PDA

View Full Version : GS Ngô Bảo Châu: niềm tự hào và cái giật mình...


Lai Quoc Dat
19-08-2010, 10:11 AM
Mấy ngày nay, khắp trên các mặt báo, cái tên GS NGô Bảo Châu trở thành 1 đề tài nóng hổi. Trong giới khoa học và giáo dục, đây là đề tài được bàn đến liên tục trong các diễn đàn. Báo Tuổi Trẻ có hẳn cả 1 chương trình tường thuật trực tiếp Đại hội Toán học thế giới từ Ấn Độ... Không tự hào sao được khi 1 người Việt Nam 100% có thể sẽ nhận giải Fields, Nobel của toán học. Và sự trân trọng càng được nhân lên khi GS NGô Bảo Châu đã đóng góp rất nhiều cho Toán học VN thông qua những hoạt động cụ thể trong suốt thời gian qua. Và nếu ai có thăm blog của GS, sẽ thấy đây là con người bình thường với những cảm xúc bình thường. Đó là điều càng đáng quý với 1 người nổi tiếng như GS. Nhưng cũng từ cảm giác đó mà tôi, 1 người chập chững bước đi đầu tiên trong khoa học bỗng giật mình.

Không giật mình sao được khi GS Ngô Bảo Châu có đến hơn 15 năm học và làm việc tại Pháp. Thế mà, giờ đây các vị ngành GD lại bảo đó là sự đầu tư đúng của việc làm cách đây hơn 20 năm. Tôi không biết đánh giá như thế nào nhưng theo tôi biết, trước và sau Ngô Bảo Châu, rất nhiều HS Việt Nam đạt giải thưởng cao trong các kỳ thi quốc tế. Và không biết nhà ta đánh giá thế nào về những người đó. Liệu GS Ngô Bảo Châu là 1 hiện tượng đặc biệt hay là kết quả tất yếu của cái tầm nhìn kia. Tôi hi vọng nó là tất yếu nhưng nếu là tất yếu thì tại sao toán học Việt Nam vẫn là hạng 50 - 55 trên thế giới? Lạc quan với các vị ngành giáo dục vậy!

Nhà nước luôn la lên: giáo dục là quốc sách hàng đầu, khoa học là chìa khóa cho phát triển. Nhưng nhìn cái cách GS Ngô Bảo Châu làm việc thì ngoài đam mê ra, chắc là khó mà làm việc được với những nhà quản lý VN. Có một bài báo dùng từ "ẩn dật" khi nói về quãng thời gian ở nước ngoài. Không ẩn dật sao được khi quãng thời gian đó, các nhà quản lý nhà ta ở đâu, mức độ quan tâm thế nào? Có chăng là tự bản thân GS liên hệ công việc, tự tìm việc của mình tại VN mà thôi. Lúc này thì giật mình nhiều hơn: Nói và làm của các vị quản lý sao mà xa quá!

Mấy hôm nay cảm thấy hơi vui, vì ít ra, nhà ta vẫn quan tâm đến khoa học chứ không phải là cô hoa hậu này hay ca sĩ nọ. Hi vọng, nó là 1 cú hích để cộng đồng quan tâm đến khoa học nhiều hơn, đầu tư vào nó nhiều hơn.
Cám ơn GS Ngô Bảo Châu...

phanphuong
19-08-2010, 10:48 AM
Qua "hiện tượng" GS. Châu có thể thấy rằng người Việt cũng có đầu óc bình thường như bao dân tộc khác. Hết. :)

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 10:51 AM
Cũng dạng bệnh thành tích thôi. Tự hào dân tộc thì chưa chắc à. :angel_smile:

TheDeath
19-08-2010, 10:53 AM
Cách đây 30 năm nghe nói bên Khựa nó còn dồn tri thức về quê bắt cày ruộng nữa đấy bác à! Nói thế là bác tự hiểu nhé!

H2o100
19-08-2010, 11:12 AM
Sáng nay TV có chương trình phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu. GS có nói đại ý là độ tuổi 20 là độ tuổi nhiệt huyết nghiên cứu khám phá, thế nhưng ở VN chưa tạo được điều kiện cho tuổi này nghiên cứu. Và bản thân những người làm về các khoa học cơ bản để có thể nghiên cứu cần có 1 nguồn kinh phí để học chủ động sử dụng, ví dụ cần học trò giúp đỡ trong công việc nghiên cứu -> phải trả lương cho họ, cần mời các nhà khoa học các nước đến làm việc -> có chi phí, cần đến các trung tâm nghiên cứu ở các nước -> chi phí... Mà những cái này ở VN phải có thủ tục... khi được duyệt chi rồi, thì qua mất thời điểm cần thiết....
Ngay sau đó là TV đưa tin VN đã có kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu toán học 651 tỷ, với mục đích 10 năm sau toán học VN năm trong nhóm dẫn đầu, nâng lên hạng 40 thế giới.
(Hình như là VTV1, tại vừa chuẩn bị cho con đi học vừa xem nên không để ý kỹ kênh nào)
Không biết 651 tỷ này sẽ sử dụng như thế nào, bao nhiêu % đến được tay các nhà nghiên cứu toán ????????????
Nghe mà không biết vui hay buồn!

myhanh
19-08-2010, 11:15 AM
Trên báo có đăng tin này rùi đó chị!
http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/Thanh-lap-Vien-Nghien-cuu-cap-cao-ve-Toan/20108/108374.datviet

vodanh
19-08-2010, 11:18 AM
theo tui thì GS Ngô Bảo Châu đạt đến vinh quang ngày hum nay là do tự lực cánh sinh rất nhiều, nhiều người nói là tầm nhìn của GD VN là hoàn toàn sai lầm, nếu GD là đúng thì hiện nay sẽ có rất nhiều cái tên nổi tiếng nữa nhưng hum nay lại không thấy đâu.

Cũng cần phải nói thêm rằng GD VN đầu tư " gà chọi " cũng là sai lầm luôn, những huy chương vàng vô địch quốc tế chỉ làm mờ con mắt và che tầm nhìn mà thôi. Đơn giản chúng ta thấy VN có bao nhiêu báo cáo khoa học được đăng trên các tạp chí danh tiếng ( là điều kiện để đạt học vị ) còn huy chương thì ôi thôi đầy ắp !!!

Hãy để cho học sinh có niềm đam mê học thật sự chứ không phải nhốt học sinh trong những chiếc lồng gà.

HoaCucVang
19-08-2010, 11:24 AM
615 tỷ, giỡn hay chơi vậy trời. Không biết bỏ ra 6,15 tỷ hok nữa hay 615 triệu k chừng, có đầu tư mà :D

TheDeath
19-08-2010, 11:25 AM
Rải một đống hạt giống vào bãi cỏ, quên bẵng thời gian thế nào lại ăn may được hạt Ngô Bảo Châu thành được cây to. Thế là các bác nhà ta bảo đấy là tầm nhìn của giáo dục nước nhà, hồi xưa nhờ dạy cho bác Ngô biết cách cộng trừ nhân chia nên giờ mới có được như ngày nay.

Mà túm lại, nói theo ngôn ngữ xác xuất, cả triệu thằng học toán giỏi may ra có thằng gần được như bác Ngô nhà ta. Mà mấy thằng theo con đường toán học, nếu không được như bác Ngô thì đầu óc cứ như đi mây về gió, đi cua gái thì gái nó cũng chả quan tâm anh giải phương trình bậc vô hạn, lấy đạo hàm vũ trụ như thế nào...

Nếu đứng trên góc độ kinh tế thì cái bổ đề cơ bản có khi lại làm giảm GDP của Việt Nam cũng nên vì tốn nhiều giấy mực, lại còn tốn người qua tận Ấn Độ để tường thuật và ăn cà ri gà!

phanbo
19-08-2010, 11:26 AM
Qua "hiện tượng" GS. Châu có thể thấy rằng người Việt cũng có đầu óc bình thường như bao dân tộc khác. Hết. :)

Chắc ko có gì "khác thường" đâu bác. Nếu bất bình thường quá thì có khi vô............trại ở rồi . :angel_smile:

Qua thông tin các tờ báo thì vị GS này từ nhỏ đã được chăm chút và tạo điều kiện rất tốt để phát triển. Chỉ lo ăn và lo học, ko nghĩ đến bất cứ điều gì khác, lại có hàng đống vị GS khác theo để trao kiến thức cho ông ta. Nếu như bây giờ ông ta ko đạt thành tích cao như vậy thì các vị kia nghĩ gì đây ! :thumbs_down:

Như thế để thấy rằng bạn cũng có thể đạt được đỉnh cao như vậy nếu mọi người tạo điều kiện cho bạn giống như GS Châu. :thumbs_up:

phanphuong
19-08-2010, 11:27 AM
Sáng nay TV có chương trình phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu. GS có nói đại ý là độ tuổi 20 là độ tuổi nhiệt huyết nghiên cứu khám phá, thế nhưng ở VN chưa tạo được điều kiện cho tuổi này nghiên cứu. Và bản thân những người làm về các khoa học cơ bản để có thể nghiên cứu cần có 1 nguồn kinh phí để học chủ động sử dụng, ví dụ cần học trò giúp đỡ trong công việc nghiên cứu -> phải trả lương cho họ, cần mời các nhà khoa học các nước đến làm việc -> có chi phí, cần đến các trung tâm nghiên cứu ở các nước -> chi phí... Mà những cái này ở VN phải có thủ tục... khi được duyệt chi rồi, thì qua mất thời điểm cần thiết....
Ngay sau đó là TV đưa tin VN đã có kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu toán học 651 tỷ, với mục đích 10 năm sau toán học VN năm trong nhóm dẫn đầu, nâng lên hạng 40 thế giới.
(Hình như là VTV1, tại vừa chuẩn bị cho con đi học vừa xem nên không để ý kỹ kênh nào)
Không biết 651 tỷ này sẽ sử dụng như thế nào, bao nhiêu % đến được tay các nhà nghiên cứu toán ????????????
Nghe mà không biết vui hay buồn!
Nhớ cách đây hơn 10 năm, khi Trần Quang Hạ đoạt huy chương một kỳ đại hội thể thao cấp quốc tế (châu Á hay thế giới gì đó). Toàn quốc dấy lên phong trào mở các trường lớp dạy Taewondo phổ biến đến dân chúng. Giờ thì, mèo lại hoàn mèo.
Thế nhưng, ít ra những nhân tài kiệt suất người Việt như vậy cũng đã dấy lên một phong trào, và chính phủ đã "bừng tỉnh" ...chút ít.
Không biết mấy trăm tỉ đó rồi sẽ vào tay ai, nhưng dù sao, cảm ơn một nhân tài đất Việt, GS. Châu. Anh đã làm một số người Việt tự hào, rằng nước ta nghèo không phải là do đầu óc con người kém.

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 11:36 AM
Rải một đống hạt giống vào bãi cỏ, quên bẵng thời gian thế nào lại ăn may được hạt Ngô Bảo Châu thành được cây to. Thế là các bác nhà ta bảo đấy là tầm nhìn của giáo dục nước nhà, hồi xưa nhờ dạy cho bác Ngô biết cách cộng trừ nhân chia nên giờ mới có được như ngày nay.

Mà túm lại, nói theo ngôn ngữ xác xuất, cả triệu thằng học toán giỏi may ra có thằng gần được như bác Ngô nhà ta. Mà mấy thằng theo con đường toán học, nếu không được như bác Ngô thì đầu óc cứ như đi mây về gió, đi cua gái thì gái nó cũng chả quan tâm anh giải phương trình bậc vô hạn, lấy đạo hàm vũ trụ như thế nào...

Nếu đứng trên góc độ kinh tế thì cái bổ đề cơ bản có khi lại làm giảm GDP của Việt Nam cũng nên vì tốn nhiều giấy mực, lại còn tốn người qua tận Ấn Độ để tường thuật và ăn cà ri gà!

Đầu tiên là giống Việt Nam, kế đến là học tiếng Việt, kế nữa là câu "1 chữ cũng thầy, nửa chữ cùng thầy". Bởi vậy, "thành quả của mày giờ là của tao đấy". Ý tui nói bệnh thành tích là vậy. Rồi thử chừng 1 năm nữa lại bỏ xó cho mà xem. :tounge_smile:

myhanh
19-08-2010, 11:39 AM
Các bác khắc khe quá. Giả sử ko có ai như GS Châu thì sao?
Chúng ta cần tách bạch từng sự việc ra thì sẽ thấy mọi thứ tốt đẹp hơn.
Ở đây đang nói về GS Châu tôi xin nói rằng tôi rất phục GS Châu và thấy tự hào mình là người Việt Nam vì có GS làm rạng rỡ người Việt Nam mấy ngày nay. Tôi ước rằng tôi làm được 1/10 GS Châu là mãn nguyện rùi.
Còn từ gs Châu mà nói về nền GD Việt Nam thì khập khiễng quá, một sự nội suy bằng sức tưởng tượng của nhà làm phim khoa học viễn tưởng chứ không phải bằng công thức Lagrange. Khi suy xét một vấn đề ta phải có đầy đủ thông tin, muốn nội suy ra hàm đa thức bậc n phải biết đầy đủ n+1 điểm. Còn chúng ta biết quá ít thông tin thì sự suy xét của chúng ta như những thầy bói xem voi vậy thôi.

vodanh
19-08-2010, 11:55 AM
vậy kết cuộc ai nêu ý kiến của mình cũng là thầy bói xem voi hả myhanh ?

Tô Lan Phương
19-08-2010, 11:57 AM
wow tự hào quá...GS Châu vừa đẹp chai vừa tài giỏi...đúng là con giai Vn có khác...

TheDeath
19-08-2010, 12:05 PM
Nếu bác Ngô nhà đoạt giải Fields thì có khi gây ra một loạt ảo giác cho các em tuổi học trò mơ mộng rằng rồi ta sẽ đi theo con đường của bác Ngô... rồi biết đâu một ngày kia hội đồng giải Fields sẽ xướng danh ta... Kiểu suy nghĩ này càng làm cho mấy bác chuyên toán trở nên ảo giác! Tuổi trẻ thì thích xem truyện cổ tích, thích xem phim hoạt hình nên trí tưởng tượng bay bổng... nhưng mà hiện thực thì khắc nghiệt. Túm lại là cuộc sống thực tại của những đầu óc nhỏ bé như chúng ta chả cần đến tích phân, đạo hàm... chứ chưa nói đến cái Lagrange.

phanphuong
19-08-2010, 12:09 PM
Nếu bác Ngô nhà đoạt giải Fields thì có khi gây ra một loạt ảo giác cho các em tuổi học trò mơ mộng rằng rồi ta sẽ đi theo con đường của bác Ngô... rồi biết đâu một ngày kia hội đồng giải Fields sẽ xướng danh ta... Kiểu suy nghĩ này càng làm cho mấy bác chuyên toán trở nên ảo giác! Tuổi trẻ thì thích xem truyện cổ tích, thích xem phim hoạt hình nên trí tưởng tượng bay bổng... nhưng mà hiện thực thì khắc nghiệt. Túm lại là cuộc sống thực tại của những đầu óc nhỏ bé như chúng ta chả cần đến tích phân, đạo hàm... chứ chưa nói đến cái Lagrange.
Tuổi học trò, đầu óc non nớt, không học về xã hội lý tưởng, cổ tích thần thoại... chứ học gì bây giờ! Bác TD chủ trương cho trẻ em vào đời sớm quá! :tounge_smile: Cứ để bọn nó vỡ mộng dần dần, đến khi già thì trọn vẹn!

