PDA

View Full Version : Long An quê hương tôi


LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
trang thông tin tỉnh Long An (http://www.longan.gov.vn/)
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN </span>
<span style=\'color:purple\'>
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

<img src=\'http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-1-298/image-upload-2.gif\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />

- Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
- Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
KHÍ HẬU

http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-1-289/image-upload-2.gif
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.


Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 %.
Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
KHOÁNG SẢN

Theo kết quả điều tra năm 1996 than bùn được tìm thấy ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Trấp Mốp Xanh). Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 đến 6 mét. Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào xác định tương đối chính xác trữ lượng than bùn nhưng ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn.
Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cho thấy than bùn ở Long An có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón.
Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và thủy phân tạo ra acid sulfuric, đây là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường sống.
Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.
Trong thời gian qua, do quản lý nhà nước chưa chặt chẽ nên một số tổ chức và cá nhân khai thác than bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh. Trong tương lai, cần phải tổ chức khai thác thận trọng hơn vừa đáp ứng ứng yêu cầu kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến môi trường dân sinh

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
THỦY TRIỀU
http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-1-286/image-upload-2.gif
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.

Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
TÀI NGUYÊN RỪNG
http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-1-284/image-upload-2.jpg

Năm 1976 diện tích đất rừng của tỉnh Long An là 93.902 ha, chủ yếu là rừng tràm tạo nên hệ cân bằng sinh thái cho toàn khu vực Đồng Tháp Mười. Đến năm 1999 diện tích rừng còn lại là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Trong đó : rừng tự nhiên là 1.553 ha, rừng trồng là 36.276 ha tập trung chủ yếu là các huyện Đồng Tháp Mười (Tân Hưng 13.731 ha, Tân Thạnh 5.540 ha, Mộc Hóa 4.581 ha, Vĩnh Hưng 3.035 ha, Thạnh Hóa 2.850 ha, Đức Hòa 1.243 ha và Đức Huệ 1.072 ha).
Năm 2000 diện tích rừng là 44.481 ha. Cây trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn. Theo điều tra đến tháng 6/2003 tổng diện tích rừng trồng tập trung 64.462 ha.Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 29, 77 triệu cây cừ tràm. Ngoài ra Long An là một trong những địa phương có phong trào trồng cây phân tán rất mạnh.
Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó đã tạo ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng chuyển sang đất trồng lúa.
Trong tương lai tỉnh cần có chủ trương khôi phục dần hệ sinh thái rừng tràm . . .Đồng thời cố gắng duy trì một số khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶN, NƯỚC NGẦM

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của tỉnh Long An nối liền với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư.
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh và vào địa phận Long An: diện tích lưu vực 6.000 km2, độ dài qua tỉnh 145 km, độ sâu từ 17 - 21 m. Nhờ có nguồn nước hồ Dầu Tiếng đưa xuống 18,5 m3/s nên đã bổ sung nước tưới cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và hạn chế quá trình xâm nhập mặn của tuyến Vàm Cỏ Đông qua cửa sông Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh ngang và nối với sông Sài Gòn, Đồng Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông Bến Lức.
Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân cư.
Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35 km, rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông.
Sông Rạch Cát (Sông Cần Giuộc) nằm trong địa phận tỉnh Long An dài 32 km, lưu lượng nước mùa kiệt nhỏ và chất lượng nước kém do tiếp nhận nguồn nước thải từ khu vực đô thị -TP Hồ Chí Minh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
Nhìn chung nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, chất lượng nước còn hạn chế về nhiều mặt nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống.
Trữ lượng nước ngầm của Long An được đánh giá là không mấy dồi dào và chất lượng không đồng đều và tương đối kém. Phần lớn nguồn nước ngầm được phân bổ ở độ sâu từ 50 - 400 mét thuộc 2 tầng Pliocene - Miocene.
Tuy nhiên tỉnh có nguồn nước ngầm có nhiều khoán chất hữu ích đang được khai thác và phục vụ sinh hoạt dân cư trên địa bàn cả nước.
Khi gặp mưa lớn hoặc lũ về, kết hợp với triều cường thường gây ngập lụt ở khu vực ven sông nhất là vùng hạ. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên nước mặt ở Long An, ngoài giải pháp mở rộng kênh tạo nguồn, cần thiết phải xây thêm hồ chứa nước phụ ở những khu vực thiếu nguồn.
Trong tương lai cần phải xác định rỏ trữ lượng nguồn nước ngầm, địa bàn phân bổ, khả năng tái tạo để có kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững.

