PDA

View Full Version : Điểm báo "Du lịch - Người Việt có biết cười?"


toi&m
01-01-1970, 07:00 AM
Năm nay, Việt Nam hy vọng đón hơn ba triệu khách quốc tế và thống kê cho thấy ngày càng nhiều du khách nước ngoài tới. Thế nhưng thống kê cũng nói rằng khách quay lại thì ít.
Tiến sỹ, Phó Giáo sư Đinh Trung Kiên, Chủ nhiệm Khoa Du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội trong phỏng vấn nói rằng nguyên nhân chính kìm hãm phát triển du lịch là chất lượng dịch vụ.

"Cơ sở vật chất, như máy lạnh, giường chiếu, ở Việt Nam nhiều nơi còn sang hơn ở London. Thế nhưng chất lượng phục vụ thì đúng là tồi thật".

Ông Kiên nói khách nước ngoài nhiều lần than phiền với ông là bước chân xuống sân bay, họ mong được một nụ cười từ nhân viên hải quan hay nhân viên an ninh nhưng đáp lại là sự lạnh tanh.

"Người ta đi du lịch để mong được thấy nụ cười và những điều tốt đẹp, chứ không phải để thấy lạnh lùng kiểm soát, luôn luôn nhìn họ với con mắt như là những người vào để phá hoại đất nước".

Nụ cười luôn được coi là yếu tố quan trọng trong ngành du lịch. Chẳng phải ngẫu nhiên, một quốc gia láng giềng của Việt Nam là Thái Lan nhiều năm quảng bá nước mình như "Xứ sở của nụ cười'.

Có thật là người Việt Nam không biết cười? Và có cách bày tỏ lòng mến khách nào khác ngoài nụ cười chào đón khách?

Reporter
01-01-1970, 07:00 AM
Originally posted by toi&m@Dec 15 2005, 01:43 PM
Có thật là người Việt Nam không biết cười?

Không phải là người VN ko biết cười. Mà là vì ta chưa được học - cách - cười.

Người Việt cười như một thói quen, một phản xạ. Khi vui vẻ, khi phấn khích, và cả khi mắc cỡ :rolleyes: , khi thấy áy náy :P . Chưa ai coi cười như một - việc - phải - làm :D

toi&m
01-01-1970, 07:00 AM
Đúng như Reporter nói. Nhân viên Hải Quan có những nụ cười đúng nơi, đúng chỗ và những câu chào hỏi lịch thiêp, ân cần không phải tự nhiên trời ban cho mà đó là ! cả một sự học hỏi và phải qua những khóa đào tạo. Khổ nổi trên báo hiếm khi thấy đăng tuyển người cho Hải quan công khai. Nghành này phải "sự đầu tư hậu". Bởi vậy chất lượng Hải Quan của ta là vậy.

Cũng đọc báo, tôi đọc được bài viết của một chị độc giả ở London phản hồi có liên quan đến vấn đề du lịch:

Người Việt có biết cười? Người Á, Âu, Mỹ, Phi hay Úc thì cũng có người này người khác, không thể nói chung cho cả một dân tộc. Nói chung, ở đâu cũng có người biết "cười" và người không biết "cười". Nhưng nói riêng ở Việt nam thì đúng là khi bước chân vào cửa khẩu đã có cảm giác như mình đang bị kiểm soát hay la đang bị tình nghi. Nếu như chúng ta đi du lịch tới bất cứ nơi nào thì khi đặt chân vào sân bay đã thấy nhân viên tiếp đón rất niềm nở bằng những câu chào hỏi “where do you come from/ bạn từ đâu tới/ Well come to…”. Đó chính là những nụ cười của người dân bản xứ mang đến cho du khách cảm giác dễ chịu thay vì sự lạnh lung, kiểm soát, tra hỏi.

Chồng tôi, lần đầu tiên đến VN, anh ấy hết sức ngạc nhiên khi bước xuống sân bay. Vì việc đầu tiên là chúng tôi phải mở hết ba va-li hành lý để cho hải quan kiểm tra. Sau khi đống hành lý đã được “nhồi nhét” lại vào va-li thì kế đến là một tiếng “hét” “OK, go!” cộc lốc. Ông xã tôi chẳng hiểu anh hải quan nói gì nên cầu cứu tôi. Tôi dịch lại cho ông xã tôi nghe là anh ta đang nói tiếng Anh đó. Ông xã tôi rất lấy làm ngạc nhiên nên hỏi lại anh hải quan một lần nữa cho chính xác “what did you say?”. Thì lại một câu trả lời y trang như lúc trước “OK, go!” Ông xã tôi cười và bảo: “Your voice like a jailer or a soldier but you need to add the word PLEASE when he speak English in this situation': "Giọng anh như người cai ngục hay người chỉ huy vậy, nhưng trong trường hợp này, nên nhớ khi nói tiếng Anh phải thêm chữ XIN MỜI ”. ("Kathy Nguyen, London, Anh Quốc)

Vinh Loc 90A
01-01-1970, 07:00 AM
Tôi thấy người Việt Nam mình còn hạn chế trong giao dịch khách hàng, đặt biệt là các ngành dịch vụ. Tôi thấy ở Nhật, khi bất cứ khách hàng nào bước vào siêu thị là nhân viên ở quầy tiếp tân luôn chào hỏi một cách niềm nở:"Hân hạnh được đón tiếp quý khách!". Khi khách hàng ra về thì họ lại cúi đầu chào cám ơn cho dù người khách đó có mua hàng hay không. Thêm vào đó, khi khách hàng vào siêu thị không bao giờ có việc nhân viên đi kè kè bên mình hỏi thăm khách mua gì. Ở Việt Nam hay xảy ra trường hợp này làm cho khách hàng khó chịu. Nhất là khi hỏi khách hàng cần mua gì, điều này khiến những khách hàng muốn xem thấy ngại và về sớm.!!!

Còn tiếp viên hàng không của họ rất ư là chu đáo và lúc nào cũng nở nụ cười với khách! Còn chúng ta ư! Tiếp viên hàng không hầu như là những người đạt tiêu chuẩn "5 C" (con cháu các cụ cả) nên không cần phải làm thê!

...