PDA

View Full Version : Cuộc sống sau cái chết?


nobipotter
24-01-2011, 07:56 PM
Nhiều ý kiến khác nhau về cuộc sống sau cái chết.
Sau khi chết người ta đi về đâu?
Đạo phật nguyên thủy thì Đức Phật từ chối trả lời câu hỏi này.
Những tôn giáo khác cũng xác nhận có cuộc sống sau cái chết (luân hồi), hoặc thiên đàng, hoặc địa ngục...
Các nhà khoa học hiện đang còn bàn cãi về đề tài này?
Vậy bạn có tin có cuộc sống khác sau cái chết?

phanphuong
24-01-2011, 08:00 PM
Sau khi chết là thành ma. Chắc cú luôn đó! :D

nobipotter
24-01-2011, 08:03 PM
Sau khi chết là thành ma. Chắc cú luôn đó! :D
Vậy "ma" là một dạng vật chất (năng lượng) xuất hiện sau khi chết?
Như vậy theo pp thì ko có cuộc sống nào khác sau khi chết? Không có tái sinh mà chuyển sang 1 dạng khác là "ma".

tranan1992
24-01-2011, 08:08 PM
Nhiều ý kiến khác nhau về cuộc sống sau cái chết.
Sau khi chết người ta đi về đâu?
Đạo phật nguyên thủy thì Đức Phật từ chối trả lời câu hỏi này.
Những tôn giáo khác cũng xác nhận có cuộc sống sau cái chết (luân hồi), hoặc thiên đàng, hoặc địa ngục...
Các nhà khoa học hiện đang còn bàn cãi về đề tài này?
Vậy bạn có tin có cuộc sống khác sau cái chết?

Em tin .... hic
Bà dì bị ông 9 nhập hoài, ghê muốn chết... Mỗi lần nhập vô là kêu vợ ra ngồi nói chuyện, nói đủ th, uống rượu, hút thuốc nữa ....
Mà mấy vụ nhập nhập thấy hoài, riết chả lạ lẫm gì nữa ....

phanphuong
24-01-2011, 08:08 PM
Nghe đồn vậy, chứ có chết đâu mà biết.
Cuộc sống sau khi chết là cuộc sống của ma đó, lang thang khắp nơi. Có tái sinh hay không thì tùy, nếu ăn ở hiền lành thì đầu thai thành con chim, ăn ở thất đức thì đầu thai thành con vịt.

phanphuong
24-01-2011, 08:09 PM
Em tin .... hic
Bà dì bị ông 9 nhập hoài, ghê muốn chết... Mỗi lần nhập vô là kêu vợ ra ngồi nói chuyện, nói đủ th, uống rượu, hút thuốc nữa ....
Mà mấy vụ nhập nhập thấy hoài, riết chả lạ lẫm gì nữa ....
Bà dì thèm rượu, thèm thuốc nên giở trò đó! :))

tranan1992
24-01-2011, 08:14 PM
:)). Bác à, có nhiều chuyện ghê lắm, nói ra rùng mình luôn. Hồi hổm mấy nhà KH cũng tin vụ đầu thai là có thiệt ....

nobipotter
24-01-2011, 08:16 PM
http://www.hoalinhthoai.com/uploads/vandapcuocsongsaukhichet.mp3

lim
24-01-2011, 09:56 PM
http://www.hoalinhthoai.com/uploads/vandapcuocsongsaukhichet.mp3

Có nhỏ em bà con bị cảm cúm + vài triệu chứng "trầm cảm" (nguyên nhân thì khá rõ: bạn bè, thi cử, việc làm, môi trường...)

Thế mà bà chị ruột quê Tân Trụ đem về quê trị theo tà ma (thầy phán bị bùa ếm, bị ma nhập...mà không cho uống bât cứ 1 loại thuốc nào: vì cần làm cho con ma yếu và chết luôn mà)...kết quả sau gần 2 tuần con nhỏ mất ngủ trắng, còn 36 kg...xém thành ma nữ và có nhiều hành động ma: hoảng loạn, thần kinh, ảo giác, khùng khùng, hoàn toàn không còn kiểm soát được ơc thể và suy nghĩ...)

