PDA

View Full Version : Kinh doanh nhượng quyền


nobipotter
05-01-2011, 11:39 PM
Sau 3 năm hoạt động, PKĐK Vạn An có 2 cơ sở Tân An và Bến Lức đều bắt đầu sinh lợi.
Trong thời gian đó, mình đã xây dựng được
- Hệ thống nhận diện thương hiệu
- Hệ thống quản lý và báo cáo bằng phần mềm
- Quy trình đào tạo nhân viên
- Quy trình khám chữa bệnh
- Hệ thống cung cấp trang thiết bị, vật tư tiêu hao, dược phẩm
- hệ thống pháp lý
- Mối quan hệ với bác sĩ các bệnh viện

Để củng cố và mở rộng phạm vi hoạt động mình muốn xây dựng mô hình hợp tác và nhượng quyền, mong các bạn có kinh nghiệm về nhượng quyền hỗ trợ

phanphuong
05-01-2011, 11:47 PM
Cái này chắc nhờ bác Trung hoặc bác Vũ. :D
Anh nobi gọi điện thoại rủ mấy ổng đi ăn trưa đi. ;))

tieungaogiangho
05-01-2011, 11:48 PM
Huynh mau mau mở BV lớn lớn đi để a e lũ quỷ đói học y có đường về LA làm ăn nữa chứ.BV công thì chắc ít ai về rùi.

nobipotter
05-01-2011, 11:51 PM
Đang dự định thí điểm PK ở Mộc Hóa.
Đã chuẩn bị xong kế hoạch nhưng chưa tìm được cách hợp tác và nhượng quyền.

nobipotter
06-01-2011, 07:24 AM
Cái này chắc nhờ bác Trung hoặc bác Vũ. :D
Anh nobi gọi điện thoại rủ mấy ổng đi ăn trưa đi. ;))
Đã gọi cho bác Quý Trung và bác Nguyên Vũ, nhưng 2 bác ấy bận ở nước ngoài, hẹn dịp khác. Chỉ gặp mỗi bác Quảng.

NKB®
06-01-2011, 10:22 AM
Việc nhượng quyền thương hiệu, bên cạnh các quy trình anh đang có, anh cần thêm:

- Sơ đồ tổ chức của bệnh viện.
- Chức năng nhiệm vụ từng vị trí trong bệnh viện (mô tả công việc từng vị trí)
- Quy trình quản lý tài sản, máy móc thiết bị
- Quy trình thu tiền, bảo quản tiền bạc như thế nào
- Quy chế tuyển dụng, trả lương.....

Nói chung là moi hoạt động, dù nhỏ nhất cũng phải biên soạn thành quy trình, văn bản, kể cả vệ sinh, đổ rác......để đảm bảo chất lượng hoạt động của bên mua nhượng quyền đúng như yêu cầu

Ngoài ra, cần phải có quy định về kiểm soát hoạt động của cơ sở nhượng quyền.

Đối với việc thu phí, thông thường có 2 dạng phí: phí gia nhập và phí thương hiệu hàng tháng. Phí gia nhập đóng một lần vào lúc đầu (vừa ký hợp đồng). Phí thương hiệu hàng tháng: thu tiền sử dụng thương hiệu hàng tháng. Số tiền này có thể căn cứ vào doanh thu hàng tháng hoặc cố định. Cách căn cứ vào doanh thu hàng tháng là tốt nhất, nhưng phải đảm bảo được bên bán nhượng quyền kiểm soát được doanh thu hàng tháng của bên mua nhượng quyền. Các doanh nghiệp nước ngoài họ bắt buộc sử dụng phần mềm của họ hoặc căn cứ vào hàng hóa, nguyên liệu họ cung cấp (độc quyền và bắt buộc) nên họ kiểm soát được.
Còn một loại phí khác là tiền ký quỹ: đây là loại phí nhằm đảm bảo bên mua nhương quyền thanh toán tiền hàng hóa, tiền thương hiệu hàng tháng đúng thời gian quy định, hoặc đảm bảo việc bên mua nhương quyền tuân thủ theo đúng nội dung hợp đồng. Phí này được trả lại sau khi hai bên thanh lý hợp đồng

Đối với hợp đồng thỏa thuận, cần phải quy định chặt chẽ bên mua nhượng quyền phải tuân thủ các điều kiện gì, nếu không tuân thủ thì phải phạt thế nào....

