PDA

View Full Version : Cổng thông tin Tuyển Sinh của Bộ GD & ĐT


chaudat
01-01-1970, 07:00 AM
Xin giới thiệu với các bạn sắp bước vào 1 cuộc chiến đầy gian khổố địa chỉ bổ ích Thông tin tuyển sinh (http://ts.edu.net.vn) .Vào đây các bạn sẽ biết được điểm chuẩn ,đề thi,tỉ lệ học sinh bao nhiêu điểm đậu rớt để tự lượng sức mình.
Thân chào!

Vinh Loc 90A
01-01-1970, 07:00 AM
Tôi thấy thi tuyển sinh Đại học ngày càng phức tạp. Phức tạp không phải vì tìm lời giải của đề thi mà phức tạp vì cơ chế thi tuyển. Cơ chế thi thay đổi liên tục... Chính điều này khiến nhiều thí sinh và phụ huynh bối rối. Việc mở ra topic này theo tôi cũng là 1 ý tưởng hay. Mong mọi người tiếp tục xây dựng.

PS: Rất vui vì bạn chaudat đã quay lại với diễn đàn!

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
Tuyển sinh ĐH - CĐ 2006: Giải đáp 10 thắc mắc phổ biến của thí sinh



Nếu 80% thư, e-mail, hỏi trực tiếp trong các chuyên mục hộp thư tư vấn mùa thi hay những chương trình trực tuyến, trực tiếp ở các nơi do Báo Thanh Niên tổ chức là những câu hỏi đi vào chi tiết từng ngành học, từng trường thì 20% còn lại là những thắc mắc rất chung của thí sinh tập trung vào 10 câu hỏi thường gặp:


1. Về đề thi ĐH. Dù cả người hỏi lẫn người trả lời đều biết rằng đây là dạng câu hỏi "không hỏi thì không yên tâm", còn không trả lời thì không được, mà có trả lời thì... cũng như không. Bởi làm sao có một câu trả lời về đề thi trước ngày thi cho được? Thông thường với thắc mắc này, thí sinh sẽ được an ủi bằng một quy định của Bộ hằng năm: "Đề thi ĐH nằm trong nội dung chương trình SGK bậc PTTH, chủ yếu là lớp 12". Có thể thêm một số thông tin khác từ hội nghị tuyển sinh như: "Nội dung đề thi sẽ bám sát chương trình và SGK THPT, chủ yếu là lớp 12, không quá khó, không mang tính đánh đố, phù hợp với thời gian làm bài và có khả năng phân loại thí sinh".

2. Một ngành học nhưng tuyển cả hai khối khác nhau, ví dụ: ĐH Luật tuyển cả khối A và C, vậy nếu trúng tuyển sinh viên sẽ học chung hay riêng? Tất cả các trường tuyển nhiều khối cho cùng một ngành học, có thể điểm chuẩn mỗi khối khác nhau, nhưng khi vào học, tất cả sinh viên đều học cùng như nhau không phân biệt đã trúng tuyển từ khối thi nào.

3. Nhận phiếu báo điểm, giấy chứng nhận kết quả thi... ở đâu? Nguyên tắc là bạn đã nộp hồ sơ dự thi tại đâu thì về đó nhận các giấy tờ này sau khi thi. Ví dụ: nộp tại trường THPT thì khi đó về trường THPT để nhận.

4. Nguyện vọng 2 do trường tự chuyển nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 hay mình phải làm thủ tục? Không trúng tuyển NV1, thí sinh phải tự làm các thủ tục để xin xét tuyển NV2, kể cả trong cùng một trường mà thí sinh không trúng NV1.

5. Ưu tiên khu vực, đối tượng được tính lúc nào? Không chỉ được tính khi xét NV1, mà khi xét tuyển NV2, 3 cũng vẫn được tính ưu tiên khu vực như khi xét NV1. Ngay cả mức điểm sàn khi công bố là mức điểm sàn dành cho học sinh phổ thông, khu vực 3 (mức cao nhất) và vẫn được tính ưu tiên khu vực, đối tượng đối với điểm sàn.

6. Điểm chuẩn trúng tuyển công bố trên báo chí đã tính ưu tiên khu vực và đối tượng chưa? Thông thường, điểm chuẩn công bố trên báo chí là điểm trúng tuyển của học sinh phổ thông, khu vực 3 (một số ít trường địa phương có thể công bố điểm học sinh phổ thông, khu vực 2) chưa tính ưu tiên khu vực và đối tượng. Cũng cần nói thêm, khi có kết quả thi tuyển nhưng chưa có điểm chuẩn trúng tuyển, các báo thường cung cấp "danh sách thí sinh đạt điểm cao" thì chỉ có ý nghĩa chắc chắn đối với những thí sinh có kết quả thi cao thật sự, vì thông thường danh sách này chỉ lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp (chưa tính ưu tiên khu vực, đối tượng) theo chỉ tiêu hoặc đôi khi theo diện tích trang báo có thể đăng được! Do vậy, dù là điểm cao theo thứ tự đến đúng số lượng cần tuyển, nhưng cũng có thể không trúng tuyển, vì người có điểm thi thấp hơn có thể được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng nhiều hơn.

7. Điểm thi CĐ cao có thể xét tuyển vào ĐH được không? Dù là cùng khối thi, thì điểm thi CĐ không thể dùng để xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào ĐH, vì đề thi CĐ là đề riêng của các trường tự ra, còn đề thi ĐH là đề chung quốc gia. Do vậy, ngay cả giữa các trường CĐ với nhau cũng không cho dùng điểm thi của trường này để xét tuyển vào trường kia. Các trường CĐ không tổ chức thi hoặc khi cần xét bổ sung NV2, 3 thường dùng điểm thi ĐH cùng khối đề xét trên cơ sở tiên quyết là mức điểm tối thiểu phải từ điểm sàn CĐ mà Bộ quy định cho thí sinh dự thi bằng đề thi chung trong kỳ thi tuyển sinh ĐH.

8. Dưới điểm sàn là hết cơ hội? Cũng chưa hẳn! Thông thường, khi xét bổ sung NV2, 3 một số ít trường ĐH, CĐ ở các tỉnh sẽ được Bộ GD-ĐT cho phép nâng khoảng cách ưu tiên khu vực và đối tượng lên cao hơn mức bình thường, ví dụ: khu vực ưu tiên thông thường cách nhau là 0,5 điểm thì các trường tùy tình hình sẽ được phép nâng thành 1 điểm hoặc 1,5 điểm. Do đó, nếu chịu khó theo dõi, bạn có thể trúng tuyển dù nếu theo quy định bình thường là dưới điểm sàn.

9. Có phải học dân lập khi tốt nghiệp thì bằng không giá trị như công lập? Thật ra đó chỉ là vấn đề tâm lý. Khi tốt nghiệp các trường ĐH, học viện công hay dân lập và kể cả tư thục, sinh viên nhận bằng tốt nghiệp theo một mẫu chung do Bộ GD-ĐT ban hành (ngoại trừ 2 ĐH quốc gia có mẫu bằng riêng). Sinh viên có quyền học tiếp lên cao học, tiến sĩ như nhau. Trên thực tế, các nhà tuyển dụng cũng không đòi hỏi bằng công lập hay dân lập, chính quy hay tại chức (trừ một số rất ít mẫu tuyển dụng có đề cập) mà họ tuyển thông qua năng lực thực tế, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và các kỹ năng như ngoại ngữ, công nghệ thông tin...

10. Nội dung chương trình đào tạo ở những ngành tương tự nhau trong các trường ĐH và các học viện có khác nhau? Ví dụ ngành Công nghệ thông tin ở Học viện Bưu chính - Viễn thông, ở ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên... đều có và tất cả đều theo chương trình khung do Bộ GD-ĐT quy định. Ở một số ngành các trường có cùng tên gọi cũng tương tự vậy; có thể có thêm một số ít phục vụ đặc thù của trường, còn lại vẫn phải bảo đảm chương trình khung của Bộ.

Trọng Phước

LeGiang
01-01-1970, 07:00 AM
Hộp thư tư vấn tuyển sinh

*Khi nào thì thí sinh có được các thông tin của các trường ĐH-CĐ để chọn trường thi? Xin cho biết thời hạn và nơi nộp hồ sơ dự thi?nguyenminh@yahoo.com)


- Theo lịch công tác tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2006 của Bộ GD-ĐT thì các sở GD-ĐT và các trường ĐH-CĐ sẽ nhận được quyển Quy chế tuyển sinh và quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2006 trước ngày 3.3.2006. Ở thời điểm đó, bạn cũng có thể tìm những quyển sách này ở các nhà sách để tìm hiểu các thông tin của các trường.

Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tại trường đó. Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD-ĐT địa phương quy định, các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT của học sinh đang học lớp 12. Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT (thống nhất trên toàn quốc) theo hệ thống của Sở GD-ĐT từ 10.3 đến 10.4.2006, sau thời hạn này có thể nộp tại các trường tổ chức thi từ 11.4 đến 17.4.2006.

* Tôi muốn thi cả 2 khối B và D có được không? Lịch thi vào các trường ĐH và CĐ năm nay đã được công bố chưa? (Trịnh Đình Nam - huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên)

- Lịch thi năm 2006 như sau:

Ngày 4 và 5.7: thi ĐH khối A. Thí sinh thi khối V; sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến 8.7.

