PDA

View Full Version : Đại Nội bừng sáng trong đêm khai mạc Festival Huế


tieunhoc
04-06-2006, 08:20 AM
Nguồn (http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2006/06/577453/)

Đại Nội bừng sáng trong đêm khai mạc Festival Huế 2006</span>

(VietNamNet) - <span style=\'color:gray\'>Khán đài 3000 chổ được bán vé cùng với phần khán đài dành cho khách mời đều chật cứng chổ. Cả khu quảng trường Ngọ Môn cho khoảng 10 vạn người tham gia cũng không còn một chổ trống. Người người chen chúc nhau ở các ngả đường đổ về khu khai mạc từ 17h.
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images995935_1.jpg
Áo dài trên hồ sen


Đúng 19h tối 3/6, tại Quảng trường Ngọ Môn, Festival Huế 2006 đã chính thức khai mạc.

Không gian của Hoàng cung, Kinh thành Huế lung linh và huyền ảo. 700 chiếc lồng đèn được gắn trên tường thành Đại Nội. Sân khấu lễ hội khai mạc được thiết kế hiện đại và độc đáo 3 tầng với phần trung tâm là một sân khấu xoay có đường kính 20m, cao 1,5m, tốc độ xoay 1,5 vòng/phút. Mặt trước sân khấu phía khán đài được bao bởi đường dẫn hình vòng cung ôm với bề mặt phần xoay. Tiếp nối là một hồ nước nhân tạo men theo đường vòng cung chứa 120m3 nước dùng để thả sen, những cô gái Huế mặc áo the sẽ chèo chiếc thuyền nan khoai thai. Trên bờ là những chàng trai hát hò khoan tình tứ.

Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc mang chủ đề Âm vang một vùng quê, trình diễn nét đẹp văn hóa Huế, Việt Nam, đan xen truyền thống và hiện đại.

Các tiết mục: hợp xướng tác phẩm Đồng vọng, Trống hội ngàn năm (Đoàn ca múa Quân đội -Tổng cục Chính trị), Chầu văn Huế (Ban nhạc Mặt trời đỏ), Ai tư vãn (lời ca nguyên tác của Ngọc Hân công chúa) do ca sĩ Tấn Minh và Nhà hát Thăng Long biểu diễn, hòa tấu Cồng chiêng Tây Nguyên, múa Gọi mưa, hợp ca Dòng sông quê (Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam); Nước non ngàn dặm (Nhà hát ca kịch Huế); xiếc Hội làng quê tôi (Liên đoàn xiếc Việt Nam)

Cùng với sự phụ họa của 22 người đẹp trong tà áo dài thướt tha với chùm hoa giấy rực rỡ của làng Thanh Tiên trên tay. Đã làm dậy khán trường với những tràng pháo tay liên hồi.

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images996013_IMG_7358.jpg
Điệp khúc Chầu văn Huế


Khán đài 3000 chổ được bán vé cùng với phần khán đài dành cho khách mời đều chật cứng chổ. Cả khu quảng trường Ngọ Môn cho khoảng 10 vạn người tham gia cũng không còn một chổ trống. Người người chen chúc nhau ở các ngả đường đổ về khu khai mạc ngay từ 17h. Lực lượng Công an TP Huế được huy động tối đa để giữ gìn an toàn, trật tự cho lễ hội, đã phân luồng xe từ vùng ngoài nên tránh được phần nào tình trạng kẹt xe.

Bà Nguyễn Trần Phương, 65 tuổi, du khách Quảng Ninh đến dự lễ khai mạc rất sớm, lúc mới 15h50. Bà cho biết: “Qua các phương tiện thông tin được biết Festival Huế năm nay được tổ chức hoành tráng, nhiều lễ hội mới nên cũng nhân tiện kết hợp đi tham quan rồi xem luôn. Mình già rồi nên phải đi sớm để ngồi được chổ tốt mà xem”.

Gần hết lễ khai mạc nhưng dòng người vẫn đổ về khu quảng trường Ngọ Môn. Nhiều người chen không vào cổng thành nên đành đứng ở công viên Phu Văn Lâu nhìn vào Kỳ Đài, chỉ thấy ánh sáng phát ra từ sân khấu khai mạc.