Bên bán nhương quyền thường kiểm soát bên mua nhương quyền bằng cách độc quyền cung cấp hàng hóa. Ví sụ như phở 24, công ty cung cấp nước phở, các vật dụng như tô, đũa muông,...(có in logo công ty), chỉ định nhà cung cấp nguyên liệu tươi sống (bắt buộc phải mua ở các nhà cung cấp do họ chỉ định để đảm bảo chất lượng và giá cả).....

Anh cũng cần phải biên soạn tiêu chuẩn để được mua nhươnng quyền. Ví dụ, người mua nhượng quyền phải đảm bảo điều kiện vốn, chuyên môn, ....Tiêu chuẩn này nước ngoài họ xét ký lắm, vì ảnh hưởng đến việc kinh doanh và uy tín thương hiệu của họ. Chẳng hạn như thời trang Zara, người mua thương hiệu của họ phải có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh thời trang cao cấp,vị trí mặt bằng mở shop phải rộng bao nhiêu, vị trí nào.......

Vấn đề quan trọng nhất của bán nhượng quyền là việc kiểm soat bên mua nhương quyền sau khi ký hợp đồng. Việc mở thì dễ, kiểm soat là khó nhất, ngay cả như ông Lý Quý Trung hay Đặng NGuyên Vũ cũng vướng vấn đề kiểm soát chứ ko phải tìm được người mua.

Nói tóm lại là anh cần phải làm rât nhiều thứ nữa nếu muốn bán nhượng quyền, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm như y tế.

Anh tham khảo thêm ở đây; http://doanhnhansaigon.vn/online/nhuong-quyen/

Chuyên viết về nhương quyền

nobipotter
06-01-2011, 12:22 PM
Đúng là muốn kinh doanh nhượng quyền phải làm rất nhiều thứ.
Trong giai đoạn này là thời gian rất tốt để hình thành mội chuỗi cửa hàng về dịch vụ y tế. Tuy nhiên mình cũng có thể linh hoạt hơn để xây dựng chuỗi PK trước khi tiến hành nhượng quyền.

Sau nhiều đêm trăn trở về việc cung cấp một dịch vụ y tế chất lượng, giá rẻ và trung thực. Nobi ngộ ra rằng chỉ có con đường hợp tác và nhượng quyền mới mở rộng và kiểm soát được chất lượng giữ vững triết lý kinh doanh của mình.

Bán một sản phẩm nhượng quyền khác với cung cấp dịch vụ y tế, cái này nobi rất tâm đắc nhưng không có kinh nghiệm.

nói như Mr Huy, muốn kiếm tiền phải chế tạo được cỗ máy kiếm tiền. nobi đã chế tạo được. Điều quan trọng bây giờ là nobi phải bán được cổ máy này cho nhiều người, càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt.

Những mơ ước hôm nay có thể là câu chuyện để kể cho ngày mai.

Huy90A
06-01-2011, 12:35 PM
Anh thấy làm đơn giản là tìm bác sỹ ở khu vực cần đầu tư mở phòng khám để họ điều hành (tên phòng khám của mình, công nghệ mình hướng dẫn,...) ăn chia trên lợi nhuận thu được(nếu họ tham gia vốn với mình thì chia cao hơn). Cách này đầu tư nhiều hơn nhượng quyền nhưng bền hơn nhượng quyền. Các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật thường làm cách này (vì có thể hổ trợ kỹ thuật từ trung tâm).

nobipotter
06-01-2011, 01:05 PM
Anh thấy làm đơn giản là tìm bác sỹ ở khu vực cần đầu tư mở phòng khám để họ điều hành (tên phòng khám của mình, công nghệ mình hướng dẫn,...) ăn chia trên lợi nhuận thu được(nếu họ tham gia vốn với mình thì chia cao hơn). Cách này đầu tư nhiều hơn nhượng quyền nhưng bền hơn nhượng quyền. Các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật thường làm cách này (vì có thể hổ trợ kỹ thuật từ trung tâm).
Đúng là có 1 số bác sĩ tại địa phương ngỏ ý muốn hợp tác. Tuy nhiên cách làm đó có 1 nguy cơ là không kiểm soát được chất lượng và quan trọng hơn là không cùng triết lý kinh doanh.
Không có ngành nghề nào dễ lấy tiền người khác mà người ta không biết như y tế. ANh đi vào bất cứ bệnh viện tư nào cũng có tình trạng lạm dụng xét nghiệm để thu tiền. Tuy nhiên Vạn An không là như thế vẫn tồn tại được. Đó là triết lý kinh doanh: Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng giá.

Giữ vững triết lý kinh doanh này là con đường đúng đắn nhất cho kinh doanh chuỗi dịch vụ y khoa. Trong bối cảnh mất niềm tin về y tế như thế này. Xây dựng 1 niềm tin là thương hiệu của Vạn An

NKB®
06-01-2011, 01:30 PM
Có những kiểu người bán nhương quyền và mua nhượng quyền khác nhau:
- Bán nhương quyền để mở rộng quy mô kinh doanh, quy mô thị trường, sử dụng hết năng suất trong sản xuất. Đây là trường hợp của cafe Trung Nguyên. Tuy nhiên, cần biết rằng việc nhượng quyền chuỗi quán cafe Trung Nguyên chỉ xảy ra cách đây vài năm thôi. Và Trung NGuyên đã thất bại khi bán nhường quyền rầm rộ, tràn lan mà không kiểm soát được. Các quán cafe Trung Nguyên hiện nay chủ yếu là của công ty, họ cũng đang xây dựng lại các quy định để thực hiện lại việc bán nhương quyền.
- Bán nhượng quyền là một kiểu kinh doanh: xây dựng một thương hiệu để bán, mua một thương hiệu để bán. Đây là trường hợp của Lý Quý Trung. Ông Trung xây dựng thương hiệu phở 24 không phải vì ông ấy yêu phở, thích kinh doanh phở mà mục đích của ông ấy là bán nhương quyền thương hiệu này. Có thể nói, Lý Quý Trung là chuyên gia mua bán thương hiệu. Ông ấy đã mua Gloria Jean Coffee (cũng thuộc dạng mua lại, không phải master nhé), Breadtalk (bánh ngọt) và một số thương hiệu khác nữa (thực phẩm và các lĩnh vực khác). Và ấtt cả đều khong phải vốn một mình ông ấy. Mỗi một thương hiệu là một công ty cổ phần, với vốn góp từ nhiều cá nhân, tổ chức (công ty hay tổ chức tín dụng) tham gia vào.

Tương tự, bên mua nhượng quyền có các dạng:

- Có vốn nhàn rỗi, thích kinh doanh nhưng không biết hoặc ngại xây dựng một thương hiệu ngay từ đâu
- Yêu thích một thương hiệu và muốn kinh doanh thương hiệu đó.

Người mua thương hiệu muốn gi? Dĩ nhiên đầu tiên là kinh doanh có lãi, kế đến là sản phẩm, dịch vụ đó tiềm năng, kinh doanh tốt, có uy tín được nhiều người yêu thích. Và một điều quan trọng nữa, họ mong muốn được tiếp cận và học hỏi quy trình làm việc chuyên nghiệp, bài bản khi vận hành một doanh nghiệp.

Vì vậy, anh nobi nên xác định mục đích bán nhương quyền của mình là gì? Đối tượng mua nhương quyền của mình là ai? Và người mua nhượng quyền của mình sẽ được gì? Khi đó, anh sẽ xác định được con đường mở rộng kinh doanh bằng cách nhượng quyền hay hợp tác.

nobipotter
06-01-2011, 01:38 PM
Viết hay quá! Đúng những cái anh nghĩ.
Người mua nhượng quyền của anh có thể là người quen người yêu thích hâm mộ nobi... hehe... quan trọng hơn là họ được kinh doanh một thương hiệu yêu thích, một thương hiệu về y tế mang nhiều tính nhân văn và triết lý. Bên cạnh đó có ý muốn đóng góp cho sự phát triển nền y tế tư nhân cho Long An, cũng là giúp ích cho những người thân của mình.