Lai Quoc Dat
19-08-2010, 12:32 PM
@the Death: bác nói có phần đúng đó, VN ta dễ bị ảo tưởng lắm đó.
@pp: cứ mỗi lần có nhân vật nào là nhà ta lại dấy lên phong trào theo nhân vật đó, sau đó là tắt ngấm...
@myhanh: chúng ta ko quy nạp, mà rõ ràng 1 điều là các nhà làm giáo dục đang quy nạp, từ 1 trường hợp Ngô Bảo châu, người ta đó là kết quả của việc đầu tư cách đây 20 năm. nhưng cách đây 20 năm, ta cũng đầu tư rất nhiều người như thế, theo quy luật, nó phải theo hình tháp, tức có những người tiệm cận như thế. Nhưng đến giờ, có vẻ như Ngô Bảo Châu như 1 cái gì đó như 1 cái peak thật cao giữa 1 đồng bằng trũng bát ngát. Mà bản thân bác Ngô cũng đã nói, 1 mình bác ấy ko làm được gì mà phải là nhiều người... tức nếu có can đất cái peak kia thì cũng ko thể làm cho cái đồng bằng kia hết trũng....

Đầu tư 600 tỷ cho ngành Toán, con số nghe hoành tráng nhưng trong đó, chi phí xây dựng cơ bản đã gần hết sạch (gồm trang bị xây dựng, mua sắm trang thiết bị (máy tính) phục vụ, sách vở...tức là phần cứng) Trong khi đó cái cần nhất là con người, thì người ta lại ko kể đến mà đưa vào diện: trả lương theo ngạch công chức và phải làm việc để đền lại 657 tỷ đầu tư kia. Đó là nguyên nhân tại sao nhiếu dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm (điển hình là PTN trọn điểm) xây dựng xong, đắp chiếu vì khi lên dự án, người ta quên mất phần "con người".

Chuyện dài tập...

Tô Lan Phương
19-08-2010, 12:36 PM
@the Death: bác nói có phần đúng đó, VN ta dễ bị ảo tưởng lắm đó.
@pp: cứ mỗi lần có nhân vật nào là nhà ta lại dấy lên phong trào theo nhân vật đó, sau đó là tắt ngấm...
@myhanh: chúng ta ko quy nạp, mà rõ ràng 1 điều là các nhà làm giáo dục đang quy nạp, từ 1 trường hợp Ngô Bảo châu, người ta đó là kết quả của việc đầu tư cách đây 20 năm. nhưng cách đây 20 năm, ta cũng đầu tư rất nhiều người như thế, theo quy luật, nó phải theo hình tháp, tức có những người tiệm cận như thế. Nhưng đến giờ, có vẻ như Ngô Bảo Châu như 1 cái gì đó như 1 cái peak thật cao giữa 1 đồng bằng trũng bát ngát. Mà bản thân bác Ngô cũng đã nói, 1 mình bác ấy ko làm được gì mà phải là nhiều người... tức nếu có can đất cái peak kia thì cũng ko thể làm cho cái đồng bằng kia hết trũng....

Đầu tư 600 tỷ cho ngành Toán, con số nghe hoành tráng nhưng trong đó, chi phí xây dựng cơ bản đã gần hết sạch (gồm trang bị xây dựng, mua sắm trang thiết bị (máy tính) phục vụ, sách vở...tức là phần cứng) Trong khi đó cái cần nhất là con người, thì người ta lại ko kể đến mà đưa vào diện: trả lương theo ngạch công chức và phải làm việc để đền lại 657 tỷ đầu tư kia. Đó là nguyên nhân tại sao nhiếu dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm (điển hình là PTN trọn điểm) xây dựng xong, đắp chiếu vì khi lên dự án, người ta quên mất phần "con người".

Chuyện dài tập...
sao ko có hồi đáp của em. đợi hoài ko thấy @TLP:...hix anh ko quan tâm ý kiến của trẻ thơ (mầm xanh của đất nước à)...huhu giận...

Lai Quoc Dat
19-08-2010, 12:44 PM
@Tô Lan Phương: Bác Ngô Bảo Châu giỏi thiệt, nhưng đẹp trai thì thua xa mấy anh ở phố rùm này. Nick của Ngô Bảo Châu là: Hòa thượng thích học toán...

TheDeath
19-08-2010, 12:49 PM
@TLP: Bác Châu đẹp trai không bằng TheDeath đâu! Em để ý cái đẹp chai ấy làm gì?

lbt90B
19-08-2010, 12:58 PM
@the Death: bác nói có phần đúng đó, VN ta dễ bị ảo tưởng lắm đó.
@pp: cứ mỗi lần có nhân vật nào là nhà ta lại dấy lên phong trào theo nhân vật đó, sau đó là tắt ngấm...
@myhanh: chúng ta ko quy nạp, mà rõ ràng 1 điều là các nhà làm giáo dục đang quy nạp, từ 1 trường hợp Ngô Bảo châu, người ta đó là kết quả của việc đầu tư cách đây 20 năm. nhưng cách đây 20 năm, ta cũng đầu tư rất nhiều người như thế, theo quy luật, nó phải theo hình tháp, tức có những người tiệm cận như thế. Nhưng đến giờ, có vẻ như Ngô Bảo Châu như 1 cái gì đó như 1 cái peak thật cao giữa 1 đồng bằng trũng bát ngát. Mà bản thân bác Ngô cũng đã nói, 1 mình bác ấy ko làm được gì mà phải là nhiều người... tức nếu có can đất cái peak kia thì cũng ko thể làm cho cái đồng bằng kia hết trũng....

Đầu tư 600 tỷ cho ngành Toán, con số nghe hoành tráng nhưng trong đó, chi phí xây dựng cơ bản đã gần hết sạch (gồm trang bị xây dựng, mua sắm trang thiết bị (máy tính) phục vụ, sách vở...tức là phần cứng) Trong khi đó cái cần nhất là con người, thì người ta lại ko kể đến mà đưa vào diện: trả lương theo ngạch công chức và phải làm việc để đền lại 657 tỷ đầu tư kia. Đó là nguyên nhân tại sao nhiếu dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm (điển hình là PTN trọn điểm) xây dựng xong, đắp chiếu vì khi lên dự án, người ta quên mất phần "con người".

Chuyện dài tập...
LQD nhầm rồi, mời GS Ngô về, ưu đãi trả lương đặt cách chứ đâu phải không quan tâm đến phần con người

Tô Lan Phương
19-08-2010, 01:01 PM
@TLP: Bác Châu đẹp trai không bằng TheDeath đâu! Em để ý cái đẹp chai ấy làm gì?
hihi để nhìn...đẹp để nhìn anh à...;)
em thuộc týp người iu cái đẹp...nên em mới làm bên thẩm mỹ đóa..làm cho mọi người đẹp ra hí hí

TheDeath
19-08-2010, 01:03 PM
Ông này có tư tưởng giống TheDeath, người giỏi làm toán: Rất lãng phí! Wao, chính xác!
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/543335/

Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!
(VietNamNet) - Nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, PR, báo chí, tin học, thiết bị văn phòng...Sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty, trong đó đã và đang gây ấn tượng với những cái tên nổi tiếng như FPT, Zodiac (Hoàng đạo), ACB, TOGI, Vĩnh Trinh Company, Thiên Ngân Galaxy... Từ một sinh viên Toán cách đây 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam.

Trong quá trình đi tìm nhân vật cho loạt bài này, với mục đích tiếp cận những cựu HSG quốc tế thành danh trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nhận được không dưới 10 lời giới thiệu của nhiều doanh nhân thành đạt về Nguyễn Trung Hà.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện cuối tháng 11/2005. Thẳng thắn và thực tế, đôi chút cực đoan (?), nhiều ý kiến của anh có thể sẽ gây ra tranh cãi hay dư luận trái chiều.

Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

Trước khi là một nhà đầu tư, anh từng là một học sinh giỏi Toán?

Năm 1978, đạt giải ba HSG Toán quốc tế ở Rumani, cùng 40 người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học, tôi được gửi lên trường quân sự trên Vĩnh Phúc để ôn luyện tiếng, chuẩn bị cho việc sang Nga.

Năm sau, tôi sang MGU (ĐH Tổng hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý thuyết, lại chọn Lý thuyết số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh của Toán học. Nhưng chưa hết đại học thì tôi chán. Tôi tự nhận thấy học Toán xong, rồi cũng không để làm gì.

Vì sao?

Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao.

Toán học vẫn được coi là nền tảng của nhiều môn khoa học khác. Những điều anh nói dường như phủ nhận một quan niệm được rất nhiều người thừa nhận?

Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi.

Đa phần những vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy rằng nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những người theo đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được.

Vì không có ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó là giải quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân chúng, xã hội, thực ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô theo.

Anh có nghĩ rằng những điều này sẽ động chạm?

Tất nhiên, bất cứ chuyện gì nhạy cảm cũng có thể động chạm. Nhưng, tôi nói với tư cách không phải người ngoại đạo. Tôi cũng từng học Toán. Rất, rất nhiều bạn bè tôi cũng là dân Toán... Trong giới Toán nói chuyện với nhau cũng rất hiểu điều đó. Chúng tôi còn dùng nhiều từ "trần trụi" hơn nhiều: chẳng hạn thủ dâm tư tưởng (cười to). Vô nghĩa! Ông này Tiến sỹ, anh kia Tiến sỹ... toàn giải quyết vấn đề vô nghĩa.

Anh từng học Toán, tức là cũng đã từng thấy rằng nó có ích. Mất bao lâu để anh đi đến kết luận ngược như bây giờ?

Tất nhiên, ngày xưa, tôi không nghĩ ngay được cái điều mà tôi thấy bây giờ. Thời đầu, cũng như rất nhiều SV Toán khác, tôi rất thích làm Toán. Mỗi lần tự giải quyết được một bài toán, một vấn đề nào đó thì thấy rất sướng. Và, nếu có ai đó xung quanh hoan hô thì càng vui, hay tự mình hoan hô cũng thấy hay, cũng đủ để thoả mãn (cười).

Nhưng, cuộc đời có những thời điểm, những cột mốc có thể làm người ta thay đổi cách suy nghĩ. Thay đổi một cách sâu sắc, về chất.

Năm 1982, tôi bị lao phổi và phải vào nằm trong Viện lao Moskva mất 1 năm. Thời gian này, rảnh rỗi nên tôi có nhiều thì giờ suy ngẫm về cuộc đời. Sau khi ra Viện, tôi trở thành người khác hẳn, trong cách nhìn cuộc sống. Tự dưng, tôi nhận thấy một cách rất rõ ràng sự vô nghĩa của những cái mình đang theo đuổi, cụ thể là việc học Toán, hay việc mình muốn đạt cái nọ, cái kia.

Người giỏi làm Toán là sự lãng phí

Nhưng, có một thực tế là dân Toán đa phần là những người giỏi và họ dễ thành công, kể cả khi chuyển sang các ngành khác. Tức là Toán học có ích, ít nhất về mặt đào tạo?

Có một số khái niệm bị đóng khung trong suy nghĩ. Nói thịt nghĩ ngay là thịt lợn, chứ không phải thịt gà, thịt cừu, thịt bò... Nói giỏi hầu như chúng ta cũng hiểu là giỏi Toán, nếu giỏi Văn, giỏi Lý, Hoá, Nhạc, Hoạ... sẽ cần phải chua thêm mấy cái danh từ phụ.

Cá nhân tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nhiều ngườinghĩ những người học giỏi Toán khi nhảy sang các ngành khác làm cái gì cũng dễ giỏi, dễ thành công, tôi lại cho rằng, những người giỏi Toán, bản thân họ là những người giỏi, tức là họ có nhiều tố chất về trí tuệ để dễ thành công... Mà người giỏi thì học gì, làm gì cũng dễ giỏi kể cả học Toán.

Chẳng qua, người có trí tuệ tốt từ bé thường được hướng, hoặc tự chọn vào những môn mang tính khoa học, nhất là Toán. Thành ra, mật độ những người giỏi "dính dáng" đến Toán là tương đối cao, nên dẫn đến sự đánh đồng khái niệm: dân Toán là dân giỏi. Sự lãng phí ở đây là lẽ ra phải cho những người giỏi đó học ngành khác hữu ích hơn là Toán.

Nhưng rõ ràng, rất nhiều kiến thức của Toán đã và đang được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau?

Chúng ta nhầm lẫn trong việc định nghĩa thế nào là ứng dụng, dẫn đến hiểu Toán có ứng dụng trong nhiều ngành. Không phải vậy. Toán hoàn toàn không có ứng dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên cứu lên cao, Toán càng ít tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự phát triển nội tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi nhanh hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này.

Anh có mạnh miệng quá không?

Đó là sự thực. Để nói là vô ích hay không thì xác định xem ta đứng ở điểm nào đó để nhìn. Nhiều người cứ lý luận, hoặc có thể chính họ tin rằng, Toán hữu ích. Nhưng, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện tại, cống hiến của Toán thực sự không có gì.


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200602/original/images903139_IMG_0119.jpg

Vậy, anh nói thế nào, khi vẫn luôn có những hình thức tôn vinh đóng góp của các nhà Toán học? Và, cả những nỗ lực và sự đầu tư để Toán phát triển. Phải chăng xã hội nhầm lẫn hết?

Toán là một trò chơi. Tôi ví dụ, thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài 1 điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục.

Toán học cũng vậy. Học tiếp lên, nghiên cứu tiếp lên, có thể ra được những cái khá hơn cái cũ, cũng như nhảy cao, cố gắng 2m10, rồi 2m12 sẽ đạt được mục tiêu là chinh phục kỷ lục nào đó. Ngoài ý nghĩa này thì toàn bộ công đoạn nỗ lực đó là vô nghĩa.

Vô nghĩa? Giải thưởng Clay của Ngô Bảo Châu được nhiều người coi là niềm tự hào là một ví dụ phản bác lại nhận định của anh?

Đúng, nó là sự tự hào. Về khía cạnh này thì rất có ý nghĩa.
Những nhà Toán học thành công, cũng như những VĐV thể thao thành công sẽ nuôi dưỡng được niềm tự hào cho những người liên quan, trong gia đình, thậm chí trong cộng đồng của họ. Nhưng, điều ấy có ý nghĩa gì khác, cũng như kỷ lục thế giới có ý nghĩa gì, ngoài cái danh kỷ lục?