Ngày 9 và 10.7: thi ĐH khối B, C, D. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B; khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C) thì thi tiếp các môn năng khiếu đến 14.7.

Như vậy bạn không thể thi khối B và khối D.

* Học sinh học theo chương trình thí điểm phân ban có thi theo đề thi riêng không? (ntduc@hotmail.com)

- Đề thi gồm 2 phần: phần câu hỏi bắt buộc đối với tất cả thí sinh và phần câu hỏi tự chọn theo nội dung chương trình THPT phân ban và chương trình không phân ban. Đối với chương trình THPT phân ban, đề thi khối A và B ra theo chương trình ban Khoa học tự nhiên (ban A), khối C và D ra theo chương trình ban Khoa học xã hội và nhân văn (ban C).
<a href=\'http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/Tuyensinh/2006/2/8/138009.tno\' target=\'_blank\'>nguồn</a>
Nhóm PV Giáo dục

LeGiang
03-06-2006, 10:06 AM
Điều kiện, thủ tục tuyển thẳng ĐH-CĐ</span>
<a href=\'http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/Tuyensinh/2006/2/8/148604.tno\' target=\'_blank\'>nguồn</a>

<span style=\'color:purple\'>Đăng ký trước ngày 18.6

Mỗi học sinh đăng ký tuyển thẳng cần làm một bộ hồ sơ gửi về Sở Giáo dục - Đào tạo trước ngày 18.6.2006, bao gồm:

1) một túi đựng hồ sơ: mặt trước của túi là phiếu đăng ký tuyển thẳng, mặt sau in hướng dẫn ghi phiếu đăng ký tuyển thẳng; trong túi đựng các giấy tờ: giấy chứng nhận đạt giải quốc gia hoặc quốc tế (đối với học sinh đạt giải) do Sở GD-ĐT cấp căn cứ thông báo của Bộ GD-ĐT (nếu vào thời điểm đó đã có giấy chứng nhận đạt giải của Bộ thì nộp bản sao hợp lệ giấy chứng nhận này), giấy chứng nhận đạt giải hoặc huy chương, đẳng cấp vận động viên do Ủy ban Thể dục thể thao hoặc Bộ Văn hóa - Thông tin cấp (đối với học sinh diện năng khiếu TDTT, nghệ thuật); 2 phong bì đã dán tem ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, 2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 - 2) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT năm 2006 - 3) Bản sao hợp lệ học bạ lớp 12 để có cơ sở xem xét về học lực và hạnh kiểm - 4) Lệ phí tuyển thẳng 15.000 đồng, trong đó nộp cho Sở GD-ĐT 10.000 đồng và nộp cho trường khi đến nhập học 5.000 đồng.

Mỗi học sinh đủ điều kiện tuyển thẳng được đăng ký 3 nguyện vọng vào 3 trường (ngành) theo thứ tự ưu tiên: nguyện vọng (NV)1, NV2, NV3. Học sinh có thể đăng ký NV vào 3 trường khác nhau, mỗi trường một ngành hoặc cả 3 NV đều đăng ký vào 1 trường nhưng ở 3 ngành khác nhau. Trong trường hợp học sinh đã đăng ký tuyển thẳng vào một trường, nhưng lại dự thi vào trường đó, thì việc xét trúng tuyển sẽ căn cứ vào tổng điểm các môn thi tuyển sinh và điểm thưởng (mức điểm thưởng quy định tại điểm h của khoản 2 điều 7 Quy chế tuyển sinh).

Xét hồ sơ tuyển thẳng như thế nào?

Khi xét tuyển thẳng, Bộ GD-ĐT sẽ ưu tiên xét theo NV1, nếu không được sẽ lần lượt chuyển sang NV2, NV3. Tổng số thí sinh được tuyển thẳng vào một trường hoặc một ngành của từng trường không vượt quá 30% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính qui của trường hoặc ngành đó. Đối với các trường (ngành) có nhiều người đăng ký tuyển thẳng, trước hết sẽ xét chọn theo NV1 bắt đầu từ những học sinh đạt giải quốc tế, sau đó đến học sinh đạt giải quốc gia (từ giải cao trở xuống, nếu cùng loại giải thì từ người có điểm trung bình cao nhất trở xuống). Nếu còn thiếu chỉ tiêu thì lần lượt xét đến người có NV2, NV3 cũng theo thứ tự ưu tiên như khi xét NV1. Nếu cả 3 NV đều không đạt, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét bố trí học sinh tuyển thẳng vào những trường (ngành) còn chỉ tiêu tuyển thẳng. Sau khi Bộ GD-ĐT gửi kết quả đăng ký tuyển thẳng về Sở GD-ĐT, sẽ không chấp nhận việc thay đổi NV hoặc bổ sung thêm NV mới.

Những điểm khác cần chú ý

Học sinh đạt giải được tuyển thẳng vào các ngành có môn thi tuyển sinh trùng với môn đạt giải. Riêng các ngành sư phạm chỉ tuyển thẳng học sinh có môn đạt giải trùng với ngành đào tạo. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT khuyến cáo thí sinh cần cân nhắc thật kỹ (nhất là khi có ý định đăng ký tuyển thẳng theo NV1) vào những trường (ngành) mà chỉ những người đạt giải cao mới có khả năng được tuyển thẳng như: Quan hệ quốc tế, An ninh, Bác sĩ đa khoa và Răng Hàm Mặt (Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh), ngành 453 (tiếng Pháp), ngành 451 (tiếng Anh), chuyên ngành Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương, ngành 601 (Sư phạm Ngữ văn), ngành 602 (Sư phạm Lịch sử) và ngành 603 (Sư phạm Địa lý) khối C của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Đối với những ngành hoặc trường có yêu cầu sơ tuyển (các trường thuộc khối Quốc phòng, Công an) chỉ những người đạt yêu cầu sơ tuyển theo quy định mới thuộc diện xem xét tuyển thẳng. Các trường, Học viện An ninh, Cảnh sát, Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Công an chỉ tuyển thẳng những người đã đăng ký dự thi vào chính trường đó. Đối với các ngành và các trường năng khiếu (Kiến trúc, Mỹ thuật, Âm nhạc...), thí sinh thuộc diện tuyển thẳng, nếu đạt yêu cầu sơ tuyển, được miễn thi các môn văn hóa, nhưng phải dự thi các môn năng khiếu và phải đạt điểm năng khiếu do trường quy định mới thuộc diện trúng tuyển. Các thí sinh đăng ký vào các ngành và các trường Thể dục thể thao, Hàng hải phải đạt yêu cầu quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chiều cao, cân nặng và đạt yêu cầu tối thiểu về năng khiếu TDTT... đã được ghi trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2006; thí sinh thuộc diện năng khiếu TDTT đăng ký vào các trường sư phạm có môn đạt giải phải trùng với ngành đào tạo; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ tuyển thẳng vào khoa Giáo dục thể chất những thí sinh đạt giải năng khiếu các môn điền kinh, các môn bóng (trừ cầu mây) và yêu cầu về học lực là xếp loại văn hóa năm cuối cấp hoặc tốt nghiệp THPT từ trung bình khá trở lên. Trường hợp thí sinh diện năng khiếu TDTT đăng ký tuyển thẳng vào các trường phải có quyết định cho đi học của Sở TDTT hoặc của trung tâm huấn luyện, nơi quản lý vận động viên.

Đối với các thành viên đội tuyển quốc gia đã dự thi Olympic Toán Đông Nam Á, Olympic Vật lý châu Á được xếp sau thành viên đội tuyển quốc gia đã dự thi Olympic Toán, Vật lý quốc tế. Thành viên đội tuyển quốc gia đã dự thi Olympic Toán châu Á - Thái Bình Dương, Hội thi tay nghề ASEAN được xếp sau học sinh đạt giải quốc gia.

Điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT cũng là cơ sở để xếp thứ tự ưu tiên khi xét tuyển thẳng học sinh vào các trường hoặc các ngành (đối với các trường xét tuyển theo ngành và chỉ tiêu tuyển thẳng ít hơn số học sinh có nguyện vọng đăng ký). Cách tính điểm trung bình là lấy tổng điểm 6 môn thi tốt nghiệp (không tính điểm khuyến khích và điểm nhân hệ số) chia cho 6 và chỉ lấy 2 số lẻ (không làm tròn).

Nhựt Quang

LeGiang
03-06-2006, 10:09 AM
Thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006:
Công khai đề thi, đáp án ngay sau khi thi
nguồn (http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/Tuyensinh/2006/2/8/149779.tno)
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006 cho các sở GD-ĐT với yêu cầu "thu lại tất cả đề thi môn ngoại ngữ và niêm phong theo phòng thi, bảo mật tại các sở GD-ĐT".

Tuy nhiên, hôm qua 25.5, trao đổi với PV Báo Thanh Niên, một lãnh đạo bộ cho biết: "Đề thi và đáp án tất cả các môn trong kỳ thi năm nay, kể cả môn ngoại ngữ vẫn được công bố công khai sau khi thi như những năm trước". Như vậy, ngay sau buổi thi cuối cùng vào chiều 2.6, tất cả đề thi và đáp án các môn thi đều được công khai. Thanh Niên sẽ giới thiệu bài gợi ý giải sau mỗi ngày thi và đáp án chính thức ngay khi công bố để bạn đọc tiện theo dõi.

Nhựt Quang