(theo báo điện tử Long An)
7601
[/quote]

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
XÂM NHẬP MẶN

Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km, từ năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 - 4 gam/lít. Sông Vàm Cỏ Đông do ảnh hưởng của Hồ Dầu Tiếng độ mặn giảm dần.
Ngoài ra, do trái đất có xu hướng nóng dần lên, tạo điều kiện cho mặt nước biển nâng dần lên, đẩy quá trình xâm nhập mặn xâu vào nội địa.
Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm trước đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Để hạn chế quá trình này cần tránh khai thác nước quá nhiều trong mùa kiệt và đầu tư các công trình thủy lợi cần tính toán tác động của xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
CHUA PHÈN

http://www.longan.gov.vn/ui-lan/uploads/1-1-267/image-upload-2.gif
Long An là nơi tập trung đất phèn đến 208.449 ha, chiếm 69,8 % diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện tồn tại 2 vùng thấp - rốn phèn ở Bắc Đông và Bo Bo - Mỏ Vẹt. Một năm có 2 chu kỳ nước chua là đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 7) và cuối mùa mưa (tháng 11 đến tháng 1).

Để hạn chế bất lợi cho sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi tạo nguồn, nghiên cứu áp dụng các phương pháp canh tác, giống cây con . . . cho phù hợp điều kiện tự nhiên và cơ chế thị trường. Trong khai hoang cần tính toán chặt chẽ việc đẩy nguồn nước chua phèn xuống khu vực hạ lưu gây tác hại cho sản xuất của khu vực ven sông


(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Thực trạng môi trường:
Môi trường tự nhiên là tài nguyên quý giá cho mọi hoạt động của đời sống sinh vật. Do đó, việc khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên hợp lý sẽ giúp cho xã hội phát triển ổn định và bền vững. Trong quá trình đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp . . . tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng ngày càng phổ biến và nghiêm trọng làm cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm.
- Về chất lượng không khí : Theo đánh giá của một số cơ quan chuyên môn thì nồng độ SO2, NO2, CO, nồng độ chì . . . đều có giá trị thấp và đạt tiêu chuẩn theo quy định. Riêng chỉ tiêu về bụi lơ lững, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và tập trung ở các vùng đô thị, khu vực đông dân cư và các trục lộ giao thông chính.
- Về chất lượng nguồn nước : Trên các lưu vực sông - kênh chính như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Cần Giuộc . . . khu vực thị xã Tân An thì hàm lượng Nitrat, chất hữu cơ, nồng độ dư lượng thuốc, vi sinh vật. . . . đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 1995) Cần Giuộc trong nhiều năm qua, nhận nước thải từ TP. Hồ Chí Minh với mức độ ô nhiễm rất cao, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt nhân dân.
- Về môi trường đất : Qua kết quả phân tích mẫu, nồng độ các chất độc hại như Cu, Pb, Cd . . . có trong bùn và đất tương đối thấp và nằm trong giới hạn cho phép (theo tiêu chuẩn Hà Lan).
- Về sinh vật : với đặc thù tự nhiên gồm nhiều hệ sinh thái đất ngập nước : nước lợ, nước mặn, nước ngọt, nhiễm phèn . . . nguồn tài nguyên sinh vật của tỉnh được đánh giá rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua dưới tác động của con người, các thành tựu trong việc khai thác, sử dụng phục vụ cho sản xuất đã đem lại nhiều kết quả to lớn, song vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm một cách sâu sắc, đồng bộ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng sinh thái giữa các quần thể, đồng thời làm giảm hoặc mất đi nhiều chủng loại động vật hoang dã quý hiếm như gà đãi, trăn, rắn, rùa . . . ; các loài thảm thực vật như rừng tràm ngập nước, đước, sú, vẹt . . . cũng như nguyên nhân bộc phát nạn dịch chuột phá hoại sản xuất.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
TÌNH HÌNH LŨ LỤT


Lũ đến hàng năm đổ về trước tiên là các huyện phía Bắc thuộc khu vực ĐTM, bắt đầu từ đầu hoặc trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11. Trong thời gian này mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu như đầu nguồn nhưng thời gian ngâm lũ lâu hơn.