Đừng vẽ son, tô hồng quá cho dân Toán. Phát triển xã hội thì đừng đưa những đầu óc tinh tuý nhất vào ngành Toán, để họ trăn trở với những việc tự đặt vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề. Lãng phí. Những đầu óc ấy có thể làm được việc khác, hữu ích hơn nhiều lần.

Anh lấy những tiêu chí nào để đánh giá một cái gì đó là hữu ích?

Đơn giản thôi, một cái gì đó hữu ích là khi người ta dùng nhiều. Thực ra, chính xác hơn, dùng nhiều mới là có khả năng hữu ích chứ chưa dám chắc là hữu ích thật sự. Chứ nhiều kiến thức Toán cao siêu, trừ một bộ phận rất nhỏ của xã hội hiểu được, còn đa phần chẳng ai hiểu gì, thế thì nói gì đến dùng hay ứng dụng.

Những nhà Toán học hi sinh vì xã hội để đi lừa đảo đám đông. Họ có đóng góp rất ít ngoài việc việc làm gương để khích lệ thêm nhiều trí tuệ tinh hoa khác đi theo vào con đường đó, mà chính ra, ngay cả điều này không nên nhìn nhận là đóng góp.

Cố gắng không lấy bằng nếu không bắt buộc

Quay lại trường hợp của anh, sau khi ra viện và thay đổi nhận thức về cuộc sống, anh hiện thực hoá suy nghĩ của mình như thế nào?

Sau đó, thực sự tôi chỉ học tiếp sao cho cốt hoàn thành nốt bậc học vì không còn cảm thấy hứng thú nữa. Tôi dành thời gian để học những thứ khác, tự học và học qua các thầy. Định kiếm thêm cái bằng Tâm lý nhưng thậm chí, tôi thấy ngay cả việc này cũng vô nghĩa nốt.

Về sau này, tôi vẫn theo học nhiều thứ khác, nhưng cố gắng không lấy bằng làm gì nếu không bắt buộc.

Năm 1985, tốt nghiệp MGU, tôi xác định ngay tinh thần không học tiếp làm gì, và về nước. May mắn, tôi có việc ngay tại Viện Cơ học, thuộc Viện Khoa học Viện Nam.

Thời đó, cơ chế chưa thoáng và xin việc không dễ, chắc anh có thuận lợi về mặt quan hệ?

Không biết vì lý do gì đấy, tôi được nhận ngay (cười). Có thể nói con đường sự nghiệp của tôi rất thuận lợi.

Anh bắt đầu nghiêng sang việc kinh doanh như thế nào?

Hồi đó, Viện Cơ thuộc dạng khá nhất về mặt năng động ứng dụng, làm kiểu chân trong chân ngoài...

Các bác lãnh đạo Viện lúc đó như bác Đạo (Nguyễn Văn Đạo), bác Điệp (Nguyễn Văn Điệp) đều yêu quý và tạo điều kiện cho nhân viên làm thêm bên ngoài. Chúng tôi lập nhóm ứng dụng cơ học vào điện lạnh, sấy… Hợp đồng ký dưới danh nghĩa của Viện, và Viện được phần trăm. Sau này, khi thấy việc tách ra riêng, có con dấu riêng sẽ thuận lợi hơn về mặt kinh doanh và cũng có lợi hơn, chúng tôi lập công ty.

Năm 1989, tôi lập công ty Zodiac (tên tiếng Việt là Hoàng đạo), trực thuộc Hội Tin học, kinh doanh máy móc, thiết bị tin học. Sau khi có Luật Doanh nghiệp (năm 1991), chuyển thành công ty TNHH. Dần dần, do nhu cầu phát triển mà những mảng kinh doanh sau này như ngân hàng, bất động sản, tin học… là sự tiến lên và mở rộng theo sự phát triển tất yếu.

Tức là, anh đến với kinh doanh do sự đưa đẩy của thời cuộc? Thời đó, với các nhà khoa học như các anh, tính riêng lương có đủ sống không?

Đủ, bằng chứng là tôi vẫn sống đây (cười). Không thể nói do đồng lương không đủ sống mà người ta chuyển sang kinh doanh được. Kinh doanh là việc tự thân.

Có thể, có những sai lầm lại dẫn đến thành công. Mình tưởng rằng mình giỏi và có thể làm được điều gì đó, nên cứ thế làm, và làm được, đâm ra lại càng nghĩ rằng mình giỏi thật. Sau này, khi có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, nhìn lại mình biết trong những cái làm ấy có nhiều sai sót.

Tôi ra kinh doanh bắt đầu từ việc nghĩ rằng, mình làm kinh doanh giỏi. Thực sự, bây giờ tôi không ưa kinh doanh, mà lại thích làm Toán hơn.

Có mâu thuẫn với điều anh khẳng định: Toán là lãng phí và vô nghĩa?

Không mâu thuẫn. Làm Toán như một trò chơi thì vẫn thấy nó hay, nó đẹp. Làm Toán như một sự thủ dâm tinh thần thì vẫn tự thấy sướng, thấy hứng thú (cười). Mặc dù đúng là những trò chơi, hay sự "tự sướng" chẳng có ý nghĩa gì đối với xã hội. Còn kinh doanh không thấy vui, vì nó càng ngày càng bẩn.

Cụ thể hơn là cái gì bẩn: môi trường?

Tôi quen với môi trường logic hơn. Môi trường kinh doanh bây giờ có nhiều sự phi logic, đôi khi kết quả đạt được không phụ thuộc bản thân ý tưởng kinh doanh mà còn nhiều điều kiện phụ khác.

Muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng

Cùng một lúc sở hữu nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực, anh làm thế nào để vận hành và quản lý tốt?

Nói chung, ở tất cả mọi công ty, tôi đều không làm gì quá sâu sát. Thực ra thì người ta không thể biết được nhiều thứ, quan trọng là biết tổ chức. Quản lý kinh doanh đòi hỏi các kỹ năng, còn đầu tư đòi hỏi những ý tưởng.

Tôi ít biết (và vì thế không thích) quản lý kinh doanh nhưng tôi có nhiều ý tưởng và có thể nhận biết người chuyên môn giỏi và sâu hơn mình để làm các việc. Phần việc của tôi là đưa ra định hướng, chiến lược: chẳng hạn quyết định hướng đi, xác định mục đích, thời điểm làm, khả năng sinh lời, lên kế hoạch tài chính, huy động tiền vốn, lựa chọn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt...

Anh có mặt trong rất nhiều lĩnh vực sôi động trong nền kinh tế thị trường, trong đó anh ưu tiên cho lĩnh vực nào?

Tôi muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, báo chí...Sự thành bại trong kinh doanh ở những lĩnh vực này ít bị ảnh hưởng bởi các cơ quan công quyền.

Hiện tại anh coi "mảng" đầu tư lớn nhất của mình là gi?
Hiện tại, tôi đang cho mình nghỉ hưu. Thời gian lúc này dành nhiều cho việc đọc sách.

Anh đọc những sách gì?

Đọc rất tạp (cười) sách lịch sử, tiểu thuyết, triết học phương Đông...

Một chút về cá nhân anh?

Tôi sinh năm 1962, dân chuyên Toán Chu Văn An, lấy vợ được 21 năm, có 2 con gái. Vợ tôi là Tiến sỹ Toán - Lý, dân chuyên Toán ĐH Tổng hợp. Tôi là người lười biếng, thích suy nghĩ hơn là hành động, thích nói phét hơn là làm.
Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này.
Hoàng Lê(thực hiện)

Lai Quoc Dat
19-08-2010, 01:04 PM
LQD nhầm rồi, mời GS Ngô về, ưu đãi trả lương đặt cách chứ đâu phải không quan tâm đến phần con người

Thế thì sure đến 99% là sẽ cũng sẽ đâu vào đó vì 1 mình bác Ngô ko giải quyết được gì mà là 1 hệ thống. Cái này cũng từng thất bại khi mời các nhà khoa học VN ở nước ngoài về làm việc và trả lương cao, còn người trong nước thì thấp với 1 khoảng cách xa. Và bất mãn phát sinh... Mà theo em biết, cái số tiền đó là để xây dựng cái viện toán theo mô hình của viện toán ở ĐH Princeton, nơi A. Einstein và...bác Ngô làm việc.

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 01:05 PM
LQD nhầm rồi, mời GS Ngô về, ưu đãi trả lương đặt cách chứ đâu phải không quan tâm đến phần con người

Không nên về. Về đây "lộng kiếng" hả? :tounge_smile:

phanphuong
19-08-2010, 01:08 PM
Ông này có tư tưởng giống TheDeath, người giỏi làm toán: Rất lãng phí! Wao, chính xác!
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/543335/
Bác thấy xã hội ca ngợi những người công nhân, những người nông dân hông? Họ còn làm lãnh đạo nữa đó. :tounge_smile:
Đừng bị dụ nhe bác! :lightbulb:

Lai Quoc Dat
19-08-2010, 01:10 PM
@TLP: Bác Châu đẹp trai không bằng TheDeath đâu! Em để ý cái đẹp chai ấy làm gì?

Bác the Death ko đẹp nhưng được cái: lạ...

Tô Lan Phương
19-08-2010, 01:11 PM
Không nên về. Về đây "lộng kiếng" hả? :tounge_smile:
chính soát...lộng kiếng mà ko ai lau bụi dùm nữa là đằng khác...

TheDeath
19-08-2010, 01:12 PM
Bác thấy xã hội ca ngợi những người công nhân, những người nông dân hông? Họ còn làm lãnh đạo nữa đó. :tounge_smile:
Đừng bị dụ nhe bác! :lightbulb:
Tớ thấy việc giỏi làm toán chẳng khác nào làm diều gỗ, được cái là thích thật nhưng chẳng có tác dụng nhiều lắm!

lbt90B
19-08-2010, 01:14 PM
Thế thì sure đến 99% là sẽ cũng sẽ đâu vào đó vì 1 mình bác Ngô ko giải quyết được gì mà là 1 hệ thống. Cái này cũng từng thất bại khi mời các nhà khoa học VN ở nước ngoài về làm việc và trả lương cao, còn người trong nước thì thấp với 1 khoảng cách xa. Và bất mãn phát sinh... Mà theo em biết, cái số tiền đó là để xây dựng cái viện toán theo mô hình của viện toán ở ĐH Princeton, nơi A. Einstein và...bác Ngô làm việc.

Đã rút kinh nghiệm rồi, không để khoảng cách xa sợ sinh bất mãn, trả lương 5 triệu đồng

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 01:16 PM
Tín mới nhận: đoạt giải rồi kìa. (http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F68C/)

phanphuong
19-08-2010, 01:21 PM
Chính thức đoạt giải Fields rồi, chúc mừng GS. Châu.
http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/F6/8C/nbc1.jpg
Cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong 4 nhà toán học giành giải Fields hôm nay.
Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội). Ngô Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này.
Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F68C/

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 01:25 PM
Bàn cãi gì nữa... he..he...
Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.

Trước đây có GSTS Trần Văn Khê, NSND Đặng Thái Sơn quá nổi tiếng mà có ai về VN làm việc đâu? Nếu về chắc đã thui chột, lục nghề từ lâu rồi. Biết đâu sau này người ta lại nhớ ông ấy từng làm trưởng ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em thì sao. :wink_smile:

Gem
19-08-2010, 01:32 PM
mặc dù cộng đồng Toán học đã biết trước GS Ngô Bảo Châu chắc chắn đạt giải Field ( giải thừong Toán Học cực kỳ danh giá ), nhưng khi đọc tin vẫn thấy chút tự hào.

VN đã là nước thứ 2 Châu Á có nhà Toán học nhận huy hiệu Field, trước đó có 48 nhà Toán Học nhận giải ( trong đó có Nhật ).

Ngay lập tức trên wiki đã thêm tên của 4 nhà Toán Học đạt giải năm nay, cái tên Ngô Bảo Châu đứng đầu tiên năm 2010 . ^^,

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%C3%A2n_ch%C6%B0%C6%A1ng_Fields

TheDeath
19-08-2010, 02:56 PM
Bác Hà nói câu này đúng là đụng chạm khiếp nhưng thực vãi lúa:

Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao.

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 03:12 PM
Bác Hà nói câu này đúng là đụng chạm khiếp nhưng thực vãi lúa:

Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao.


Có vẻ thực dụng, chẳng trí tuệ gì ráo. :tounge_smile:

TheDeath
19-08-2010, 03:15 PM
Có vẻ thực dụng, chẳng trí tuệ gì ráo. :tounge_smile:
Thật khó mà so sánh bác Hà và bác Châu ai có giá trị cho xã hội hơn! :angel_smile:

phanbo
19-08-2010, 03:25 PM
Thật tuyệt vời ! Cuối cùng VN cũng có được một nhà khoa học hàng đầu thế giới. :teeth_smile: :thumbs_up:

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 03:26 PM
Thật khó mà so sánh bác Hà và bác Châu ai có giá trị cho xã hội hơn! :angel_smile:

Dọc kỹ lại mới thấy tay Hà là dân nhân thành đạt. Chữ "thành đạt" của VN nhiều nghĩa lắm. À, làm sao so sánh được nhỉ? Giàu hơn là có giá trị hơn à. :tounge_smile:

TheDeath
19-08-2010, 03:36 PM
Dọc kỹ lại mới thấy tay Hà là dân nhân thành đạt. Chữ "thành đạt" của VN nhiều nghĩa lắm. À, làm sao so sánh được nhỉ? Giàu hơn là có giá trị hơn à. :tounge_smile:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho xã hội, làm giảm thất nghiệp...

phanbo
19-08-2010, 03:40 PM
Thật khó mà so sánh bác Hà và bác Châu ai có giá trị cho xã hội hơn! :angel_smile:

Bác Hà sẽ có giá trị cho xã hội.........Việt Nam và cho chính bản thân bác ấy vì bác ấy sẽ có tiền đầy túi để thỏa mãn những thú vui tầm thường.
Còn bác Châu sẽ có giá trị cho quốc tế, cho thế giới vì bác ấy là một nhà khoa học. Những công trình nghiên cứu của bác ấy có ứng dụng to lớn trong việc phát triển tư duy của con người. Có thể tính được thời điểm trái đất sinh ra, thời điểm trái đất mất đi, có thể tính được vũ trụ có bao nhiêu vì sao, bao nhiêu hành tinh và bác ấy có thể tính được mọi thứ trong vũ trụ bao la này..........................:angel_smile:

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 03:40 PM
Tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho xã hội, làm giảm thất nghiệp...

