Thiết


Tên cơ sở Công Ty TNHH Long Sơn (Hòn Rơm 1)
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 848539
Fax 849026
Địa chỉ Khu Phố Long Sơn Phường Mũi Né
Website http://www.binhthuan.vn/doanhnghiep/longson/


Tên cơ sở KDL Hòn Rơm 2 (Cty Du lich)
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 849170
Fax 849178
Địa chỉ Khu Phố Long Sơn Phường Mũi Né


Tên cơ sở Công Ty TNHH Biển Nam
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 849337
Fax 849729
Địa chỉ Long Sơn Phường Mũi Né

Tên cơ sở Công Ty TNHH Hoàng Khang ( Hòn Giồ)
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 846135
Fax 846134
Địa chỉ Tiến Hoà Xã Tiến Thành
Website http://www.binhthuan.vn/doanhnghiep/hongio/

Tên cơ sở Công Ty Cổ Phần Khách Sạn Phan Thiết
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 818266
Fax 821695
Địa chỉ 276 Trần Hưng Đạo Phường Đức Thắng


Tên cơ sở DNTN Lan Nở (SeaBreeze)
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847373
Fax 847743
Địa chỉ 100 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến
Website http://www.muineseabreeze.com


Tên cơ sở DNTN Ngọc Sương (Marina)
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 847515
Fax 847580
Địa chỉ 94 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến


Tên cơ sở DNTN Nhân Hoà
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847371
Fax 847398
Địa chỉ 128 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến


Tên cơ sở DNTN Khách Sạn Trung Dũng
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 831349
Fax 831350
Địa chỉ 46 Trần Hưng Đạo Phường Phú Trinh


Tên cơ sở DNTN Khánh Hùng
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 832043
Fax 831953
Địa chỉ 177 - Trần Hưng Đạo Phường Bình Hưng
Website http://www.khanhhunghotel.com


Tên cơ sở Cty TNHH Khách Sạn Hải Vân
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 823783
Fax 832028
Địa chỉ 102b Thủ Khoa Huân Phường Phú Thủy
Website http://www.binhthuan.vn/doanhnghiep/haivanhotel/

Tên cơ sở Khu DL Cổ Thạch Tự
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại
Fax
Địa chỉ Bình Thạnh

Tên cơ sở Công Ty Tnhh DL Lặn Biển ( Scuba)
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 853919
Fax 853918
Địa chỉ Vĩnh Tân- Vĩnh Hão
Website http://www.vietnamscuba.com

Tên cơ sở CTy Tnhh Biệt Thự Chàm
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847521
Fax
Địa chỉ 32 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến
Website http://www.chamvillas.com

Tên cơ sở Cty TNHH Thái Bình Dương
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 861631


Tên cơ sở Khu DL Minh Tâm (DNTN)
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847832
Fax
Địa chỉ 130 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến


Tên cơ sở Công Ty Tnhh Ba Thật
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 566519
Fax
Địa chỉ Tân Lý 4 - Tân Bình Thị trấn La Gi


Tên cơ sở DNTN Khách Sạn Hiếu Nam
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 828257
Fax 828257
Địa chỉ 110 Trần Hưng Đạo Phường Phú Thủy


Tên cơ sở DNTN Khách Sạn Thanh Long
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 825016
Fax 825016
Địa chỉ 67 Trần Hưng Đạo Phường Phú Thủy


Tên cơ sở DNTN Nhà Hàng Khách Sạn Hương Biển
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 839444
Fax
Địa chỉ 123 - Trần Hưng Đạo Phường Phú Thủy
Website http://www.binhthuan.vn/doanhnghiep/huongbienhotel

Tên cơ sở Khách Sạn Tây Hồ
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 821710
Fax 822635
Địa chỉ 225-227 Trần Hưng Đạo Phường Bình Hưng



Tên cơ sở DNTN Mai Khanh Gia Trang
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847177
Fax 847002
Địa chỉ 86 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến


Tên cơ sở DNTN Khách Sạn Vĩnh Hưng
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 822113
Địa chỉ 237 Thủ Khoa Huân Phường Phú Thủy


Tên cơ sở DNTN Du Lịch Biển Trời (Sunsea)
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847700
Fax 847701
Địa chỉ 50 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến
Website http://www.sunsearesort.com

Tên cơ sở DNTN Nhật Linh
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 831141
Fax 831142
Địa chỉ 337 - Lê Lợi Phường Hưng Long


Tên cơ sở Cty TNHH Hải Âu
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847363
Fax 847556
Địa chỉ 32 Huỳnh Thúc Kháng Phường Hàm Tiến
Website http://www.haiauresort.com.vn

Tên cơ sở DNTN Lan Nở (SeaBreeze)
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847001
Fax 847153
Địa chỉ 68 Nguyễn Đình Chiểu, Hàm Tiến
Website http://www.muinerachduaresort.com.vn

Tên cơ sở Cty TNHH Trần Đàng (KDL Mũi Né )
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847542
Fax 847655
Địa chỉ 144 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến


Tên cơ sở Cty TNHH Phương Hưng
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 825091
Fax 825300
Địa chỉ 112 Trần Hưng Đạo Phường Phú Thủy
Website http://www.binhthuan.vn/doanhnghiep/phuonghung/

Tên cơ sở Cty TNHH Cà Ty
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 818801
Fax 816619
Địa chỉ 40 Phan Bội Châu
Website http://www.catyhotel.com.vn

Tên cơ sở Cty Cổ Phần Khách Sạn 19-4
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 825687
Fax 829640
Địa chỉ 01 Từ Văn Tư Phường Phú Trinh


Tên cơ sở Công Ty Tnhh Đồi Sứ
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 683011
Fax 683015
Địa chỉ Thôn Thuận Thành Xã Thuận Quí
Website http://www.doisuresort.com

Tên cơ sở Cty TNHH Hoàng Ngọc
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 847858
Fax 847459
Địa chỉ 152 Nguyễn Đình Chiểu Phường Hàm Tiến
Website http://www.hoangngoc-resort.com

Tên cơ sở DNTN Phương Thảo
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 720073
Fax 720076
Địa chỉ 392 Trần Hưng Đạo
Website

Tên cơ sở Cty TNHH Du Lịch Thế Giới Xanh
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 682222
Fax 682229
Địa chỉ Thôn Kê Gà Xã Tân Thành
Website http://www.blueworldresort.com

Tên cơ sở DNTN Năm Châu
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 849323
Fax 849672
Địa chỉ Khu Phố 5 Phường Mũi Né
Website http://www.resortnamchau.com

Tên cơ sở DNTN Minh Yến
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 825687
Địa chỉ 74 Nguyễn Huệ Phường Đức Nghĩa
Website http://www.binhthuan.vn/doanhnghiep/MinhYen/

Tên cơ sở DNTN Kim Hồng Thuỷ
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 836003
Địa chỉ Khu Phố Long Sơn Phường Mũi Né


Tên cơ sở DNTN Thiên Trang
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 836033
Fax 849188
Địa chỉ Khu Phố Long Sơn Phường Mũi Né


Tên cơ sở Khách sạn Hoàng Anh
Loại kinh doanh KS
Điện thoại 823179
Địa chỉ 5A Trần Hưng Đạo


Tên cơ sở DNTN Thiên Thảo
Loại kinh doanh Resort
Điện thoại 849099
Fax 848002
Địa chỉ Khu Phố 5 Phường Mũi Né

raykid2
19-07-2006, 06:46 PM
Bình Thuận là miền đất cuối cùng của miền Trung, phiá Nam giáp miền Đông, phiá Tây là rừng nuí giáp Lâm đồng . Bình Thuận có bờ biển dài, cá cả hải đảo và vùng đồng bằng,miền núi. Chính những đặc điểm về tự nhiên đó là điều kiện thuận lợi, để từ lâu đời trền vùng đất này đã có con người sinh sống ở thời tiền sử và sơ sử mà những di tích khảo cổ học được phát hiện đã chứng minh sinh động về những nền văn hoá khảo cổ đã qua.

Vào đầu công nguyên cũng đã có nhiều dân tộc, nhiều vương quốc với những nền văn hoá phát triển đã để lại đến ngày nay. Trong số đó có Vương quốc Chămpa là một trong những vương quốc hùng mạnh ở nhiều thế kỷ ở thời cổ đại và trung đại, có một nền văn hoá phát triển rực rỡ nagng hàng với các nước trong khu vực. Họ đã để lại một khối lượng di sản lớn với nhiều giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, văn hoá dân gian, một hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng. Đặc biệt về kiến trúc với nhiều nhóm đền tháp, đền thờ.

Trong quá trình mở nước về phiá Nam và từ khi thành lập tỉnh Bình Thuận (1697), người Việt đã kế thừa những thành tựu về văn hoá của người Chăm và một phần các dân tộc ít người khác, để xây dựng một nền văn hoá truyền thống phát triển qua từng thời kỳ lịch sử trên cơ sở những phong tục tập quán văn hoá của tổ tiên tạo nên một nền văn hoá thống nhất đa dạng. Trải trên 300 năm lịch sử các thế hệ tiền nhân xưa đã để lại trên đất Bình Thuận hằng trăm di tích lịch sử có giá trị, đó là những công trình kiến trúc: tháp, đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ... Từ xưa là những yếu tố cấu thành đời sống văn hoá tinh thần và tâm linh của cộng đồng các dân tộc.

Những thiết chế tôn giáo, tín ngưõng và văn hoá đó là những di sản được kết tinh lại qua bàn tay, khối óc của ông cha ta, qua nhiều thế hệ, được bồi đắp và giữ gìn đến ngày nay đã cấu thành cac di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Với những thông tin ngắn gọn, kết hợp hình ảnh minh hoạ, nội dung cuốn sách nhỏ “ Di tích lịch sử - văn hoá Bình Thuận” ngoài ý nghĩa , nội dung lịch sử văn hoá của các di tích còn mang đến cho người đọc niềm tự hào về lịch sử, truyền thống mảnh đất con người Bình Thuận trên 300 năm xây dựng và phát triển. Hy vọng những di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh được giời thiệu sẽ góp phần thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, hưởng ngoạn các giá trị văn hoá, truyền thống di tích và danh thắng.
(theo: binhthuan.vn)

raykid2
19-07-2006, 06:47 PM
Tháp Chăm Pôshanư

Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tọa lạc trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải về phía Đông - Bắc cách thành phố Phan Thiết chứng 7km được người Chăm xây dựng từ những cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hoà Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa, mà hiện nay những ngôi tháp này còn lại rất ít như một số phế tích ở khu thánh điạ Mỹ Sơn, còn lại nhóm Hoà lai (Phan Rang) nhóm Pôdam (Tuy Phong – Bình Thuận) và tương đối nguyên vẹn là nhóm đền tháp Pôshanư.

Nhóm tháp gồm có 3 tháp : Tháp chính A hơi nhếch về phía Nam, hai tháp phụ là B hơi nhếch về phiá Bắc và C nhếch về hướng Đông cạnh tháp A. Nội dung của việc xây dựng nhóm tháp trong giai đoạn lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị thần Ấn độ giáo được người Chăm sùng bái, tôn kính) biểu hiện bằng bệ thờ Linga-Yôni bằng đá hiện còn lưu giữ tại tháp chính. Đến thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số đền thờ dạng kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Pôshanư, tương truyền là con vua ParaChanh được nhân dân yếu quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối với người Chăm đương thời. Những cuộc khai quật khảo cổ học từ 1992-1995 đã phát hiện nhiền nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV. Từ đây tháp có tên gọi là Pôshanư.

Pôshanư là nhòm đền tháp Chăm có vai trò quan trọng trong số các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Thuận, từ hình dạng kiến trúc đến kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật trên thân tháp, các vòm cuốn, các cửa chính, cửa giả, trong lòng và lên đến đỉnh tháp. Riêng kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật còn lại ở thân Tháp đủ gợi lên yếu tố thẩm mỹ khá riêng biệt của phong cách Hoà Lai.

Tháp chính A từ trong lòng tháp lên đến Đỉnh 15 m, cạnh đáy mỗi bề gần 20m, một cửa chính dài, hướng về phía đông mà theo truyền thuyết Chăm hướng Đông là nơi cư ngụ của thàn linh. Có 3 cửa giá ở những hướng Bắc, Tây, Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ. Tháp có 4 tầng càng lên cao càng thu nhỏ lại và bớt đi những yếu tố kiến trúc của tầng dưới. Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên ngoài xây bít kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài.

Tháp B nằm riêng nhích về hướng Bắc cao khoảng 12m, về cơ bản hình dáng kiến trúc giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước đây trong tháp có thờ con bò thần Namdin nhưng sau đó không thấy nữa . Năm 1995 lúc khai quật dưới lòng đất đã tìm thấy 1 bàn chân và 1 tai bò thần bằng đá. Tháp C hiện chỉ còn lại với 1 chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc.

So với những tháp Chăm khác, đến nay di tích này hàng năm vẫn có đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan đến phong tục tập quán của họ,. Một điều khá lý thú nữa là đối với ngư dân những vùng lân cận trước khi đi biển cũng đến đây cầu xin cho những chuyến đi biển được bình yên.

Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư đã được tu bổ, tôn tạo từ 1990-2000 và hiện nay đã hoàn chỉnh việc tu bổ di tích. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1991

raykid2
19-07-2006, 06:48 PM
Di sản văn hoá hòang tộc Chăm

Vương quốc Chămpa kể từ khi hình thành, tồn tại và phát triển với tư cách là một Nhà nước độc lập, có một vương triều được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ với hàng chục đời vua chính thống và sau này là một số đời vua được “phiên vương”. Mỗi triều đại có một cách trị vì đất nước khác nhau , nhưng đều giữ được bản sắc văn hoá của người Chăm. Đặc biệt trong các vương triều của Vương quốc Chămpa đều sử dụng các loại phương tiện sinh hoạt, vũ khí, trang phục triều chinh hoàn toàn khác các nước và các vương quốc trong khu vực.

Mặc dù Vương quốc Chămpa trong tiến trình phát triển của lịch sử, đã qua nhiều triều đại khác nhau nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chiến tranh nên không còn lưu giữ lại được những đồ dùng sinh hoạt trong triều chính. Chỉ còn lại một sưu tập duyy nhất của triều vua PôKlong Mơ HNai và hoàng hậu ôbia Sơm là tương đối đầy đủ nhưng không phải tất cả đều của triều vua này mà vương miện, vũ khí và một số đồ quý hiếm khác phải có nguồn gốc từ các vương triều trước.

Sưu tập di sản của Hoàng tộc Chăm còn lại hiện nay do các Vua Chăm truyền lại cho các thế hệ hậu duệ lưu giữ. Người được quyền thừa kế và lưu giữ lâu nhất là bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ của dòng Vua PôKlong Mơ HNai, bà là một trong những người có uy tín và được người Chăm tin yêu, gọi bà là “công chuá”. Năm 1995 bả đã qua đời và người thừa kế tiếp theo là bà Nguyễn Thị Đào cháu gái bà Nguyễn Thị Thềm. Sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm hiện bảo lưu tại thôn Tịnh Mỹ - xã Phan Thanh - huyện Bắc Bình cách thành phố Phan Thiết 62 km về hước Bắc.

Sưu tập bao gồm hơn 100 hiện vật là phương tiện, đồ dùng, trang phục trong cung đình, đa phần là loại độc bản quý hiếm như vương miện của Vua là loại vương miện đúc bằng vàng, chạm trổ điêu khắc tinh vi và công phu, theo nghệ thuật truyền thống của người Chăm xưa dành cho nhà vua. Khác với vương miện của Vua Trung Quốc và Vua Việt biểu tượng là rồng, còn ở đây trên vương miện là 2 con Makara quấn quýt trên vương miện thể hiện uy quyền của Nhà vua. Vương miện của Hoàng hậu Chăm cũng bằng vàng và có hình dạng nhỉ, đẹp với trang trí nghệ thuật tiêng. Cạnh đó là nhiều loại trang phục của Nhà vua: aó mặc trong triều, áo trận, hài, bộ vũ khí gương đao và một số đồ dùng bằng bạc và sứ có nguồn gốc từ Trung quốc, Nhật Bản. Trang phục và trang sức của Hoàng Hậu Chăm có hình dạng lạ và trang trí đẹp theo phong tục truyền thống, trang phục của Công Chúa và Hoàng tử Chăm cũng khác lạ. Nhiều loại hiện vật khác bằng bạc như đồ đựng trầu cau, bằng đồng như bộ nhạc cụ cùng nhiều loại tài liệu khác liên quan đến đất đai và sinh hoạt triều chính, một số sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho vua PôKLong MơHNai, dấu ấn...

Đây là sưu tập duy nhất còn lại của vương triều Chămpa sau gần 2 thiên niên kỷ tồn tại, và rất có giá trị về mặt lịch sử văn hoá, hiện sưu tập đang được trưng bày tại kho mở tại gia đình bà Nguyễn Thị Đào, hậu duệ nhiều đời vua Chămpa tại xã Phan Thanh huyện Bắc bình. Với giá trị lịch sử nghệ thuật của bộ sưu tập, Nhà nước đã xếp hạng công nhận là di tích lịch sử - nghệ thuật cấp quốc gia cùng với nhiều đền thờ PơKlong MơHNai vào năm 1993.


...còn tiếp...

foureyes
20-07-2006, 09:16 AM
Originally posted by raykid2@Jul 19 2006, 06:36 PM
nghe chị miêu tả em tưởng tượng rằng đây là một quang cảch rất đẹp, vẻ đẹp thiên nhiên thật sự. khi có dịp đi Phan Thiết, nhất định em phải đến đó mới được.
9827



đúng đó em, một quang cảnh thiên nhiên thật sự.
Em có làm cho cty du lịch không mà biêt nhiều thế. Những thông tin về khách sạn rất hữu ích đó, tiếp tục phát huy nghen

raykid2
21-07-2006, 10:28 AM
ok, cám ơn chị đã động viên!

raykid2
21-07-2006, 10:36 AM
Di tích lịch sử văn hoá Chùa Bà Thiên Hậu

(Phan Rí Thành – Bắc Bình )

Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng năm 1725 toạ lạc tại xã Phan Rí Thành huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết trên 70 km về phiá bắc.

Chùa Bà Thiên Hậu thực ra là một ngôi đền thờ do người Hoa xây d ựng để thờ một nhân vật theo truyền thuyết của người Trung Hoa. Không rõ từ lúc nào kể cả người Hoa và người Việt ở đây lại gọi đền thờ bằng tên Chùa Bà Thiên Hậu và cũng từ đó đền thờ này có tên gọi như hiện nay.

Sách xưa gọi là Đền Thiên Hậu đúng nh ư tên và nội dung của ngôi đền thư ở mới xây dựng. Nội dung có đoạn “Đền được xây dựng ở ngoài quách tỉnh thành cũ, trước đền gần sông phiá Bắc sông có gò cát đỏ làm tiền án cho đền. Tương truyền thần thờ trong đền là người huyện Tiêu Điền, tỉnh Phúc Kiến bên tàu, họ Lâm là con gái thứ hai của Ôn Công, 8 tuổi học đạo tiên, 12 tuổi luyện đơn đã thành, kêu gió, gọi mưa được ứng nghiệm, Đời Tống có người đi biển gặp nạn gió, thuyền gần bị lật úp, thốt nhiên giữa không trung hiện ra một người tự nói “ Ta là con gái Ôn Công, giáng xuống để bảo hộ các người đây”. Rồi trong khoảnh khắc, gió lặng, thuyền được vô sự. Sau đó nhà Tống phong làm phu nhân, triều nhà Minh phong làm Thiên Phi, triều nhà Thanh phong làm Thiên Hậu Thánh mẫu”. Khi dựng đền thờ ở đây, những người khách buôn thường lui tới phụng cúng, đền thờ rất tráng lệ.

Một truyền thuyết khác tương tự như trên, nhưng có đoạn khác “ bà Thiên Hậu biến thành khúc gỗ gió (cây lấy trầm” trôi từ ngoài biển vào, đến đoạn sông này ( sông Cái, đoạn cuối sông Lũy trước lúc đổ ra biển) khúc gỗ không trôi được nữa. Thấy điều kỳ lạ người Hoa xưa đã xây đền tại nơi khúc gỗ dừng để thờ bà.

Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng theo kiểu cách kiến trúc của người Hoa, kể cả trang trí nghệ thuật, màu sắc bên trong, bên ngoài đều mang đặc trưng văn hoá của người Hoa. Di tích này nằm trên vị trí rất lý tưởng, ở về hữu ngạn sông Cái, mùa nước cạn có thể lội qua bên kia sông, quanh năm gió mát, quanh chùa có nhiều cây cổ thụ lớn.

Chùa Bà Thiên Hậu còn lưu nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, trong số đó có 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho Bà Thiên Hậu vì Bà đã có công giúp đỡ cho nhân dân trong vùng và phù hộ cho họ về mặt tinh thần. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa Cổ nhất Bình Thuận . Chùa đã được tu bổ một số lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc và trang trí nghệ thuật xưa.

Hiện nay Chuà Bà Thiên Hậu là một trong những nơi du ngoạn và viếng thăm không phải chỉ có người Hoa mà còn rất đông đảo người Việt đến vì sự tín ngưỡng và tâm linh của họ, một phần khác vì ở đây có nhiều cảnh trí thoáng mát , kết hợp với chùa tạo nên nơi nghỉ dưỡng, thoải mái và có lòng tin Thần sẽ phù hộ.
binhthuan.vn

raykid2
21-07-2006, 10:38 AM
Chùa Hang </span>
Xã Bình Thạnh – Tuy Phong – Bình Thuận

<span style=\'color:green\'>Chùa Hang tên chữ là Cổ Thạch tự xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX , tạo lạc trong hang động trên đồi núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64 m thuộc địa bàn xã Bình Thạnh huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.

Cổ Thạch là một vùng núi đá rộng, gồm hàng ngàn hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, có tảng đá còn nguyên khối to như những ngôi nhà, có tảng giống như bàn Thạch, có những tảng đá chồng lên nhau úp vào nhau như có bàn tay người sắp đặt, bố trí, có những tảng đá có hình thù kỳ lạ đầy tính cách huyền bí và chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo với nhiều hang động nguyên sinh luồn sâu vào trong núi.

Trên là đá núi, cây rừng chen chúc nhau, dưới chân Cổ Thạch là biển trong xanh rầm rì sóng vỗ quanh năm, bãi tắm tự nhiên hình thành, cách đó không xa là bãi cá nhiều màu đã có từ hàng ngàn năm trước tạo cho Cổ Thạch đầy đủ những yếu tố sơn thủy hữu tình.

Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh có nhiều hang động, cây rậm là điều kiện cho muông thú sinh sống từ bao đời , cũng là nơi phù hợp với việc lập chùa và tu hành của những thế hệ tu sĩ từ những thế kỷ trước. Việc chọn điểm, lập am, dựng chùa của các nhà sư xưa kia thật tuyệt diệu . Hàng chục công trình kiến trúc nối tiếp nhau trải rộng trên khu đồi núi đá rộng chừng 4 ha với cổng tam quan là điểm đặt chân đến đầu tiên ở Cổ Thạch Tự. Khu chính điệm xen kẽ với những hiến đá dựng lớn cao vút của thiên nhiên. Tiếp đến là các nhà tổ, gác chuông, lầu trống, nhà thiền, Từ đường...cùng hàng chục hang cốc ăn sâu vào núi, cuốn hút du khách trên một hành trình không biết mệt mỏi vì những điều kỳ diệu của thiên nhiên.

Mỗi hang động có một vị trí, chức năng riêng do những thế hệ nhà sư trước dây quy định. Hang thờ Tổ khai lập Cổ Thạch Tự là nhà sư Bảo Tạng , có tượng nhà sư và nhiều bài vị của các nhà sư khác có công lao xây dựng chùa đã viên tịch. Hang thờ Phật Chuẩn Đề là một hang động bên trong tượng Phật có 8 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau, các hang động khác cũng được kiến tạo phù hợp với điều kiện thờ phụng. Bước vào những hang động chính trong khu vực để chiêm bái , lễ Phật để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, du khách có cảm giác như đang lạc vào những hang Phật, cửa tiên.

Cổ Thạch Tự ngoài vẻ đẹp tự nhiên của hnag động kết hợp với sự sáng tạo của con người, ở đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá lịch sử quý hiếm : Nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, liên, đối, hòanh phi và những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa. một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hoá khác như Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ XIX.

Cổ Thạch Tự hàng chục năm nay do Hoà Thượng Thích Minh Đức trụ trì là điểm du lịch chính của Bình Thuận, hàng chục vạn du khách từ mọi miền đất nước đến đây hàng năm để chiêm bài, lễ Phật và tham quan danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có ở đây. Những giá trị về thắng cảnh thiên nhiên và về lịch sử văn hoá, Cổ Thạch Tự đã được Nhà Nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia năm 1993.
binhthuan.vn

raykid2
21-07-2006, 10:41 AM
Thắng cảnh Chùa núi Tà Cú</span>


Xã Tân Lập – Hàm Thuận Nam – Bình Thuận

<span style=\'color:blue\'>Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Tà Cú nên gọi là Chùa Nuí Tà Cú để phân biệt với một số chùa trên các núi khác ở Bình Thuận. Chùa Nuí xây dựng từ năm 1897 nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa thuộc địa phận xã Tân Lập huyện Hàm Thuận Nam cách Phan Thiết khoảng 30 km về hướng Đông Nam.

Chùa Nuí do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà Sư chọn hiện ở đỉnh cao 457m, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chimvượn ở ngay cạnh chùa. Về sau có nhiều lý do khác nhau, chùa tách thành hai, chùa cũ vẫn ở chỗ cũ gọi là chùa trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa dưới có tên là Linh Sơn Long Đoàn, gọi chung là Chùa Nuí.

Năm 1872 nhà Sư Trần Hữu Đức ( 1812-1887) pháp danh Thông Âm, pháp hiệu Hữu Đức từ miền trung một mình vượt nuí, xuyên rừng rậm, thú dữ, đường đi khó khăn hiểm trở lên đỉnh nuí Tà Cú tim nơi an tịnh để tu hành. Nơi tu hành của nhà sư ban đầu là một hang đá (về sau gọi là hang Tổ). Mãi 7 năm sau những người đi rừng mới phát hiện ra hang đá nơi tu hành của nhà sư góp công của để xây dựng thảo am cho nhà sư tu hành. Vừa tu hành vừa bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân được 16 năm thì Trần Hữu Đức viên tịch ngày 5/10/1887.

Lúc còn sống, nhà sư còn là thầy thuốc giỏi, tương truyền “ vào năm Tự Đức thứ 33 Canh Thìn ( 1880) nhà sư đã cứu Hoàng Thái Hậu thoát khỏi bệnh hiểm nghèo bằng thuốc của mình. Vua Tự Đức đã ban sắc và đặt tên chùa là “ Linh Sơn TRường Thọ” và nhà sư Trần Hữu Đức là “Đại lão Hoà thượng” cũng từ đó chùa có tên Linh Sơn Trường Thọ. Ngôi chùa dưới “Linh sơn Long đoàn” xây dựng vào cuối thế kỷ XIX theo ý nguyện của nhà sư trước lúc viên tịch.

Chùa Nuí Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là 1 tổng thể kiến trúc bao gồm : Cổng tam quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang tổ... ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi 4 mùa.

Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí mát lạnh, trong lành, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh, mát hấp dẫn trong mùa hè . Danh lam thắng cảnh Chùa núi nổi tiếng cũng nhờ phong cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng . Mặt khác bàn tay con người quan nhiều thế hệ thay nhau bồi đắp nên những công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai trong tỉnh và các tỉnh lân cận đó là pho tượng khổng lồ “Thích ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Bằng tài nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệ nhân đã tạo nên pho tượng hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. tác phẩm do kỹ sư Trương Định Ý chủ trì vào năm 1962.

Cách pho tượng Phật nằm chừng 50m là nhóm Tam Thế Phật : ADi Đà, Quan Âm Bồ tát, Đại Thế Chí. Cả 3 pho tượng có chiều cao khoảng 7m, với nét mặt hiền hoà đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu nhân độ thế.

Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân sang Tết đến có hàng vạn người kéo đến chùa, rồng rắn nối nhau leo núi. Những năm gần đây năm nào cũng tổ chức hội thi leo núi thu hút thanh niên từ các tỉnh miền Đông tham gia. sắp tới nơi đây sẽ thực hiện dự án cáp treo để đưa du khách lên xuống tham quan chùa được thuận lợi hơn.

Chùa Nuí cùng với những cánh rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên đã được Nhà nước xếp hạng thắng cảnh quốc gia năm 1993.
binhthuan.vn

raykid2
21-07-2006, 10:47 AM
Dinh Thầy Thím</span>

Xã Tân Hải – Hàm Tân – Bình Thuận

<span style=\'color:purple\'>Dinh Thầy Thím toạ lạc giữa khu rừng già, có tên là rừng dầu Bàu Cát thuộc xã Tân hải, huyện Hàm Tân cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km về phía Đông Nam.

Tương truyền trong dân gian : Dưới triều vua Tự Đức, có hai vợ chồng đạo sĩ quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đạo sĩ là người giàu tài đức, hay giúp đỡ người nghèo khó, căm ghét bọn quan lại hay ức hiếp dân làng, chống lại chế độ đương thời, ông bị triều đình Tự Đức kết tội gây rối, mưu toan bạo loạn và chịu hình phạt “ Tam Ban Triều Diễn”. Trước lúc bị hình phạt này, Đạo sĩ đã biến dải lụa điều thành rồng bay về phương Nam. hai vợ chồng dừng chân ở làng Tam Tân ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và đốn củi kiếm sống qua ngày. tài đức của đạo sĩ nổi tiếng khắp vùng, từ đó dân làng gọi hay vợ chồng Đạo sĩ bằng cái tên thân mật “Thầy, Thím”. Có nhiều truyền thuyết khác trong dân gian nói về tài đức và phép thuật của Thầy Thím. Cho đến lúc hai vợ chồng đạo sĩ chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó. Hằng năm vào ngày 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy một đôi hổ về viếng mộ Thầy.

Đến đời Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ (1906) nhà vua đã xem xét lại công đức của Thầy thím nên quyết định xoá án và ban sắc phong “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương tôn Thần” .

Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngaỳ nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.

Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão(1879). Hiện nay trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình : Chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trong khám thờ chính ở Chánh điện còn hai bài vị thờ Thầy Thím và nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách Dinh Thầy Thím chừng 5km là khu vực mộ Thầy Thím . Ở đây 4 ngôi mộ đắp bằng cát trắng rất lớn, theo dân gian hai ngôi mộ của Thầy Thím và 2 ngôi mộ của đệ tử Thầy. Ngày nào cũng có du khách đến viếng mộ với lòng thành kính.

Hơn 100 năm qua Dinh Thầy Thím trở thành nơi để nhân dân chiêm bái, những năm gần đây là khu danh lam thắng cảnh và du lịch kết hợp với núi rừng xung quanh, bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh nhưng đông nhất vẫn là diọ giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tế Thu của Dinh từ ngày 14-16 tháng 9 âm lịch.

Dinh Thầy Thím được UBND Tỉnh Bình Thuận công nhận và ra quyết định bảo vệ khu danh lam thắng cảnh số 1377-QĐ/UB-BT ngày 6/12/1993 và Bộ Văn Hoá Thông tin đã xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997.
binhthuan.vn

TruongGiang
01-08-2006, 02:27 PM
Mình mới đi Ðà Lạt về. Dạo này, không khí nơi ấy thật tuyệt. Những ngày mình ở đó trời không mưa, gió se se lạnh.
Mình có xuống thác Datanla nhưng hơi thất vọng vì nó thô sơ quá.
Có lẽ thú vị nhất là lên đỉnh Langbiang. Xe chở lên chạy ngoằn ngoèo dễ sợ. Lên đến đỉnh thì lạnh thấu xương... rồi mây mù ẩn hiện... Tuyệt!

Nhắn riêng với Phan: mình có gặp vợ chồng Liên đi hưởng tuần trăng mật

Nhưng thú vị nhất là chui vào khách sạn nằm ngủ thẳng cẳng... hi hi ...

99A100
04-08-2006, 05:47 PM
em cũng đã từng lên langbiang nhưng khác anh ở chổ là không đi xe mà ... đi bộ( ko có tiền đi xe...hihi). có đoạn đi chung với người dân tộc bản xứ, trò chuyện với họ cũng thú vị lắm vì hiểu thêm được nhiều thứ ở đó. vừa đi vừa ngắm cảnh và cảm nhận độ dốc của đồi núi, khúc uốn cong của đường đi...rất tuyệt. nhất là lên đến đỉnh ngắm khung cảnh xung quanh hư ảo dưới lớp sương mù buồi sáng. tất cả như một bức tranh thơ mộng, huyền hoặc.