Hên quá, nhờ "người khác" phát hiện, quậy tưng bừng cái thằng THẦY mới cứu nổi con nhỏ (chỉ trị thêm có 2 tuần theo "tây y"mà con nhỏ khỏi bệnh hẳn)
Vì mùa xuân tới, giờ "người khác" đang ăn chay làm việc thiện, chứ thôi là "người ấy" cho cái thằng THẦY kia đi XU TÈ rồi, thiệt tình!!

congvu
24-01-2011, 10:23 PM
Đây là bài viết trên blog của GS.TS Nguyễn Văn Tuấn. Rãnh, đọc chơi!
Chuyện “đầu thai” http://nguyenvantuan.net/images/M_images/printButton.png (http://nguyenvantuan.net/misc/9-misc/1150-chuyen-dau-thai-?tmpl=component&print=1&layout=default&page=) http://nguyenvantuan.net/images/M_images/emailButton.png (http://nguyenvantuan.net/component/mailto/?tmpl=component&link=aHR0cDovL25ndXllbnZhbnR1YW4ubmV0L21pc2MvOS1ta XNjLzExNTAtY2h1eWVuLWRhdS10aGFpLQ%3D%3D) http://www.regentsprep.org/Regents/global/themes/beliefsystems/graphics/reincarnation2.GIFĐêm qua, nhân dịp ghé thăm anh bạn hàng xóm và nghe một câu chuyện mà tôi phải ghi lại đây để gọi là làm chứng từ cho hiện tượng “đầu thai”. Vâng, đúng là chuyện li kì, mà nếu không nghe từ chính miệng anh tôi kể thì chắc tôi sẽ gạt phắt là chuyện tầm phào ...

Câu chuyện bắt đầu từ bài báo trên VNN (http://www57.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/1858/chuyen-ky-bi-ve-linh-hon--song-lai-.html) (xem dưới đây) nhưng lại trùng hợp với câu chuyện của anh bạn tôi. Nhân dịp ghé chơi nhà anh bạn, tôi kể cho các bạn bè nghe câu chuyện tôi mới đọc trên Vietnamnet hôm qua, viết về một em bé được tin là đầu thai sau vài năm chết vì một tai nạn. Nghe xong, anh bạn tôi (tên D) thản nhiên hỏi lại “vậy ông có muốn nghe chuyện của tôi không”. Câu chuyện của anh cũng li kì không kém, và có nhiều nét tương đồng với câu chuyện đầu thai trên Vietnamnet ...
Nhà anh D ở một làng ven sông thuộc tỉnh Trà Vinh. Gia đình anh có 4 anh chị em, nhưng chỉ có một mình anh đi vượt biên và đã định cư ở Úc gần 30 năm qua. Năm nay anh đã 60 tuổi. Sau ngày anh đi Úc, Ba anh đã qua đời, để lại má và mấy anh em.
Gia đình vẫn làm nghề nông và cuộc sống vẫn trôi theo thời gian một cách bình thản, cho đến một ngày câu chuyện “thằng nhỏ hỗn láo” xảy ra. Ở đầu sông có một cậu bé khoảng 7 tuổi, là con đầu lòng của cặp vợ chồng, có những lời nói bất thường. Cứ mỗi lần thấy má anh đi ngang nhà, cậu bé cứ chỉ vào bà và nói “Nó là vợ tao đó”. Thoạt đầu, má anh và mấy người hàng xóm chỉ cười vì nghĩ thằng bé nó tập nói, nên chẳng ai chấp nhứt cả. Nhưng cậu bé nói câu đó rất nhiều lần như thế mỗi khi thấy mặt má anh, làm cho má anh nổi giận và mắng cặp vợ chồng trẻ không biết dạy con. Thế là cậu bé ăn đòn. Nhưng dù ăn đòn thế nào đi nữa, nó vẫn khẳng định điều nó nói. Chẳng những thế, cậu bé còn chỉ mặt những người trong gia đình anh, và nói giọng kẻ cả “thằng này là con tao, nó thứ 3; con kia thứ 4”, và kể ra vanh vách những chuyện và thông tin mà chỉ có gia đình anh mới biết. Đến lúc đó thì không ai có thể xem là thằng bé hỗn láo hay nói bậy.
Anh em bên nhà gọi điện sang anh D và kể câu chuyện li kì trên, rồi hỏi anh phải làm gì. Trong một chuyến về thăm nhà anh quyết định tìm hiểu và tự mình chứng kiến mới tin. Ngày đầu tiên về thăm nhà, anh mua một con heo quay và mâm trái cây đem ra mộ để cúng ba anh, như là một việc làm rất thông thường của những người con đi xa mới về quê. Xong việc cúng bái, anh ghé thăm nhà người hàng xóm đầu sông (vốn không phải là chỗ quen biết hay bà con với gia đình anh). Vào nhà, anh gặp thằng bé và hỏi “Con có ăn gì không?” Cậu bé thản nhiên nói “Ăn hết một con heo quay rồi, no lắm rồi”. Anh kể nghe xong câu trả lời mà anh lạnh cả người. Anh thử hỏi thêm “biết tôi là ai không”, cậu bé cũng thản nhiên nói “Mày là thằng Hai chứ ai, mày ở xa mới về”. Lúc anh rời Việt Nam thì cậu bé chưa ra đời (và ba anh vẫn còn sống). Dù đã có vài ý niệm rằng con mình là một trường hợp đặc biệt, nhưng nghe qua cuộc đối thoại, cha mẹ của cậu bé cũng ngạc nhiên. Lại thêm những câu hỏi về những kỉ niệm riêng tư mà chỉ anh và ba anh biết, và cậu bé trả lời vanh vách, không sót một chi tiết nào. Điều đáng nói là cậu bé thản nhiên xưng “tao” và gọi anh là “mày” y như là ba anh lúc sinh tiền, nếu có khác thì giọng nói của một đứa bé! Đến đây thì anh tin rằng đứa bé chính là hiện sinh của ba anh, hay nói theo dân gian là ba anh đã “đầu thai”.
Sự xuất hiện của đứa bé làm cho gia đình anh khó ứng xử. Má anh không biết gọi cậu bé bằng gì, mấy người anh em cũng không biết gọi nó là “ba” hay không. Ba má cậu bé cũng lúng túng. Cả làng ai cũng biết câu chuyện ba anh đầu thai. Không giống như câu chuyện dưới đây, đứa bé vẫn ở nhà của cha mẹ nó, chứ không về ở nhà anh. Nay thì cậu bé đã lớn và lên thành phố theo học, nên ít ai nhắc lại chuyện xưa, dù ai trong làng cũng biết.
Tôi vẫn thường hay nghe người khác kể những câu chuyện đầu thai, và cũng đọc nhiều chuyện như thế trong sách báo phương Tây. Nhiều câu chuyện đầu thai (hay reincarnation) bên Tây còn li kì hơn câu chuyện tôi vừa kể. Nhưng thú thật tôi chỉ nghe và bỏ ngoài tai, chứ chẳng quan tâm. Một phần vì tôi chẳng thấy có bằng chứng khoa học nào nên làm sao tin được; một phần khác tôi nghĩ những câu chuyện đó bạn tôi chỉ nói cho vui hay nghe chuyện “tam sao thất bổn”. Thế nhưng khi đọc phóng sự của Vietnamnet và chính tôi nghe qua câu chuyện của anh bạn thì tôi bắt đầu dao động … Dù quen anh bạn rất lâu năm, nhưng anh chưa bao giờ nói chuyện này cho đến hôm qua tôi thuật lại câu chuyện trong bài báo trên Vietnamnet. Anh nói tôi nên kể cho Vietnamnet biết. Anh bạn tôi thuộc vào nhóm người nghiêm chỉnh, không thích đùa giỡn. Không một ai trong bạn bè đặt dấu hỏi về sự thật của câu chuyện gia đình anh, nhưng không ai giải thích được hiện tượng đầu thai. Trong khi những câu hỏi với mẫu tự w và h (what, when, where, why, how) cứ lởn vởn trong đầu, tôi nghĩ mình nên ghi lại câu chuyện để xem như là một bằng chứng thực tế cho những ai quan tâm và nghiên cứu về hiện tượng đầu thai.
NVT
====
http://www41.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/1858/chuyen-ky-bi-ve-linh-hon--song-lai-.html (http://www41.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/1858/chuyen-ky-bi-ve-linh-hon--song-lai-.html)
Chuyện kỳ bí về linh hồn "sống lại"
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
Bài 1: Linh hồn sống lại
Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.
Có kiếp luân hồi?
Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. Anh nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con, thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!
Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi, anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất, cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002.
Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện, cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? "Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn", cháu Bình trả lời.
Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây, cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân, và lẽ nào…
Thời gian tiếp theo, cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt, thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”.
Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.
Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo "thích thì ngồi lên xe tao chở đi". Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”.
Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thị trấn và cho Bình đi cùng. Khi đến chợ, Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân. Sau khi thấy cửa đóng then cài, mẹ con lại ra về.
Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể. Từ đó, cô Đông mới hoài nghi thực sự.
Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận, nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “Cô vào trong bản Cọi xem sao, nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”.
Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình, ông thầy cũng nói điều tương tự.
Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến "lộn" về trong bản Cọi, anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật? Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.
Hành trình tìm lại con
Một ngày sau, anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến bản Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan - Dự. Vốn chưa biết nhau, nhưng khi đến nhà, anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên.
Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi? Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa.
Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng, biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.
Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình, anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình.
Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.
Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục, nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm.
Anh Tân hỏi: “Cháu đang tìm gì?” - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói, anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi, để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình.
Sau bữa cơm, anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về, nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:
- Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.
- Thế cháu hay nằm thế nào?
- Con nằm thế này này (nói rồi Bình nằm sấp xuống giường).
Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa, vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi, bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá.
Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giềng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không...

http://www57.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/1858/chuyen-ky-bi-ve-linh-hon--song-lai-.html (http://www57.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/1858/chuyen-ky-bi-ve-linh-hon--song-lai-.html)

Ly kỳ chuyện cậu bé chết đuối "trở về"

Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân - chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong bản Cọi. Bình bảo "con cũng đã quay về nhà, nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà... ".

Từ lời đồn trở thành sự thật
Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn "Tiến ơi!", lập tức ở trong nhà Bình "Dạ" và còn hỏi lại "Bố gọi gì con?". Anh chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời "phải". Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân - chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về.
“Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên, chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.
Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu, anh Tân vẫn canh canh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về, anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình, anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan - Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện.
Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân. Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền.
Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào bản Cọi thăm. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm, mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính bà Thỉn - bà nội cháu Bình nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói, tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”.
Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học, cháu khóc và nói: “Cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.
Một thời gian sau đó, Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan - chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật.
Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân - chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con”, Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.
Ở Lạc Sơn, chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân - chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi.
Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.
Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.
Những “bằng chứng” khó giải thích
Trong cuốn sách phật Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến - Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh.
Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu, nhưng anh Tân từ chối. Hiện Bình - Tiến đã đi học lớp 1 và cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm.
Trước khi gặp gia đình anh Tân, tôi thật sự ái ngại khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trái hẳn với lo lắng của tôi, anh Tân rất vui vẻ kể lại câu chuyện một cách tỷ mỉ. Thậm chí, đang giờ hành chính nhưng anh vẫn gọi chị Thuận về để hai vợ chồng kể chuyện Tiến - Bình cho tôi nghe.
Tuy nhiên, hôm tôi đến nhà, Tiến đang đi học, cháu học cả ngày và trưa ở lại trường. Để giúp tôi hiểu rõ hơn, trưa đó chị Thuận đã đón cháu về nhà.
Vừa về đến cổng, Tiến đã nhanh miệng gọi bố, thấy tôi, Tiến khoanh tay chào rất lễ phép. Cháu rất khôi ngô, nói chuyện tự nhiên. Vừa vào nhà là kể chuyện cô, chuyện lớp, hết chuyện này sang chuyện khác. Cháu cứ ôm lấy anh Tân mà kể, chẳng biết ngại ngùng mặc cho lúc đó trong nhà có rất nhiều người, và cả mẹ đẻ của cháu, chị Dự.
- Bình này, chú ở trong bản Cọi ra đưa cháu về với mẹ Dự đây? (Tôi hỏi cháu)
- Cháu là Tiến chứ
- Không. Cháu là Bùi Văn Bình, hôn nay trong bản có lễ hội chú ra đưa cháu về xem
- Không về đâu, cháu là Nguyễn Phú Quyết Tiến, cháu không phải Bình, cháu ở với bố Tân mẹ Thuận cơ!
Anh Tân ngồi cạnh cháu cũng thêm vào:
- Chú nói đúng đó, con là Bình không phải Tiến đâu
- Bố nói dối, con là Tiến. Bố đừng đuổi con nghe bố, bố thương con mà!
Nói rồi thằng bé rơm rớm nước mắt, hai tay ôm chặt lấy anh Tân như van xin trông đến tội nghiệp.
Lúc mới về, Tiến còn vui mừng nói cười và mỗi lần thấy tôi cầm máy ảnh lên cháu lại làm dáng. Thế nhưng khi nói đưa cháu đi về bản Cọi cháu chẳng còn nói cười nữa mà chỉ ôm lấy bố Tân.
Câu chuyện đang dang dở với Tiến thì cũng là lúc cháu phải vào lớp. Trước lúc đi, Tiến lại khoanh tay dõng dạc chào chú và không quên dặn “cháu không về bản Cọi đâu nhé!”. Thời gian tiếp xúc với cháu không được bao lâu nhưng tôi thật sự ấn tượng với thằng bé. Tiến thật khôn và lanh lợi nhất là khi tiếp xúc với người lạ, mới 6 tuổi hiếm có cháu nào được như Tiến.
Bây giờ, mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến - Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về, nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy, bởi anh muốn cháu luôn biết rằng: chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì.
Trước, đây là đề tài “hot” được bàn tán từ đầu làng đến cuối ngõ, nhưng bây giờ mọi người cũng đã quen với sự hiện diện của Tiến - Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.

myhanh
25-01-2011, 06:25 AM
Nhiều ý kiến khác nhau về cuộc sống sau cái chết.
Sau khi chết người ta đi về đâu?
Đạo phật nguyên thủy thì Đức Phật từ chối trả lời câu hỏi này.
Những tôn giáo khác cũng xác nhận có cuộc sống sau cái chết (luân hồi), hoặc thiên đàng, hoặc địa ngục...
Các nhà khoa học hiện đang còn bàn cãi về đề tài này?
Vậy bạn có tin có cuộc sống khác sau cái chết?
Khi nói về một vấn đề thì có nhiều quan điểm và lập trường. Nếu chúng ta có 2 thứ kia khác nhau thì khó mà thảo luận.
Đạo Phật cho rằng "cát bụi sẽ trở về với cát bụi".
Thiên đàng hay Địa ngục nếu hiểu về đúng bản chất trần trụi của nó thì không có gì ghê gớm cả. Tất cả chúng ta ai cũng muốn xây cái thiên đàng ngay chốn trần gian chứ không ai muốn sau khi chết mới lên "thiên đàng" hehe.
Giống khái niệm "Cõi niết bàn" trong đạo phật cũng vậy. Nó không phải là một thế giới ở trên 9 hay 18 tầng mây mà ở ngay trong mỗi con người chúng ta. Đó một trạng thái của tinh thần. Khi đã thành chính quả (theo 8 con đường chính đạo để diệt cái vô minh) thì con người có thể đến đó.

Tô Lan Phương
25-01-2011, 03:54 PM
1 câu thôi.
chết là hết!

lim
26-01-2011, 12:34 AM
Giống khái niệm "Cõi niết bàn" trong đạo phật cũng vậy. Nó không phải là một thế giới ở trên 9 hay 18 tầng mây mà ở ngay trong mỗi con người chúng ta. Đó một trạng thái của tinh thần. Khi đã thành chính quả (theo 8 con đường chính đạo để diệt cái vô minh) thì con người có thể đến đó.

Mới vừa tuần rồi Lim có chung vào lớp Thiền- Mediation; là 1 trong rất nhiều môn Yoga tại trung thể dục thể thao (Yoga bao gồm nhiều môn: Yoga Therapy;Sibananda;Back Therapy; Hatha Yoga; Flow hot, moon series; Ashtanga; Satyananda; yoga core...mà mấy môn này thực chất là thể dục, kéo giãn cơ như xiếc, kéo căng cơ và luyện sức bền như các lớp võ thuật thiên về khí công..).

Riêng môn Thiền thì được thầy Ấn Độ giới thệu là cách luyện để thành chính quả (mà có thể thay thế 8 cách như Phước nói ở trên). Thiền rất đơn giản là:
-Nhắm mắt suốt nhưng không ngủ (trong khoản 20 phút)
-Hít thở bình thường
-Luyện ở bất kỳ tư thế nào mà mình thoải mái nhất (nằm, ngồi, dựa tường).
-Đầu óc hoàn toàn trống rỗng.
-Nghe nhạc.
Liêm đã nhắm mắt được 20 phút nhưng làm cho cái đầu hoàn toàn trống rỗng thì chỉ được vài giây nhưng thấy khá hay và thú vị (Liêm thấy mình được đứng trên ngọn núi cao; được bay trên mây 1 chút; được về lại với thiên nhiên 1 chút).

Bộ phim của Mỹ gần đây nhất Eat Pray Love do Người đàn bà đẹp -Julie Robert đóng cũng nói về Thiền nữa (nhưng nhân vật nữ chính này luyện Thiền hoài mà không được: nhắm mắt không được 2 phút, đầu óc thì mãi suy nghĩ vì cô ấy vừa "bỗng nhiên li dị" mà; rồi chạy sang Ý tìm niềm vui ẩm thực; sang Ấn Độ để tìm sức mạnh của Thiền; sang Bali để khám phá ra được sự bình yên và cân bằng từ bên trong của tình yêu thật sự...), các ACE có thể xem phim này thêm.

Ông thầy (và các anh chị trong lớp) đang lôi kéo tập Thiền đây!
Thầy còn đưa cho 1 đĩa nói về Thiền 3D rất hay, ACE LQD nào có nhu cầu alô để Lim sang ra mà về tập!

Lim thấy Thiền rất hay và bổ ích :thumbs_up:
nhưng còn băn khoăn là có phù hợp với mình tại thời điểm này không? (vì mình đang làm Kinh Doanh trong 1 môi trường sinh động, ngoài sức khỏe mình còn phải duy trì sự năng động, tiến công. Lỡ đâu tập Thiền thấy được cõi niết bàn sớm quá sướng quá, rồi lại làm gì mà ở cõi niết bàn mới phù hợp, trái với người khác thì chết cha!):thumbs_down: thôi chắc để già già 1 tí rồi tập cho chắc ăn, lỡ đâu bí đường vợ con là mệt!:tounge_smile:

lbt90B
26-01-2011, 08:42 AM
Sau khi chết người ta đến miền cực lạc. Tất nhiên là sống cuộc sống ở đó rồi. Miền cực lạc ra sao? Còn tùy người đến. Họ thấy cực lạc như thế nào thì miền cực lạc sẽ như thế đó. Bởi vậy không có miền cực lạc nào giống miền cực lạc nào hết. Thế nên cuộc sống sau cái chết mới bí hiểm.

myhanh
26-01-2011, 06:32 PM
@lim:
Thiền nói đơn giản là "sống chậm", "nhìn lại mình". Thiền chỉ là phương pháp giúp cho con người nhận ra nguyên nhân (duyên) của sự đau khổ. Bản thân "thiền" không phải là thuốc trị "đau khổ" mà nó chỉ là "máy siêu âm", "máy x quang", "máy điện tim" tức là phương tiện giúp ta tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà thôi.
Bản thân "thiền" nó không diệt được vô minh không đến được với vô ngã nên không thể thành "chánh quả". Mà thông qua "thiền" người ta biết được duyên mà tìm ra con đường đi trong bát chánh đạo phú hợp.
Nói theo ngôn ngữ nhà Phật thì "Thiền" là bước số 2 trong "Tứ Diệu Đế".

magicboy
26-01-2011, 08:13 PM
hihi vô ngôn

lim
26-01-2011, 08:41 PM
Opp, chưa tập...

Ai biết Thiền là cái gì đâu, nghe ông thầy người Ấn nói thế (biết đâu đó chỉ là buổi giới thệu)...

congvu
26-01-2011, 10:25 PM
Thiền là sống tỉnh thức trong từng phút giây hiện tại.
......Nếu như một người tập Thiền mà chỉ đợi đến giờ nhất định mới đi tọa thiền để có được sự định tâm và nguồn an lạc thì thiền sinh ấy chưa phải là một người tập thiền giỏi. Chúng ta phải đưa thiền đi vào trong đời sống mới thực sự có nhiều lợi lạc. Nếu như ở thiền phòng, ngồi im lặng theo dõi từng hơi thở để cho tâm tư được tĩnh lặng, tự chủ, an lạc thì chúng ta cũng phải biết ứng dụng thiền như thế nào để khi làm việc trong nhà bếp hay lúc ở trong phòng làm việc, tâm của chúng ta cũng được như vậy. Làm sao đó để việc ngồi thiền có tác dụng cả những lúc ta không ngồi thiền cũng như khi vị bác sĩ tiêm một mũi thuốc vào cánh tay bạn, không phải chỉ cánh tay mà cả toàn thân bạn đều được hưởng mũi thuốc đó. Khi bạn ngồi thiền, sự an lạc mà bạn có trong một giờ phải được tỏa rạng và ảnh hưởng trong suốt hai mươi bốn giờ chứ không phải chỉ trong lúc đang ngồi thiền. Chúng ta phải thực tập như thế nào đó để không còn thấy ranh giới giữa lúc ngồi thiền và không ngồi thiền thì sự thiền tập mới thực sự mang lại lợi ích.
Trong thiền phòng, chúng ta đi thiền hành từng bước chậm rãi, khoan thai và có ý thức, nhưng tại công sở hay trong siêu thị, ta trở nên một con người khác vì không còn giữ được chánh niệm và sự trầm tĩnh nữa, ta đi đứng một cách vội vã, vụt chạc như bị ma đuổi. Làm thế nào để khi ra khỏi thiền phòng, ta vẫn giữ được chánh niệm? Đây là vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm, bàn bạc và cùng nhau chia sẻ. Tôi có một người bạn biết thực tập hơi thở giữa những tiếng reo của điện thoại, điều đó giúp ích cho anh ta rất nhiều. Một người bạn khác là một thương gia, nhưng biết đi thiền hành khi đến những nơi hẹn, anh đi rất khoan thai và an lạc từ dãy phố này đến tòa cao ốc kia. Nhờ vậy mà những buổi gặp gỡ làm ăn của anh thường rất thành công dù với những người khó tính nhất.
Giữa bao nhiêu phiền toái của cuộc đời, để có đủ khả năng đối diện với chúng, chúng ta cần phải biết dừng lại, trở về với chính mình. Khi đó, bạn không cần phải vào ngay thiền phòng, hay đến một trung tâm thiền nào đó để thực tập hơi thở chánh niệm, bởi ở đâu bạn cũng có thể thực tập Thiền. Khi ngồi tại văn phòng, trong xe hơi, khi ở trung tâm mua bán đông người, hay khi ngồi chờ tàu chạy trong nhà ga xe lửa, nếu bạn cảm thấy bực dọc hay mệt mỏi, bạn có thể thực tập trở về với hơi thở và mỉm cười để đừng đánh mất mình và giữ được sự thăng bằng cho thân tâm. Hơi thở chánh niệm giúp cho ta khôi phục con người mình một cách trọn vẹn bất cứ ở đâu, trong tư thế nào (đi, đứng, nằm, ngồi), ta cũng thực tập thở và quán chiếu được cả. Mặc dù vậy, tư thế ngồi vẫn là tư thế tốt nhất cho việc hành thiền. Cách ngồi thiền vững chãi là ngồi trong tư thế kiết già (full – lotus positions) tức là ngồi xếp bằng hai chân lại với nhau trên một cái gối (tọa cụ) dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Ngồi như thế sẽ cho thân tâm bạn dễ dàng trở nên định tĩnh, an lạc và tự chủ hoàn toàn. Ngồi thiền chính là lúc trở về với nội tâm, quán chiếu và thanh lọc để nội tâm được an lạc, thanh tịnh, sáng tỏ, chứ không phải là chạy trốn chính mình hay chạy trốn thực tại. Đôi lúc chúng ta ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời và chạy trốn chính mình, giống như con thỏ trở về cái hang của nó. Làm như vậy chúng ta có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang chúng ta vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật đầy bất ổn. Cũng như những người tu hành xác (khổ hạnh), khi họ kiệt sức thì họ có ảo tưởng rằng cuộc sống chẳng còn vấn đề gì nữa hết. Nhưng khi cơ thể được phục hồi, sinh khí trở lại thì những vấn đề kia cũng trở về theo.
Tu thiền với mục đích làm cho đời sống có an lạc và sự tu tập cốt ở sự đều đặn và tinh tấn. Mỗi ngày chúng ta đều thực tập thiền tọa, thiền hành để quán chiếu mọi sự việc đang xảy ra với một tâm tư hoàn toàn tỉnh thức. Thực tập như thế dần dần chúng ta có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng, đầy vô thường đắp đổi.
Để cho việc hành thiền đem lại thành quả cho bản thân bạn cũng như cho xã hội, chúng ta phải biết áp dụng thiền tập vào trong đời sống hàng ngày và luôn tự hỏi: Bạn có tập thở không khi nghe chuông điện thoại reo? Bạn có tập buông thả không khi bị căng thẳng, hay sau những giờ làm việc mệt mỏi? Đó là những câu hỏi rất thiết thực, là những đề mục thiền quán rất thực tiễn cho chúng ta thực tập hàng ngày. Nếu như lúc ăn, lúc nói, lúc làm việc, lúc ngủ nghỉ khi nào bạn cũng thiền cả, thì đời sống của bạn là đời sống thiền, điều này, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của bạn. Thiền là sống tỉnh thức, sống có chánh niệm trong từng phút giây một cách trọn vẹn với chính mình, với mọi người xung quanh. Thiền là sự sống hiện thực sinh động chứ không phải là một ý tưởng mơ hồ xa vời và tách khỏi cuộc sống.
Thích Nhuận Hải

Lời bàn:
Thiền là sống tỉnh thức trong từng phút giây hiện tại. Mình đang đi, mình biết rằng mình đang đi. Chân trái nâng lên, đưa ra trước, rồi đặt xuống,... rồi chân phải nâng lên, đưa ra trước, rồi đặt xuống, ... Khi đi, ta chỉ biết mình đang đi và ý thức được xe cộ đang lưu thông trên đường mà không bận tâm đến điều gì khác nữa. Đó là thiền rồi! Điều đó khác hẳn với một người đi đường lơ đễnh, đầu óc rỗng không, ... có ngày bị xe đụng! Tương tự như vậy, ta có thể thiền khi ăn, khi giao tiếp với đối tác, khi súc miệng, vệ sinh cá nhân, khi quan hệ vợ chồng, ... Khi đó, ta ý thức được việc mình đang làm, không lơ là. Như thế, việc làm của mình sẽ đạt hiệu quả hơn. Nếu thực hành đúng cách, thiền giúp ta làm việc (kể cả việc kinh doanh hay làm việc trong môi trường kinh doanh) hiệu quả hơn vì chúng ta ý thức được việc mình làm, quan sát tinh tế, không để phân tán tư tưởng,... Cũng như Khổng Minh thời xưa khi nói chuyện với người khác, ông rất chú ý đến thái độ, cử chỉ, cảm xúc,.. của đối phương. Vì vậy, ông đưa ra nhiều nhận định chính xác, phải chăng ông đã áp dụng thiền khi giao tiếp?

myhanh
27-01-2011, 07:49 PM
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người rất nổi tiếng về lĩnh vực này. ACE nào thích tìm hiểu thì có thể vào trang của Làng Mai để xem các tài liệu, các bài giảng của ông.