Vậy mấy nhà làm văn hóa chuyển sang làm kinh tế cho rồi. À, mà sản xuất nhầm mấy máy hát đĩa chẳng ai mua đâu vì nó không cần. Mắc đi mần hết rồi, thời gian đâu nghe. :teeth_smile:
Bánh giò cũng có giá của bánh giò. :teeth_smile:

92A01
19-08-2010, 03:49 PM
Bác Hà nói câu này đúng là đụng chạm khiếp nhưng thực vãi lúa:

Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao.


Bác Hà này là ai vậy? Đúng là... pótay.

TheDeath
19-08-2010, 03:55 PM
Bác Hà này là ai vậy? Đúng là... pótay.
Bác Hà cũng là một học sinh đoạt giải toán quốc tế, cũng thuộc hàng vãi chưởng đó bác! Đọc bài này nè!
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/543335/

92A01
19-08-2010, 03:55 PM
Nếu bác Ngô nhà đoạt giải Fields thì có khi gây ra một loạt ảo giác cho các em tuổi học trò mơ mộng rằng rồi ta sẽ đi theo con đường của bác Ngô... rồi biết đâu một ngày kia hội đồng giải Fields sẽ xướng danh ta... Kiểu suy nghĩ này càng làm cho mấy bác chuyên toán trở nên ảo giác! Tuổi trẻ thì thích xem truyện cổ tích, thích xem phim hoạt hình nên trí tưởng tượng bay bổng... nhưng mà hiện thực thì khắc nghiệt. Túm lại là cuộc sống thực tại của những đầu óc nhỏ bé như chúng ta chả cần đến tích phân, đạo hàm... chứ chưa nói đến cái Lagrange.

Bác The Death mà làm giáo dục chắc thanh niên VN đi chơi CK và Bất động sản hết quá. Hehehe.

TheDeath
19-08-2010, 03:57 PM
Bác The Death mà làm giáo dục chắc thanh niên VN đi chơi CK và Bất động sản hết quá. Hehehe.
Tầm bậy, bác đọc bài của bác Hà ở trên đi! Bác í nói có lý đó! Bác í đề cao việc cái gì thực dụng, có lợi cho xã hội còn huân huy chương, bằng cấp chỉ là thủ dâm tinh thần!

nhk
19-08-2010, 04:01 PM
Năm 2009, khi báo chí viết nhiều về GS Ngô Bảo Châu, tôi ấn tượng và nhớ một câu trả lời của anh khi nói về những giải thưởng anh nhận được:

"Có hai kỹ năng sống mà tôi mất nhiều thời gian mới học được. Một là cách khen ngợi người khác thật lòng, khen vô tư, không có ý gì ở đằng sau. Hai là cách tiếp nhận lời khen: phải trân trọng nó như một món quà nho nhỏ của cuộc sống. Nhưng không nên đặt quá nhiều quan trọng vào một lời khen: không phải vì người ta khen mình một câu mà bỗng nhiên mình trở nên thông minh hơn. Nếu cái tin giật gân này cũng đem đến cho bạn một chút vui, một chút tự hào, thì đó là điều tôi mong muốn nhất. Nhưng tôi cũng mong các bạn giúp tôi giữ gìn nó như một cái gì mong manh dễ vỡ, kẻo cái vui nhỏ lại hóa thành một cái dềnh dàng phiền phức".

Lời khen là một cách động viên khích lệ nhưng đôi khi lại là cái mũ quá lớn mà người ta trùm lên người được khen. Bao thế hệ Lê Quí Đôn Long An hay nói rộng ra là bao nhiêu những mầm non của Việt nam được người lớn gắn lên đầu những cái mũ "nhân tài đất nước", bao nhiêu người và đến độ tuổi nào học được kỹ năng sống tiếp nhận lời khen mà theo lời giáo sư NBC là "mất nhiều thời gian mới học được". Hy vọng giải thưởng Fields và những gì báo chí đang ca tụng anh không là bê tông cốt thép chôn chân mà sẽ là bệ phóng giúp anh có nhiều đóng góp có ảnh hưởng lớn hơn cho đất nước trong học thuật và xã hội.

Độc Cô Cầu Bại
19-08-2010, 04:01 PM
Tầm bậy, bác đọc bài của bác Hà ở trên đi! Bác í nói có lý đó! Bác í đề cao việc cái gì thực dụng, có lợi cho xã hội còn huân huy chương, bằng cấp chỉ là thủ dâm tinh thần!

Bảo đảm 20 năm sau bác ấy sẽ nói khác. Vì lúc ấy bác già rồi. Giá trị tinh thần sẽ được nâng cao. Không chừng lúc đó bác xách mấy cái huy chương bằng khen, à cả bằng khen của Thủ tướng về doanh nhân thành đạt nữa. Lúc đấy có thấm thía cũng muôn màng. :teeth_smile:

92A01
19-08-2010, 04:06 PM
Tầm bậy, bác đọc bài của bác Hà ở trên đi! Bác í nói có lý đó! Bác í đề cao việc cái gì thực dụng, có lợi cho xã hội còn huân huy chương, bằng cấp chỉ là thủ dâm tinh thần!

Các thành tựu của GS Châu nói riêng và của các nhà toán học nói chung đâu phải chỉ ở trên giấy tờ. Rất nhiều lĩnh vực đều áp dụng toán học đó chứ. Ngay trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng có nè. Đúng không The Death?

Gem
19-08-2010, 04:32 PM
GS Ngô Bảo Châu mà bác TheDeath so sánh với bác Hà gì đó ( mới đầu tưởng thím Vũ Hà ^^,) muốn té xỉu, so sánh khập khiểng quá, nếu lấy cái giải tư quốc tế hồi đó ra thì bác TheDeath cũng coi trọng bằng cấp quá đó nha, bài báo đó phỏng vấn rẽ hướng kính tế , còn GS Ngô Bảo Châu thiêng về học thuật , 2 khái niệm khác nhau quá .

GS Châu mà đọc Topic này chắc chạy mất dép luôn quá ^^,

TheDeath
19-08-2010, 04:38 PM
Cái tinh thần của phố rùm này rất độc và rất bản sắc... sẵn sàng ném đá lung tung, để anh em có cái nhìn nhiều chiều. Nghĩa là đừng kỳ vọng quá, đừng ham tự sướng quá mà có hại cho tinh thần, thế thôi! Cứ như bác An, sau khi có vợ tự nhiên lại khác hẳn, ít nói hẳn ra, giờ chẳng còn tự sướng trên phố rùm nữa... anh em đâm ra cũng buồn!

Lai Quoc Dat
19-08-2010, 08:48 PM
Mỗi một ngành, một nghề nó đóng vai trò khác nhau trogn xã hội, khó mà nói ai giá trị hơn ai, thành đạt hơn ai.
Vấn đề được đặt ra gồm có 2 vấn đề:
1. Tự hào cho VN có 1 nhà khoa học htành đạt.
2. chúng ta đang tự hỏi, đó là hiện tượng (tức là 1 tài năng htiên bẩm cùng với nghị lực cá nhân) hay nó là kết quả của 1 quá trình đâu tư bài bản của nhà nước ta trên cái nền tài năng của cá nhân đó...

Tự hào chứ, nhưng đừng để nó che mất bản chất của vấn đề...
@nhk: đúng như bác nói, hi vọng field sẽ là động lực cho NBC tiến xa hơn. Nhưng hi vọng những nhà làm quản lý ta đừng lóa mắt vì nó rồi lại đâm ra mù quáng...

solidity
19-08-2010, 11:11 PM
Nicolas Sarkozy et François Fillon ont félicité jeudi les deux Français, Cédric Villani et Ngo Bao Chau, récompensés par la médaille Fields, le chef de l'Etat y voyant la confirmation de "la très grande qualité", de "l'excellence", de l'école française de mathématiques.....

(Nguồn: http://www.lemonde.fr/depeches/2010/08/19/medaille-fields-sarkozy-et-fillon-felicitent-les-deux-francais_3244_108_43200040.html).

GS. Ngô Bảo Châu là người Pháp gốc Việt (chercheur d'origine vietnamienne de 38 ans naturalisé français en 2010) hay mang 2 quốc tịch. Bác nào rành cái này xin cho thêm vài thông tin!

Cả Tổng Thống và Thủ tướng chúc mừng. Cũng theo bài báo này, thông điệp gửi đi từ điện Elysée rằng "Tổng Thống nhiệt liệt chúc mừng và bày tỏ sự khâm phục."...(Dans un communiqué de l'Elysée, "le président de la République félicite très chaleureusement" les deux lauréats et leur "exprime toute sa reconnaissance et son admiration".). Không biết có thông điệp tương tự được phát ra từ văn phòng chủ tịch và thủ tướng VN không nhỉ!?

Lai Quoc Dat
19-08-2010, 11:28 PM
1. Bác Ngô Bảo Châu mang hai quốc tịch, pháp và VN.
2. Chủ tịch nước vừa gửi thư chúc mừng (http://tuoitre.vn/Giao-duc/396238/Chu-tich-nuoc-Nguyen-Minh-Triet-chuc-mung-giao-su-Ngo-Bao-Chau%C2%A0.html).
Nhưng đọc cái thư thấy buồn cười... "Chủ tịch nước nhấn mạnh giải thưởng mà Giáo sư Ngô Bảo Châu giành được cũng là phần thưởng lớn cho nền toán học Việt Nam". Ngô Bảo Châu hoàn thành việc chứng minh cái bổ đề đó thì ko biết có nhà toán học VN nào tham gia ko nhỉ? Nếu ko thì sao gọi là phần thưởng? Hay là công trạng trong việc đào tạo NBC lúc phổ thông nhỉ?

Gem
19-08-2010, 11:30 PM
Gem thì chỉ thấy cái clip khi xướng tên GS Ngô Bảo Châu thì người đứng trao giải nói là " Viet Nam " không thấy nói chữ " French " nào, nhưng dù cho quốc gia nào đi nữa thì cái tên Ngo Bao Chau làm nên lịch sử toán học VN.

Riêng về phần thông điệp chúc mừng nếu không có cũng chẳng sao, quan trọng là cách chính phủ VN đối đãi thế nào với GS Ngô Bảo Châu và các nhân tài toán học.

Giải Fiels là giải thưởng cực kỳ danh giá, nhiều người ví ngang với giải Nobel nhưng Gem nghĩ nó khắc khe hơn nhiều và không nên so sánh, với các tài năng toán học dưới 40 tuổi và 4 năm 1 lần chỉ chọn ra 4 người thì Nobel còn thua xa.

Lai Quoc Dat
19-08-2010, 11:35 PM
Ko có so Nobel và Field được vì đối tượng nó hoàn toàn khác nhau và cách đánh giá khác nhau. Field danh giá vì ko có cái nào cao hơn nó nữa trong hệ thống ngành Toán.

Khó nói có làm nên lịch sử hay ko? Tự hào thì đúng, còn lịch sử hay không thì ta cũng phải chờ.

HienTrang94C
20-08-2010, 12:35 AM
Các thành tựu của GS Châu nói riêng và của các nhà toán học nói chung đâu phải chỉ ở trên giấy tờ. Rất nhiều lĩnh vực đều áp dụng toán học đó chứ. Ngay trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng có nè. Đúng không The Death?

Trong các tập đoàn tài chính lớn, nếu nhìn bề nổi thì chỉ thấy các chuyên gia về tài chính nhưng thực tế in the back rooms thì họ có nguyên đội ngũ các chuyên gia toán học ... nhiệm vụ của họ là nghiên cứu và tính toán ra những công cụ/phần mềm/models ... họ làm việc âm thầm, ít ai biết nhưng lương thì rất cao :) Thường họ có Ph.D in Applied Mathematics (focusing in Mathematical Finance or Computational Finance)

Sorry, lạc đề tý ... :D

myhanh
20-08-2010, 07:15 AM
GS Ngô Bảo Châu mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam.
Tối qua Tổng thống Pháp chúc mừng 2 người Pháp trong đó có Ngô Bảo Châu.

Độc Cô Cầu Bại
20-08-2010, 08:49 AM
GS Ngô Bảo Châu mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam.
Tối qua Tổng thống Pháp chúc mừng 2 người Pháp trong đó có Ngô Bảo Châu.

Pháp rất khó nhập quốc tịch. Vậy mà nhân tài được nhập quốc tịch ngay. Chứng tỏ họ nhìn xa trông rộng từ rất lâu. Đâu phải như ta, đợi người ta sắp đoạt giải mới đánh tiếng. À, đâu ai nuôi Trần Minh khố chuối làm gì nhỉ? :teeth_smile:

