PDA

View Full Version : Long An quê hương tôi


LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
trang thông tin tỉnh Long An (http://www.longan.gov.vn/)

xin chào, legiang xin giới thiệu với mọi người về lịch sử quê hương Long An mà legiang vừa cop được từ trang web của Long An, có các khu di tích sau, ghi ra để anh chị em dễ theo dõi:

01: KHU DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC BÌNH TẢ

02: DI TÍCH LỊCH SỬ ''NHÀ VÀ LÒ GẠCH VÕ CÔNG TỒN''

03: DI TÍCH LỊCH SỬ ''VÀM NHỰT TẢO''

04: DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC RẠCH NÚI

05: DI TÍCH LỊCH SỬ KHU LƯU NIỆM NGUYỄN THÔNG

06: LĂNG MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGUYỄN HUỲNH ĐỨC

07: DI TÍCH LỊCH SỬ NGÃ TƯ RẠCH KIẾN

08: DI TÍCH LỊCH SỬ ''KHU VỰC NGÃ TƯ ĐỨC HÒA''

09: DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC "GÒ Ô CHÙA"

10: DI TÍCH NGHỆ THUẬT ĐÌNH VĨNH PHONG

11: DI TÍCH LỊCH SỬ BÌNH THÀNH

12: CHÙA PHƯỚC LÂM

13: DI TÍCH LỊCH SỬ ''CHÙA TÔN THẠNH''

14: DI TÍCH NHÀ TRĂM CỘT

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
KHU DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC BÌNH TẢ
</span><span style=\'color:purple\'>
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-100/image-upload-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />

Hiện vật vàng phát hiện tại Gò Xoài : 2 bông sen vàng và 1 mề đay nạm ngọc.
Khu di tích khảo cổ học Bình Tả , xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa , tỉnh Long An, nằm về hướng đông bắc thị xã Tân An, cách Tân An 40 Km theo lộ trình Tân An- Bến Lức- thị trấn Đức Hòa và nằm cách tỉnh lộ 824 (tình lộ 9 cũ) tám trăm mét về phía đông.
Nằm trong một tổng thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học đã được khảo sát, tập trung trên địa bàn huyện Đức Hòa, khu di tích Bình Tả là một cụm gồm 16 di tích kiến trúc phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh. Từ phát hiện đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp - H. Parmentier vào năm 1910;



Năm 1931 J.Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía tây nam cụm di tích này (Gò Tháp Lấp), đến nay di tích này đã bị hủy hoại , di vật bị thất lạc. Trong 2 năm 1987-1988, Sở Văn Hóa Thông tin phối hợp với Viện Khoa Học Xã Hội tại thành phố Hồ Chí Minh khai quật 3 di tích trong khu vực này.
1.Di tích Gò Đồn : là loại kiến trúc đền tháp xây bằng gạch , chiều dài đông- tây 78,5 mét; chiều ngang chỗ rộng nhất đo được 60 mét (chiều bắc- nam), toàn bộ kiến trúc trước khi khai quật đều nằm trong lòng đất , chỗ gần mặt đất nhất là 0,4 mét. Cuộc khai quật đã thu thập được nhiều hiện vật bằng đá như tượng thần Dvarapala (thần giữ đền), đầu tượng thần Ganesa (phúc thần), nhiều vật thờ như linga, yoni, mi cửa chạm trổ hoa văn hình hoa lá, máng dẫn nước thiêng (somasutra)…và nhiều đồ gốm cổ . Trong hố thờ trung tâm của di tích sâu khoảng 3 mét còn có một linh vật yoni đã vỡ và nhiều viên đá cuội – được đoán định là đá thờ.
Với kiểu dáng kiến trúc và những linh vật được phát hiện trong lòng di tích, có thể xác định Gò Đồn là một di tích kiến trúc Ấn Độ Giáo , thuộc văn hóa Óc Eo.
2.Di tích Gò Xoài : là một di tích kiến trúc xây bằng gạch , có dạng gần vuông với mỗi cạnh dài khoảng 20 mét , nền móng của kiến trúc có cấu tạo rất chắc chắn và phức tạp , gồm nhiều loại vật liệu khác nhau như cuội basalt (badan), sỏi đỏ, cát trắng, cát hồng…Kiến trúc Gò Xoài có hố thờ hình vuông ,cạnh 2,2 mét; sâu trên 2,5 mét, ở gần đáy hố thờ đã phát hiện được tro xương và một sưu tập hiện vật quý giá gồm nhiều mảnh vàng nhỏ, mỏng khắc chạm hình những linh vật như rùa, rắn, voi, những chiếc nhẫn và mề đay nạm đá quý và một bản văn minh Sanskrit-Pail gồm 5 dòng : dòng thứ nhất ghi một đoạn Pháp Thân Kệ, dòng thứ hai ghi một đoạn Kinh Pháp Cú (cả hai đoạn minh văn trên đều thuộc về Phật Giáo), dạng mẫu tự trên minh văn này được nhận định thuộc loại mẫu tự Nam ấn ( Deccan ), thếkỷ VIII-IX Công nguyên. Qua phát hiện trên, kiến trúc Gò Xoài được nhận định là một di tích stupa của Phật Giáo, có niên đại sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
3. Di tích Gò Năm Tước : là một di tích kiến trúc xây bằng gạch, dài 17,20 mét; rộng 11,10 mét, phần trên của kiến trúc đã bị mất nhưng ở phần nền móng còn giữ được những đặc điểm của kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo như cấu trúc bẻ góc, các đường móng gạch rất thẳng, tam quan hình bán nguyệt hướng về phía đông … là cơ sở để nhận định đây là một kiến trúc đền thờ Ấn Độ Giáo.
Nhìn chung, khu di tích Bình Tả là một cụm di tích khảo cổ học quy mô lớn thuộc văn hóa Óc Eo. Căn cứ trên các sưu tập di vật, dạng thể và quy mô của các kiến trúc và nhất là nội dung của bản minh văn Gò Xoài, có thể nhận định rằng đây là trung tâm chính trị - quyền lực- tôn giáo của người xưa. Niên đại chung của khu di tích Bình Tả được phỏng định dựa trên tuổi tuyệt đối của hai chiếc trục bánh xe cổ làm bằng gỗ , phát hiện trong một bàu nước cổ bên cạnh di tích Gò Sáu Huấn (khu Bình Tả) : 1.588 ±56 năm cách ngày nay.
Với quy mô lớn trên toàn khu vực, cụm di tích khảo cổ học Bình Tả có một vị thế trung tâm trên vùng đất phù sa cổ thuộc vùng Đức Hòa- Đức Huệ (Long An) mà trung tâm này có thể có mối quan hệ rất gần với các di tích : Thanh Điền (Tây Ninh), Angkor Borei, Phnom Da, Ba Phnom, Sambor Prei Kuk ở mạn đông nam lãnh thổ Vương quốc Kampuchia. Khu di tích khảo cổ học Bình Tả đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5/9/1989./.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH LỊCH SỬ ''NHÀ VÀ LÒ GẠCH VÕ CÔNG TỒN''</span>

<span style=\'color:purple\'> Di tích tọa lạc tại làng Long Hiệp, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là Bến Lức-Long An). Đây là nơi ghi dấu một số hoạt động của những nhà yêu nước và lãnh đạo Đảng Cộng sản như Nguyễn An Ninh, Tôn Đức Thắng và Nguyễn Thị Minh Khai; là cơ sở tin cậy của Đảng bộ Chợ Lớn, Xứ ủy Nam kỳ và các phong trào yêu nước trước năm 1945; nơi lưu niệm Võ Công Tồn. Bên cạnh những giá trị về lịch sử Nhà Võ Công tồn còn có giá trị về mặt nghệ thuật. Di tích gồm 2 phần:

<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-101/image-upload-19.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />

Võ Công Tồn (1891 - 1942)

- Nhà Võ Công Tồn được xây dựng khoảng năm1910, theo kiểu chữ ''công'' (I) ba gian, hai chái với chất liệu bê tông, mái ngói. Năm 1984, do bị xuống cấp, ngôi nhà bị phá bỏ, chỉ tận dụng lại móng, nền, ngói để dựng ngôi nhà mới có diện tích 128m2. Trang trí bên trong nhà mang phong cách chung của các ngôi nhà khá giả cuối thế kỷ XIX với bao lam, hoành phi, câu đối. Nổi bật ở nhà Võ Công Tồn là bao lam với đề tài đa dạng được thể hiện sinh động bởi kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, cẩn ốc xà cừ rất công phu và có giá trị về mặt điêu khắc, chạm gỗ.

Địa thế nhà Võ Công Tồn rất tiện lợi để che mắt địch: cây cối rậm rạp, hàng rào cây xanh, hào sâu bao bọc và chỉ một cổng vào duy nhất là cầu bắt qua hào, đêm đến cầu được rút đi và có những chú chó tinh khôn canh gác. Cảnh quan di tích hiện nay vẫn không thay đổi nhiều. Nhân dân làng Long Hiệp vốn có truyền thống yêu nước, sẳn sàng chở che, đùm bọc cho những người yêu nước và các đảng viên Cộng sản, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng. Võ Công Tồn là một điển hình ấy. Ngôi nhà của ông là cơ sở tin cậy của các phong trào yêu nước:

- Thiên điạ hội, Hội kín Nguyễn An Ninh; nơi bác Tôn Đức Thắng tổ chức lớp học truyền bá tư tưởng cách mạng chống thực dân Pháp năm 1928; nơi sinh ra và lớn lên của nhà yêu nước Võ Công Tồn (1891-1942)- người đã cống hiến nhiều công, của và cả tính mệnh cho Đảng trong thời kỳ Đảng còn non trẻ. Giáo sư Trần Văn Giàu đã ghi nhận: ''Võ Công Tồn cùng với Nguyễn An Ninh là hình ảnh của ''Núi Hai Vì'' hai tấm gương lớn về hoạt động cách mạng ở Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX''(1). HĐNN nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng ông Huân chương kháng chiến hạng ba năm 1986; tên của ông được đặt cho một con đường tại tỉnh lỵ Long An.

- Khu Lò gạch Võ Công Tồn nằm về phía đông nam Nhà Võ Công Tồn, khoảng 1km. Trước kia khu Lò gạch có 3 lò sản xuất gạch ngói với hơn 300 công nhân. Hiện còn lại 1 lò gạch đã vỡ ¾ và một số nền móng sân nhà. Đây là nơi Võ Công Tồn sản xuất và kinh doanh gạch ngói tạo nguồn tài chính cung cấp cho Đảng, cơ sở tin cậy của Đảng bộ Chợ Lớn, Xứ ủy Nam kỳ và các phong trào yêu nước trước năm 1945; là nơi hoạt động của nhà yêu nước và lãnh đạo cách mạng như Nguyễn An Ninh; nơi ra đời của chi Bộ Đảng ấp Lò Gạch năm 1935; nơi Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thị Minh Khai mở lớp học 20 ngày để tuyên truyền vận động cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin cho đông đảo công nhân Lò gạch năm 1936.

''Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn'' đã được UBND tỉnh Long An đăng ký di tích lịch sử tại số 3639/QĐ-UB ngày 18/12/2000 và hiện nay (7-2003) đang trình Bộ VHTT nâng cấp thành di tích cấp quốc gia.

(1) : Trích bài phát biểu của Giáo sư Trần Văn Giàu trong hội thảo kỷ yếu của Võ Công Tồn 1995


(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH LỊCH SỬ ''VÀM NHỰT TẢO''</span><span style=\'color:purple\'>


Là nơi giao hội giửa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhưng vào ngày 10/12/1861, vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L' Espérance của quân xâm lược Pháp. Người đã làm nên sự kiện mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi là ''oanh thiên địa'' ấy chính là người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực.

Ông sinh năm 1839 tại xóm Nghề, làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, ông đã tham gia vào đội nghĩa binh kháng chiến dưới quyền chỉ huy của Trương Định và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An.
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-102/image-upload-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Vàm Nhựt Tảo

Được sự giúp đở của hương chức làng Nhựt Tảo ông đã bố trí một kế hoạch táo bạo, thông minh để đánh tàu L' Espérance, một tiểu hạm chủa Pháp đang hoành hành trên vùng sông nước huyện Cửu An.Sáng ngày 10/12/1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận địch rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát tàu địch.

Trong lúc trình giấy thông hành, ông đã bất ngờ giết tên lính Pháp rồi cùng nghĩa quân tấn công lính Pháp trên tàu L' Espérance. Không kịp trở tay, toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt ( chỉ có 5 tên chạy thoát). Nghĩa quân dùng dầu và đồ dẩn hỏa đốt cháy tàu L' Espérance. Ngọn lửa bốc cao từ từ nhấn chìm tàu xuống đáy sông sâu. Tin chiến thắng Nhựt Tảo bay đi làm nức lòng quân dân cả nước. Triều đình Huế đã thăng Nguyễn Trung Trực lên chức Quản Cơ, hậu thưởng cho nghĩa quân, cấp tử tuất và hổ trợ tiền cho làng Nhựt Tảo (bị quân Pháp triệt hạ).
Thực dân Pháp cũng hết sức bàng hoàng vì chúng không thể ngờ rằng nghĩa quân có thể gây cho chúng tổn thất lớn như thế. Để ghi dấu kỷ niệm ''đau thương'' này, Thực dân Pháp đã cho xây dựng một bia tưởng niệm bên bờ sông Nhựt Tảo .Thời gian lặng lẽ trôi, vàm Nhựt Tảo vẫn còn đó như gợi lại trong lòng khách vãng lai một niềm hoài cổ. Tàu L' Espérance sau gần 120 năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã được khai quật. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 hiện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lỗ. Tất cả những hiện vật nêu trên đã được bảo quản và trưng bày tại Bảo Tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham quan trong và ngoài nước những bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực cách nay hơn một thế kỷ.
Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, du khách sẽ được ngắm nhìn vùng sông nước hữu tình vàm Nhựt Tảo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nước trong xanh, hai bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dưới rặng dừa nước và một số loài cây hoang dại như vẹt, bần, đước, mắm. Cách vàm 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tảo nối liền 2 xã An Nhựt Tân và Bình Trinh Đông. Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp như tranh nơi đây. Sương tan là đà trên mặt sông dài như được nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu đặt của người dân chài lưới. Gần vàm là ngôi chợ khá lâu đời, hiện vẩn còn 2 dãy phố lợp ngói khá cổ kính. Đối diện chợ là trụ sở ủy ban nhân dân xã An Nhựt Tân. Khuôn viên ủy ban có bia kỷ niệm chiến thắng Nhựt Tảo được xây dựng năm 1980. Nói chung dưới sự tác động của thiên nhiên và con người hơn một thế kỷ qua, di tích vàm Nhựt Tảo đã có sự thay đổi nhất định so với thời điểm xảy ra trận đánh ngày 10/12/1861. Tuy nhiên những gì còn hiện hữu ở vàm Nhựt Tảo cũng đã minh chứng tài năng quân sự của Nguyễn Trung Trực- người đầu tiên duy nhất đánh chìm được một tiểu hạm trong cuộc kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Chiến thắng Nhựt Tảo cũng cho thấy rằng ta có thể đánh bại quân xâm lược bằng mưu trí và lòng dũng cảm dù chỉ được trang bị vũ khí thô sơ. Mặt khác ''trận hỏa hồng Nhựt Tảo'' chính là biểu tượng của tinh thần yêu nước, bất khuất trước ngoại xâm của nhân dân ta. Chính những người ''dân ấp, dân lân'' chỉ vì ''mến nghĩa'' mà đứng lên đánh Pháp đã làm nên chiến thắng vang dội Nhựt Tảo trong khi Triều đình Huế vì yếu hèn đã vội cầu hòa, cắt đứt một phần giang sơn gấm vóc cho quân xâm lược. 135 năm sau ngày Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu L' Espérance, vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1996 bởi những giá trị, ý nghĩa sâu sắc chứa đựng trong đó. Một dự án tôn tạo di tích quy mô đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt và bước đầu thực hiện. Trong tương lai, đền thờ, tượng đài anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực và những hạng mục công trình khác sẽ được xây dựng bên bờ vàm Nhựt Tảo, sẽ làm cho vùng sông nước nên thơ này không những có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị tham quan du lịch

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC RẠCH NÚI</span><span style=\'color:purple\'>

Di tích khảo cổ học Rạch Núi là một gò đất rộng khoảng 1 hecta, bình diện gần tròn , đường kính trung bình khoảng 100 mét , cao hơn 6 mét so với mặt đất tự nhiên , xung quanh có rạch bao bọc. Trên mặt gò có nhiều cây cổ thụ , bao quanh gò là Rạch Núi , là một con rạch nhỏ - nhánh của sông Cần Giuộc (sông Rạch Cát). Do địa thế cao giữa khu vực đồng bằng nên còn được gọi theo dân gian là gò Núi Đất (hay Thổ Sơn).
Năm 1867 (Đinh Mão) có vị sư Nguyễn Quới (thường gọi là thầy Rau) trên đường vân du đến đây , thấy địa thế tốt nên ở lại và xây dựng chùa trên đỉnh gò để tu hành .