Tần suất lũ lớn có xu hướng rút ngắn lại từ 8 - 10 năm 1 lần trước đây, nay xuống còn 3 - 4 năm 1 lần (1961, 1966, 1978, 1984, 1991) và liên tiếp trong 3 năm lũ lớn liên tục xảy ra (1994, 1995, 1996) và đặc biệt là năm 2000 lũ rất lớn.
- Mức ngập nước theo diện tích tự nhiên năm 1996 như sau :
+ Dưới 50 cm với diện tích ngập 50.294 ha, chiếm 13,2 % diện tích tự nhiên (DTTN).
+ Từ 50 - 100 cm với diện tích ngập 72.360 ha, chiếm 18,99% DTTN.
+ Từ 100 -150 cm với diện tích ngập 63.830 ha, chiếm 16,75% DTTN.
+ Từ 150 - 200 cm với diện tích ngập 94.840 ha, chiếm 24,88% DTTN.
+ Từ 200 - 250 cm với diện tích ngập 66.720 ha, chiếm 17,50% DTTN.
+ Ngập trên 250 cm với diện tích ngập 33.070 ha, chiếm 8,68% DTTN.
- Thời gian ngập lũ :
+ Dưới 3 tháng 305.757 ha, chiếm 69,91% diện tích tự nhiên.
+ Từ 3 - 5 tháng 64.724 ha, chiếm 30,09 % diện tích tự nhiên.
Đặc biệt là trong năm 2000 lũ lớn nhất trong nhiều thập niên qua và thời gian ngâm lũ kéo dài gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Mực nước cao nhất xuất hiện tại Mộc Hóa (Long An) là 3,27 mét, cao hơn 41 cm so với đỉnh lũ 1978. Lũ đổ mạnh về phía Nam cộng hưởng với đợt triều cường gây ngập sâu và trên diện rộng gần 300.000 ha tự nhiên, bao gồm 132/188 xã phường, tương ứng 12/14 huyện thị của tỉnh. Độ ngập bình quân từ 1,5 - 2 mét, có vùng ngập sâu trên 3 mét. Tổng thiệt hại về vật chất gần 650 tỷ đồng.
Hiện nay tỉnh đang phối hợp với các dự án kiểm soát lũ của Trung ương để xây dựng hệ thống cống đập nhằm kiểm soát lũ một cách chặt chẽ và hữu hiệu hơn, lũ nhỏ cố gắng giữ nước, lũ lớn cho rữa trôi phèn, cải tạo đất. Đầu tư xây dựng 186 cụm, tuyến dân cư nhằm đảm bảo cho người dân chung sống vững chắc và ổn định trong mùa lũ. Trong đầu tư xây dựng chọn cao trình vượt mức ngập lũ năm 2000.

(theo báo điện tử Long An)

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
TÀI NGUYÊN CÁT

Một phần của lưu vực ở Tây Ninh chảy qua Long An trên dòng Sông Vàm Cỏ Đông, qua nhiều năm bồi lắng ở cuối lưu vực một lượng cát xây dựng khá lớn. Theo điều tra trữ lượng cát khoảng 11 triệu m3 và phân bố trải dài 60 km từ xã Lộc Giang giáp tỉnh Tây Ninh đến bến đò Thuận Mỹ (Cần Đước).

Việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khai thác tài nguyên cát còn lỏng lẽo, chưa tạo được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ.
Thời gian qua, một số tổ chức kinh tế đã khai thác được một khối lượng khá lớn cát, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong vùng. Tuy nhiên, cần kiểm tra kỹ thuật khai thác, an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững, chống nguy cơ sạt lỡ là do thay đổi dòng chảy và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Do trữ lượng cát lấp có hạn nên tỉnh cần quy định hướng khai thác và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu san lấp nền trong đầu tư xây dựng


(theo báo điện tử Long An)

magicboy
17-08-2006, 08:17 PM
bài này hay quá, up lên cho anh em xem lại nè, lẽ ra những bài như vầy (cho dù là copy ) thì nên để thêm link qua trang gốc

LeGiang
18-08-2006, 10:53 AM
Originally posted by magicboy@Aug 17 2006, 12:17 PM
bài này hay quá, up lên cho anh em xem lại nè, lẽ ra những bài như vầy (cho dù là copy ) thì nên để thêm link qua trang gốc10049http://img228.images****.us/img228/8067/legiang2013io4.png