92A01
20-08-2010, 10:26 AM
Cũng rất tự nhiên, học sinh như Ngô Bảo Châu sẽ được chọn đi học ở nước ngoài. Mà học toán lúc bấy giờ tốt nhất là đi Liên Xô. Nhưng không may Liên Xô lúc ấy đang tan rã nên Ngô Bảo Châu chuẩn bị ngoại ngữ để đi học ở Hungary, một nước cũng có nền toán học mạnh, đã đào tạo cho Việt Nam khá nhiều tài năng.
Chủ tịch IMU nhiệm kỳ 2007-2010 là Laszlo Lovasz (Hungary), người từng đoạt 4 HCV Olympic. Nhưng hình như lúc này GS Ngô Huy Cẩn - bố Châu - vẫn chưa yên tâm.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=442137 Châu với thầy Laumon trong thời gian làm luận án tiến sĩ
>> Kỳ 1: Những người bạn lớn của toán học VN (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/395662/Duyen-so-voi-giai-Fields---Ky-1-Nhung-nguoi-ban-lon-cua-toan-hoc-VN.html)
>> Kỳ 2: Ngô Bảo Châu sản phẩm đặc biệt của A0 (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/395798/Ngo-Bao-Chau%C2%A0san-pham-dac-biet-cua-A0.html)
>> Kỳ 3: Đôi cánh gia đình (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/395983/Duyen-so-voi-giai-Fields---Ky-3-Doi-canh-gia-dinh.html)
>> Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields (http://tuoitre.vn/Giao-duc/396079/Giao-su-Ngo-Bao-Chau-doat-giai-thuong-Fields.html)
”Quới nhân” Paul Germain
Lúc ấy, ông Paul Germain, tổng thư ký vĩnh viễn của Viện Hàn lâm khoa học Pháp, sang thăm Việt Nam theo lời mời của GS Đặng Hữu, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật nhà nước. Vào ngày nghỉ, GS Nguyễn Văn Điệp, phó viện trưởng Viện Cơ học, mời vị khách quý người Pháp đi thăm Hạ Long theo sự ủy thác của GS viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, viện trưởng Viện Cơ học. GS Ngô Huy Cẩn đi cùng. Và Châu cũng có mặt, theo cái lý trước lúc đi du học cứ con đâu là bố đấy.
Trong câu chuyện trên xe, tình cờ GS Germain hỏi thăm rất kỹ về chú bé duy nhất có mặt. Rất nhanh, ông đưa ra một đề nghị: ”Xin các bạn chờ cho một chút, tôi sẽ cố thu xếp một học bổng của Pháp cho cháu”. Chỉ hai tuần sau tin vui đến từ Paris: Châu được nhận học bổng sang học toán ở Pháp. Còn gì cho bằng, cái nôi toán học vĩ đại ở nước Pháp. Cả hai người bạn lớn của toán học Việt Nam là L.Schwartz và A. Grothendieck đều là những người Pháp từng đoạt giải Fields.
Sang Pháp học toán, đó có lẽ là điều kỳ diệu nhất. Chúng ta muốn sang Pháp học và các bạn Pháp cũng muốn đón nhiều tài năng về Pháp để đào tạo. Bởi vì chính những tài năng trẻ tuổi đó sau này biết đâu lại vinh danh cho nước Pháp. Có thể nói đây là một bước ngoặt cực kỳ quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của GS Ngô Bảo Châu.
Còn một câu chuyện nhỏ nữa về việc Châu đi học ở Pháp. Tất nhiên học sinh nào cũng phải trải qua kỳ thi ngoại ngữ. Bà Trần Lưu Vân Hiền kể lại:”Ông ngoại dạy cháu học có hai tháng. Sau các thầy bên đài phát thanh giúp thêm. Nhưng thời gian ngắn quá. Đến khi đi thi, bài đầu là đọc - hiểu Châu bảo chỉ biết khoảng hơn 10 từ.
Châu nói với giám thị: Em biết ít từ quá, nhưng em hiểu câu chuyện này, đó là câu chuyện Người đi xuyên tường và em đã đọc bản dịch tiếng Việt. Giám thị khuyên: Vậy thì em cố viết lại, được nhiều chừng nào hay chừng ấy. Đến bài thi nói cũng tàm tạm, khá hơn”. Nghe mà thấy hồi hộp: “Rồi sự việc kết thúc thế nào hả chị?”. Bà Hiền kết thúc nhẹ nhàng bằng một giọng rất Hà Nội: ”Bên Pháp họ cho đỗ. Họ bảo với những học sinh thông minh như thế này, chỉ sang bên ấy vài tháng là giỏi tiếng Pháp. Ngôn ngữ quyết không thể là rào cản cho những tài năng”. Người Pháp có cách chọn học sinh của riêng họ, và họ nhìn khá xa.
Bây giờ là lúc Châu bước vào một chặng đường hoàn toàn mới.
”Người khổng lồ” Gerard Laumon
Giáo sư G. Laumon là một nhà toán học đặc biệt. Ông thuộc dòng toán học Pháp nổi tiếng, có nguồn gốc từ L.Schwartz, A. Grothendieck và là thầy dạy trực tiếp của hai học trò đoạt giải Fields: L.Lafforgue (2002) và Ngô Bảo Châu (2010). Tên tuổi GS Laumon mãi mãi gắn bó với những thành tựu toán học đặc sắc nhất của GS Ngô Bảo Châu.
GS Laumon kể: “Tôi nhớ mãi buổi trình bày rực rỡ bản luận văn thạc sĩ của Ngô Bảo Châu năm 1993. Vào thời gian này tôi thật sự không có một đề tài luận văn tốt và tôi hết sức lưỡng lự khi nhận một nghiên cứu sinh mới làm luận án tiến sĩ. Nhưng ông Michel Broue, người chịu trách nhiệm về toán ở Trường Ecole Nornale Supérieure, có ấn tượng rất tốt về Ngô Bảo Châu và ra sức thuyết phục tôi nhận anh làm nghiên cứu sinh tiến sĩ...”.Về sau, giữa gia đình GS Laumon và gia đình GS Ngô Bảo Châu đã nảy sinh mối quan hệ hết sức thân tình.
GS Ngô Việt Trung và GS Lê Tuấn Hoa có cùng quan điểm: ”Quan trọng hơn cả là Ngô Bảo Châu đã theo học GS G.Laumon, một giáo sư còn trẻ nhưng đầy ý tưởng táo bạo nhằm giải quyết những vấn đề khó nhất của toán học. Có thể nói Ngô Bảo Châu đã đứng trên vai của một người khổng lồ để đạt được những đỉnh cao mới”. Người làm toán bao giờ cũng cần những đề hay, với người giỏi bài hay là bài khó nhất.
Thông thường, đi làm luận án tiến sĩ ở nước ngoài chúng ta hay đi vào những con đường an toàn đã định sẵn, nhờ vào những thầy giáo đã nhiều thành công và làm việc theo một nhánh trong những hướng của thầy. Ngô Bảo Châu làm khác hẳn.
Thầy Laumon đã chỉ ra một hướng, còn tự anh phải vạch ra một con đường, để rồi chính anh lại chỉ ra một hướng mới, có khi còn bao la, rộng lớn hơn nữa. Chính vì chọn một chiến lược như thế mà cả hai thầy trò Laumon - Ngô Bảo Châu đã có những lúc rất khó khăn. Nhưng rồi sau này nhìn lại, năm tháng khó khăn ấy chính là dịp tích lũy kiến thức, trui rèn ý chí để đi tới giải Fields.
GS Ngô Việt Trung tâm sự: ”Có thể một số tài năng sau này thực tế hơn, chọn những con đường dễ đi hơn” và điều đó sẽ cản trở những thành tựu lớn. Nếu hài lòng với “tốt” thì không thể trở nên “vĩ đại”.


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=442139 Châu và mẹ cùng ông ngoại Trần Lưu Hân


(Tuổi trẻ online (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/396212/Ngo-Bao-Chau-va-duyen-ky-ngo-voi-Phap.html))

Huy90A
20-08-2010, 10:44 AM
Suốt ngày hôm qua và sáng nay các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin bài về sự kiện này. Vui thì có vui mà buồn thì cũng có:

Vui vì con cháu ''Rồng và Tiên" cũng có người đại diện làm rạng danh gene trội "Rồng Tiên". Chợt buồn vì cũng với sự vượt trội về gene "Rồng Tiên" có không ít hổ thẹn mà "con Rồng cháu Tiên" bày ra trước mặt thế giới.

Vui vì báo chí nhà ta có chủ đề để khai thác và lớp trẻ có thần tượng để noi gương thay gì phải khai thác em này hot, em kia không hot, bưởi này to, bưởi nọ không to. Nay ngươi đẹp này có con với đại gia nọ mai thì con chém cha, chồng giết vợ. Và chỉ lo giới trẻ sẽ ngưỡng mộ nhà to, xe đẹp rồi xem đại gia đó là thần tượng thì nguy.

Vui vì Việt Nam giống như người cha, người mẹ có công sinh thành nhưng buồn vì không dưỡng dục và phải gửi cho hàng xóm nuôi. Nay thì con mình vinh quy bái tổ. Làm cha mẹ thì cũng nên cảm ơn anh hàng xóm đã dưỡng giúp nhưng phải biết buồn và tự hào ít thôi. Vì làm quá thì hơi kệch cỡm.

Vui vì ông Nhân tuyên bố trên tivi sẽ thành lập Viện Toán gì đó và mời GS Châu về làm Viện Trưởng nhưng lại buồn vì nghe tin Đại Học Chicago Mỹ họ mời lâu rồi, mà khả năng là gả con gái rồi cho ở rể luôn. Như thế thì VN mất con rồi.

Vui, sao nước mắt lại trào????

lbt90B
20-08-2010, 10:56 AM
Kết cái tựa của chủ topic. Tự hào thiệt, thêm 1 bằng chứng cho thấy dân Việt ta giỏi. Nhưng thật là buồn, từ đó tới giờ toàn thấy người Việt học tập làm việc ở xứ khác giỏi thôi. Tự hào thì có chút xíu mà buồn thì thiệt là nhiều.
Vui gì mà vui, mời GS Châu về làm việc, tuyên bố trả lương đặc cách mà trả có 5 triệu đồng thôi, ai mà làm. Vậy mà ổng cũng du di ổng nói ổng ở Chicago 9 tháng, 3 tháng về VN, nhưng không biết cuối cùng sao?
Nói qua nói lại thì thấy khâm phục thằng Mỹ, bao nhiêu nhân tài trên thế giới, từ trăm năm nay, bất kể dân xứ nào, học ở đâu, cuối cùng khi làm việc đều làm trên đất Mỹ. Xét về hiệu quả kinh tế thì thằng Mỹ lời to, chỉ sử dụng lao động chất lượng cao, không cần tốn kém nuôi và đào tạo nó

phanphuong
20-08-2010, 11:22 AM
Chủ tịch nước, thủ tướng đã gửi lời chúc mừng.
PP gửi lời chúc mừng bác Châu luôn! :))

Độc Cô Cầu Bại
20-08-2010, 11:24 AM
Kết cái tựa của chủ topic. Tự hào thiệt, thêm 1 bằng chứng cho thấy dân Việt ta giỏi. Nhưng thật là buồn, từ đó tới giờ toàn thấy người Việt học tập làm việc ở xứ khác giỏi thôi. Tự hào thì có chút xíu mà buồn thì thiệt là nhiều.
Vui gì mà vui, mời GS Châu về làm việc, tuyên bố trả lương đặc cách mà trả có 5 triệu đồng thôi, ai mà làm. Vậy mà ổng cũng du di ổng nói ổng ở Chicago 9 tháng, 3 tháng về VN, nhưng không biết cuối cùng sao?
Nói qua nói lại thì thấy khâm phục thằng Mỹ, bao nhiêu nhân tài trên thế giới, từ trăm năm nay, bất kể dân xứ nào, học ở đâu, cuối cùng khi làm việc đều làm trên đất Mỹ. Xét về hiệu quả kinh tế thì thằng Mỹ lời to, chỉ sử dụng lao động chất lượng cao, không cần tốn kém nuôi và đào tạo nó

Tự nhiên đọc câu dưới mắc cười quá đi thôi. :teeth_smile:

Thủ tướng nhấn mạnh việc giáo sư Bảo Châu giành Huy chương Fields là vinh dự to lớn đối với Giáo sư và gia đình, là niềm tự hào của nền giáo dục Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và là nguồn động viên, khích lệ mạnh mẽ đối với các nhà khoa học trẻ Việt Nam.

phanphuong
20-08-2010, 11:28 AM
Con bạch tuộc Paul còn có cả chục nước giành nhau nữa huống hồ gì! :))

phanphuong
20-08-2010, 11:38 AM
Anh Hà đối thoại với GS. Châu nè!
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Doi-thoai-giua-GS-Ngo-Bao-Chau-va-dai-gia-Ha-thanh-929877/
Nhân dịp này, anh Hà tranh thủ dịp ké luồng hào quang dư luận của GS. Châu! :))
Chắc phải liệt kê ra các đối tượng ăn theo hiện tượng GS. Châu:
- Báo chí.
- Anh Hà.
- Bộ GD.
- Đồng chí xzy....

phanbo
20-08-2010, 11:45 AM
Vui, sao nước mắt lại trào????

Có gì đâu mà buồn. Nền khoa học người ta cao hơn mình, người ta chịu dìu dắt mình, tạo điều kiện cho mình học tập mới có như ngày hôm nay. Ở VN suốt đời cũng ko làm được gì đâu.
Mình nghĩ bác Châu muốn tiếp tục phát triển hơn nữa để trở thành một thiên tài thì nên ở nước ngoài luôn đi, về VN có mà chết đói. Miễn bác ấy còn nhận thức được mình là người VN và CP VN nên giữ liên lạc thường xuyên với bác ấy là được rồi. :shades_smile:
Hoan hô bác Châu ! :teeth_smile:

Lai Quoc Dat
20-08-2010, 11:47 AM
Haha, nói chung, cái bịnh thấy sang bắt quàng làm họ thì khá phổ biến ở dân ta...Mà nói đi cũng nói lại, bác châu ở Pháp lương 3k EUR/tháng, về VN là 5m/tháng, tính theo GDP/đầu người thì ko thấp, chỉ tội cái ko có đất dụng võ cho xứng với khả năng của mình... Làm Khoa học thì ở đâu cũng nghèo cả (so với dân nước đó)...
Chỉ có niềm đam mê thì may ra...

Tô Lan Phương
20-08-2010, 12:02 PM
Haha, nói chung, cái bịnh thấy sang bắt quàng làm họ thì khá phổ biến ở dân ta...Mà nói đi cũng nói lại, bác châu ở Pháp lương 3k EUR/tháng, về VN là 5m/tháng, tính theo GDP/đầu người thì ko thấp, chỉ tội cái ko có đất dụng võ cho xứng với khả năng của mình... Làm Khoa học thì ở đâu cũng nghèo cả (so với dân nước đó)...
Chỉ có niềm đam mê thì may ra...
thấy sang đương nhiên phải bắt quàng làm họ chứ anh? ko lẽ dân ta mới có chiện này, dân khác ko có à?
em có đứa bạn người nước ngoài nó cũng hay hỏi em biết người này người kia ko? người nước nó đó!
em thấy sang là nên bắt quàng làm họ thôi...
còn việc để Pác Châu về vn làm...thì pác ko về đâu mình khỏi phải lo...1 nhà toán học đỉnh đạt thế mà lại về thì làm gì chời...
5M/tháng em có thể giới thiệu cho pác Châu dạy kèm môn toán cho mí đứa cháu em...trả 7M/tháng híhí

nhk
20-08-2010, 12:05 PM
Ngoài những nỗ lực vượt bậc của cá nhân cộng vào môi trường làm việc tốt, tôi nghĩ yếu tố gia đình khá quan trọng. Suốt quá trình NBC du học - ba mẹ đã tiếp tinh thần anh thế nào? Hiện tại anh có cô con gái lớn - độ 15 tuổi trong khi anh mới 37-38 tuổi; chứng tỏ anh lầy vợ sớm, vậy vợ anh đã làm gì để giúp chồng toàn tâm vào nghiên cứu?

Tôi nghĩ báo chí nên trập trung khai thác 2 người phụ nữ - mẹ và vợ anh. Đồng ý thành công của anh là một quá trình làm việc lâu dài + với trí thông minh của anh + môi trường làm việc lý tưởng, nhưng thiếu sự động viên và hỗ trợ tinh thần từ 2 người phụ nữ trên ( Đùa tí : gặp cô vợ chanh chua thì đố anh có nổi bật như ngày hôm nay) thì anh không thể có kết quả ngày hôm nay.

Bài viết về mẹ và vợ anh có thể là bài học bổ ích tham khảo cho những bà mẹ và vợ có cùng hoàn cảnh. Giới trẻ ngày nay nỗ lực có thừa. Việc lọt vào môi trường tốt cũng không khó như xưa vì ngày nay có nhiều suất học bổng và việc du học cũng không còn khó. Hy vọng sau Ngô Bảo Châu, tương lai sẽ là hàng trăm hay ngàn Ngô Bảo Châu khác trong mọi lĩnh vực - dù họ có sống và làm việc ở Châu Âu hay Mỹ hay Nhật hay Singapore thì họ vẫn là người Việt - sẽ góp sức chung vai có những đóng góp trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển của đất nước. Nhưng nếu Việt Nam có những thay đổi để trở thành môi trường lý tưởng thu hút nhân tài thì còn gì hay bằng!