<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-103/image-upload_1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Cảnh quang di tích Rạch Núi (1978)


Tên hiệu của chùa là Linh Sơn Tự hay còn được gọi là Chùa Núi. Hiện nay, di tích khảo cổ học Rạch Núi thuộc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (Long An).

Tên hiệu của chùa là Linh Sơn Tự hay còn được gọi là Chùa Núi. Hiện nay, di tích khảo cổ học Rạch Núi thuộc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (Long An).
Năm 1978, Sở Văn Hóa - Thông Tin Long An phối hợp với Viện Khoa Học Xã Hội tại thành phố Hồ Chí Minh khai quật di tích Rạch Núi lần thứ nhất, ghi nhận rằng di tích nầy có tầng văn hóa dày đến 5 m , có tính chất liên tục , không gián đoạn ; hiện vật thu thập được rất phong phú , đa dạng, gồm có : những công cụ bằng đá , bằng xương, các loại đồ dùng bằng đất nung, đồ gốm (có đến hàng vạn mảnh). Nhóm hiện vật đặc trưng nhất ở đây là bộ sưu tập công cụ có vai làm bằng yếm rùa lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta. Ngoài ra, cuộc khai quật còn phát hiện di cốt nhiều loại động vật và vỏ các loại nhuyến thể (sò ,ốc), theo giám định cho biết có các loài động vật như khỉ, vọc, chó, mèo, báo, chồn, heo rừng, heo nhà và chó nhà; bên cạnh đó là các loài động vật sống trong nước mặn và nước lợ như cá, sò - ốc, chem chép, rùa và cua biển. Trong tầng văn hóa của di tích còn có nhiều lớp than tro, màu sắc khác nhau nằm xen kẻ ,thể hiện rằng đây là những bếp lửa cổ của cư dân thuở ấy.

Cuộc khai quật di tích Rạch Núi lần đầu trên quy mô nhỏ, diện tích 60 m2 nhưng cũng đã thu được nhiều tài liệu có giá trị cho việc nghiên cứu đặc điểm - tính chất xã hội cổ trong vùng đất phía nam lưu vực sông Đồng Nai.

Về niên đại khảo cổ của di tích Rạch Núi, các nhà khảo cổ học nhận định rằng đây là di tích thời đại ''hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng''. Một chỉ số niên đại carbon phóng xạ (C14) duy nhất do G. Délibrias phân tích là 2.400 ±100 năm cách ngày nay (mẫu lấy ở độ sâu 2 m).

Cuộc khai quật di tích Rạch Núi lần thứ hai từ tháng 1-tháng 2, năm 2003, do Bảo tàng Long An hợp tác với Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, đã có thêm những phát hiện mới về di vật như rìu vai, vòng tay bằng yếm rùa, đồ trang sức bằng vỏ sò ốc; nhiều công cụ chế tác đá như hòn ghè, bàn mài, hàng vạn mảnh gốm cổ, trong đó có những mẫu gốm thể hiện mối quan hệ với gốm ở các di tích tiền sử thuộc khu vực đất xám trên phù sa cổ An Sơn, Lộc Giang (Đức Hoà).

Dựa trên tư liệu và hiện vật phát hiện được từ hai cuộc khai quật trên, có thể nhận định rằng di tích khảo cổ học Rạch Núi có thề đã được khởi dựng cách nay khoảng 3.000 năm. Từ trên một vùng gò thấp ven biển , xung quanh là đầm lầy, rừng ngập mặn, những chủ nhân đầu tiên của vùng đất nầy đã tụ cư và thể hiện nhiều sáng tạo trong việc khai thác mọi nguồn sản vật tự nhiên từ sông - biển , để lại những tầng lớp văn hóa vật chất , những bếp lửa sinh hoạt thời tiền sử, những kiểu công cụ lao động đặc sắc, có giá trị khoa học. Trải qua vài trăm năm, nơi cư trú của những cộng đồng cư dân cổ ở đây đã trở thành một gò ''núi đất'' giữa cánh đồng phù sa trủng thấp, chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng về một nền văn minh cổ thời đại ''hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng'' ở lưu vực sông Đồng Nai - Vàm Cỏ.

Trong khu di tích này còn có hai địa điểm có ý nghĩa lịch sử, đó là :
- Ngôi mộ của Nguyễn Văn Mỹ - Quan thần đại phu chính trị thời Kiến Hưng Quốc ( đời nhà Lê), tọa lạc ở phía đông nam chân gò Rạch Núi, đang được bảo tồn nguyên trạng.
- Ngôi chùa Linh Sơn Tự (Chùa Núi), tọa lạc ngay trên đỉnh gò, được xây dựng lần đầu tiên năm Đinh Mão (1867), đến nay đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn lưu giữ được những yếu tố kiến trúc cổ truyền và hệ thống đồ thờ tự quý hiếm ; Đây còn là nơi cán bộ cách mạng ở địa phương dùng làm cơ sở hoạt động - là một địa chỉ đỏ xuyên suốt hai thời kỳ kháng chiến.

Di tích Rạch Núi nằm trong hệ thống các di tích khảo cổ học ở Long An, với giá trị lịch sử - văn hóa , ý nghĩa khoa học và nhân văn, nơi ghi dấu đậm nét quá trình mở đất dựng nghiệp của người xưa trên vùng đất sình lầy ven biển , đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin công nhận di tích lịch sử- văn hóa quốc gia tại quyết định số 38/1999-QĐ-BVHTT ngày 11-6-1999./.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH LỊCH SỬ KHU LƯU NIỆM NGUYỄN THÔNG</span><span style=\'color:purple\'>

''Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' thuộc ấp Bình Trị II -xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành, là nơi lưu niệm danh nhân Nguyễn Thông: một trí thức yêu nước, nhà hoạt động văn hóa lớn của Nam kỳ lục tỉnh nửa cuối thế kỷ XIX.
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-105/image-upload-10.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Nguyễn Thông (1827 - 1884)
Nguyễn Thông tên thật là Nguyễn Thới Thông, tên chữ là Hy Phần, hiệu là Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am, sinh năm 1827 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Bình Thanh - tổng Thạnh Hội Hạ - huyện Tân Thạnh - phủ Tân An - Gia Định (nay là xã Phú Ngãi Trị - huyện Châu Thành- tỉnh Long An). Ông thi hương đổ cử nhân năm 22 tuổi, khi thi hội bài vấy mực nên bị đánh hỏng. Ông bắt đầu cuộc đời quan trường năm 1851 với chức Huấn đạo Phú Phong tỉnh An Giang.
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-105/image-upload-10-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Ngôi mộ Nguyễn Hanh do Nguyễn Thông lập 1868
Suốt 35 năm làm quan với nhiều chức vụ như đốc học Vĩnh Long, Bố chánh Quảng Ngãi, Aùn sát Khánh Hòa, Doanh điền sứ Bình Thuận, Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, hoạt động trên nhiều lĩnh vực thủy lợi, kinh tế, sử học, văn học, văn hóa, giáo dục.Nguyễn Thông tỏ ra là một nhà lãnh đạo có tài, luôn đấu tranh và đem lại quyền lợi cho nhân dân, một trí thức lớn, một nhà thơ yêu nước thương dân.



Năm 1859 thực dân Pháp đánh thành Gia Định, trong khi vua quan triều đình Tự Đức bất lực, ông không do dự tòng quân vào Nam chiến đấu và trở thành trợ thủ đắc lực của Thống đốc quân vụ Tôn Thất Hiệp. Sau khi đại đồn Kỳ Hòa thất thủ (2.1861) ông về Tân An hoạt động chống Pháp trong phong trào Trương Định cùng với các thủ lĩnh nghĩa quân địa phương như Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghị. Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ,ông đề đạt nhiều ý tưởng và kế hoạch độc đáo trong việc đồn khẩn vùng Tây Bắc Bình Thuận để kháng Pháp lâu dài,nhưng triều đình Huế bạc nhược đã ngăn cản kế hoạch trên.Sau nhiều năm hoạt động gian khổ và tâm huyết cùng bao u uất trước vận nước lúc bấy giờ, ngày 27.8.1884 Nguyễn Thông mất tại Ngọa du sào- Phan Thiết (Bình Thuận), nơi sau này các con ông là Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Trọng Lội đã tiếp nối truyền thống, thành lập Dục Thanh học hiệu mà người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh) đã ghé dạy học (3.1909) trên đường vào Nam tìm đường cứu nước.
Về mặt trước tác, Nguyễn Thông để lại nhiều tác phẩm giá trị như: Kỳ Xuyên văn sao, Kỳ Xuyên công độc, Ngọa du sào văn tập, Việt sử cương giám khảo lược. Theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh trong ''Nghiên cứu lịch sử'' số 221, Nguyễn Thông còn là tác giả sách ''Kỳ Xuyên thi sao'' mới tìm thấy ở miền Nam.
Cuộc đời hoạt động và trước tác của Nguyễn Thông để lại đã khẳng định ông là một nhà hoạt động văn hóa lớn, một trí thức lớn đã thể hiện tấm lòng yêu nước một cách trọn vẹn trong thời kỳ lịch sử đầy biến động ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX.
Nguyễn Thông an nghĩ vĩnh viễn trên quê hương thứ hai Bình Thuận, nhưng nơi sinh ra ông, tên ông đã thành tên đường , tên trường học.Khu vườn nhà ông nay là khu lưu niệm.Đó là một quần thể (rộng 543m2) gồm công trình bia lưu niệm ( xây dựng năm 1984 nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất Nguyễn Thông), nền nhà cũ, mộ phần của bà nội và song thân của Nguyễn Thông bằng đá ong (laterit).Đặc biệt tại đây còn một bia đá cẩm thạch do chính ông tạo lập năm 1868, loại bia một mặt có kiểu dáng và trang trí mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn.Nội dung bia xác định vị trí các ngôi mộ, năm sinh ,năm mất và một bài minh ca ngợi công đức thân sinh ông là Nguyễn Hanh.Ngày nay,''Khu lưu niệm Nguyễn Thông'' là địa điểm tham quan ,thăm viếng,là địa chỉ về nguồn của học sinh,sinh viên.Bia đá do ông lập là di sản quí ở địa phương,là tư liệu góp phần tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Thông.
Năm 2001 '' Khu lưu niệm Nguyễn Thông '' được Bộ văn Hóa - Thông tin công nhận là di tích Quốc gia (Quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT ngày 19-01-2001).

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
LĂNG MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGUYỄN HUỲNH ĐỨC</span><span style=\'color:purple\'>

Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.

Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3000m2, được giới hạn bởi tường rào, có cổng tam quan mở về hướng Đông, trên cổng đắp nổi dòng chữ ''Tiền quân phủ''. Lăng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) bằng đá ong và vữa tam hợp theo hướng bắc-nam. Lăng được xây dựng theo lối cổ, đăng đối nghiêm ngặt, có vòng thành hình chữ nhật dài 35m, rộng 19m, cao1,2m, dày 0,4m bao quanh.

<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-106/image-upload-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Di tích nghệ thuật ''Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức''

Án ngữ lối vào mộ ở phía bắc tường thành là bình phong đá ong cao 3m có đắp nổi hoa văn mai - lộc. Từ bình phong có đường thần đạo dài 17m dẩn đến phần chính của mộ gồm biểu thành, các trụ biểu, hai bình phong và bia mộ. Trên hai bình phong có khắc 2 bài văn tế Nguyễn Huỳnh Đức của Trịnh Hoài Đức và Trấn thủ Định Tường Nguyễn Văn Phong.

Toàn bộ ngôi mộ được trang trí hoa văn rồng, hoa lá, mặt trời, mây, hoa sen và nhiều câu đối chữ Hán. Nổi bật trong ngôi mộ là bia đá cao 1,56m, rộng 0,95m được mang vào từ Huế. Mặt bia có dòng chử hán: ''Việt Cố Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn, Chưởng Tiền Quân, Tặng Thôi Trung Dực Vận Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Thái Phó Nguyễn Huỳnh Quận Công Chi Mộ''. Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng dài 3,4m, rộng 2,7m, cao 0,3m. Xung quanh mộ là những cây sứ cổ thụ tỏa hương ngào ngạt tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghĩ của một đại thần khai quốc. Nói chung lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng theo lối kiến trúc đầu đời Nguyễn: giản dị mà hùng tráng. Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Từ năm 1819 đến 1959, gia tộc thờ ông trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người dựng cách ngôi mộ khoảng 500m. Vào năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ trông ra hướng Đông. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Phía sau hương án có bộ ván độc mộc dài 3,4m - rộng 1,8m- dày 0,14m có niên đại hơn 300 năm vốn là di vật của người đã khuất. Trong cùng là bàn thờ chính với khánh thờ đặt trên hương án và chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của các triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức phong tặng cho tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Bên trong đền thờ còn bố trí 3 bộ lỗ bộ, tàn lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi sự nghiệp của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức do Vua Gia Long ngự ban. Ngoài ra những hiện vật cổ có niên đại thế kỷ XVIII và XIX còn được lưu giữ trong đền thờ như: đoản kỷ Vua Xiêm tặng năm 1798, Khánh lệnh đồng Vua Gia Long tặng năm 1819, bức hoành ''Vạn Lý Danh'' Vua Tự Đức tặng năm 1854. Phía sau đền thờ là ngôi chánh điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng (nguyên viện trưởng Viện khảo cổ Sài Gòn). Trước đây vào năm 1972 gia tộc đã cho xây dựng 2 cổng lớn ở hai đầu con đường vòng cung dẫn vào lăng với thiết kế giống nhau theo kiểu cổng tam quan truyền thống. Trên cổng có hàng chữ Hán ''Tiền quân phủ'' và ''Lăng Nguyễn Huỳnh Đức'' bằng đồng. Nhìn từ xa, cổng lăng toát lên vẻ đường bệ, uy nghi như chào đón khách tham quan.
Trong dân gian và sử sách, cuộc đời của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đã trở thành huyền thoại. Ông có tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng Tường Khánh- huyện Kiến Hưng (nay là xã Khánh Hậu - Thị xã Tân An) trong một gia đình võ tướng đã 3 đời. Ông theo phò Nguyễn Ánh từ năm 1780 lập nhiều công trạng lớn, được ban họ vua và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng Hậu Quân, Chưởng Tiền Quân, Tổng Trấn Gia Định Thành, Tổng Trấn Bắc Thành, tước Quận Công. Tương truyền ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi là ''Hổ tướng''. Ông mất vào ngày 9/9/1819, được dân gian xem như một vị thần. Hằng năm vào 3 ngày 7-8-9 / 9 âm lịch, nhân dân trong vùng tề tựu cùng gia tộc làm lễ cúng ông hết sức trọng thể. Truyền thống này đã được kế tục từ năm 1819 cho đến nay.

Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ta còn được biết đến cuộc đời và sự nghiệp của một ''Hổ tướng'' lừng danh đất Ba Giồng và cũng là người có công khai phá Giồng Cai Én (Khánh Hậu), được nhân dân tôn thờ như một vị Tiền Hiền. Với những ý nghĩa ấy, ngay từ đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa đã liệt hạng lăng Nguyễn Huỳnh Đức là 1 trong 404 cổ tích ở Đông Dương. Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ra quyết định công nhận lăng Nguyễn Huỳnh Đức là di tích Quốc gia ngày 11/5/1993 (số quyết định 534-QĐ/BT).

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH LỊCH SỬ NGÃ TƯ RẠCH KIẾN</span><span style=\'color:purple\'>

Ngả Tư Rạch Kiến là giao lộ 18 và 19 tại trung tâm xã Long Hòa ,huyện Cần Đước.Nơi đây, trong không gian khoảng 1km2,đây đó những sân bay dã chiến,bãi pháo, câu lạc bộ sĩ quan, khu trại quân sự ... của căn cứ Mỹ gợi lại một thời gian khổ và hào hùng trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo thể hiện ý chí và sáng tạo của Đảng bộ và quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Năm 1965 chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'' của địch bị phá sản hoàn toàn. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn,Mỹ dấn sâu một bước can thiệp, trực tiếp đỗ quân vào miền Nam thực hiện ''chiến tranh cục bộ''. Ngày 23-12-1966 lữ đoàn 3 sư đoàn 9 bộ binh Mỹ ồ ạt đổ quân lập căn cứ tại Rạch Kiến gồm: 1 tiểu đoàn bộ binh; 1 tiểu đoàn pháo binh có 4 khẩu cối 106,107mm, 4 khẩu pháo 105mm, 6 khẩu pháo 57mm; một đại đội công binh cùng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại như xe ủi đất, máy dò mìn; một đại đội trinh sát, 4 đại đội máy bay trực thăng; 1 chi đoàn xe bọc thép gồm 20 chiếc M113 và M118.

<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-107/image-upload-25.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Bia Rạch Kiến

Căn cứ được bố trí dọc 2 bên lộ 18 (nay là tỉnh lộ 826) từ ngả ba đài chiến sĩ (Long Hòa) đến Cầu Đồn (Tân Trạch). Khu vực chính nằm ở hướng Đông Ngã Tư Rạch Kiến gồm hơn 20 doanh trại, phía Tây là trận địa pháo với những bệ bằng bê tông đúc sẳn, phía Bắc là sân bay dã chiến. Khu căn cứ được phòng thủ bằng 6 lớp rào đủ loại xen kẻ với 3 tuyến bãi mìn loại vướng nổ, đạp nổ, điều khiển bằng điện. Toàn bộ khu căn cứ chiếm diện tích khoảng 160.000 m2. Về mặt qui mô, căn cứ Rạch Kiến được xem như một mục tiêu quân sự lớn của Mỹ ở Nam Sài Gòn - nó không thua kém gì căn cứ Đồng Dù của sư đoàn 25 Mỹ ở Bắc Sài Gòn.

Về vị trí chiếc lược đây là mắc xích quan trọng , vị trí trung gian giữa Cát Lái - Nhà Bè với Bình Đức - Mỹ Tho hình thành tuyến phòng thủ từ xa về mặt Nam Sài Gòn. Căn cứ Rạch Kiến còn nhằm triệt phá các căn cứ lõm và khu giải phóng ở Nam lộ 4 (Cần Giuộc-Cần Đước ) -địa bàn có vị trí bàn đạp đe dọa trung tâm đầu não Sài Gòn

Về phía ta,dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thế trận Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến được hình thành với phạm vi 12 xã gồm: Long Hòa, Tân Trạch, Long Trạch, Long Khê,Phước Vân, Long Sơn, Long Định, Long Cang, Mỹ Lệ, Phước Tuy(Cần Đước) và Phước Lâm, Thuận Thành ( Cần Giuộc). Ban chỉ huy vành đai là đồng chí Đoàn Văn Nguyễn - bí thư huyện ủy,Nguyễn Văn Nam - chính trị viên C315 và Lê Văn Được (Đô Lương ) - chỉ huy trưởng C315. ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến'' chia làm 3 tuyến với nhiệm vụ cụ thể: tuyến 1 gồm 2 xã có căn cứ Rạch Kiến là Long Hòa và Tân Trạch, du kích bám sát căn cứ gài lựu đạn, cắm chông; phong tỏa các ngã đường ra vào, theo dõi và báo cáo tình hình về Ban chỉ huy Vành đai; tuyến 2 gồm các xã giáp ranh Long Hòa, Tân Trạch, bộ đội địa phương và du kích phân tán đánh nhỏ, lẻ khắp nơi bắng nhiều hình thức, rút nhanh tránh thương vong; tuyến 3 ngoài cùng, bộ đội tỉnh và du kích xã làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc bằng mọi hình thức chông mìn, ong vò vẻ. Phương châm hoạt động của Vành đai là vừa diệt địch vừa duy trì thế hợp pháp, phối hợp triệt để 3 mũi giáp công : quân sự, chính trị, binh vận duy trì thế bao vây cô lập căn cứ Mỹ.
Đánh Mỹ theo kiểu vành đai không phải là mới mẻ. Đó là những kinh nghiệm ở Chu Lai (Đà Nẵng ), Trảng Lớn (Tây Ninh).Nhưng ở những nơi ấy ta dựa vào địa hình rừng núi với lực lượng chủ yếu là du kích.Nét đặc biệt ở vành đai Rạch Kiến là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của 3 mủi giáp công cùng sự tham gia đánh giặc của đông đảo quần chúng nhân dân. Dồn mọi nỗ lực,hy sinh vào Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến, Đảng bộ và quân dân Cần Đước- Cần Giuộc đã đưa phong trào toàn dân đánh giặc ở đây lên đến đỉnh cao, trở thành ngọn cờ đầu của tỉnh trong thời kỳ này. Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến đã gây tổn thất nặng nề và cô lập căn cứ Mỹ ở Rạch Kiến,làm thất bại hoàn toàn âm mưu triệt phá vùng giải phóng của ta ở Nam lộ 4 để nơi đây trở thành bàn đạp quan trọng ta tấn công vào Sài Gòn năm 1968. Chiến công của quân dân Cần Đước đã được tạc bằng chữ vàng trên bia đá ở di tích Ngã Tư Rạch Kiến để đời sau ghi nhớ:
''Ngày 23-12-1966 lữ đoàn 3 thuộc sư đoàn bộ binh số 9 quân viễn chinh Mỹ đánh chiếm Rạch Kiến lập căn cứ. Quân dân 2 huyện Cần Đước- Cần Giuộc với lực lượng vũ trang tỉnh lập nên ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến'' . Gần 1000 ngày chiến đấu dũng cảm, hy sinh gian khổ, quân dân ta tiêu diệt hơn 2000 tên giặc Mỹ, 17 máy bay, 20 xe thiết giáp, thu nhiều phương tiện chiến tranh. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Cần Đước- Cần Giuộc trên ''Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến'' là đỉnh cao của chiến tranh nhân dân ở Long An góp phần đánh bại chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' của Mỹ ở miền Nam-Việt Nam.''Năm 1996 ''Ngã Tư Rạch Kiến'' được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa (1460 QĐ-BT/28-6-1996).


(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH LỊCH SỬ ''KHU VỰC NGÃ TƯ ĐỨC HÒA''</span><span style=\'color:purple\'>

Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa, được tạo thành bởi sự giao nhau của hai con lộ 9 và 10, cách TPHCM khoảng 22 km và cách thị xã Tân An hơn 40 km về hướng Nam. Tại đây, vào ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm- Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định-Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, khoảng 5000 đồng bào các xã trong huyện đã tham gia cuộc biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống lính vào làng đàn áp nhân dân…

Xuất phát trên những ngã đường khác nhau từ các xã Bình Hòa, Thạnh Lợi, Hoà Khánh, Hựu Thạnh, Lương Hòa, Đức Hòa, Đức Lập, Mỹ Hạnh và các hướng còn lại, các đoàn gặp nhau tại khu vực ngã tư Đức Hòa vào lúc 17 giờ, và cùng tiến về phía Dinh Quận, đòi gặp quận trưởng Huỳnh Văn Đẩu (còn gọi quận Sành) để giải quyết các yêu sách của ta.
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-108/image-upload-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Khu vực Ngã tư Đức Hoà
Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, quận Sành rất khiếp sợ không dám trực diện với nhân dân.Để đối phó với tình hình trên, địch phải xin điều binh tiếp viện. Đến 20 giờ được sự tiếp viện của địch từ hướng Chợ Lớn kéo đến- trong đó có cả cảnh sát Hóc Môn, Chợ Lớn và 20 lính mã tà của Sở cảnh sát Sài Gòn do tên cò Dreuil chỉ huy - quận Sành ra lệnh giải tán đoàn biểu tình, đe dọa quần chúng. Chúng tìm cách truy xét để tìm người cầm đầu cuộc biểu tình. Tất cả bọn lính đều được vũ trang, sẳn sàng dùng bạo lực để đàn áp đoàn người.

Trước sự hung hăng của kẻ định, tinh thần của quần chúng không hề nao núng, đồng bào vẫn tiếp tục xiết chặt tay nhau tiến lên. Tên cò Dreuil ra lệnh bắn xả vào đoàn người, vài người đi đầu đã ngã xuống trước tầm súng địch trong tiếng la thét phẩn nộ của quần chúng. Trong tình thế căng thẳng trên, đồng chí Châu Văn Liêm nhanh chóng tiến lên phía trước gặp tên cò Dreuil để đưa bản yêu sách, đồng thời trực tiếp tranh luận vạch trần những hành động dã man và biết bao tội ác của địch bằng vốn tiếng Pháp thông thạo. Cuộc tranh luận kéo dài khoảng 15 phút, thì bất ngờ tên cò Dreuil rút súng lục bắn trúng vào giữa ngực đồng chí Châu Văn Liêm. Bọn lính vẫn ngoan cố tiếp tục nã súng vào đoàn biểu tình, làm thêm nhiều người chết và bị thương, cách dinh quận không đầy 100m. Đoàn biểu tình chựng lại, tản ra nhưng chưa hẳn giải tán. Mãi đến khi địch điều thêm lực lượng, bắt đi khoảng 100 người với sự thị thực của Thống đốc Nam Kỳ và Chủ tỉnh Chợ Lớn Renault thì cuộc biểu tình mới chấm dứt. Cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu, nhưng nó đã gây chấn động lớn thời bấy giờ: Lần đầu tiên trong một vùng thôn quê yên tĩnh, đã nổ ra cuộc chạm trán quyết tử với kẻ thù vì lợi sống còn của hàng vạn người dân bị áp bức bóc lột từ bao đời nay. Cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 ở Đức Hòa được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng tỉnh Tân An- Chợ Lớn năm 1930. Nó chứng minh cho khả năng lãnh đạo, vận động quần chúng đấu tranh của Đảng, và niềm tin một lòng theo Đảng của người dân Đức Hòa.

Sang những năm 1940-1941, người dân Đức Hòa tiếp tục hưởng ứng và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ do Đảng lãnh đạo ngay chính trên quê hương mình. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng. Cũng trong thời điểm này, ở thị trấn Đức Hòa một đài xử bắn được lập nên để hành hình những chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa. Đài xử bắn được đắp hình cung (mang vóc dáng hình móng ngựa), chổ cao nhất tới 3m, dày 1m, phía trước chôn từ 4 đến 5 cọc gỗ để trói những chiến sĩ cách mạng trước khi xử bắn. Tại đây, trong 3 ngày 7-8-9/7/1941, bọn chúng đã liên tiếp xử bắn các đồng chí: Nguyễn Văn Dương (tự Vườn), Nguyễn Văn Nai, Trần Văn Móng, Phạm Văn Tuội, Nguyễn Văn Giỗ, Lê Văn Lao, Đỗ Văn Mộc, Ngô Văn Diệp, Đỗ Văn Tiệp, Nguyễn Văn Sáu, Đỗ Văn Bá. Súng nổ, máu đỏ cả trường bắn. Các chiến sĩ ta hy sinh trong sự tiếc thương của bà con khắp thị trấn Đức Hòa hôm đó.

Khu vực Ngã tư Đức Hòa với những địa điểm như: Dinh Quận gắn với cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 của hơn 5000 nhân dân Đức Hòa; Đài xử bắn các chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940-1941…là những chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, và là niềm tự hào của người dân Đức Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung về tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để giành lấy nền độc lập tự do. Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định số 1570-VH/QĐ công nhận Khu vực Ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC "GÒ Ô CHÙA"</span><span style=\'color:purple\'>

Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa, tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, cách biên giới Việt Nam- Campuchia khoảng 2 km.
Tháng 5/1997, Bảo tàng Long An phối hợp với Bảo tàng lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc khai quật Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa. Qua khai quật thu thập được những hiện vật như: xương, răng động vật, các mộ còn dấu tích di cốt người, các mộ vò có di cốt trẻ em; dọi xe chỉ; nhiều đồ gốm và mãnh gốm chạc ba với kích thước và hình dáng trang trí; nhiều công cụ sắt; hạt chuỗi đá quý, lục lạc và vòng đồng; mãnh khuôn đúc và nồi rót kim loại; nhiều vỏ trấu và hạt lúa.
Qua khai quật phát hiện và thu thập những hiện vật, có thể xác định Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa thuộc văn hóa Óc Eo ở vùng Đồng Tháp Mười.
Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2004 của Bộ Văn hóa và Thông tin .

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH NGHỆ THUẬT ĐÌNH VĨNH PHONG</span><span style=\'color:purple\'>

Có dịp xuôi dòng kinh Trà Cú, đến vàm Rạch Cây Gáo du khách sẽ nhìn thấy một ngôi đình cổ nằm soi bóng bên dòng nước - đó là đình Vĩnh Phong, nơi lưu niệm ông Mai Tự Thừa, người đã có công khai cơ lập làng, lập chợ tạo nên sự phồn thịnh của Thị trấn Thủ Thừa ngày nay.

Khoảng cuối thế kỷ XVIII, ông Mai Tự Thừa đến làng Bình Lương Tây khai khẩn một dây đất 4 mẩu dọc theo kinh Trà Cú (kinh Thủ Thừa) và cất một ngôi quán nhỏ ở bờ kinh để buôn bán. Do quán của ông ở ngay giáp nước kinh Trà Cú nên ghe thương hồ tụ hội mua bán, trao đổi rất đông, dân cư tìm đến sinh sống ngày một nhiều. Vì thế ông Mai Tự Thừa đã đắp đường, làm bến ghe và lập một cái chợ bằng lá để có nơi mua bán, đó chính là chợ Thủ Thừa ngày nay.
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-110/image-upload-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Đình Vĩnh Phong

Dần dần, dân số xung quanh khu vực chợ phát triển, ông Mai Tự Thừa liền làm đơn xin tách khỏi làng Bình Lương Tây, lập làng mới lấy tên là làng Bình Thạnh. Ông còn hiến một khoảnh đất để cất đình làng - đó chính là tiền thân của đình Vĩnh Phong ngày nay. Tương truyền, ông Mai Tự Thừa đã đóng góp nhiều công của trong việc nạo vét kinh Trà Cú vào năm 1829 và tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi rồi mất tích. Vì thế, tài sản của ông gồm cái chợ và ruộng đất bị triều đình sung công và phát mãi, vợ con ông cũng bị lưu đày. Làng Bình Thạnh do ông lập cũng bị đổi tên thành làng Vĩnh Phong, đình làng cũng bị dời đi nơi khác. Mãi sau này khi Thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, Triều Nguyễn không còn thế lực ở phương Nam nên đồng bào quanh chợ Thủ Thừa mới quyên tiền xây cất lại đình Vĩnh Phong năm 1886 và đưa bài vị ông Mai Tự Thừa vào thờ với 7 chử hán: ''Tiền hiền Mai Tự Thừa – Chủ thị''.

Qua nhiều lần trùng tu, gần nhất vào năm 1998, đình Vĩnh Phong vẫn còn giữ được phong cách kiến trúc cuối thời Nguyễn. Hiện tại đình Vĩnh Phong nằm trong khuôn viên 1132m2 với 3 lớp nhà: võ ca, võ quy, chánh điện trông ra kinh Thủ Thừa. Chánh điện đình Vĩnh Phong được xây dựng theo lối cổ với kết cấu cột tứ trụ, mái lợp ngói âm dương, trên nóc có đôi rồng bằng sành trong tư thế lưỡng long tranh châu. Bên trong chánh điện được bài trí rất trang nghiêm với 2 lớp bao lam, 3 bàn thờ, Long Đình và Lỗ Bộ. Bao lam bên ngoài là tuyệt tác của cánh thợ Thủ Dầu Một có niên đại Mậu Ngọ (1918). Các nghệ nhân đã thể hiện trên bao lam này các đề tài truyền thống như Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng), Tứ hữu (Mai, Lan, Cúc, Trúc), Bá điểu quy sào. Bên trên bao lam có những khung gỗ kết cấu theo kiểu ô hộc chạm long hình tượng Long Mã, Mai Lộc, Cuốn thư, Cá hóa Long, Dơi, hết sức tinh xảo. Trước bàn thờ chính là bộ bao lam cổ có niên đại Bính Tuất (1886). Vẫn là đề tài tứ hữu, nhưng các chi tiết trên bộ bao lam này được tạo dáng to khỏe mang phong cách cuối thế kỷ XIX. Nét đặc biệt ở bao lam này là nghệ thuật sơn son thếp vàng hết sức tinh xảo. Trải qua thời gian hơn 100 năm mà bộ bao lam này vẫn còn nguyên vẻ rực rở như buổi ban đầu. Chánh điện đình Vĩnh Phong hiện còn 2 bức hoành phi cổ cùng 8 cặp liễn đối có giá trị niên đại Bính Tuất (1886) và Bính Thìn (1916). Đa số các câu đối đều viết theo lối quán thủ (2 chữ đầu của 2 câu đối ghép lại thành tên Đình hoặc tên Thủ Thừa). Đặc biệt cặp liển ở bàn thờ ông Mai Tự Thừa:

''Tiền chấn anh linh ư bách thế
Hiền lưu danh dự tại thiên thu''

đã nêu bật được công lao to lớn của ông và tấm lòng tri ân sâu sắc của nhân dân Thủ Thừa đối với ông. Chính vì lẽ đó mà ngày nay hàng loạt địa danh ở Long An được đặt là Thủ Thừa như kinh Thủ Thừa (kinh Trà Cú), chợ Thủ Thừa, quận Thủ Thừa (có từ năm 1922). Trên mảnh đất ngày xưa ông Mai Tự Thừa đã quy dân, lập chợ, lập làng, vét kinh, đắp lộ, ngày nay là một thị trấn dân cư đông đúc, kinh tế thịnh vượng, đình Vĩnh Phong vẫn còn đó như nhắc nhở cho chúng ta về một thời đã qua. Đến với đình Vĩnh Phong, chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật chạm trổ tài hoa của những nghệ nhân thời trước, hiểu thêm về những đóng góp lớn lao của ông Mai Tự Thừa trong quá trình khai phá đất đai của cha ông chúng ta. Với ý nghĩa ấy, đình Vĩnh Phong đã được Bộ VHTT ra quyết định xếp hạng là di tích Quốc gia vào ngày 31/8/1998.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH LỊCH SỬ BÌNH THÀNH</span><span style=\'color:purple\'>

Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

Từ sau khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), đã có hơn 100 nghĩa quân Tân An-Chợ Lớn dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Lưu Dự Châu, Lê Văn Tưởng đến khu vực Bình Thành lập nên căn cứ Mớp Xanh. Căn cứ này chỉ tồn tại được 8 tháng thì có lệnh giải tán của Xứ ủy, vì không có điều kiện khởi nghĩa lần 2. Tuy nhiên căn cứ Mớp Xanh đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của căn cứ Tỉnh ủy sau này.

<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-182/image-upload-18.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Bình Thành
Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực Bình Thành là căn cứ của Tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi “Quân khu Đông Thành”. Các cơ quan cấp Nam Bộ như văn phòng Bộ Tư lệnh Nam Bộ, các sở trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ cũng có thời gian đóng quân ở Quân khu Đông Thành. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp các lực lượng cách mạng.
Để bảo toàn lực lượng, một số cán bộ, đảng viên của hai tỉnh Tân An- Chợ Lớn đã rút lên Bình Thành. Trong điều kiện Trung ương chưa cho phép đấu tranh vũ trang, những chiến sĩ cách mạng đóng tại Bình Thành đã lợi dụng danh nghĩa quân giáo phái để thành lập nên Bộ tư lệnh Trung Nam Bộ- lực lượng vũ trang đầu tiên của Khu 8 và Nam Bộ sau 1954. Tháng 7/1957, Xứ ủy thành lập tỉnh Long An trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.
Với kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Tỉnh ủy Long An đã chọn Bình Thành làm căn cứ địa để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. Trong từng thời kỳ với những điều kiện khó khăn và thuận lợi khác nhau, Tỉnh ủy Long An đã linh hoạt, cơ động trong khu vực Bình Thành, có lúc phải tạm lánh sang Ba Thu, có lúc phát triển về Đức Hòa, Bến Lức và vùng hạ. Tuy nhiên nơi mà Tỉnh ủy Long An và các cơ quan trực thuộc đứng chân hoạt động lâu nhất chính là Giồng Ông Bạn thuộc khu vực Bình Thành trong thời gian mở đầu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ(1960-1961)-(1973-1975).

Từ căn cứ Bình Thành, Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo, đề ra những chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Với một diện tích không rộng, địa hình tuy có hiểm trở nhưng không thể hoàn toàn dựa vào đó để tồn tại và chống lại những phương tiện chiến tranh hiện đại của địch nhưng căn cứ Bình Thành vẫn kiên gan thách thức với kẻ thù. Đó là nhờ tấm lòng thương yêu đùm bọc của nhân dân, sự linh động, sáng tạo của Tỉnh ủy. Có thể nói căn cứ Bình Thành là căn cứ của lòng dân.

Trải qua hai cuộc chiến tranh và tác động của tự nhiên, con người, đến nay khu căn cứ Tỉnh ủy đã thay đổi khá nhiều so với ban đầu. Ở Giồng Ông Bạn - nơi Tỉnh ủy đóng lâu nhất chỉ còn lại dấu vết của nhà cửa, cơ quan, hầm trú ẩn . . . và hàng chục hố bom lớn nhỏ. Đây đó xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn lại nhiều dấu tích, những địa danh vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân dân Long An trong hai thời kỳ kháng chiến như:

- Giồng Dinh xã Mỹ Thạnh Tây - Nơi đặt tổng hành dinh của Trung tướng Nguyễn Bình.
- Trấp tre - Nơi ra đời của Bộ tư lệnh Trung Nam Bộ.
- Hội đồng Sầm: Nơi thành lập của Mật trận dân tộc giải phóng tỉnh Long An.
- Giồng Ông Tưởng: Nơi thành lập Tiểu đoàn I ba lần được phong danh hiệu anh hùng.
- Xóm công đoàn: Nơi nhân dân đào địa đạo dưới lòng đất để bám trụ căn cứ, ủng hộ cách mạng.

Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, năm 1996 Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Long An các thời kỳ đã về lại Bình Thành, xác định những điểm mà Tỉnh ủy từng hoạt động năm xưa. Ban quản lý dự án xây dựng khu di tích lịch sử cách mạng cũng được thành lập với nhiệm vụ phục hồi tôn tạo lại di tích lịch sử căn cứ Bình Thành với quy mô ban đầu là 93 ha tại xã Bình Hòa Hưng-Đức Huệ. Năm 1998, Bộ VHTT đã ra quyết định xếp hạng Căn cứ Bình Thành là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một dự án xây dựng các công trình tưởng niệm như đền thờ, bia, đài…và tái tạo các di tích gốc được vạch ra và từng bước thực hiện để trong tương lai khách tham quan có thể phần nào hiểu được hoàn cảnh sống, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta thời kỳ kháng chiến. Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An, di tích lịch sử căn cứ Bình Thành sẽ trở thành một công trình truyền thống lịch sử-văn hóa-du lịch quan trọng của tỉnh nhà.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
CHÙA PHƯỚC LÂM</span><span style=\'color:purple\'>

Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, một lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh , đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự ra còn có tên là chùa ông Miêng (do lệ cử tên húy ông Minh). Nhìn về tổng thể, ngôi chùa gồm 3 phần: Chánh điện – hậu tổ, khu mộ tháp và nhà trù. Chánh điện là một ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu ''bánh ít'', có móng đá xanh, tường gạch, lợp ngói vảy cá. Toàn bộ cột chùa chùa đều bằng danh mộc hình trụ tròn, được kê trên các chân tán đá xanh, liên kết với nhau bởi hệ thống xiên, vì kèo, sườn mái tạo cho không gian bên trong sự rộng rãi thoáng mát. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Thiện, Aùc, Hộ Pháp, Kim Cương…và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật có chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với một phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ.

Có một pho tượng rất đặc biệt tạc một vị Bồ Tát mình mặc cà sa, tay cầm phất trần, ngồi trên long mã bằng gỗ. Những bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đều được chạm trổ rất công phu và là sản phẩm của cánh nghệ nhân họ Đinh ở Tân Lân Cần Đước(1).
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-183/image-upload-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Chùa Phước Lâm

Đặc biệt nhất là bức hoành '' Pháp luân thường chuyển” chạm lộng nhiều lớp có dạng cuốn thư với chủ đề cúc trĩ. Chữ thọ được chạm nổi tách làm đôi ở hai đầu cuốn thư và 4 chữ pháp luân thường chuyển sơn đỏ trên nền vàng góp phần làm tăng đường nét tinh xảo, sinh động cho hoành phi.

Đây là một trong những bức hoành đẹp nhất ở Long An chứng minh cho trình độ nghệ thuật điêu luyện của nghề chạm khắc gỗ ở Cần Đước đã phát triển mạnh vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Cũng như những ngôi chùa làng khác ở Nam Bộ, phía sau chánh điện chùa Phước Lâm là tổ đường theo đúng công thức ''Tiền Phật, Hậu Tổ''. Tổ đường có bàn thờ và di ảnh của các vị trụ trì đã quá vãng, di ảnh và bàn thờ Bùi Công- người lập chùa , và bàn thờ của họ Bùi. Phía Ðơng chánh điện là 4 ngôi mộ tháp khá cổ kính trong đó có tháp bảo đồng của tổ khai sơn Hồng Hiếu và chư vị trụ trì đã quá vãng. Chùa Phước Lâm là tổ đình của hệ phái Lục Hòa ở Cần Đước. Vào những ngày rằm khá đông thiện nam, tín nữ đến chùa lễ Phật, cầu kinh như để xua đi bao nổi ưu phiền của cuộc sống đời thường và hòa đồng với nhau trong tình thương bao la của Phật. Nhà nghiên cứu Trần Hồng Liên có viết: ''Chùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình ảnh của một ngôi chùa cổ ở Nam Bộ, nhưng tiếc rằng ngôi già lam thể hiện một mảng văn hóa Phật giáo Nam Bộ này lại đang bị hư hại trầm trọng theo sự tàn phá nhanh chóng của thời gian''. Vào năm 2001, chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia.Với tấm lòng quý yêu một di sản văn hóa của cha ông,trong tuong lai ngôi cổ tự này sẽ được các cơ quan chức năng và đồng bào phật tử hợp sức trùng tu, tôn tạo để mãi mãi là một danh lam, một niềm tự hào của nhân dân địa phương.

(1) Cánh thợ họ Đinh ở Cần Đước làm nghề chạm gỗ đến nay đã 5 đời. Tổ của họ này là nghệ nhân Đinh Văn Trì (sinh khoảng 1841) đã truyền nghề cho các nghệ nhân nổi tiếng sau: Đinh Công Tùng, Đinh Công Cai (thế hệ thứ 2); Đinh Văn Tất, Đinh Công Tồn (thế hệ thứ 3); Đinh Văn Năm (thế hệ thứ tư) Cánh thợ họ Đinh đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng ở chùa Giác Lâm (TPHCM), Hội quán Nghĩa Nhuận, Xóm Nhà Giàu (Xã Thanh Phú Long -Châu Thành), nhà Ông Cai Bằng (Tân Ân - Cần Đước), nhà Bà Phủ Phải (Chợ Quán -TPHCM)

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH LỊCH SỬ ''CHÙA TÔN THẠNH''</span><span style=\'color:purple\'>

Nằm cạnh tỉnh lộ 835 thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là một ngôi chùa đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học: Chùa Tôn Thạnh - một di tích lịch sử đã được Bộ VHTT xếp hạng cấp Quốc gia ngày 27/11/1997 (theo số quyết định 2890-VH/QĐ).
Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung huyện Phước Lộc.

Từ thuở còn niên thiếu ông đã có tâm mộ đạo và nhiều lần xin phép song thân xuất gia đầu Phật. Cha ông cố ngăn con mới bảo rằng: '' Nghe nói đạo Phật tất cả đều không, hà huống có thân, con muốn xuất gia theo Phật hãy cầm cục lửa than cho cha châm thuốc cha mới tin con quyết tâm theo Phật''. Ông liền vào nhà bếp cầm một cục than hồng vào tay trái lên, mặc không biến sắc. Cha ông thấy vậy đành để cho ông quy y.
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-184/image-upload-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Chùa Tôn Thạnh
Ban đầu thiền sư tu học ở chùa Vĩnh Quang, gần chợ Trường Bình, được sư phụ đặt cho pháp danh là Viên Ngộ. Thuở ấy đường vào chợ Trường Bình cỏ cây rậm rạp, lầy lội khó đi, hùm beo, thú dữ thường ra làm hại người.
Thấy vậy thiền sư Viên Ngộ phát nguyện một mình chặt cây, đắp đường từ chợ Trường Bình xuống thôn Tích Đức và phường Hòa Thuận dài 250 trượng. Năm Gia Long thứ 7 (1808) sư Viên Ngộ đến làng Thanh Ba (nay thuộc xã Mỹ Lộc) cất chùa Lan Nhã - đó chính là chùa Tôn Thạnh hiện nay. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đây là ngôi chùa ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' nổi tiếng ở đất Gia Định xưa. Thiền sư còn cho đúc tượng Điạ Tạng Bồ Tát bằng đồng để thờ trong chùa. Tương truyền, khi đúc lần đầu, tượng Bồ Tát bị khuyết, thiền sư Viên Ngộ đã chặt một ngón tay của mình cho vào nồi nước đồng để tượng đúc lần sau được viên mãn.
Ông không những là một người con chí hiếu mà còn là một người đầy lòng từ bi bác ái. Khi cha bị bệnh, thiền sư đã thề trước Phật đài là sẽ ''trường tọa'' 10 năm để kéo dài tuổi thọ cho cha. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) trong vùng có dịch đậu mùa, sư Viên Ngộ đã nguyện ''trì kinh niệm Phật, chung thân tịch cốc'' để cầu cho nhân dân thoát khỏi cơn tai ách. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), ông thấy mình đã xuất gia 40 năm mà chưa đắc đạo nên tịch thủy 49 ngày rồi viên tịch. Pháp thân của ông được tăng chúng an táng ở bảo tháp phía tây chùa Tôn Thạnh. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình để đem lại điều lành cho chúng sinh, nhân dân đã gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ. Mười sáu năm sau khi thiền sư Viên Ngộ viên tịch, chùa Tôn Thạnh đã đi vào lịch sử nước nhà với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Trong ba năm 1859-1861 nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi dạy học, làm thơ và làm thuốc. Trong trận tập kích đồn Tây Dương tại chợ Trường Bình đêm rằm tháng 11 năm Tân D?u, một trong ba cánh nghĩa quân đã xuất phát từ chùa Tôn Thạnh đốt nhà dạy đạo, chém rơi đầu quan hai Phú Lang Sa. Cảm khái trước tấm lòng vị nghĩa của những người ''dân ấp dân lân'', nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác nên bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng tại chùa Tôn Thạnh. Lịch sử đã lưu danh ngôi chùa này của đất Long An qua những câu văn bất hủ: ''Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm. Đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ''.
Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch. Tuy nhiên chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX, và các hoành phi câu đối chữ hán sơn son thếp vàng. Bên phải chùa Tôn Thạnh hiện còn hai bia kỷ niệm được xây dựng vào năm 1973 và 1997 để lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đến viếng chùa Tôn Thạnh, thăm lại một danh lam của đất Gia Định xưa, thắp nén nhang tưởng niệm trước bảo tháp của vị cao tăng Viên Ngộ và tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngày nào đã từng ở nơi đây để viết nên những áng văn tuyệt tác, chắc hẳn chuyến tham quan của du khách sẽ rất thú vị và bổ ích.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
DI TÍCH NHÀ TRĂM CỘT </span><span style=\'color:purple\'>


Cần Đước-Long An không những là vùng đất được biết đến với đặc sản gạo nàng thơm Chợ Đào mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa.Có dịp về Cần Đước, bạn đừng quên ghé thăm một công trình kiến trúc điêu khắc cổ ở xã Long Hựu Đông mà nhân dân địa phương thường gọi là Nhà Trăm Cột ( vì có trên 100 cột).
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-185/image-upload-26.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-185/image-upload-26-1.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' /><img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-8-185/image-upload-26-2.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Chủ nhân đời thứ 3 ,ông Trần Văn Ngộ kể rằng ngôi nhà này do ông nội ông, ông Trần Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ ,tỉnh Chợ Lớn xây dựng vào những năm 1901-1903 do một nhóm thợ miền Trung thực hiện.

Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 ,chính diện quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà Trăm Cột có kiểu chữ quốc ( ) , 3 gian , 2 chái.
Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự - ngoại khách,phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (1952), nay chỉ còn nền móng. Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) ,khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây - Đông, Tiền - Hậu. Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ''chày cối'',tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối).Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Không gian ''rộng lòng căn'' được tạo ra ở giữa nhà do không có hàng cột giữa thích hợp để thờ tự.

Đặc biệt, trang trí trong kiến trúc ở Nhà Trăm Cột cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao qua cách bố cục, thể hiện đề tài cũng như xử lý kỹ thuật. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài ''vân hóa long'', '' tứ thời'' kiểu ''dây lá hóa'' đặc trưng của Huế rất sắc sảo. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm my õ của công trình mà người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như ''tứ linh'', ''tứ thời'','' bát quả''; các mô típ thể hiện Phúc - Lộc -Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc - nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát,khế,măng cụt, đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ , ghế nghi, bàn tròn , bàn dài, bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng, hết sức điêu luyện và tài tình.

Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạnhg ''dây lá hóa'' đã tạo thêm sự phong phú, sinh động, gây xúc cảm cho người thưởng ngoạn. Gian ngoại khách ở Nhà Trăm cột còn được tô điểm bởi các bức hoành phi, đối liễng, sơn son ,thếp vàng ,cẩn ốc xa cừ có nội dung nói lên tư tưởng hướng đến cuộc sống an nhàn, (Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh, Hướng sơn y thắng cuộc vận phi điểu cách tráng kỳ quan) hay ca ngợi cảnh đẹp (Sơn trang cổ họa) ,cầu phúc ,chúc thọ. Tất cả được bố cục ,xử lý một cách hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm của một ngôi nhà thờ và cũng đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống.
Theo các nhà nghiên cứu, Nhà Trăm Cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí,tạo được sự phong phú và đa dạng. Đó cũng là một phần lịch sử - văn hóa đất phương Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Với giá trị ấy, năm 1997 Nhà Trăm Cột đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc Gia (số 2890- VH/QĐ/ 27.09.1997).

(theo báo điện tử Long An)

magicboy
17-08-2006, 07:19 PM
híc thêm một bài hay nữa nhưng không có link qua trang gốc
nếu ai hỏi về long an cử chỉ họ vào trang web www.lqd-longan.com nhé các bạn

LeGiang
18-08-2006, 09:57 AM
Originally posted by magicboy@Aug 17 2006, 12:19 PM
híc thêm một bài hay nữa nhưng không có link qua trang gốc
nếu ai hỏi về long an cử chỉ họ vào trang web www.lqd-longan.com nhé các bạn10050http://img83.images****.us/img83/1193/legiang201fg3.png