Lễ khai mạc kết thúc, Đêm hội Hoàng Cung lại được bắt đầu trong hành lang Tử Cấm Thành. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn của kỳ Festival này. Lễ được tái hiện với hai chương trình Động và Tĩnh, du khách sẽ được chứng kiến những sinh hoạt trong Hoàng Cung, các hoạt động văn hoá nghệ thuật như: Nhã nhạc, ca Huế, Tuồng. Các trò chơi: viết thư pháp, thả thơ đố chữ, đề thơ trên lồng đèn…


http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images996011_IMG_7415.jpg
Hoà tấu cồng chiêng do các nghệ nhân tỉnh Đắc Lắc trình tấu

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images995989_IMG_7459.jpg
Múa "Gọi mưa" do Linh Nga và đoàn ca múa Bông sen

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images995995_IMG_7333.jpg
Múa "Trống Hội ngàn năm" của Đoàn ca múa QĐ- TCChính trị

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images996005_IMG_7511.jpg
Xiếc "Hội làng quê tôi" do Liên đoàn xiếc VN

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images996009_IMG_7398.jpg
Khúc "Ai tư vãn" do Tấn Minh và Nhà hát ca múa Thăng Long trình diễn.

tieunhoc
04-06-2006, 08:27 AM
Nguồn (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=141659&ChannelID=10)

Khai mạc Festival Huế 2006: Lộng lẫy kinh thành</span>

TT - Đêm 3-6, Huế bừng lên trong ánh sáng lễ hội, với sông Hương lấp lánh phản chiếu bảy sắc màu từ cầu Trường Tiền, với cả một không gian vàng son lộng lẫy trên lầu Ngũ Phụng của Ngọ Môn... đã thu hút hàng vạn người chen chân chật cứng... Sau nhiều lần tổ chức, thời tiết lễ khai mạc Festival 2006 đẹp hơn cả, không như Festival 2004 trời Huế sụt sùi mưa và mùa Festival cũng ướt đẫm trong mưa.

Từ chiều 3-6, Huế đã bừng lên trong ánh sáng lễ hội, sông Hương lấp lánh phản chiếu bảy sắc màu của hệ thống chiếu sáng cầu Trường Tiền, dòng người như sông tuôn chảy về quảng trường Ngọ Môn, nơi diễn ra lễ khai mạc Festival Huế 2006. Cả quảng trường Ngọ Môn chật kín với hàng vạn người.

Ấn tượng đầu tiên với mọi người là một sân khấu quay vừa hiện đại vừa thấm đẫm tự tình Huế khi bao lấy sân khấu là một hồ sen và những lá thuyền. Cả một không gian vàng son lộng lẫy trên lầu Ngũ Phụng của Ngọ Môn trở thành “phông” cho sân khấu đêm khai mạc. Sân khấu ngập đầy sắc tím Huế trên những tà áo dài của các diễn viên, không gian huyền ảo của đêm kinh thành càng lộng lẫy hơn khi những màn pháo hoa do nghệ sĩ pháo hoa Pierre Alain Hubert biểu diễn vút lên trời sao. Chỉ vào cái khoảnh khắc này mới nhận ra Huế thật sự là thành phố với vẻ đẹp “chẳng nơi nào có được” như một câu hát về xứ sở này. Cũng chẳng ở đâu mà một nhịp cầu như Trường Tiền, một bờ thành gạch rêu phong dưới chân Kỳ đài, một mặt nước Hương giang đều có thể trở thành tấm phông huyền ảo và quyến rũ cho những hội hè được thăng hoa.



Nhớ 700 năm...



Chương trình khai mạc chỉ gói gọn trong hơn một giờ đồng hồ, nhưng để quan khách và người dự hội có một cái nhìn toàn cảnh về nền văn hóa phong phú và gắn liền với cột mốc lịch sử “700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên - Huế” như tiêu chí của festival là một thách thức với những người thực hiện chương trình.

Những tiết mục biểu diễn nghệ thuật của đêm khai mạc không hoành tráng như mọi năm mà sâu lắng hơn với chủ đề “Âm vang một vùng quê”, mang vẻ đẹp giản dị mà xúc động, vừa phảng phất huyền sử của miền đất Thuận Hóa. Đó là khúc ca bi tráng về sự nghiệp một người anh hùng đã lưu dấu ấn của mình với đất Phú Xuân Ai tư vãn - bài thơ khóc chồng của Ngọc Hân công chúa - do Tấn Minh và các nghệ sĩ nhà hát Thăng Long biểu diễn gợi sự ngưỡng

vọng về người anh hùng Nguyễn Huệ “Mà nay áo vải cờ đào, giúp dân dựng nước xiết bao công trình”. Bài ca theo điệu Nam bình Nước non ngàn dặm tưởng nhớ Huyền Trân công chúa (tiết mục của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế) mênh mang một nỗi niềm của người con gái vua Trần đã đi qua miền đất này 700 năm trước mà công lao ấy, nỗi niềm ấy vẫn day dứt trong câu ca: “Mượn màu son phấn đền nợ Ô Ly... Đặng vài phân, vì lợi cho dân, tình đem lại mà cân, đắng cay trăm phần...”.

<span style=\'color:blue\'>Đêm hoàng cung giữa kinh thành



Lễ khai mạc khép lại với những dòng thác pháo hoa ngập tràn không gian Hoàng thành tôn lên vẻ lộng lẫy, chuẩn bị cho một đêm Hoàng cung giữa kinh thành. Huyền thoại “Đêm hoàng cung” bắt đầu từ lối dẫn vào từ Ngọ Môn qua cây cầu bắc ngang hồ Thái Dịch được tiếp đón bằng hai hàng mỹ nữ cầm đèn, lọng trong không gian được chiếu sáng nghệ thuật, đẹp tưởng chừng chỉ có trong cổ tích.

Những chiếc cổng, bức tường thành rêu phong và cung điện lộng lẫy tứ bề, yến tiệc được dọn bày cho hàng trăm thực khách ở không gian đó, vừa thưởng thức nghệ thuật ẩm thực, vừa thưởng thức các tiết mục truyền thống cung đình VN đặc sắc nhất.


Không chỉ có thế, “Đêm hoàng cung” một thời đã được tái hiện thấp thoáng hình ảnh các cung phi, thị nữ, lễ quan, nhạc quan, quan binh, voi ngựa... trong cung. Tam cung lục viện, các hình ảnh hoạt động của Đại nội một thời được tái hiện bằng hình thức sân khấu hóa. Và các trò thưởng trà, trò chơi đầu hồ, thả thơ, đề thơ, đổ xăm hường... cũng được phục hiện. “Đêm hoàng cung” đã thật sự làm người thời nay sống lại được không gian của vua chúa một thời.

Và sẽ có ba “Đêm hoàng cung” như thế trong chín ngày hội hè lần này. Đủ cho khách không thể nào quên những đêm lộng lẫy của Huế xưa đang ngược thời gian về lại với bây giờ...

LÊ ĐỨC DỤC - THÁI LỘC

tieunhoc
04-06-2006, 08:30 AM
Nguồn (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=141659&ChannelID=10)

3 lễ hội lớn của Festival Huế 2006</span>

- Lễ hội Đêm hoàng cung diễn ra tại Đại nội, tái hiện không gian huyền ảo của cung điện Huế, những sinh hoạt múa hát cung đình, gắn với dạ nhạc tiệc và ẩm thực Huế.

- Lễ hội Truyền lô - vinh qui bái tổ lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Huế 2006, trình diễn lại lễ xướng danh, rước bảng vàng đề danh tiến sĩ từ lầu Ngọ Môn ra Phú Văn Lâu, đưa tiến sĩ tân khoa về hoàng cung dự yến tiệc và rước tiến sĩ về làng Dương Nỗ vinh qui bái tổ.

<span style=\'color:orange\'>- Lễ hội Nam Giao lần này cũng được tái hiện với qui mô hoàn chỉnh hơn, bao gồm việc xuất cung từ Đại nội lên đàn Nam Giao, các hoạt động lễ tế trời, và sau đó là lễ hồi cung, dự kiến huy động hàng ngàn diễn viên cùng nhiều voi, ngựa tham gia.

Ở các vùng phụ cận Huế sẽ tổ chức các lễ hội lớn như: “Lăng Cô huyền thoại biển”, “Thuận An biển gọi”, “Âm vang Trường Sơn”, “Chợ quê ngày hội”, “Hương xưa làng cổ Phước Tích”...