92A01
20-08-2010, 12:27 PM
Ngoài những nỗ lực vượt bậc của cá nhân cộng vào môi trường làm việc tốt, tôi nghĩ yếu tố gia đình khá quan trọng. Suốt quá trình NBC du học - ba mẹ đã tiếp tinh thần anh thế nào? Hiện tại anh có cô con gái lớn - độ 15 tuổi trong khi anh mới 37-38 tuổi; chứng tỏ anh lầy vợ sớm, vậy vợ anh đã làm gì để giúp chồng toàn tâm vào nghiên cứu?

Tôi nghĩ báo chí nên trập trung khai thác 2 người phụ nữ - mẹ và vợ anh. Đồng ý thành công của anh là một quá trình làm việc lâu dài + với trí thông minh của anh + môi trường làm việc lý tưởng, nhưng thiếu sự động viên và hỗ trợ tinh thần từ 2 người phụ nữ trên ( Đùa tí : gặp cô vợ chanh chua thì đố anh có nổi bật như ngày hôm nay) thì anh không thể có kết quả ngày hôm nay.

Bài viết về mẹ và vợ anh có thể là bài học bổ ích tham khảo cho những bà mẹ và vợ có cùng hoàn cảnh. Giới trẻ ngày nay nỗ lực có thừa. Việc lọt vào môi trường tốt cũng không khó như xưa vì ngày nay có nhiều suất học bổng và việc du học cũng không còn khó. Hy vọng sau Ngô Bảo Châu, tương lai sẽ là hàng trăm hay ngàn Ngô Bảo Châu khác trong mọi lĩnh vực - dù họ có sống và làm việc ở Châu Âu hay Mỹ hay Nhật hay Singapore thì họ vẫn là người Việt - sẽ góp sức chung vai có những đóng góp trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển của đất nước. Nhưng nếu Việt Nam có những thay đổi để trở thành môi trường lý tưởng thu hút nhân tài thì còn gì hay bằng!

Em cũng nghĩ giống anh NHK. Biết đâu vì lấy vợ từ năm 20 nên anh Châu mới toàn tâm toàn ý vào nghiên cứu và đạt được thành công như ngày hôm nay . Biết vậy hồi xưa lấy vợ sớm :embaressed_smile:.

Gem
20-08-2010, 12:45 PM
hèn chi anh Hà An từ ngày đó cái im hơi lặng tiếng với anh em hơn, có lẽ từ ngày lấy vợ xong cái bị ăn hiếp ahy sao đó, hỏi gì cũng ko chiụ nói, chắc có uất ức ^^,

92A01
20-08-2010, 12:48 PM
hèn chi anh Hà An từ ngày đó cái im hơi lặng tiếng với anh em hơn, có lẽ từ ngày lấy vợ xong cái bị ăn hiếp ahy sao đó, hỏi gì cũng ko chiụ nói, chắc có uất ức ^^,

Đâu nhất thiết là vậy. Mà vợ ăn hiếp thì cũng có sao đâu :tounge_smile:. Trước giờ đâu bị ai ăn hiếp. Nói chung nếu Gem muốn biết lý do thì lấy vợ đi :wink_smile:.

Lai Quoc Dat
20-08-2010, 01:32 PM
Anh An thuộc dạng: Tài cao phận thấp chí khí uất.

myhanh
20-08-2010, 01:35 PM
Sao nhiều người quan tâm lương bỗng nhỉ?

myhanh
20-08-2010, 01:38 PM
Người vợ vô cùng quan trọng trong thành công của người chồng!
Mình đồng ý với anh Huy về quan điểm này.

TheDeath
20-08-2010, 03:45 PM
Theo tớ thì bác Châu nhà ta đằng nào cũng công thành danh toại rồi. Giờ cần quái gì nghiên kíu chi nữa, các đại học danh tiếng trên thế giới nó mời giảng bài chừng một buổi thì tiền xài cả năm không hết, còn mà bác Châu có máu kinh doanh thì giống như Silk Black, vừa to vừa mập vẫn quảng cáo... trong khi anh Châu nhà ta đẹp trai, mặt mũi sáng láng thì lo gì tiền... Cha tớ bảo, đã nổi tiếng thì lo quái gì tiền bạc!

Nhưng mà dân tự nhiên thì chả có chuyện kiếm tiền bằng sự nổi tiếng... thế nên anh Châu sẽ chẳng đời nào làm thế. Vì anh Châu sẽ bị cái hào quang Fields cuốn hút và rồi anh lại vắt óc cho nhưng bài toán mới... chẳng bao giờ dứt ra được! Anh Châu là tuýp người chúng ta nên xem đó là đặc dị của trời ban và để ngắm nhìn, giống như một số người có biệt tài tính nhẩm đến hàng chục con số, hoặc như có thể nhảy cao qua 2,5m...

Toán học đi trước khoa học nhiều quá, giờ có khi các nhà khoa học lại phải vắt óc xem cái langlands có ứng dụng gì cho môn đánh bạc ở Hosino, hoặc là làm sao nuôi cá tra, cá basa sao cho hiệu quả bằng cách ứng dụng Langlands...

Huy90A
20-08-2010, 03:55 PM
Tui buồn còn ông này ngậm ngùi nè. Bác "ngậm ngùi" khi về hưu, nếu còn chức mà "ngậm ngùi" thì tui không buồn
http://tuanvietnam.net/2010-08-19-nguyen-ptt-vu-khoan-suy-ngam-ve-hien-tuong-ngo-bao-chau

myhanh
20-08-2010, 07:13 PM
Toán học đi trước khoa học nhiều quá, giờ có khi các nhà khoa học lại phải vắt óc xem cái langlands có ứng dụng gì cho môn đánh bạc ở Hosino, hoặc là làm sao nuôi cá tra, cá basa sao cho hiệu quả bằng cách ứng dụng Langlands...
Bác TD có suy nghĩ như vậy thì bó tay thiệt ...
Cái gì mình biết thì nói, không biết thì thôi...
Tớ đảm bảo bác chưa biết Langlands là gì?

TheDeath
20-08-2010, 09:35 PM
Bác TD có suy nghĩ như vậy thì bó tay thiệt ...
Cái gì mình biết thì nói, không biết thì thôi...
Tớ đảm bảo bác chưa biết Langlands là gì?
Trời! Bác rõ là chẳng biết đùa là thế nào cả à? :whatchutalkingabout

Le.Giang
20-08-2010, 10:47 PM
http://dantri.com.vn/c20/s20-416969/de-nghi-tang-thuong-huan-chuong-ho-chi-minh-cho-gs-ngo-bao-chau.htm

Nghe tin này choáng thiệt!

myhanh
21-08-2010, 09:23 AM
http://dantri.com.vn/c20/s20-416969/de-nghi-tang-thuong-huan-chuong-ho-chi-minh-cho-gs-ngo-bao-chau.htm

Nghe tin này choáng thiệt!
Mình cũng đồng ý, nếu được tặng cả Huân chương sao vàng lun!
Cần khuyến khích những người như GS Châu để anh cống hiến nhiều hơn chứ đợi anh chết rùi với truy tặng thì ý nghĩa gì.

H2o100
21-08-2010, 09:38 AM
Mình thích bài này:
http://dantri.com.vn/c702/s702-416739/tham-nhap-hanh-trinh-chung-minh-bo-de-co-ban-cua-ngo-bao-chau.htm
“Thâm nhập” hành trình chứng minh Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu

Hãy cùng nghe Joe “văn học hóa” hành trình chứng minh “Bổ đề cơ bản” của giáo sư Ngô Bảo Châu, để hiểu một cách chân phương nhất, đời thường nhất những gì nhà toán học đã làm được để đưa anh đến với giải thưởng Fields danh giá.
Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (169 trang cơ!), và tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí đã công bố công trình đó.
Tuy nhiên, báo chí ít nhắc đến nội dung công việc anh ấy đã làm – công việc khiến anh ấy được chọn là người xứng đáng nhận giải thưởng Fields. “Nói chung anh ấy giỏi toán”, là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài liên quan. Khái niệm đó thường được thể hiện bằng ngôn ngữ rất hoành tráng, nhưng vẫn là khái niệm sơ sơ.
Các tác giả thường dừng lại ở câu “Ngô Bảo Châu đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản” (thỉnh thoảng cho chút tiếng Pháp vào cho oách: “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie”). Nhưng “Bổ đề cơ bản”là gì và vì saochứng minh nó?
Tôi không giỏi toán nhưng tôi nghĩ các vấn đề khoa học có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ thú vị và dễ hiểu nếu tác giả bỏ chút thời gian nghiên cứu. Tôi đã nghiên cứu và thấy câu chuyện thật thú vị, không kể cho các bạn nghe thì...phí quá!
Câu chuyện bắt đầu như thế này. Cách đây rất lâu các nhà toán học đã công bố hai lý thuyết quan trọng: lý thuyết số học và lý thuyết nhóm (number theory, group theory). Bản chất của hai lý thuyết đó tôi sẽ để cho bác “Wiki” giải thích – điều nên nhớ là (a) hai lý thuyết ấy rất quan trọng trong thế giới toán học và (b) hai lý thuyết ấy từ xa nhìn riêng biệt với nhau, như hai cành của một thân cây.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/08/19/ngobaochau.jpg

Cách đây khoảng 30 năm, một nhà toán học Canada tên Robert Langlands đã công bố rằng ông ấy nghĩ hai lý thuyết ấy có sự liên quan rất đa dạng. Quan điểm của Robert (và cách thể hiện quan điểm đó) đã làm cho nhiều nhà toán học thực sự choáng! Robert cũng tự làm choáng mình nữa – ông phát biểu rằng sẽ mất mấy thế hệ để chứng minh sự liên quan đa dạng mà ông ấy cho rằng có tồn tại.
“Nhưng bước đầu tiên sẽ tương đối dễ thực hiện”, ông Robert tự tin nói với đồng nghiệp.
“Bước đầu tiên” đó Robert đặt tên là "fundamental lemma”, và đó chính là “Bổ đề cơ bản” mà các bạn nghe kể nhiều thời gian gần đây.
Ông Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là một con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là một con tàu lớn. (Hai tàu không có người lái, trôi trên mặt biển.) Robert không nhìn kỹ được nhưng vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi sản xuất cùng loại thép. Có khi chân vịt cùng cỡ. Có khi bánh lái của “tàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của “tàu Tây” sẽ tự động hướng về phía tay trái.
Khỏi phải nói hai con tàu đó là lý thuyết số học và lý thuyết nhóm.
Với Robert, việc chứng minh “bổ đề cơ bản” có thể so sánh với việc ném hai sợi dây có móc sang hai tàu. Khi việc đó làm xong, các nhà toán học khỏe mạnh có thể đứng trên đảo cùng Robert, dùng dây kéo hai tàu gần nhau. (Khi đó mới nhìn kỹ được, tìm ra sự liên quan.) Việc kéo hai con tàu gần nhau và so sánh là việc Robert nghĩ sẽ mất mấy thế hệ. Nhưng việc ném hai sợi dây có móc đó ông Robert nghĩ sẽ nhanh thôi.
Nhưng ông Robert đã nhầm. Việc ném dây khó lắm. Robert cùng một số em sinh viên đã ném thử mấy lần nhưng lần nào cũng thất bại. Họ chỉ biết ném gần (không chính xác được) và dùng dây loại mỏng.
Đảo của Robert trở thành đảo nổi tiếng. Suốt 30 năm có rất nhiều nhà toán học sang “ném thử” Ai cũng lau mồ hôi và kêu lên “khó quá!” Nhiều nhà toán học trên đất liền chuẩn bị công cụ dùng để kiểm tra và so sánh hai con tàu lúc được kéo về đảo (kéo gần nhau!). Họ sản xuất máy để kiểm tra loại sơn, lập trình phần mềm để phân tích hai chân vịt. Thậm chí có người tập lái tàu và tập cách đứng trên boong tàu để không bị say sóng. Những công việc và sự tập luyện đó sẽ thành vô nghĩa nếu không có người ném dây chính xác.
Và rồi xuất hiện anh Ngô Bảo Châu. Nghe kể về đảo của Robert, anh bơi sang xin ném thử. “Được chứ!”, các nhà toán học giỏi nhất thế giới động viên. “Anh cứ thử thoải mái đi, thử mấy lần cũng được, thử xong ngồi cùng chúng tôi uống trà đá nhé!”
Anh Châu ném thử một lần, ném rất mạnh, dùng loại dây nặng nhất. Các nhà toán học kia đứng lên ngạc nhiên, nhiều cốc trà đá rơi xuống đất. Cách ném của anh Châu rất lạ; anh dùng kỹ thuật đặc biệt mà chưa ai thấy bao giờ. “Ném thật đi anh ơi!”, các nhà toán học động viên tiếp. “Biết đâu anh sẽ là nhà toán học đầu tiên bắt tàu hai tay!”
Ngô Bảo Châu ném thật. Và chính xác. Hai cái móc dính vào hai con tàu ngay, mọi người vỗ tay ầm ĩ. Rồi anh Châu bảo các nhà toán học đứng trên đảo Robert cầm dây giúp (và bắt đầu kéo hai tàu gần nhau), để anh ấy có thể đi sang Ấn Độ nhận giải thưởng Fields.
Câu chuyện kết thúc tại đây.
Chứng minh “Bổ đề cơ bản” là một trong những thành công lớn nhất của toán học hiện đại, được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vì Ngô Bảo Châu đã hoàn thành việc này, nên những năm tới đây các nhà khoa học thế giới có thể tự tin nghiên cứu sự liên quan giữa lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. Đó thực sự là một thành đạt tuyệt vời – cả Việt Nam nên tự hào về người ném dây có tên Ngô Bảo Châu.
Joe

Gem
21-08-2010, 02:27 PM
Bài trên viết cho vui hóm hỉnh vậy thôi chứ nếu hiểu tầm quan trọng của công trình này thì anh chị em sẽ có cái nhìn khác.

Có lẽ nhiều anh chị em vẫn còn thắc mắc cái " Bổ đề cơ bản và chương trình Langlands " là cái gì mà giới Toán học khâm phục dữ vậy, Gem có tìm hiểu qua 1 lượt, mặc dù không rành lắm ( ngay các thầy cũng còn mù mờ ), trước khi quote lại mấy bài viết về vấn đề đó thì Gem có thể nói sơ qua mấy cái vụ Toán cho anh chị em cùng tham khảo.

Những giả thuyết, những công thức là do các nhà khoa học tìm ra ở bước đầu, xong họ mới tìm cách chứng minh nó là đúng, phải chứng minh thì mọi người mới thừa nhân kết quả đó được. Sau khi chứng minh xong cái người ta lại nhờ vào công thức ấy tìm ra 1 qui luật khác áp dụng cho các lĩnh vực khác vẫn đúng và dự đoán chính xác luôn kết quả ( cái này khó à nha ), Gem cho là điều này thật sự tuyệt vời vì con người ta chứng minh được luôn cả niềm tin. Toán học là vậy.

Còn sau đây là sơ sơ " Bổ đề cơ bản và chương trình Langlands" mà giới Toán học đang khâm phục :


Năm 1979 nhà toán học Canada-Mỹ Robert Langlands đã phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và có tính cách mạng nối hai lĩnh vực của toán học là lý thuyết số và lý thuyết nhóm. Ngày nay được biết đến với tên gọi chương trình Langlands, lý thuyết đó đã nắm bắt được những quan hệ đối xứng sâu sắc gắn với các phương trình có quan hệ với toàn bộ các số, bằng một loạt các giả thuyết và cách nhìn tổng quát đáng kinh ngạc. Langlands biết rằng chứng minh các giả thuyết nền tảng trong lý thuyết của ông phải là công việc của nhiều thế hệ. Nhưng có nhiều lý do để ông tin rằng một bước bàn đạp cần chứng minh theo hướng khẳng định, đặt trong ngoặc kép “bổ đề cơ bản”, không quá phức tạp. Ông cùng cộng sự và các học trò của mình đã chứng minh được một số trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản này. Tuy nhiên, trường hợp tổng quát tỏ ra khó hơn Langlands dự đoán nhiều, cuối cùng phải đến 30 năm sau mới được chứng minh.

Công trình toán học gây tiếng vang tức thì

Tháng 4/2004, Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon công bố dưới dạng tiền ấn phẩm và đưa lên mạng Internet công trình toán học dày 100 trang viết bằng tiếng Pháp nhan đề: Le lemme fondtal pour les groupes unitaires (Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita/ the fundtal lemma for unitarian groups).

Công trình đi vào một vấn đề thời sự toán học, giải quyết một bài toán lớn từng được nhiều nhà toán học hàng đầu trên thế giới lao vào chứng minh trong suốt 20 năm nhưng chưa ai thành công, cho nên ngay lập tức gây tiếng vang rộng khắp.

Ngô Bảo Châu được mời sang Nhật Bản trình bày các kết quả mới, rồi sau đó, sang Canada dự Hội nghị quốc tế về các dạng tự đẳng cấu và công thức vết tại Viện Fields. Đến hội nghị có nhiều nhà toán học nổi tiếng từ các đại học lớn trên thế giới. Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể đầu tiên.

Sau khi nghe anh, chính Robert Langlands, nhà toán học đã từng đưa ra Chương trình Langlands (Langlands Program) thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà toán học xuất sắc nhất hành tinh trong mấy chục năm qua, gặp ngay Ngô Bảo Châu, mời anh sang làm việc dài hạn tại Đại học Princeton, một đại học hàng đầu ở Mỹ, nơi Albert Einstein từng giảng dạy.

Gạt bỏ chướng ngại lì lợm cho giới toán học quốc tế

Do đã có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thành công Bổ đề cơ bản của Jacquet, Ngô Bảo Châu mạnh dạn bắt tay nghiên cứu Bổ đề cơ bản của Langlands. Sau hai năm, anh thực hiện được một bước đột phá vào mùa hè 2003, khi trở về Hà Nội "phượng đỏ bờ đê, ve kêu hàng sấu" để thăm cha mẹ tại ngôi nhà xinh xắn mới xây nhìn sang hồ Thủ Lệ biếc xanh. Những tháng tiếp theo, kết hợp với một số kết quả mà G. Laumon đã đạt được trước đó, hai tác giả hoàn thành chứng minh Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita (the fundtal lemma for unitarian groups).

Công trình của Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon chứng minh thành công "bổ để" này, gạt bỏ một vật chướng ngại lì lợm trên dòng chủ lưu của toán học đương đại, lập tức gây được sự chú ý của giới toán học quốc tế. Hai tác giả giúp giới toán học vượt qua một vật cản để tiến xa hơn trên con đường A. Wiles đã từng đi qua khi ông chứng minh Giả thuyết Taniyama - Shimura.

Với kết quả Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon đạt được, giới toán học quốc tế đã bước thêm một bước tiến tới chứng minh các giả thuyết khác trong Chương trình Langlands (Langlands Program), thực hiện giấc mơ ấp ủ của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự thống nhất vĩ đại huy hoàng trong toán học.

Không phải ngẫu nhiên khi chính A. Wiles, "nhà toán học lừng danh nhất thế kỷ 20", tự mình đứng ra tiến cử Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhận Giải thưởng Nghiên cứu của Viện Toán học Clay dành cho công trình toán học xuất sắc nhất thế giới năm 2004. Cũng không phải dễ dàng khi người Mỹ mời anh sang nước này làm việc với mức lương hơn 200 nghìn USD/ năm.



Làm được việc chính Langlands cũng thất bại

Để hiểu được ý nghĩa của thành công trên, ta hãy quay về với quá trình chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat, hay còn gọi là Định lý lớn Fermat. Định lý này được Pierre de Fermat, nhà toán học Pháp kiệt xuất, nêu lên vào thế kỷ 17, nhưng không để lại chứng minh! Và, vì thế, nó đã trở thành một thách đố làm bối rối những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại trong hơn ba thế kỷ! Thoạt nhìn, định lý thật giản đơn: Phương trình xn + yn = zn không có nghiệm nguyên dương khi n > 2.

Định lý lớn Fermat khiến ta nhớ tới một định lý đã được Pythagore, nhà toán học Hy Lạp cổ đại, chứng minh vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, thường gọi là Định lý Pythagore: x2 + y2 = z2 (nếu trong một tam giác vuông ta coi cạnh huyền là z, các cạnh góc vuông là x và y).

Thế nhưng, hơn ba thế kỷ trôi qua, không ai chứng minh được Định lý lớn Fermat!

Giữa thế kỷ 20, hai nhà toán học Nhật Bản Yukata Taniyama và Goro Shimura đưa ra phỏng đoán thiên tài (về sau gọi là Giả thuyết Taniyama - Shimura) rằng mỗi phương trình eliptic đều có liên hệ với một dạng modular. Nếu giả thuyết này đúng, thì nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết nhiều bài toán eliptic cho đến nay chưa giải quyết được, bằng cách tiếp cận chúng qua thế giới modular.

Và, như vậy, hai thế giới eliptic và modular vốn tách biệt nhau, sẽ có thể thống nhất.

Trong những năm 1960, R. Langlands và những người cộng tác tại Đại học Princeton (Mỹ) đưa ra một loạt giả thuyết về những mối liên hệ giữa nhiều ngành toán học vốn rất khác nhau, và kêu gọi giới toán học quốc tế hợp tác chứng minh những giả thuyết cấu thành Chương trình Langlands.

Nếu những giả thuyết mang màu sắc tư biện ấy, vào một ngày đẹp trời nào đó, được chứng minh, thì sẽ mang lại những kết quả vô cùng to lớn cho toán học. Khi ấy, bất cứ một bài toán chưa giải được trong một lĩnh vực nào đều có thể biến đổi thành một bài toán tương tự trong một lĩnh vực khác, và các nhà toán học có thể huy động cả một kho to lớn những kỹ thuật mới để giải nó.


Thế nhưng, cho đến lúc bấy giờ, thì chưa có một giả thuyết nào trong chương trình đầy tham vọng của Langlands được chứng minh, kể cả giả thuyết nổi tiếng nhất là Giả thuyết Taniyama - Shimura.


Mùa thu năm 1984, tại một hội nghị toán học tổ chức trong khu Rừng Đen ở CHLB Đức, Gerhard Frey đi tới một kết luận đầy kịch tính, rằng nếu chứng minh được Giả thuyết Taniyama - Shimura, thì cũng có nghĩa là chứng minh được Định lý lớn Fermat, bởi vì định lý này chỉ là một hệ quả của giả thuyết trên.
Kết luận đó kích thích mạnh lòng "cuồng nhiệt" của Andrew Wiles, một nhà toán học người Anh làm việc tại Mỹ. A. Wiles lặng lẽ tự giam mình bảy năm liền trên một gian gác xép, cam lòng chịu cảnh "lưu đày cô đơn" để bí mật tìm kiếm lời giải cho bài toán "xuyên thế kỷ"!


Để rồi trong ba phiên họp liên tiếp vào mấy ngày 21, 22 và 23/6/1993 tại Viện Isaac Newton ở Cambridge, Vương quốc Anh, quê hương A. Wiles, ông ta viết chi chít trên hai tấm bảng lớn, đột ngột thông báo chứng minh Giả thuyết Taniyama - Shimura mà Định lý lớn Fermat chỉ là một hệ quả. Lúc ấy, nhiều người thành thật nghĩ rằng đó là "buổi thông báo toán học quan trọng nhất thế kỷ 20".

Báo Guardian ở Anh cũng như báo Le Monde ở Pháp rút tít lớn trên trang nhất. Tờ Peoplecoi A. Wiles là một "người hấp dẫn trong năm" sánh ngang Công nương Diana! Một tập đoàn may sẵn quốc tế mời Wiles quảng cáo cho các mẫu quần áo đàn ông! Thế nhưng...

Nhà toán học Nick Katz, một người bạn của Wiles, bỗng phát hiện ra một lỗi nghiêm trọng nhưng hết sức tinh vi, khó thấy, trong bản thảo dày 200 trang của Wiles. Thế là, than ôi, dường như bất cứ ai cả gan lao vào chứng minh Định lý lớn Fermat, đều không tránh khỏi cuối cùng chuốc lấy... "thất bại định mệnh"! Và bài toán hóc hiểm kia vẫn cứ kiêu hãnh nằm nguyên tại chỗ như một toà... "lâu đài tăm tối"!

Nhưng là con người gang thép, Wiles không cam chịu "bó giáo quy hàng" như bao bậc "tiền bối"! Suốt 14 tháng trời tiếp theo, qua những ngày dài "đau đớn, tủi nhục và gần như tuyệt vọng", Wiles đã sửa chữa, hoàn thiện chứng minh, rồi trao bản thảo hoàn chỉnh cho người đầu tiên là vợ ông - bà Nada - để mừng sinh nhật bà, người đã khích lệ ông trong những phút giây "đen tối nhất"..

A. Wiles thành công vang dội khi chứng minh được Định lý cuối cùng của Fermat, chấm dứt 358 năm căng thẳng trong giới toán học quốc tế. Tuy nhiên, một kết quả mà những người "ngoại đạo" ít chú ý tới, nhưng lại có ý nghĩa to lớn hơn nhiều, đó là chứng minh Giả thuyết Taniyama - Shimura.

Giả thuyết Taniyama - Shimura được chứng minh có nghĩa hòn đá tảng của Chương trình Langlands quả thật là vững chắc. Chương trình này mặc nhiên trở thành bản thiết kế cho tương lai của toán học.

Một loạt giả thuyết toán học của Chương trình này liên kết nhiều đối tượng có vẻ rất khác nhau trong các lĩnh vực toán học như lý thuyết số, hình học đại số, lý thuyết các dạng tự đẳng cấu... ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà toán học hàng đầu, và dần dần trở thành dòng chủ lưu của toán học đương đại.

Việc gạt bỏ những vật cản trên dòng chảy chính ấy đã mang lại vinh quang cho nhiều nhà toán học: A. Wiles chứng minh thành công Định lý lớn Fermat, được tặng Giải thưởng Nghiên cứu Clay. V. Drinfeld thiết lập được tương ứng Langlands cho trường hàm trong trường hợp số chiều bằng 2; L. Lafforgue giải quyết trong trường hợp tổng quát; cả hai nhà toán học trẻ ấy đều được tặng Huy chương Fields.

Năm 1987, Langlands và cộng sự phỏng đoán về một tương tự tương ứng cho trường hàm trên trường phức, về sau, được gọi là tương ứng Langlands hình học. Để chứng minh được sự tồn tại của tương ứng đó, phải giải quyết một bài toán lớn mà lúc đầu Langlands chưa thấy hết mức độ phức tạp của nó, nên mới gọi là Bổ đề cơ bản.
Thuật ngữ bổ đề (lemma) thường dùng để chỉ một cái gì đó dễ chứng minh, một kết quả kỹ thuật giản đơn cần thiết trên con đường chứng minh một định lý đích thực. Thế nhưng, trong trường hợp này, cụm từ bổ đề cơ bản (fundamental lemma) lại gắn liền với một giả thuyết quyết định, một bộ phận không thể tách rời của Chương trình Langlands, một "bổ đề" khó chứng minh đến mức mà 30 năm qua nhiều nhà toán học hàng đầu - kể cả cá nhân Langlands - đã ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại!vnmath

lbt90B
21-08-2010, 06:58 PM
Tiếng nói người trong cuộc:

Tâm sự và giải đáp thắc mắc
with 146 comments

Từ khi được thông báo về giải thưởng Fields, tức là cách đây vài tháng cho đến ngày hôm qua, là một khoảng thời gian đây lo âu đối với tôi. Lo lắng lớn về cái trách nhiệm hiển nhiên của người nhận giải đối với đất nước. Lo lắng nhỏ về cái không gian riêng tư của mình sẽ bị người khác xâm phạm.

Từ ngày hôm qua, tôi nhận được rất nhiều lời chúc mừng. Những lời chúc mừng chân thành của bạn quen và bạn không quen đã làm tan đi cái nỗi lo lớn. Xin nói lời cảm ơn chung bây giờ trước khi viết thư cảm ơn riêng đến từng người.

Từ ngày hôm qua, nỗi lo lớn đã trở thành niềm vui lớn. Nó là sự tự hào đã được nhân lên trong trái tim của triệu con người. Tôi chỉ mong ước một cách chân thành là nó sẽ ở lại trong trái tim bạn như một niềm tin nho nhỏ, được giữ gìn cẩn thận. Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.

Tôi cũng muốn tin rằng giải thưởng Fields sẽ đánh dấu một bước ngoặt, sẽ đem đến một luồng gió mới cho khoa học và giáo dục đại học ở nước ta. Cá nhân tôi quá bé nhỏ so với một dự kiến lớn như vậy. Nhưng bên cạnh bao nhiêu yếu kém, trì trệ, bảo thủ, tôi còn thấy những người lớn tận tụy vì khoa học, những bạn trẻ tràn trể niềm say mê khoa học. Hy vọng chúng ta sẽ đi cùng một con đường.

Trong những chuyện buồn nho nhỏ thì chuyện buồn to nhất liên quan đến hai ông bạn thân (Hiệp và Hoàng Anh). Có bao kỷ niệm riêng thì các bạn đã phơi lên báo nên chúng khô mất hết cả rồi. Đừng vì một niềm vui bột phát mà làm mất đi những gì quí nhất.

Chuyển sang mục giải thích thắc mắc :

1. Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lẩm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn.

2. Ông Đào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC, sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học.

3. Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi có nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học VN, toán học Pháp sẽ vì thế mà được vinh danh một cách xứng đáng.

4. Có một vài bác quen biết, bình thường thì rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc mãi về chuyện cái bút cũ hay cái bút mới. Xin thưa với các bác, cá nhân tôi quí cái bút cũ hơn cái bút mới.

5. Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.

http://thichhoctoan.wordpress.com/

myhanh
21-08-2010, 07:15 PM
Thích cái cách nói rõ ràng, gãy gọn như GS Châu! Hehe. Nhất là câu 5.

Tô Lan Phương
21-08-2010, 09:21 PM
GS NBC mở quỉ khuyến học...ko biết ai lãnh đạo nhĩ? chứ nếu GS trực tiếp lo cho chiện quĩ học bỗng đó thì...thời gian đâu mà nghiêng cứu cho toán học nữa...ko lẽ nhận được cái giải thưởng cao quí này rùi chấm hết seo? GS còn trẻ quớ mừ...mà sao Gs ko chịu nhận quà từ cá nhân ta, cá nhân cũng có thể hiến cho quĩ khuyến học mà...
Đúng là người lớn làm chiện khó hiểu qué...

phanphuong
21-08-2010, 09:59 PM
Đừng lo lắng cho bác Ngô quá. Thử hình dung mô hình của CLB chứng khoán, bác chủ tịch chẳng hề lộ diện, mà vẫn hoạt động ngon lành. CEO và ê kip của mình sẽ thực thi mọi hoạt động của tổ chức.
Uy tín của người đứng đầu để vận động là cực kỳ quan trọng. Nếu có quỹ NBC ra đời, chắc chắn sẽ là một quỹ lớn. Chẳng những về tài chính mà còn có những người giỏi tham gia.

Tô Lan Phương
21-08-2010, 10:01 PM
Đừng lo lắng cho bác Ngô quá. Thử hình dung mô hình của CLB chứng khoán, bác chủ tịch chẳng hề lộ diện, mà vẫn hoạt động ngon lành. CEO và ê kip của mình sẽ thực thi mọi hoạt động của tổ chức.
Uy tín của người đứng đầu để vận động là cực kỳ quan trọng. Nếu có quỹ NBC ra đời, chắc chắn sẽ là một quỹ lớn. Chẳng những về tài chính mà còn có những người giỏi tham gia.
hope so...

phanphuong
22-08-2010, 09:28 PM
http://tuanvietnam.net/2010-08-21-gs-hoang-tuy-chung-ta-thieu-vang-nhung-ta-quang-buu-va-
GS Ngô Bảo Châu đạt đỉnh cao với giải Fields thêm một lần nữa chứng tỏ tư chất thông minh của người Việt Nam không kém ai. Nhớ lại sau khi ta thắng hai đế quốc lớn, cả thế giới nhìn vào Việt Nam và tưởng rằng trong vài chục năm VN sẽ thành cường quốc về mọi mặt.
Trời, không ngờ ông GS. HT lại có suy nghĩ như vậy!

92A01
22-08-2010, 11:12 PM
Giáo sư Hoàng Tụy (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_T%E1%BB%A5y) là người rất nổi tiếng trong lĩnh vực toán Tối ưu. Lát cắt Hoàng Tuỵ được cả giới toán học biết đến. Dòng họ Hoàng này còn có các giáo sư như Hoàng Chúng (Toán Học), Hoàng Phê (Văn Học) và là con cháu của tướng quân Hoàng Diệu. Đọc bài này mới biết ông là người đề xuất mô hình lớp chuyên toán.

myhanh
23-08-2010, 08:03 AM
Xem cây gia phả Toán học Việt Nam để biết nhiều hơn về mấy ông này:
http://giaoducvietnam.vn/images/stories/08-2010/giapha.jpg
Mấy cái tên Việt Nam trong biểu đồ là một cây đa như cây đa Tân Trào trong nền Toán học Việt Nam. Trong đó, mũi tên liền nét chỉ sư phụ trực tiếp, dấu gạch gạch chỉ sư phụ một môn học.
Tiến sĩ toán học Việt Nam đầu tiên của Việt Nam là Lê Văn Thiêm bảo vệ LATS tại Đức 4-7-1945 trước mấy ngày Đức Quốc xã thất bại trong thế chiến thế giới thứ 2. Do đó tên ông không có trong các tiến sĩ bảo vệ luận văn của Đức từ năm 1907-2005. Tuy nhiên tất cả tài liệu liên quan đến ông còn lưu lại ở một thu viện của Đức. Việt Nam đã liên hệ và xin về. Lê Văn Thiêm sau đó nghe theo lời kêu gọi của chủ tịch HCM ông về Việt Bắc qua Thái Lan và xây dựng trường ĐH tại thủ đô kháng chiến. Hiện nay trong viện Toán học có tượng bán thân của ông. Hai tạp chí Toán học nổi tiếng của Việt Nam ngày nay cũng do GS Thiêm xây dựng.

nhk
24-08-2010, 10:53 AM
5. Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.
Thích cái cách nói rõ ràng, gãy gọn như GS Châu! Hehe. Nhất là câu 5.

VietnamNet có đăng bài viết "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu?"
http://tuanvietnam.net/2010-08-23-thien-tai-khong-di-lan-voi-bay-cuu-

LTS: Sau những ngày cả xã hội vui mừng đón nhận thông tin GS Ngô Bảo Châu được vinh danh với giải thưởng Fields danh giá, mới đây Tuần Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, đặt ra những vấn đề đáng suy ngẫm. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng bài viết dưới đây.
Không có sự sáng tạo đích thực nào không đi liền hai chữ "tự do"
Mỗi người cần có khát vọng, cả dân tộc dám ước mơ? Liệu đó có thể là những tia lạc quan cho người Việt sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Fields? Chắc chắn sẽ còn nhiều câu hỏi và dự cảm hơn thế, nhưng câu trả lời hình như đang bị che khuất đâu đó chung quanh những thông tin quá nhiều về lòng tự hào Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Ai cũng hiểu, lòng tự hào như vậy cũng sẽ nhanh chóng đi qua. Nếu nói cho đúng, hiện tượng Ngô Bảo Châu đã đi vào lịch sử toán học thế giới. Ngô Bảo Châu sẽ chẳng còn là niềm tự hào riêng của người Việt, của "nền toán học Việt Nam", "trí tuệ Việt Nam".
Nhưng rồi đây có bao nhiêu "trí tuệ Việt Nam", "trí tuệ của nền toán học Việt Nam" có thể hiểu đầy đủ về "Bổ đề cơ bản" để diễn giải và ứng dụng nó trong tư duy toán học của người Việt hay ở các lĩnh vực khác liên quan đến toán học, đến đời sống thực tiễn?
Sự bí hiểm của một nghi vấn suốt 30 năm, làm đau đầu thế giới toán học, chả lẽ cuối cùng cũng chỉ đọng lại một mớ những mơ mơ hồ hồ trong cái "niềm tự hào" kiểu phong trào kia hay sao? "Của báu" mà không đủ khả năng để dùng, hay thuộc sở hữu của đỉnh cao trí tuệ Việt Nam, nhưng thế giới lại "mượn" để dùng, và dùng rất đúng chỗ, rất hiệu quả?
Sự vượt trội của một cá nhân xuất sắc cuối cùng đã làm lộ ra một sự thật trần trụi, nói như Lão Tử đó là "thiểu thắng đa" của đạo giảm trừ (đạo Trời). Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông. Nếu tinh tuý mà thuộc về số đông thì nó chẳng còn gì là tinh tuý nữa. Đó là con đường độc thiện kỳ thân và cả sự khổ công "tu luyện" của "hoà thượng" Thích Toán Học (blog của GS Ngô Bảo Châu) trong nhiều ngày nghiền ngẫm, suy nghiệm về "công án" Langlands.
Có lẽ lời phát biểu gây ấn tượng đến nhiều người của GS Ngô Bảo Châu và được không ít báo trích lại đó là: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do".
http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/thien-tai-khong-di-voi-cuu-2.jpg Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông Gác chuyện "bám lề" sang một bên, nói chuyện tự do thôi. GS Ngô Bảo Châu đã nhận thức về hai chữ "tự do" ở đỉnh cao của vinh quang cá nhân. Thiết nghĩ, đó mới là niềm tự hào của người Việt Nam về Ngô Bảo Châu, và với câu nói này "hoà thượng" Thích Toán Học mới là người ngộ đạo (đạo toán học). Vậy giải thưởng kia còn danh nghĩa gì nữa trước hai chữ "tự do"? Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do". Tại sao mỗi người phải biến mình thành một cá nhân "ăn khớp" với xã hội, ăn khớp với những lề thói mà đôi khi chúng chỉ là một mớ bảo thủ hỗn độn được một ít trí khôn ranh mãnh và một vài dữ liệu không đầy đủ của tri thức nhào nặn ra?
Mỗi người không chỉ có một cơ chế tránh bụi bẩn khi gió cát nổi lên mà chính khi nhìn thấy bụi bẩn họ mới hiểu hết được tính chất ô nhiễm của thế giới và sự cùng tồn tại bất phân ly với thanh tĩnh. Điều khác biệt lớn nhất là làm thế nào để cộng tồn, để sống với bụi bẩn khi sự che lấp, gian dối biến ảo chung quanh đời người luôn làm sai lệch nhận thức thực tế, làm giới hạn sự tự do, để người ta không dám nghĩ, không dám nói, không dám hành động và không dám tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm?
Câu trả lời chỉ có thể đến từ một con người dám mãnh liệt bảo vệ sự tự do, sống với tự do.
Sự "tự sướng" khôi hài
Thật lạ lùng, có không ít người trong chúng ta hoan hô giải thưởng, hoan hô câu nói đĩnh đạc ấy, trong khi ý chí thì cùn nhụt, nhận thức thì đóng khuôn bởi bao nhiêu những lề luật. Con người nô lệ cho hoàn cảnh trong những điều kiện họ hoàn toàn có quyền chọn lựa sự tự do. Vậy phải chăng có quá nhiều người không muốn tự do, nhưng thích hoà mình vào tập thể để tung hô tự do?
Nếu đúng là như vậy thì đó chính là quy luật gia tăng của "đạo tiểu nhân" mà Lão Tử nói. Khi đạo tiểu nhân gia tăng thì chữ tự do làm gì còn môi trường trong lành đích thực để hít thở. Bởi sự xâm chiếm của cái số lượng, cái mạnh, cái cứng rắn, bạo lực từ bên ngoài sẽ bành trướng và chiến thắng.
Chỉ khi đạo của tự do (tự nhiên nhi nhiên) xuất hiện thì mới có thể "lấy yếu đánh mạnh", "lấy ít địch nhiều". Chỉ có như thế mới có thể phát hiện ra hiền tài, đề cao hiền tài, mới có thể hiểu được sức mạnh và công dụng lớn có khi nằm ở những sự giản đơn (đến bất ngờ). Những phức tạp rườm rà, luân hồi lên xuống trong đời sống sở dĩ diễn ra bất tận vì con người có đặc tính "tham sinh uý tử", không biết đặt mình vào cái chỗ nguy hiểm, cái chỗ mất tự do để khao khát tự do.
Đỉnh cao trí tuệ của dân tộc làm sao có thể đến từ thói quen "khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai". Cá nhân một khi đã đánh mất tự do của chính mình thì chỉ có thể vỗ ngực tự hào với những thứ tự do vô thưởng vô phạt, mà biểu hiện thường thấy là sự tự mãn hô to lên "tôi tự hào quá, tôi sẽ đặt ngay tên con tôi là Bảo Châu để lớn lên trí tuệ của nó cũng sẽ được 'nhập dữ liệu' như thế".
Đó là sự "tự sướng" khôi hài. Vì sự mất tự do lớn nhất chính ở lúc chúng ta tranh nhau vỗ tay và tung hô sự hùng vĩ của một cá nhân về cho một tập thể, bất chấp diễn trình nhân quả, sự nỗ lực sinh tử và cô đơn tận cùng của cá nhân. "Hoà thượng" Thích Toán Học sẽ mất đi danh hiệu ngộ đạo nếu ông khuyên mọi người hãy ước mơ đến cái tự hào của giải thưởng.
Tự do sẽ sinh ra tất cả những giải thưởng cao quý nhất của loài người. Giải thưởng ấy tự động để tự do rơi trở về với khái niệm "toàn mỹ" của chính nó, có nghĩa rằng "giải thưởng" ấy phải phục vụ con người, chứ nó không phải là cái tủ trang sức chứa đựng vô số những vàng, bạc, đá quý, kim cương, đô-la, biệt thự, hay phải phục vụ cho một cá nhân, tư tưởng tự xưng là ưu tú nào...
http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/thien-tai-khong-di-voi-cuu-7.jpg Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do" Sự tự do lớn nhất của một dân tộc không phải chỉ biết chấp nhận vinh quang là của chung, còn nhục nhã thì thuộc về chúng nó. Trí tuệ, nhục nhã, sai lầm, khuyết điểm đều phải là của chung, không nhìn vào sự thực ấy, cá nhân không thể khai phóng, không thể tự cởi trói để hướng đến tự do.
Thử hình dung, nếu GS Ngô Bảo Châu không thể chứng minh được "Langlands"? Chuyện gì sẽ diễn ra cho "nền toán học Việt Nam"? Lấy giáo lý nhân quả của Đạo Phật mà soi thì sẽ thấy, một hạt giống (của gien Việt) dù có tốt đến cỡ nào, nhưng nếu gieo vào một mảnh đất cằn cỗi thì nó có muốn trổ cành xanh lá, ra hoa kết quả cũng không bao giờ được.
Ngược lại một hạt giống bình bình dù năng suất không cao nhưng gieo vào một mảnh đất màu mỡ thì nó vẫn sẽ cho ra những kết quả mong muốn. Nói gần, nói xa để những người Việt tự trọng, mến yêu, thần tượng Ngô Bảo Châu nên dành một phút để cảm ơn nước Pháp.
Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng "hoà thượng" Thích Toán Học thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương "Fields" lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu

TheDeath
24-08-2010, 11:06 AM
Việt Nam thật may mắn khi có tờ báo như Vietnamnet.vn

myhanh
24-08-2010, 11:12 AM
Tác giả lại đi theo một cái lề trong không gian mà chỉ có ông mới biết phương trình của nó!Khà khà khà...

myhanh
24-08-2010, 11:26 AM
Việt Nam thật may mắn khi có tờ báo như Vietnamnet.vn
VNN cũng là một tờ báo!

phanphuong
24-08-2010, 12:21 PM
Việt Nam thật may mắn khi có tờ báo như Vietnamnet.vn
Cụ thể hơn là chuyên đề Tuần Việt Nam, pp thấy rất hay.
Tự do là khát vọng của nhân loại. Tuy nhiên, có những nơi không có tự do, và họ che lấp bằng các định nghĩa tự do cho riêng mình.:shades_smile: